Top 6 Kỹ năng dạy trẻ tự phục vụ bản thân hiệu quả nhất
Kỹ năng tự phục vụ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Kỹ năng này không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần ... xem thêm...mà còn là cơ hội để trẻ học cách làm chủ bản thân và trưởng thành hơn trong cuộc sống. Hôm nay, TopList sẽ cùng các bạn điểm qua những kỹ năng dạy trẻ tự phục vụ bản thân hiệu quả nhất.
-
Kỹ năng tự ăn là một trong những kỹ năng tự phục vụ ba mẹ nên dạy trẻ sớm. Trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể tự bốc thức ăn cho vào miệng. 9 tháng trở đi đã dùng muỗng tự xúc. Và trên 1 tuổi có thể dùng đũa để gắp. Tuy bước đầu trẻ còn vụng về, làm rơi vãi thức ăn nhiều, nhưng ba mẹ hãy kiên nhẫn và tạo điều kiện để con luyện tập. Ngoài ra, mẹ cũng hãy cho trẻ cơ hội để tự lựa chọn những loại thức ăn phù hợp trong thực đơn đã chuẩn bị sẵn. Cha mẹ có thể cho bé cầm đồ ăn hoặc sử dụng muỗng để múc thức ăn. Điều này giúp bé phấn khởi hơn và có thể hạn chế tình trạng kén ăn.
Trong cuộc sống hiện đại, việc dạy trẻ kỹ năng tự ăn sớm là rất cần thiết và quan trọng. Bố mẹ cần tạo điều kiện và tập cho bé từng bước để bé có thể tự làm những việc nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Điều này giúp bé phát triển và tự tin hơn trong cuộc sống. Hãy dành thời gian để dạy cho con em mình những kỹ năng quan trọng này, để bé có thể phát triển tốt hơn trong tương lai.
-
Bên cạnh kỹ năng tự ăn thì ba mẹ nên dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ bằng cách cho trẻ tự lấy nước và uống nước. Các bậc phụ huynh nên hướng dẫn trẻ cách cầm ly nước bằng tay phải, sau đó đưa ly đặt dưới vòi nước và dùng tay trái để mở vòi. Bên cạnh đó, bố mẹ nên nhắc bé chỉ lấy đủ lượng nước để uống, không lấy nước quá đầy ly nhằm giúp trẻ tiết kiệm, không lãng phí nước uống và hạn chế việc bé làm đổ nước ra nhà. Điều này giúp trẻ tự tin hơn khi sử dụng các dụng cụ trong cuộc sống
Tuy nhiên, việc hướng dẫn trẻ tự phục vụ bản thân không chỉ dừng lại ở việc lấy nước và uống nước mà còn bao gồm việc rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng. Sau khi trẻ đã uống nước xong, bố mẹ nên nhắc nhở trẻ cất ly vào đúng vị trí cũ, giúp trẻ rèn luyện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng ngay khi còn bé.
-
Ở vị trí tiếp theo là kỹ năng thay quần áo, mặc dù việc tự thay quần áo thoạt nghe có vẻ khó khăn, tuy nhiên việc này không đòi hỏi quá nhiều động tác mà chủ yếu là cha mẹ cần kiên nhẫn hướng dẫn cho trẻ từng thao tác thì chắc chắn trẻ có thể tự làm được.
Chẳng hạn, bố mẹ chuẩn bị cho trẻ một chiếc áo sau đó hướng dẫn trẻ đặt áo lên trên bàn. Tiếp tục hướng dẫn trẻ đưa tay trái cầm ống tay phải, còn tay phải sẽ luồng vào ống tay trái, làm tương tự với tay còn lại cuối cùng là đứng lên và cài khuy áo từ dưới lên trên. Cha mẹ hãy cho trẻ thực hành thường xuyên ngay khi ở nhà để giúp trẻ mau chóng làm quen và biết cách thay quần áo đúng cách. Đây cũng là một trong những kỹ năng rất quan trọng để giúp trẻ phát triển và tự tin hơn trong cuộc sống.
-
Ở độ tuổi mầm non, trẻ học hỏi rất nhanh và thường hiếu động với mọi thứ xung quanh. Trẻ có khao khát được thể hiện mình, được làm những việc giống như người lớn. Mỗi một độ tuổi các con sẽ học được các kỹ năng khác nhau theo mức độ tăng dần, từ dễ đến khó. Kỹ năng gấp quần áo không chỉ giúp bé tự phục vụ bản thân mà còn giúp bé phát triển các kỹ năng khác như tập trung, kiên trì và tự tin. Ngoài ra, việc học cách gấp quần áo cũng giúp bé có thể giữ gìn quần áo của mình tốt hơn.
Khi dạy trẻ gấp quần áo của mình, trước tiên bố mẹ cần dạy trẻ về các bộ phần của quần áo như tay, thân, cổ và mặt trước mặt sau. Kế tiếp, cha mẹ nên chỉ bé cách gấp quần áo từng bước và cùng trẻ thực hành. Ví dụ, khi chỉ trẻ gấp quần, cha mẹ hãy chuẩn bị cho trẻ một cái bàn bằng phẳng, sau đó hướng dẫn bé cách trải quần áo lên bàn. Bước đầu tiên là sẽ hướng dẫn trẻ gấp đôi quần theo chiều ngang, tiếp sau đó tiến hành gấp đôi lại theo chiều dọc là xong. -
Bàn tay là nơi phát tán vi khuẩn nhiều hơn bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Do đó rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và rửa đúng cách theo các bước của bộ y tế, việc rửa tay thường xuyên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh. Thói quen này sẽ giúp chúng ta không bị lây nhiễm mầm bệnh, đặc biệt cần thiết khi trẻ thường dùng tay bẩn để bốc thức ăn và hầu như không ý thức về việc phải rửa tay trước.
Việc đầu tiên trước khi dạy trẻ kỹ năng rửa tay đó là giải thích cho trẻ việc rửa tay không chỉ giúp tay bé sạch sẽ mà còn loại bỏ nhiều vi khuẩn gây bệnh bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Sau đó dạy trẻ cách rửa tay, điều quan trọng là bố mẹ cần phải ở bên cạnh trong những ngày đầu tiên để đảm bảo trẻ làm đúng cách theo từng bước sau:
- Xoa kỹ 2 lòng bàn tay với nhau từ mu bàn tay và các kẽ ngón tay.
- Làm ướt 2 lòng bàn tay, lấy xà phòng và xoa vào 2 lòng bàn tay.
- Rửa sạch tay lại với nước và lau khô tay.
-
Việc dạy trẻ kỹ năng đánh răng sẽ giúp trẻ tập thói quen chăm sóc bảo vệ răng miệng đúng cách. Đối với các bé mầm non thì việc dạy kỹ năng đánh răng là vô cùng cần thiết.
Cha mẹ cần hướng dẫn bé đánh răng đúng cách theo các bước sau:
- Súc miệng với nước.
- Lấy kem đánh răng một lượng vừa đủ.
- Dùng bàn chải chà mặt ngoài của răng sau đó đến bên trong từ hàm trên đến hàm dưới.
- Làm sạch lưỡi bằng mặt sau của bàn chải và chải từ trong ra ngoài.
- Súc miệng lại bằng nước cho sạch kem đánh răng và rửa sạch bàn chải.
Ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ đánh răng theo từng bước cụ thể. Hãy đồng hành và quan sát thật kỹ để đảm bảo trẻ làm đúng, và can thiệp kịp thời khi trẻ làm sai tránh gây hại cho răng miệng của bé. Để giúp trẻ phát triển kỹ năng đánh răng một cách hiệu quả, cha mẹ cần tạo cho bé một không gian thoải mái và vui vẻ để bé có thể thực hiện việc này một cách tự nhiên và thích thú. Bên cạnh đó, việc tạo cho bé thói quen đánh răng hàng ngày cũng là điều vô cùng quan trọng để giúp cho răng miệng của bé được bảo vệ và phát triển tốt nhất.