Top 8 kinh nghiệm để mở cửa hàng bán sách cũ kinh doanh tốt nhất

Vũ Việt 2982 0 Báo lỗi

Kinh doanh sách cũ là một trong những ý tưởng khá hay ở thời điểm hiện tại, nhu cầu cho mặt hàng này rất lớn đặc biệt là sinh viên. Chính vì vậy, đây là lựa ... xem thêm...

  1. Top 1

    Chuẩn bị nguồn vốn

    Để kinh doanh bất cứ mặt hàng nào cũng cần có vốn, kinh doanh sách cũng vậy cho nên bạn cần tích lũy cho mình một số vốn nhất định trước khi bắt tay vào kinh doanh. Cụ thể như sau:

    • Tiền thuê địa điểm: Nếu như bạn có sẵn địa điểm rồi thì tốt, tuy nhiên đa số những người bắt đầu khởi nghiệp đều tìm hiểu kỹ lưỡng địa điểm vì vậy họ thường đi thuê những chỗ thuận lợi như gần trường học, hay gần chợ... vốn rơi vào khoảng 8 đến 10 triệu với thành thị, còn nếu ở nông thôn rơi vào khoảng 1 đến 2 triệu một tháng.
    • Tiền mua kệ hàng: Các bạn nên ưu tiên đi tìm những cửa hàng đang thanh lý để mua lại với giá rẻ: vốn vào khoảng 4 đến 5 triệu.
    • Tiền mua hàng: Vì là sách cũ nên giá nhập vào thấp, không như nhập sách mới, bạn cần chuẩn bị từ 10 đến 15 triệu, lưu ý tùy đối tượng mà bạn hướng đến mà nhập loại sách cho phù hợp.
    • Tiền dự trù: Để xoay vòng các loại sách bán chạy hoặc nhập thêm các loại sách mới: dao động từ 5 đến 10 triệu.
    • Tiền làm giấy phép kinh doanh, làm biển hiệu, cũng như tờ rơi để giới thiệu cửa hàng và một số việc còn lại: vào khoảng 3 đến 5 triệu.

    Tuy nhiên các bạn lưu ý đây là vốn dự kiến để mở một cửa hàng vừa và nhỏ, vì ban đầu không nên làm to, các bạn cần tích lũy kinh nghiệm thêm sau đó mở rộng. Tổng vốn nếu mở ở khu thành thị rơi vào từ 30 đến 45 triệu, còn ở nông thôn thì khoảng 20 đến 35 triệu.

    Chuẩn bị nguồn vốn
    Chuẩn bị nguồn vốn
    Chuẩn bị nguồn vốn
    Chuẩn bị nguồn vốn

  2. Top 2

    Chọn địa điểm hợp lý

    Một trong những yếu tố quyết định đến việc bạn có bán được hàng hay không đó là việc bạn lựa chọn địa điểm hợp lý. Để lựa được địa điểm tốt bạn cần lưu ý các tiêu chí sau:


    • Địa điểm gần nơi dân cư đông đúc: có thể là cạnh các khu chợ, hay các khu buôn bán, lượt người qua lại đông cửa hàng của bạn sẽ được biết đến càng nhiều, hơn nữa những khu chợ hay khu mua sắm là nơi khách hàng họ đi để đáp ứng nhu cầu mua bán, việc bạn đặt cửa hàng ở đó sẽ rất hiệu quả.
    • Địa điểm phải gần trường học, giảng đường: Đối tượng chính của các bạn suy cho cùng vẫn là học sinh là chính cho nên không có gì lý tưởng hơn khi đặt hiệu sách tại đó.
    • Ngoài ra bạn có thể thuê địa điểm ở các khu chuyên biệt dành cho bán sách cũ chẳng hạn như ở khu vực đường Láng-Hà Nội, hoặc gần các khu trung tâm thương mại.
    Chọn địa điểm hợp lý
    Chọn địa điểm hợp lý
    Chọn địa điểm hợp lý
    Chọn địa điểm hợp lý
  3. Top 3

    Tìm nguồn sách cũ

    Bạn có thể thu mua sách cũ thông qua nhiều cách khác nhau như: Đến các cửa hàng bán sắt vụn, đồng nát: Tại đây bạn sẽ nhập được sách với giá rất rẻ, thường thì họ sẽ bán lại cho bạn theo cân, mà nếu tính ra chỉ rơi vào khoảng 10% so với giá bìa của sách.


    Tìm đến các cửa hàng thanh lý: tại đây giá cũng khá ưu đãi nếu như bạn thông minh và giỏi thuyết phục chắc chắn là lợi thế, thu mua ở các phố, chợ sách cũ, thông qua bạn bè giới thiệu cũng là một cách khá hiệu quả và sẽ có một nguồn hàng rất tiềm năng, ngoài ra bạn cũng có thể đăng tin mua trên một số các trạng mạng xã hội, khi mà phổ cập như hiện nay thì cách này rất được tin dùng.

    Tìm nguồn sách cũ
    Tìm nguồn sách cũ
    Tìm nguồn sách cũ
    Tìm nguồn sách cũ
  4. Top 4

    Trưng bày sách

    Đây là khâu cũng khá quan trọng, bạn biết đấy với lượng khách hàng đa số là sinh viên thì việc bạn gây ấn tượng ban đầu thông qua cách bố trí sắp xếp đẹp mắt, ngăn nắp và gọn gàng chắc chắn sẽ tạo được sự lôi quấn với người mua.


    Bạn cũng luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ gian hàng tránh bụi bẩn. Đặc biệt chú ý đến cách xếp sách, những cuốn đang bán chạy và "sốt" thì cần được xếp hàng trên đầu, để tăng độ thu hút với khách.

    Trưng bày sách
    Trưng bày sách
    Trưng bày sách
    Trưng bày sách
  5. Top 5

    Giá bán

    Vì đây là kinh doanh sách cũ nên giá bán là điều đầu tiên khách hàng sẽ hỏi khi vào mua hàng, vậy nên bạn cần khảo sát thị trường trước sau đó đưa ra một mức giá bán cho hợp lý.


    Nếu bạn bán với giá cao khách sẽ không mua rất dễ phá sản, ngược lại nếu bán thấp quá sẽ không có lãi dần dần hao hụt vốn và làm mất cân bằng thị trường giá cả các hàng sách ở đó, vì vậy bạn cần hết sức nhạy bén trong khâu này, một mức giá trung bình có thể thấp hơn các hàng khác một chút để hút khách.

    Giá bán
    Giá bán
    Giá bán
    Giá bán
  6. Top 6

    Phát triển song song hiệu sách online và offline

    Trong thời đại công nghệ như hiện nay, bạn sẽ rất khó phát triển hiệu sách của mình nếu chỉ bán sách trực tiếp tại cửa hàng. Cách tốt nhất là phát triển song song, cả hiệu sách trực tiếp và trực tuyến. Kinh nghiệm mở nhà sách online: Kết hợp bán trên nền tảng thương mại điện tử Tiki, Shopee, Lazada,..., và bán trên fanpage Facebook. Hiệu sách online giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, đạt doanh số cao hơn.


    Lưu ý: Để xây dựng hiệu sách trực tuyến hoạt động tốt bạn cũng cần dành thời gian lập kế hoạch marketing online, chụp hình, biên tập nội dung để thu hút lượt người theo dõi, tăng tương tác và số lượng đơn đặt hàng. Một số công cụ quản lý bán hàng như CóĐơn có thể giúp bạn quản lý tốt hơn các công việc cần xử lý trên fanpage Facebook.

    Phát triển song song hiệu sách online và offline
    Phát triển song song hiệu sách online và offline
    Phát triển song song hiệu sách online và offline
    Phát triển song song hiệu sách online và offline
  7. Top 7

    Thành thạo trong bảo quản sách

    Một kinh nghiệm mở hiệu sách cũ bạn cần biết chính là bạn cần học thành thạo các kỹ năng bảo quản sách. Sách có thể bị dính bụi, và tệ nhất là bị ẩm. Do đó, ưu tiên hàng đầu của bạn là phải thường xuyên dọn dẹp, kiểm tra, điều chỉnh nhiệt độ trong hiệu sách phù hợp để tránh trường hợp bẩn hoặc ẩm mốc, có mùi khó chịu.


    Giữ sách ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ cũng là cách bảo quản sách không bị ố vàng hiệu quả, giúp sách không bị ẩm mốc, hư tổn giấy. Thỉnh thoảng, bạn cũng nên vệ sinh kệ, giá sách,… bằng cách lau bụi bẩn để côn trùng không làm tổ gây nên vết ố vàng trên sách.

    Thành thạo trong bảo quản sách
    Thành thạo trong bảo quản sách
    Thành thạo trong bảo quản sách
    Thành thạo trong bảo quản sách
  8. Top 8

    Phần mềm quản lý nhà sách

    Những người có kinh nghiệm mở hiệu sách đều cho rằng cần thiết phải có một phần mềm quản lý công việc, phần mềm quản lý bán hàng khi bạn lựa chọn mô hình kinh doanh nhà sách nào.


    Các phần mềm công việc giúp bạn quản lý nhanh và chính xác, tổ chức sự kiện, cách quảng cáo cho hiệu sách, nhà sách của bạn, các mối quan hệ khách hàng để nắm bắt được khuyết điểm để khắc phục. Với phần mềm quản lý bạn có thể nắm bắt ngay số lượng nhập, số lượng đã bán, cũng như số lượng tồn kho, tiết kiệm được các chi phí thuê nhân viên, chi phí quản lý sản phẩm, giảm thất thoát, quản lý doanh thu và xuất – báo cáo.

    Phần mềm quản lý nhà sách
    Phần mềm quản lý nhà sách
    Phần mềm quản lý nhà sách
    Phần mềm quản lý nhà sách




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |