Top 10 Kỹ năng cần thiết cho trẻ em trong thời đại 4.0

Tâm Thanh 47 0 Báo lỗi

Trong những năm trở lại đây, những kỹ năng cần thiết trong thời đại 4.0 cho trẻ đang được quan tâm rất nhiều. Để có thể hòa nhập và thành công trong “thời đại ... xem thêm...

  1. Việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ vô cùng quan trọng, nhất là ở giai đoạn đầu đời. Thực tế cho thấy, những trẻ giao tiếp tốt sẽ có khả năng ngôn ngữ phát triển, tính cách tự tin và phản xạ tốt. Điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc để bé "ứng phó" những sự thay đổi trong tương lai và dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống.

    Giao tiếp là một trong những kỹ năng không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Nó không chỉ đơn thuần là hoạt động nghe và nói mà là một nghệ thuật đòi hỏi sự phối hợp nhiều kỹ năng để đạt hiệu quả truyền đạt thông tin cao nhất. Chính vì thế, kỹ năng giao tiếp cần được rèn luyện và phát triển trong những năm tháng đầu đời, đặc biệt là những trẻ từ 2 đến 5 tuổi. Đây được xem là giai đoạn vàng để kích thích ngôn ngữ và gia tăng nhu cầu được tương tác, kết nối với thế giới xung quanh của hầu hết mọi trẻ nhỏ.


    Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp tốt còn hỗ trợ cho trẻ nhỏ biết cách lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng ý kiến của người khác, nhờ thế mà trẻ có thể dễ dàng tạo dựng được các mối quan hệ tốt đẹp, duy trì cuộc sống lành mạnh.

    Kỹ năng giao tiếp ứng xử
    Kỹ năng giao tiếp ứng xử
    Kỹ năng giao tiếp ứng xử
    Kỹ năng giao tiếp ứng xử

  2. Trẻ thường hay tò mò và thích tìm hiểu những thứ xung quanh. Các bậc phụ huynh nên tạo môi trường thuận lợi để trẻ có thể phát huy và rèn luyện kỹ năng này. Vì vậy, kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mà ba mẹ cần dạy trẻ là kỹ năng học hỏi. Bố mẹ nên tạo điều kiện hết sức để trẻ có thể tự do khám phá và tích cực học hỏi.


    Việc nên làm chính là mua sách cho trẻ tập đọc, tham gia các hoạt động vui chơi để trẻ được trải nghiệm mọi thứ… Bên cạnh đó, bạn hãy dạy con mình cách đặt câu hỏi (tại sao, cái gì) và tìm lời giải cho câu hỏi (làm như thế nào).


    Phụ huynh hãy để trẻ đọc sách đa dạng chủ đề, tham gia các hoạt động vui chơi, xem chương trình khoa giáo… Việc có bố mẹ đồng hành trong quá trình khám phá sẽ giúp bé hào hứng và đam mê học hỏi cái mới.


    Kỹ năng học hỏi
    Kỹ năng học hỏi
    Kỹ năng học hỏi
    Kỹ năng học hỏi
  3. Nếu bạn nghĩ trẻ đã đủ trưởng thành để hiểu được một số thông tin nhất định, bạn có thể dạy cho trẻ các kỹ năng thương lượng để giúp con phát triển các mối quan hệ cá nhân. Khi trẻ đã tự tin vào kỹ năng thương lượng và việc ra quyết định của mình thì khi lớn lên trẻ sẽ dễ dàng thành công.


    Đàm phán là một kỹ năng rất cần thiết trong cuộc sống và dường như ai cũng phải sử dụng những kỹ năng này mỗi ngày. Kỹ năng thương lượng được sử dụng để thiết lập quyền và ranh giới của mỗi người. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong việc chia sẻ dưới hình thức cho và nhận. Làm sao để giúp trẻ làm chủ kỹ năng này?


    Nhiều người cho rằng đây là kỹ năng chỉ phù hợp với những người có cấp bậc quản lý hay lãnh đạo. Tuy nhiên bạn sẽ thấy nó được ứng dụng trong mọi hoạt động trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Nếu trẻ không được dạy về kỹ năng đàm phán thì chúng sẽ không biết cách để giải quyết các vấn đề khó nhằn, cũng như không biết cách tôn trọng và lắng nghe người khác. Điều này sẽ cản trở sự phát triển của trẻ trong tương lai.


    Ví dụ: Khi trẻ muốn xin bạn mua một món đồ chơi hoặc muốn một điều gì đó như đi cắm trại hoặc mở tiệc, bạn hãy thử thương lượng với con. Nếu bạn đáp ứng mong muốn của con, trẻ sẽ làm lại gì cho bạn, ví dụ như trẻ sẽ làm việc nhà giúp bạn. Cho phép trẻ đưa ra các điều khoản để thương lượng và chỉ đồng ý khi bạn nghĩ rằng nó công bằng.

    Kỹ năng đàm phán thương lượng
    Kỹ năng đàm phán thương lượng
    Kỹ năng đàm phán thương lượng
    Kỹ năng đàm phán thương lượng
  4. Kỹ năng phản biện là một trong những kỹ năng không thể thiếu trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng tư duy phản biện giúp trẻ chủ động tiếp nhận thông tin, tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác qua đó có thể xác định lại tính chính xác của thông tin. Việc này giúp trẻ nhỏ làm chủ kiến thức của bản thân.


    Quá trình giao lưu ngôn ngữ, đòi hỏi cá nhân muốn chứng minh được quan điểm của mình là đúng đắn thì phải đưa ra những lập luận xác đáng, logic và thu hút. Chính vì thế, phản biện được coi là công cụ đắc lực giúp năng lực sử dụng ngôn ngữ và trình bày, là cách thức giúp phát triển trí tuệ hiệu quả.


    Phản biện không phải là cho phép trẻ tranh cãi, cãi lại người lớn, luôn khư khư bảo vệ ý kiến của bản thân mà là trẻ phải đưa ra lập luận phản biện rõ ràng, logic, nhằm làm sáng tỏ vấn đề và khẳng định tính chính xác của thông tin.

    Cha mẹ có thể giúp con yêu phát triển tư duy phản biện hiệu quả từ những vấn đề nhỏ diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Điều đầu tiên mà cha mẹ cần dạy con là tư duy và nắm vững khả năng đặt câu hỏi để hiểu rõ vấn đề. Muốn có được điều này, trẻ cần có một nền tảng kiến thức vững chãi từ việc đọc sách, rèn luyện kỹ năng qua trải nghiệm cuộc sống,…

    Kỹ năng phản biện
    Kỹ năng phản biện
    Kỹ năng phản biện
    Kỹ năng phản biện
  5. Tư duy sáng tạo là khả năng liên kết các ý tưởng cũ và biến chúng thành những ý tưởng mới hấp dẫn, thu hút hơn. Khi mà sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gia tăng thì sự mới mẻ là điều mà mọi doanh nghiệp đều hướng đến. Đó là lý do tư duy sáng tạo được nhắc đến rất nhiều trong định hướng kỹ năng cho trẻ hiện nay.


    Nhiều người cho rằng, tư duy sáng tạo là khả năng bẩm sinh nên trẻ được đến đâu hay đến đó. Tuy nhiên trong thực tế, khả năng sáng tạo của trẻ bắt nguồn từ phương pháp tư duy và giải quyết tình huống. Và ba mẹ hoàn toàn có thể kích thích và phát triển tư duy sáng tạo cho bé ngay từ nhỏ bằng những phương pháp quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.


    Tư duy sáng tạo sẽ giúp bạn có thể kiến thức và sử dụng kiến thức đó một cách chủ động. Không những vậy mà còn giúp các bạn tự tin đối mặt với những thử thách. Từ đó mà các bạn có thể đạt được những thành tựu cao trong học tập và sự nghiệp sau này.

    Tư duy sáng tạo
    Tư duy sáng tạo
    Tư duy sáng tạo
    Tư duy sáng tạo
  6. Kỹ năng ngoại ngữ (Foreign Language Skills) là khả năng sử dụng các thứ tiếng nước ngoài mà không phải tiếng mẹ đẻ của quốc gia, dân tộc... Có thể nói, trong thời buổi hội nhập quốc tế như hiện nay thì ngoại ngữ là một yếu tố vô cùng quan trọng. Tiếng Anh dần như đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải xem xét việc đào tạo tiếng Anh giống như là rèn luyện một kỹ năng không thể thiếu trong cuộc sống.


    Phải làm sao để ngôn ngữ này được áp dụng thường xuyên trong thực tế để giúp trẻ suy nghĩ, vận dụng linh hoạt trong mọi tình huống. Ngoài tiếng Anh, ngày nay các ngôn ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Đức, tiếng Pháp,… cũng được sử dụng phổ biến. Thành thạo nhiều ngôn ngữ giúp trẻ có nhiều cơ hội trong nghề nghiệp tương lai hơn, giúp trẻ tư tin hơn khi gặp gỡ tiếp xúc với người nước ngoài.

    Kỹ năng ngoại ngữ
    Kỹ năng ngoại ngữ
    Kỹ năng ngoại ngữ
    Kỹ năng ngoại ngữ
  7. EQ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của con người. Chỉ số trí tuệ xúc cảm (EQ) là khả năng hiểu và kiểm soát ngôn ngữ cảm xúc của bản thân. Những bé có thể tự kiểm soát cảm xúc thường nhạy cảm với những biểu hiện của người khác, bé có thể dễ dàng đồng cảm hoặc chia sẻ. Điều này giúp bé có đời sống nội tâm phong phú và có thể làm việc tốt hơn.


    Trí tuệ cảm xúc là khả năng bạn năm bắt được tâm lý và đánh giá khách quan về một người nào đó. Một người có cảm xúc mạnh sẽ biết điều chỉnh cảm xúc của chính bản thân, đồng thời thấu hiểu và biết cách phản ứng lại với cảm xúc của người khác. Điều đó sẽ khiến cho mọi người cảm thấy thoải mái, dễ chịu và tin tưởng lẫn nhau.


    Trí tuệ cảm xúc là điều có thể học được thông qua nhận thức về bản thân, kỹ năng xã hội, sự đồng cảm, động lực và khả năng tự điều chỉnh. Điều quan trọng là trẻ cần tương tác với mọi người, biết lắng nghe và xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Những người như vậy sẽ có cơ hội thành công cao dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

    Trí tuệ cảm xúc (EQ)
    Trí tuệ cảm xúc (EQ)
    Trí tuệ cảm xúc (EQ)
    Trí tuệ cảm xúc (EQ)
  8. Kỹ năng nhận thức chính là khả năng mà bản thân mỗi người có thể tự hiểu rõ về bản thân mình, biết rõ về tính cách, cảm xúc, điểm mạnh, điểm yếu của mình. Tự nhận thức nhu cầu bản thân biết mình muốn gì và cần làm gì.


    Thông thường, mọi đứa trẻ đều hành động theo bản năng, nghĩ gì thì nói đó, làm như vậy. Việc xây dựng và phát triển kỹ năng nhận thức về bản thân, nhận thức về xã hội giúp trẻ sớm biết rằng mình là ai, mình cần phải làm gì, mình nên làm gì trong trường hợp này,…. để từ đó đưa ra quyết định một cách chính xác hơn.


    Bên cạnh đó, kỹ năng nhận thức cũng giúp trẻ biết lắng nghe và quan sát người khác, biết quan tâm chia sẻ, biết bộc lộ cảm xúc cá nhân,… Nhờ vậy mà bản thân có thể tự biết được sở trường, năng lực cũng như những khả năng tiềm ẩn của mình để tìm cách phát huy, học cách sống tích cực hơn. Đồng thời tránh được những ảo tưởng về khả năng, giá trị của bản thân để tránh xa cách sống tiêu cực biết thay đổi và khắc phục các điểm yếu của mình. Tất cả những lợi ích này là tiền đề giúp trẻ dễ dàng gặt hái nhiều thành công hơn trong tương lai.

    Kỹ năng nhận thức
    Kỹ năng nhận thức
    Kỹ năng nhận thức
    Kỹ năng nhận thức
  9. Bản thân người lớn nhiều khi cũng rất khó khăn khi đưa ra một quyết định. Kỹ năng ra quyết định nhanh và chính xác không phải tự nhiên mà có được. Vậy làm sao để có thể dạy kỹ năng này từ sớm và giúp con có quyết định chính xác trong từng trường hợp? Dạy trẻ kỹ năng này từ sớm là rất quan trọng để hình thành nên tư duy và óc phán đoán của trẻ.


    Tuy nhiên, cha mẹ không thể quyết định tất cả mọi chuyện của trẻ được mà đến một lúc nào đó phải để trẻ tự đưa ra quyết định trong cuộc sống. Những đứa trẻ luôn được cha mẹ, hay người lớn quyết định thay thường thụ động khi sau này bước ra cuộc sống. Vì vậy, thay vì luôn quyết định hộ cho trẻ, người lớn hãy khuyến khích để trẻ tự đưa ra quyết định.

    Cha mẹ nên tiến hành dạy trẻ kỹ năng ra quyết định từ khi trẻ được 4 – 5 tuổi. Mới đầu, cha mẹ hãy tập cho trẻ đưa ra những quyết định nhỏ để xây dựng dần lòng tự tin và tạo kỹ năng đưa ra quyết định cho trẻ.

    Kỹ năng phán đoán và ra quyết định
    Kỹ năng phán đoán và ra quyết định
    Kỹ năng phán đoán và ra quyết định
    Kỹ năng phán đoán và ra quyết định
  10. Giáo dục con cái chưa bao giờ là dễ dàng đối với hầu hết các bậc phụ huynh. Nếu không biết cách bạn sẽ vô tình khiến trẻ hình thành những thói quen không tốt, gây ảnh hưởng đến sự phát triển và trưởng thành. Một trong những điều bố mẹ cần chú ý giáo dục sớm cho trẻ chính là quản lý tài chính.


    Dạy con quản lý tài chính là cách giáo dục thông minh mà cha mẹ nên triển khai sớm. Điều này giúp trẻ hiểu được giá trị đồng tiền cũng như có ý thức tiết kiệm, tránh chi tiêu hoang phí về sau. Chính vì vậy, tập cho trẻ quản lý tài chính từ khi còn nhỏ giúp hình thành thói quen chi hợp lý, tiết kiệm. Nếu không biết quản lý tài chính thì trẻ dễ tham gia vào các thú vui vô bổ, cuộc sống luôn trong trạng thái thiếu an toàn, chất lượng cuộc sống giảm sút.


    Bởi vậy, các bậc phụ huynh nên đề cao và có cách giáo dục sớm về tiền bạc giúp trẻ định hình đúng vai trò, hiểu được giá trị mà đồng tiền mang lại và nhất là biết quản lý tài chính ngay từ khi được dùng tiền để chi tiêu. Học cách tiết kiệm là một trong những yếu tố giúp cho việc quản lý tài chính trở nên hữu hiệu và dễ dàng. Hãy chỉ cho trẻ hiểu phần tiết kiệm là phần có tính chất dài hạn để chuẩn bị cho các kế hoạch như học tập, chăm sóc sức khỏe, còn phần chi tiêu là phần đáp ứng các nhu cầu thường ngày trong cuộc sống.


    Dạy con quản lý tài chính chưa bao giờ là quá sớm, ngay cả khi không phải là chuyên gia, bạn vẫn có thể cho con một nền tảng tài chính cơ bản. Điều này có thể mang đến một khởi đầu tài chính tốt cho trẻ trong tương lai.

    Quản lý tài chính
    Quản lý tài chính
    Quản lý tài chính
    Quản lý tài chính




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |