Top 10 Kinh nghiệm hữu ích nhất cho sinh viên IT khi đi phỏng vấn xin việc
Một trong những khó khăn của sinh viên mới ra trường là thiếu kinh nghiệm phỏng vấn cùng kỹ năng giao tiếp tốt để có thể tự tin trả lời những câu hỏi do nhà ... xem thêm...tuyển dụng đặt ra. Vì vậy, việc ứng tuyển vào vị trí IT, một trong những ngành hot nhất hiện nay ở một công ty mà bạn yêu thích sẽ có thể gặp nhiều khó khăn. Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích nhân dành cho sinh viên IT khi đi phỏng vấn xin việc để bạn có thể tham khảo.
-
Thông thường ai cũng muốn tìm cho mình một vị trí phù hợp ở công ty lớn, có tiếng. Tuy nhiên, việc nộp đơn ứng tuyển vào công ty lớn thường rất họ bởi những yêu cầu được đưa ra khá cao, đòi hỏi kỹ năng lẫn kiến thức đều tốt. Mới ra trường, sinh viên sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề này. Việc trúng tuyển rất khó, từ đó dẫn đến tình trạng chán nản và muốn bỏ cuộc.
Nói như vậy, không có nghĩa bạn hoàn toàn mất cơ hội, may mắn có thể trúng tuyển vào công ty lớn. Công việc được phân công trong công ty đều được chuyên môn hóa, chỉ làm riêng về một mảng nhất định. Do đó, bạn sẽ không còn thời gian học thêm hay nâng cao những kiến thức khác, sẽ rất thiệt thòi cho tương lai sau này.
Chung quy lại một điều là cơ hội trúng tuyển vào công ty nhỏ sẽ cao hơn, không bị mất nhiều cho khoảng thời gian chờ đợi. Lương bổng không nhiều đãi ngộ nhưng bù lại bạn sẽ có nhiều thời gian bổ trợ nhiều kiến thức lẫn kỹ năng để trở thành một chuyên gia IT với vốn kiến thức rộng.
-
Tất nhiên, để ứng tuyển vào vị trí nào đó chắc chắn bạn sẽ tìm hiểu kỹ những yêu cầu mà nhà tuyển dụng đưa ra dành cho ứng viên. Bạn có thể đáp ứng như thế nào yêu cầu của họ, ở mức nào. Đó là những kiến thức và kỹ năng mà họ cần ở bạn để có thể làm tốt công việc mà họ giao sau khi trúng tuyển. Nếu bạn biết thì trả lời là có, nếu không thì trả lời không và hãy để cho họ thấy bạn đã hiểu được vấn đề nằm ở đâu và chỉ cần thời gian thì bạn sẽ có thể khắc phục và trở thành một người giỏi. Đó gọi là "lấy khả năng tiếp cận nhanh" bù vào chỗ khiếm khuyết của kiến thức.
Ứng viên IT cần chuẩn bị chỉnh chu toàn bộ thông tin nhà tuyển dụng yêu cầu, bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu những câu hỏi mà họ có thể hỏi bạn. Mặc dù không biết được đúng hoàn toàn 100% hay không, nhưng có sự chuẩn bị trước sẽ giúp bạn chủ động hơn, không bị động trong những tình huống bất ngờ. Hoặc các bạn hỏi thêm kinh nghiệm PV của các anh/chị đang làm nhân viên công nghệ thông tin.Trong quá trình gặp nhà tuyển dụng, đã có nhiều ứng viên IT đánh mất cơ hội việc làm vì không biết xử lý sai lầm mà họ vô tình mắc phải.
-
Như các lĩnh vực khác, để học công nghệ thông tin (CNTT) hiệu quả thì tiếng Anh giao tiếp là công cụ hỗ trợ đắc lực. Sau khi tốt nghiệp, với kiến thức CNTT giỏi và vốn tiếng Anh giao tiếp công việc thành thạo, ứng viên sẽ dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng.
Vì vậy, nếu như khả năng ngoại ngữ của bạn tốt thì xem như đã thành công một nửa. Ngành It đòi hỏi khả năng đọc và viết tiếng Anh khá cao để có thể dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu những tài liệu bằng tiếng nước ngoài, viết để trả lời email báo cáo bằng tiếng Anh nếu như môi trường làm việc có yếu tố quốc tế. Vì vậy, khả năng đọc hiểu được tài liệu tiếng Anh là một trong những yếu tố không thể thiếu để chuẩn bị đi phỏng vấn.
-
"Tự phụ" ở đây có nghĩa là tự tin một cách thái hóa về kiến thức của mình mà tự đề cao bản thân. Điều đó không hề tốt đối với một sinh viên mới ra trường và bắt đầu đi xin việc. Có thể, trong quá trình học tập kết quả đạt được rất tốt, tự lập và tự tin vào bản thân là tốt nhưng bất kể vấn đề gì thì nên có chuẩn mực, đi quá giới hạn sẽ không tốt. Thái độ tự phụ đồng nghĩa với việc bạn đang từ bỏ tương lai lẫn sự nghiệp của mình.
Kiến thức bao la rộng lớn mà bạn chỉ là một "hạt cát giữa đại dương" làm sao có thể gọi là nhất. Chắc chắn rằng, nhà tuyển dụng sẽ không thích tuyển một người như vậy, nếu sau này bạn trở nên giỏi hơn một chút sẽ tự phụ như thế nào nữa. Mạnh dạn tương tác với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn nhưng đừng để mọi việc đi quá xa.
-
Có ba tính cách để rèn luyện bạn trở thành một chuyên gia IT giỏi là kiên trì, trung thực và chai lì.
Thứ nhất là kiên trì, kiến thức là vô hạn vì vậy không ai có thể biết hết tất cả. Vừa làm vừa nghiên cứu trong quá trình học tập là vô cùng quan trọng. Nếu không có sự kiên nhẫn và mày mò thì bạn sẽ không thể khám phá ra cái mới. Sớm chán nản đồng nghĩa với việc bỏ cuộc, nhớ rằng thành công sẽ không bao giờ đến với những kẻ lười biếng.
Không chỉ trong ngành IT mà bất cứ ngành gì, việc gì thì trung thực mới mang đến thành công, không nên làm lấp liếm cho qua chuyện. Không kỹ lưỡng, không phải hiện tại mà một ngày nào đó lỗi sẽ phát sinh ở phần mềm của bạn thì bạn sẽ là người chịu trách nhiệm đầu tiên. Từ đó, năng lực làm việc của bạn sẽ bị xem xét. Bạn nên hiểu ra một vấn đề là kỹ năng của bạn sẽ được nâng lên sau những lần mắc lỗi trong quá trình làm việc nghiêm túc.
Chai lì ở đây được hiểu là ngồi lì nghiên cứu và tập trung vào để giải quyết một vấn đề. Nếu như bỏ cuộc giữa chừng sẽ không mang lại kết quả. Vì vậy, cứ ngồi lì vào máy tính và tìm tòi, không nên chạy vào chạy ra, đánh mất tập trung đồng nghĩa là thua cuộc.
-
Bộ phận tuyển dụng là nơi đầu tiên tiếp nhận thông tin của bạn. Tuy nhiên, bộ phận này lại có rất ít kiến thức chuyên ngành. Vì vậy, đặc điểm đầu tiên trong CV của bạn phải là đủ. Đủ thông tin về những loại ngôn ngữ, kỹ năng, công nghệ sử dụng, vai trò trong nhóm mà bạn từng làm… Liệt kê hết ra. Nhấn mạnh là phải liệt kê hết ra. Bởi vì có thể một trong những đặc điểm đó lại chính là nội dung mà phía tuyển dụng đang tìm kiếm. Ví dụ, hiện tại nhà tuyển dụng đang tuyển PHP Developer, vậy thì trong hàng đống những CV xem qua, nhà tuyển dụng sẽ chỉ tập trung tìm kiếm những thuật ngữ như PHP, MySQL, MVC framework, CMS… Hồ sơ nào có nhắc đến mình sẽ dừng lại cân nhắc, nếu không có hoặc ít quá, hoặc thời gian làm việc không phù hợp mình sẽ loại ngay luôn.
Nếu đã tham gia quá nhiều dự án, chỉ nên viết những dự án tiêu biểu (dự án lớn, thời gian dài, nhiều thành viên, công ty khách hàng có tiếng, sử dụng nhiều loại ngôn ngữ lập trình, vai trò Team Leader…), sau đó liệt kê những ngôn ngữ, phần mềm, gì gì đấy mà bạn đã làm hoặc có nghiên cứu tới. Việc ghi nhiều đương nhiên sẽ thể hiện bạn làm được nhiều dự án, nhưng sẽ khiến người đọc mệt và khó tóm gọn thông tin nổi bật.
-
CNTT không phải là một lĩnh vực trừu tượng với những kiến thức cao xa mà nó là ngành cần gắn liền với thực tế và áp dụng nhiều kỹ năng của chính bản thân không thể học trên sách vở. Vậy nên nhiều doanh nghiệp CNTT vẫn luôn mong đợi ứng viên của họ có kinh nghiệm làm việc tốt. Để ứng tuyển thành công mỗi ứng viên chuyên ngành IT cần có cho mình kiến thức cơ bản về chuyên ngành để thể hiện nền móng vững chắc trước nhà tuyển dụng.
Ben Landers, CEO của Blue Corona đã chia sẻ rằng: "Cách tốt nhất để học là dừng lại để suy ngẫm và hành động. " Hệ thống máy tính và thiết bị mạng được nâng cấp thường xuyên đến nỗi các doanh nghiệp, trường học và thậm chí cả người tiêu dùng thường bỏ đi các thiết bị lỗi thời. Thế nên số lượng máy cũ là vô cùng nhiều và chẳng còn điều gì tuyệt vời hơn thế với dân IT. Từ đây bạn có thể thu được các thiết bị đã qua sử dụng có thể cung cấp tài liệu tuyệt vời cho thực tiễn và thử nghiệm. "Xây dựng phòng thí nghiệm tại nhà của bạn", Stephen Tullos, Giám đốc Dịch vụ của My IT cũng đã từng khuyên những nhân viên của mình như vậy. Tạo cho mình một không gian thí nghiệm sẽ khiến bạn có những sáng kiến mới giúp tích lũy nhiều phương pháp hay hơn.
-
Kinh nghiệm thực tế: được đánh giá thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học, đồ án tốt nghiệp, nơi thực hành, làm tại các công ty trong thời gian sinh viên. Hãy cố gắng thể hiện ra được những gì mình đã từng làm và có liên quan tới nơi mà bạn xin việc. Cũng rất chú ý khi trình bày khả năng của mình, cần toát lên cho người tuyển dụng thấy được sự chắc chắn và rõ ràng đối với các thông tin bạn đưa ra.
Ví dụ: Trình bày một cách tổng quan về chính đồ án tốt nghiệp bạn đã làm. Cách làm tưởng chừng đơn giản nhưng sẽ khiến NTD đánh giá được nhiều về bạn. Hãy chuẩn bị cho con đường của bạn bằng những thực nghiệm, nghiên cứu thực tế ngay từ lúc bạn còn trên ghế nhà trường và phát xuất ý tưởng.
-
Lập trình viên luôn nằm trong top những ngành nghề hot nhất. Điều này càng chính xác hơn trong năm 2018 với mức đà tăng trưởng mạnh mẽ của công nghệ cũng như sự quan tâm đến từ các công ty. Có thể nói bộ phận IT đóng vai trò then chốt trong việc thắng bại của nhiều tổ chức lớn nhỏ khác nhau. Vì vậy cũng không có gì lạ khi thị trường tuyển dụng cho các lập trình viên cũng rất cạnh tranh. Có một số bài Test bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ nếu muốn ứng tuyển trong lĩnh vực IT:
- Test kiến thức cơ bản của ngôn ngữ, công nghệ.
- Test thuật toán qua các bài lập trình, cấu trúc dữ liệu.
- Test khả năng Debug code, tức là cho đoạn code sai, hãy tìm đoạn sai và sửa lại hoặc hỏi xem nó sai ở đâu.
- Test ngoại ngữ.
- Test GMAT.
-
Đúng giờ là điều quan trọng đối với bất cứ nhà tuyển dụng nào. Nếu bạn đến trễ trong buổi phỏng vấn, công ty tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không coi trọng buổi phỏng vấn. Làm sao họ có thể tin bạn sẽ đi làm đúng giờ những ngày làm việc sau? Để không mắc phải lỗi này, bạn nên có mặt sớm ở công ty tuyển dụng trước giờ phỏng vấn khoảng 20 phút.
Khi được sắp xếp vào phỏng vấn, nên đi thẳng người, đi nhẹ nhàng, tránh gây tiếng động, thể hiện sự tự tin, chuyên nghiệp. Nên ngồi thẳng, và ngồi khoảng 1/2 ghế, tránh ngồi dựa người thoải mái vào ghế, đối với các bạn nữ nên ngồi khép kín chân hoặc vắt gọn chân cho kín đáo.
Thường ngày, nhân viên công nghệ thông tin chọn những bộ quần áo rộng rãi để thuận tiện cho công việc của mình, tuy nhiên bạn không thể mang bộ cánh đó đến phỏng vấn. Bạn nên đầu tư cho ngày hôm đó một bộ trang phục lịch sự, chỉnh tề, gây thiện cảm với nhà tuyển dụng. Ví dụ: Quần âu, áo sơ mi đối với nam, chiếc váy nhẹ nhàng lịch thiệp với nữ,..