Top 10 Kỹ năng giúp bạn học tập hiệu quả
Trong thời đại đất nước đang hội nhập như hiện nay thì kiến thức là một yếu tố cần thiết trên tất cả các ngành nghề. Thế nhưng, rất nhiều người đã vấp phải ... xem thêm...những khó khăn trong quá trình học tập bởi thiếu kỹ năng và cách học không hợp lý. Dưới đây là một số kỹ năng nhằm giúp các bạn học tập một cách hiệu quả nhất.
-
Chắc hẳn các bạn đã từng nghe câu tục ngữ: "Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Và trong việc học tập cũng tương tự, không ai có thể tự mình giải quyết được tất cả các vấn đề. Bởi vậy thay vì việc một mình đối mặt với những bài tập, những vấn đề khó thì học nhóm sẽ giúp các bạn giải quyết nhanh gọn hơn, đồng thời tạo nên những mối quan hệ thân thiết giữa những người bạn.
Việc học nhóm sẽ giúp mọi người bổ trợ kiến thức cho nhau để cùng nhau tiến bộ. Cùng với đó cũng tránh được sự nhàm chán như khi một mình tự học, sự tranh luận và trao đổi sẽ kích thích các giác quan và tư duy mới trong bạn, giúp mọi người có sự sáng tạo và tâm trạng thoải mái, từ đó sự tiếp thu cũng được cải thiện hơn. Học bài theo nhóm hiện nay là một phương thức phổ biến, đạt được những kết quả tích cực và được các nhà trường khuyến khích áp dụng.
-
Không gian yên tĩnh sẽ khiến bạn dễ dàng tập trung hơn. Nên ngồi gần cửa sổ và tiếp xúc với những ánh sáng tự nhiên. Bởi vậy thời gian học tập tốt nhất là sáng sớm. Để đạt hiệu quả, bạn nên học trong 45' rồi nghỉ ngơi cho mắt và não được thư giãn rồi tiếp tục. Bên cạnh đó, việc thay đổi không gian và địa điểm học cũng khiến bạn tiếp thu bài một cách dễ dàng hơn. Nhiều người hay chọn cho mình một địa điểm cố định, song chính sự nhàm chán đó đã làm giảm khả năng lĩnh hội kiến thức trong bạn. Thỉnh thoảng, bạn hãy thử thay đổi không gian để tránh sự nhàm chán và làm mới quá quá trình học tập của mình.
Bạn có thể lựa chọn học tập ở quán cà phê, thư viện hay trong công việc... Những địa điểm mới sẽ giúp bạn cảm thấy thích thú hơn trong học tập đồng thời giúp bạn tiếp thu bài một cách dễ dàng.
-
Trung bình chúng ta cần ngủ khoảng 8 tiếng một ngày, nhiều nhất là về đêm, để cho ấn tượng ngày hôm trước dịu nhạt, những ấn tượng ngày mới chưa hình thành, sáng sớm tỉnh dậy có một bộ óc “mới tinh”, có khả năng hoạt động tốt nhất. Vả lại, có ngủ được say thì trong giấc ngủ vào giai đoạn có giấc mơ, cũng là lúc mà các kích thích tố tăng trưởng được tiết ra giúp chúng mình mau lớn thêm nữa. Bởi vậy giấc ngủ đối với chúng ta là vô cùng quan trọng.
Nhiều bạn trong những Kỳ thi thường tranh thủ thức khuya để củng cố kiến thức, đó là một sai lầm. Một giấc ngủ ngon và đủ giấc sẽ giúp bạn có một ngày mới học tập và làm việc hiệu quả hơn. Chính vì thế, bạn nên ngủ đủ giấc mỗi ngày. Giờ nghỉ trưa bạn có thể ngủ từ 10 - 15 phút. Khi ngủ đầy đủ, bạn sẽ lấy lại đủ tinh thần và có nguồn năng lượng tích cực để bắt đầu làm việc.
-
Học kỹ những tài liệu thầy cô đưa ra có thể khiến bạn đạt kết quả cao trong điểm số, thế nhưng nếu dừng lại ở đó thì bạn sẽ chỉ dừng lại ở mức độ biết chứ không thể biết sâu và biết rộng. Bên cạnh đó, khả năng tư duy của các bạn sẽ không được phát huy khi theo một khuân mẫu nhất định. Hãy tìm hiểu và mở rộng các vấn đề bạn đang quan tâm bằng nhiều nguồn khác nhau, có thể là sách báo, internet, trao đổi cùng thầy cô và bạn bè, những người có kiến thức chuyên sâu.
Tuy nhiên bạn cần quan tâm đến chất lượng chứ không phải là số lượng những đầu sách, những khối lượng kiến thức bạn sưu tầm được. Việc đọc được là rất tốt song nếu như bạn không thực sự hiểu được vấn đề thì thời gian bạn bỏ ra dành cho nó là lãng phí. Vì thế, hãy chuẩn bị một chất nền thật tốt rồi sau đó hãy mở rộng và đào sâu hơn. Ngoài ra, bạn có thể học tập qua nguồn kiến thức trên Internet. Đây là một nguồn học tập "khổng lồ" để bạn mở mang kiến thức cho bản thân.
-
Theo quy luật 90/10, cứ 10 phút bạn bỏ ra để lập kế hoạch thì bạn sẽ tiết kiệm 90% thời gian hoàn thành và hiệu quả công việc. Ngay từ bây giờ bạn hãy xác định lại mục tiêu học tập của mình. Sau đó lên lịch cụ thể cho từng công việc để thực hiện mục tiêu đó. Mỗi ngày bạn đừng tham lam làm hết tất cả mọi công việc mà hãy lập ra một bản ưu tiên cho các vấn đề cần thiết và kế hoạch ôn từng ngày.
Bạn nên chủ động lên kế hoạch cho bản thân mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng và thậm chí là một năm. Việc lên kế hoạch nhắn nhở bạn những công việc mà mình cần phải làm và giúp bạn từ bỏ thói quen trì hoãn. Tóm lại hãy lên một cái lịch cụ thể cho từng ngày, từng tuần, từng tháng. Định ra việc gì là quan trọng hơn thì làm trước, kiến thức sẽ được bạn tích lũy qua thời gian và lỗ lực của chính bạn.
-
Rất nhiều bạn đã rơi vào tình trạng quá tải vì lượng công lượng nhiều mà thời gian thì hạn chế. Nguyên nhân của hiện tượng này là do người đó chưa sắp xếp thời gian một cách hợp lý và khoa học. Ví dụ điển hình của các bạn học sinh, sinh viên là tới gần thời diểm thi mới bắt đầu ôn tập, khiến mọi thứ đều mệt mỏi, gáp gấp và dẫn tới kết quả không được như mong đợi. Để tránh khỏi những tình trạng trên, ngay từ bây giờ hãy bắt đầu sắp xếp thời gian và công việc một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Đừng để thói quen trì hoãn khiến công việc bị ảnh hưởng và chất lượng cuộc sống của chính bạn bị tác động.
Khi bạn biết cách quản lý thời gian hiệu quả. Bạn sẽ hoàn thành tốt công việc với thời gian phù hợp. Qua đó không cảm thấy áp lực và căng thẳng. Đồng thời, quản lý thời gian giúp bạn biết cách ưu tiên việc nào quan trọng làm trước, việc không quan trọng làm sau. Chính vì thế, bạn có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống của bản thân.
-
Làm sao để nhớ cả bảng hệ thống tuần hoàn? Làm sao để nhớ được tất cả các sự kiện lịch sử? Các bạn hãy: ghi thành dàn bài, nhẩm trong não và sau đó là ghi ra giấy. Khi ghi, các bạn chỉ nên tóm tắt những phần quan trọng. Nên cố gắng tập trung vào những kiến thức cơ bản. Khi học, cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, phải xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng những khái niệm, quy luật, lý thuyết… trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể.
Khi ôn, nên vận dụng theo cả hai tuyến: theo chiều dọc (phạm vi cùng loại vấn đề, cùng chuyên môn...), theo chiều ngang (trong phạm vi những chương mục, môn học khác nhưng có liên quan). Sau khi học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung ôn thi để kiểm tra trình độ của mình. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ sở để tăng dung lượng trí nhớ làm việc.
-
Để có thể học tập tốt hơn, thì việc kiểm tra, tham khảo lại các bài thi cũ cũng là cách trau dồi hiệu quả. Bạn cần xác định những tài liệu nào cần thiết, hệ thống hóa kiến thức, chia nhỏ kiến thức ra thành từng phần để dễ ôn luyện. Chúng ta thường không bao giờ để ý tới những bài kiểm tra đã từng làm trong thời gian học. Tuy nhiên bạn đã quên rằng, những bài kiểm tra đó là những bài đã được giáo viên làm ra và có chọn lọc. Nó mang đầy đủ các kiến thức tổng hợp liên quan tới nội dung và cấu trúc đề thi. Vì vậy bạn không thể bỏ qua nó được.
Bạn có thể bắt tay làm lại các bài kiểm tra cũ, sau đó dò đáp án. Việc thường xuyên làm đề sẽ giúp bạn nhanh nhạy hơn trong việc phản xạ. Ngoài ra, đây cũng là cách giúp bạn rút được kinh nghiệm, sửa chữa những lỗi sai hay mắc phải để có cách làm bài hiệu quả hơn. Thông qua việc tham khảo các bài tập cũ, bạn cũng sẽ nắm được nhiều dạng đề và quen với việc trình bày sau cho hợp lí, khoa học. Điều này giúp ích rất nhiều cho bạn khi làm bài thi.
-
Với lượng kiến thức lớn các học sinh phải tiếp thu mỗi ngày, thật khó để bạn thuộc và nắm được tất cả nội dung trong sách và thầy cô giảng dạy. Chính vì vậy, để đảm bảo kiến thức cho bản thân, một trong những kĩ năng giúp bạn học tập hiệu quả chính là hãy lọc các ý chính. Mỗi bài học đều có những nội dung chính và phần diễn giả, nếu bạn không đảm bảo nhớ được tất cả những gì trong sách, hãy đảm bảo bạn ghi nhớ được ý chính của bài.
Có thể nói, lọc ý để học, đó là ý tưởng tuyệt vời trước khi muốn học thuộc bài. Đứng trước một bài dài hay ngồi đếm số trang cần học thuộc sẽ dễ khiến cho ta nhanh chóng nhụt chí và chán nản, mất tinh thần để học. Thay vào đó, không học từ đầu tới cuối bài, không đọc theo từng từ, từng chữ, hãy đọc qua, lọc ý mà bạn cho là chính nhất của từng bài, từng trang, lược bỏ những đoạn, những ý không cần thiết. Sau đó, bạn hãy sử dụng bút màu để tô đậm những ý đó, nhằm gây hiệu ứng đến mắt qua màu sắc bắt mắt, tạo cảm giác hứng khởi cho việc học.
-
Tách nội dung thành những phần nhỏ trước khi học chính là kĩ năng tiếp theo mà Toplist muốn gợi ý đến bạn. Việc học là quan trọng, tuy nhiên nếu bạn ép não bộ làm việc liên tục có thể khiến bạn trở nên căng thẳng, mệt mỏi và gây ảnh hưởng tới kết quả học tập. Để có thể học thuộc bài hiệu quả, bạn có thể áp dụng bí quyết tách nhỏ nội dung thành những phần nhỏ trước khi học. Việc chia nội dung cần học thành nhiều phần nhỏ không chỉ tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm soát mà còn giúp bạn xác định rõ những điều quan trọng nhất cần ghi nhớ.
Để tránh tâm lý “choáng ngợp” với lượng kiến thức lớn, thì trước khi học bạn nên dành chút thời gian để tách nhỏ nội dung thành những phần nhỏ, đồng thời sắp xếp một cách có khoa học để tiếp thu bài vở nhanh hơn. Ngoài ra, cũng nên nhớ rằng, đừng bao giờ học quá nhiều môn khác nhau trong một buổi học bài tại nhà. Nếu bạn cố gắng học thật nhiều môn một cách nhanh nhất trong khoảng thời gian ngắn, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lơ mơ và không thực sự nhớ hoặc hiểu về bài học vào ngày hôm sau.