Top 10 Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy con

Nguyễn Thu Hường 401 0 Báo lỗi

Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là một kỹ năng sống cần thiết mà bố mẹ cần dạy cho con. Bắt cóc trẻ em là nỗi sợ hãi, ám ảnh của bất cứ bậc làm cha mẹ nào. ... xem thêm...

  1. Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em đầu tiên là đừng viết tên bé lên đồ dùng cá nhân, cũng đừng gắn tên bé lên ba lô đeo lưng hay hộp cơm. Việc này sẽ khiến cho người lạ dễ dàng tiếp cận được thông tin cá nhân của bé. Bạn cứ thử tưởng tượng xem, nếu một người lạ đến nói chuyện với bé mà còn biết được tên của bé thì chắc chắn sẽ dễ dàng lấy được lòng tin của bé.


    Điều này sẽ đưa bé đến những tình huống nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn cần nhắc nhở trẻ nên bảo mật thông tin cá nhân ở những nơi công cộng, tránh để người lạ mặt, kẻ tình nghi nắm được họ tên của trẻ để lợi dụng, dàn cảnh. Tốt hơn, bố mẹ nên viết số điện thoại của mình lên đó, điều này sẽ có ích nếu món đồ bị thất lạc hay mất cắp.

    Dạy trẻ không tiết lộ tên bé (ảnh minh họa)
    Dạy trẻ không tiết lộ tên bé (ảnh minh họa)
    Dạy trẻ không tiết lộ tên bé
    Dạy trẻ không tiết lộ tên bé

  2. Ba mẹ nên dạy bé không được lại gần xe của người lạ. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ, ba mẹ nên dạy cho bé thêm một nguyên tắc nữa. Đó là nếu một chiếc xe tiến lại gần mà người trong xe đang cố gắng thu hút sự chú ý của bé thì hãy nhanh chóng chạy theo hướng ngược lại với chiếc xe này. Điều này sẽ giúp bé có thêm thời gian để gọi người giúp đỡ.


    Để đề phòng trường hợp không may trẻ bị tấn công, bạn nên đưa ra các giả thiết và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn. Bạn có thể dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn cầu cứu người xung quanh. Nên chú ý rằng do sự chênh lệch về sức khỏe nên mọi sự phản kháng của trẻ gần như không đem lại kết quả, thậm chí còn khiến kẻ xấu sử dụng những biện pháp bạo lực hơn. Vì vậy chỉ có thể dùng sự thông minh và những kỹ năng mới có thể giúp trẻ thoát thân an toàn. Ngoài ra, bạn cũng nên dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại khẩn cấp để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

    Chạy khỏi các xe đang đến gần theo hướng ngược lại (ảnh minh họa)
    Chạy khỏi các xe đang đến gần theo hướng ngược lại (ảnh minh họa)
    Chạy khỏi các xe đang đến gần theo hướng ngược lại
    Chạy khỏi các xe đang đến gần theo hướng ngược lại
  3. Đưa ra mật khẩu gia đình là một ý tưởng khác hay khi dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em. Ba mẹ hãy dạy bé rằng nếu có ai đó đến nói với con: “Đi với chú. Chú sẽ đưa cháu đến gặp bố mẹ” thì điều đầu tiên bé phải làm là hỏi lại: “Bố mẹ cháu tên gì? Mật khẩu gia đình cháu là gì?”.


    Bố mẹ nên dạy bé một câu mật mã trong tình huống khẩn cấp (ví dụ như nếu bạn nhờ một người khác đến đón bé ở trường thì người đó cần phải biết được câu mật mã của gia đình). Ngoài ra, bạn cũng cần nghĩ ra một câu mật mã mà ít người nghĩ đến như “mèo tơ lông vàng”.

    Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em: Nghĩ ra mật khẩu gia đình (ảnh minh họa)
    Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em: Nghĩ ra mật khẩu gia đình (ảnh minh họa)
    Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em: Nghĩ ra mật khẩu gia đình
    Kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em: Nghĩ ra mật khẩu gia đình
  4. Dạy bé rằng khi bị người lạ bắt lấy, bé có thể cư xử xấu hơn thông thường như cắn, đá, cào và cố gắng thu hút sự chú ý của những người xung quanh bằng mọi giá. Ngoài ra, bé cũng nên la lớn: “Cháu không quen biết ông ấy/bà ấy. Ông ấy/bà ấy đang muốn bắt cóc cháu”.


    Để trẻ có thể bình tĩnh hơn, phụ huynh cũng cần dạy cho trẻ rằng các bé không cần sợ hãi hay lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa hoặc làm tổn thương đến trẻ. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha mẹ và người thân biết. Ngoài ra, khi các bé không thích tiếp xúc với bất kỳ người nào, bé cũng nên chia sẻ cho cha mẹ biết và tránh xa những người mà bé không thích hay có những hành vi đụng chạm.

    La lên: “Cháu không biết chú ấy là ai cả
    La lên: “Cháu không biết chú ấy là ai cả"
    La lên: “Cháu không biết chú ấy là ai cả
    La lên: “Cháu không biết chú ấy là ai cả"
  5. Dạy cho trẻ cách tránh xa người lạ mặt, không bắt chuyện hay làm quen với bất kỳ ai mà bé gặp trên đường nếu không có sự đồng ý của cha mẹ. Đồng thời, cha mẹ nên cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải khi bé đi chơi một mình với người lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm, kín đáo. Giữ khoảng cách và không nên nói chuyện với người lạ là một điều quan trọng trong kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em.


    Bạn nên dạy bé rằng bé không bắt buộc phải nói chuyện với người lạ, nếu cuộc trò chuyện dài hơn 5 – 7 giây, tốt hơn là bỏ đi, đến chỗ an toàn. Khi nói chuyện, bé nên đứng cách xa từ 2 – 2,5m. Nếu người tiến lại gần, hãy lùi ra sau. Thực tập tình huống này với bé, cho bé thấy 2,5m là như thế nào và nhấn mạnh rằng luôn giữ khoảng cách đó dù có chuyện gì đi nữa.

    Ngừng trò chuyện và giữ khoảng cách
    Ngừng trò chuyện và giữ khoảng cách
    Ngừng trò chuyện và giữ khoảng cách
    Ngừng trò chuyện và giữ khoảng cách
  6. Cùng với những kĩ năng trên, Tránh vào thang máy với người lạ cũng là cách phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy con. Bạn hãy dạy bé chờ thang máy trong tư thế dựa lưng vào tường để có thể quan sát mọi người xung quanh. Nếu có người lạ bước vào thang chung với bé, hãy dạy bé tìm cách kiếm cớ để không phải đi chung thang máy với người này. Tốt nhất là giả vờ quên một thứ gì đó để rời đi.


    Nếu người đó kiên trì mời bé vào thang máy cùng, bé nên đáp lại một cách lịch sự: “Bố mẹ dặn cháu chỉ đi thang máy một mình hoặc cùng hàng xóm”. Nếu người lạ cố gắng lôi bé vào thang máy, bịt miệng bé thì bé phải hét lên, cắn người đó đó để thoát ra và tìm sự giúp đỡ.

    Tránh vào thang máy với người lạ (ảnh minh họa)
    Tránh vào thang máy với người lạ (ảnh minh họa)
    Tránh vào thang máy với người lạ
    Tránh vào thang máy với người lạ
  7. Khi trẻ ở nhà một mình, cần dạy trẻ lưu ý an toàn và tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ mặt nào vào nhà. Cũng nên chú ý không cho trẻ đi chơi một mình dù chỉ là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của bố mẹ. Để trẻ nghe lời và hợp tác, phụ huynh cần phải giải thích lí do của hành động này bằng thái độ nhẹ nhàng, không nên quá răn đe khiến các con thấy khó chịu.


    Giải thích với bé rằng nếu có người gõ cửa nhưng không nhìn thấy rõ ai ở bên ngoài, không có ai trả lời khi bé hỏi: “Ai đấy?” thì bé không được phép mở cửa, dù là mở hé để nhìn ra bên ngoài xem. Ngoài ra, bạn nên dạy bé không nên cho người lạ biết là bố mẹ không ở nhà, dù người đó khẳng định họ là bạn của bố mẹ hoặc người đến sửa điện. Nếu người lạ kiên trì và cố gắng tìm cách mở cửa, bé phải gọi cho bố mẹ hoặc hàng xóm ngay.

    Tránh vào thang máy với người lạ (ảnh minh họa)
    Tránh vào thang máy với người lạ (ảnh minh họa)
    Không để người lạ biết ba mẹ vắng nhà
    Không để người lạ biết ba mẹ vắng nhà
  8. Vấn đề tìm hiểu, làm quen kết bạn qua mạng xã hội đã trở nên vô cùng quen thuộc. Bên cạnh những niềm vui, đã có rất nhiều trường hợp gặp nạn khi gặp bạn trên mạng một mình. Chính vì thế, bạn hãy có sự chuẩn bị trước giúp trẻ hiểu được việc gặp bạn trên mạng một mình là vô cùng nguy hiểm. Cảnh báo với bé rằng ngày nay tội phạm có thể tìm thấy con mồi thông qua Internet và nếu người bạn trên mạng nói rằng anh ta là “cậu Minh gần nhà” thì chưa chắc đó là cậu bạn 10 tuổi mà bé quen.


    Việc trò chuyện với bạn trên mạng khiến bé dễ rơi vào tình huống nguy hiểm. Trẻ phải nhớ không được nói với người lạ, kể cả trẻ con, số điện thoại, địa chỉ, hoặc tên của mình. Bé không được gửi hình ảnh của mình cho người bạn trên mạng cũng như không được gặp riêng người lạ quen trên mạng.

    Tránh gặp những bạn trên mạng một mình
    Tránh gặp những bạn trên mạng một mình
    Tránh gặp những bạn trên mạng một mình
    Tránh gặp những bạn trên mạng một mình
  9. Nói không với "vùng nhạy cảm" là một trong những kỹ năng mà phụ huynh cần trang bị cho trẻ một cách cụ thể nhưng phải thật tinh tế để tránh mối nguy bị xâm hại. Các bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ cách bảo vệ cơ thể, không cho bất kỳ ai chạm vào vùng nhạy cảm hay có những hành động ôm ấp, vuốt ve nếu trẻ không thích. Vùng nhạy cảm là của riêng bé, kể cả bố mẹ cũng không được chạm vào nếu không có sự đồng ý của trẻ. Hãy dạy cho bé cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu.


    Giống như việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình thì các bậc phụ huynh cũng nên dạy trẻ chú ý không nên chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, nhất là người khác giới. Đặc biệt không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu.

    Nói không với
    Nói không với "vùng nhạy cảm"
    Nói không với
    Nói không với "vùng nhạy cảm"
  10. Quy tắc bàn tay giao tiếp qua 5 ngón tay giúp trẻ hiểu được các mối quan hệ:


    Ngón cái đưa lên: Chỉ ôm hôn với những người thân ruột thịt trong 1 nhà (anh chị em ruột, bố mẹ, ông bà) mới được ôm hôn mình để thể hiện tình yêu thương thôi con nhé.

    Ngón trỏ đưa lên: Chỉ khoác tay, nắm tay với những người trong họ hàng, thầy cô, bạn bè nhé. Nếu ai vượt hơn giới hạn này như ôm hôn con thì phải có bố mẹ, nếu không hãy nói KHÔNG.

    Ngón giữa đưa lên: Con chỉ bắt tay giao thiệp khi gặp người mà mình quen biết nhé.

    Ngón áp út đưa lên: Vẫy tay xin chào thể hiện sự thân thiện và hiếu khách nếu gặp người lạ đến nhà hoặc ngoài phố.

    Ngón út - ngón tay xa bé nhất: bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh với những người hoàn toàn xa lạ có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an.

    Dạy trẻ giao tiếp theo quy tắc 5 ngón tay
    Dạy trẻ giao tiếp theo quy tắc 5 ngón tay
    Dạy trẻ giao tiếp theo quy tắc 5 ngón tay
    Dạy trẻ giao tiếp theo quy tắc 5 ngón tay




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |