Top 11 Kinh nghiệm chọn mua tủ lạnh cũ tốt nhất

Hoàng Thu Thuỷ 21 0 Báo lỗi

Nếu bạn đang muốn mua một chiếc tủ lạnh cũ giá rẻ, hàng chính hãng nhưng lại băn khoăn không biết làm sao để lựa chọn được sản phẩm tốt, chất lượng thì hãy ... xem thêm...

  1. Khi mua lại sản phẩm, bạn nên lựa chọn những loại tủ có thương hiệu trên thị trường. Hàng trôi nổi sẽ có giá rẻ hơn nhưng đi kèm với đó là rủi ro nhiều hơn trong quá trình sử dụng. Đồng thời, đừng quên tìm hiểu tủ lạnh bạn định mua thuộc đời nào, các loại tủ đời thấp thường chạy yếu, công suất làm lạnh kém hoặc chậm hơn với các dòng đời cao.


    Không chỉ vậy, bạn nên hỏi người bán chiếc tủ đã được sử dụng trong bao lâu vì thông thường tuổi thọ của thiết bị trên 10 tuổi, do đó, nếu đã dùng trên 10 năm thì tủ sẽ không còn cho hiệu quả năng lượng tốt.

    Kiểm tra thông tin của máy
    Kiểm tra thông tin của máy
    Kiểm tra thông tin của máy
    Kiểm tra thông tin của máy

  2. Tủ lạnh thường được đặt ở góc bếp, vì vậy, sau một thời gian sử dụng có thể bị chuột cắn, cũ, hao mòn,… Khi đó, dây dẫn hay bị gãy, đứt mà người dùng vẫn không hề hay biết, khi sử dụng sẽ làm giảm hiệu quả, hiệu năng cũng như có thể gây ra một số tình huống nguy hiểm, chập điện, giật điện cho người dùng. Vì vậy, khi mua tủ lạnh cũ bạn nên kiểm tra kỹ dây dẫn để tránh những hư hỏng khi sử dụng về sau.


    Dây dẫn tủ lạnh bị hở phần cách điện sẽ dẫn điện sang vỏ tủ. Nguyên nhân gây ra trường hợp này thường do chuột hoặc gián cắn đứt dây điện, hoặc cũng có thể dây điện sử dụng lâu ngày bị mòn lớp cách điện.


    Ngoài ra, đầu phích cắm không đảm bảo chất lượng hay đã xuống cấp cũng có thể gây ra tình trạng rò rỉ điện trên vỏ tủ.

    Kiểm tra dây dẫn
    Kiểm tra dây dẫn
    Kiểm tra dây dẫn
    Kiểm tra dây dẫn
  3. Đèn tủ lạnh có vai trò báo hiệu cho bộ phận cảm biến nhiệt giúp duy trì nhiệt độ thích hợp để bảo quản thực phẩm và giữ chức năng làm sáng khi mở của tủ giúp việc lấy thức ăn bên trong dễ dàng. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng có thể bóng đèn tủ lạnh không còn sáng hoặc hoạt động không còn tốt nữa.


    Nếu bạn mở cửa tủ mà bóng đèn không sáng, có thể là do kẹt công tắc hoặc nếu công tắc vẫn ổn thì bóng đèn đã cháy. Bạn cũng đừng quên kiểm tra khi đóng cửa tủ, bằng cách đặt một chiếc điện thoại có chức năng chụp ảnh hẹn giờ (không bật flash) vào và chụp lại hiện trạng khi đóng tủ.

    Kiểm tra bóng đèn phát sáng bên trong tủ
    Kiểm tra bóng đèn phát sáng bên trong tủ
    Kiểm tra bóng đèn phát sáng bên trong tủ
    Kiểm tra bóng đèn phát sáng bên trong tủ
  4. Lưới tản nhiệt là một chi tiết của tủ lạnh nhằm giúp làm mát và bảo vệ động cơ. Ngoài ra, lưới tản nhiệt của từng thương hiệu đều có những nét đặc trưng khác nhau. Vì thế, người dùng có thể dựa vào những nét đặc trưng này để phân biệt từng hãng, loại tủ lạnh.


    Khi lưới tản nhiệt tích nhiều bụi thì sẽ làm tủ lạnh tiêu hao nhiều điện năng hơn để làm lạnh, dẫn đến hóa đơn tiền điện tăng cao (hoặc tủ hoạt động nhưng khả năng làm lạnh kém). Do đó, nên chọn tủ có lưới tản nhiệt sạch sẽ, đồng thời, trong quá trình sử dụng bạn nên vệ sinh cho lưới tản nhiệt này.

    Kiểm tra lưới tản nhiệt (phía sau tủ)
    Kiểm tra lưới tản nhiệt (phía sau tủ)
    Kiểm tra lưới tản nhiệt (phía sau tủ)
    Kiểm tra lưới tản nhiệt (phía sau tủ)
  5. Khi mua tủ lạnh, bạn hãy kiểm tra chảo đựng nước thải và dây nhợ sau khi kiểm tra lưới tản nhiệt. Chảo đựng nước thải là bộ phận nằm trực tiếp bên dưới tủ lạnh, có tác dụng hứng và dẫn các giọt nước sau khi đã ngưng tụ lại vào chảo. Và vì nó nằm ngay phía dưới của dàn nóng nên giúp lượng nước thải bốc hơi nhanh.


    Do đó, phần chảo đựng nước thải và dây nhợ là điều cực kỳ quan trọng khi muốn mua tủ lạnh cũ. Điều này dễ hiểu là vì chảo đựng bị nhỏ giọt sẽ gây mùi khó chịu và phần dây bị đóng bẩn sẽ không đảm bảo được chế độ làm lạnh của tủ. Khi mua tủ lạnh cũ, bạn nên kiểm tra bộ phận này xem chúng có còn tốt hay không, dây nhợ có bị đứt, gãy, rò nước hay không nhé.

    Kiểm tra chảo đựng và dây nhợ
    Kiểm tra chảo đựng và dây nhợ
    Kiểm tra chảo đựng và dây nhợ
    Kiểm tra chảo đựng và dây nhợ
  6. Lớp vỏ bên trong tủ phải còn sáng bóng, không có vết nứt. Các ngăn kệ trong tủ khi kéo ra/vào có khớp hay không, nếu chúng bị kẹt, bạn có thể trao đổi giảm giá chiếc tủ định mua với người bán hàng.


    Đối với các kệ, bạn nên kiểm tra xem chúng có vết nứt hay không, nếu có thì bạn không nên chọn nó. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra thử xem điều kiện hoạt động của nút điều chỉnh nhiệt độ, nếu điều chỉnh nhiệt độ bị lớn hoặc không cảm thấy chắc tay thì bạn không nên chọn nó.


    Mẹo kiểm tra: Bạn hãy dùng tay ấn nhẹ. Nếu nó hoàn toàn cứng cáp thì an toàn. Còn nếu là chất liệu nhựa dẻo thì sẽ có độ đàn hồi nhất định. Nhưng khi kệ có độ đàn hồi và xuất hiện thêm các vết nứt thì bạn không cân nhắc trước khi mua.

    Kiểm tra bên trong tủ
    Kiểm tra bên trong tủ
    Kiểm tra bên trong tủ
    Kiểm tra bên trong tủ
  7. Bạn đừng quên kiểm tra xem vỏ ngoài có bị bóp méo hay biến dạng không. Tuyệt đối tránh chọn tủ mà lớp vỏ ngoài đã xuất hiện vết nứt vì có thể thiết bị sẽ bị rò điện. Bên cạnh đó, nên sử dụng bút thử điện chạm vào bề mặt ngoài của vỏ tủ, nếu có dấu hiệu bị rò điện thì rõ ràng chiếc tủ lạnh đó không phải là một sự lựa chọn khôn ngoan.


    Bề mặt tủ bằng phẳng bóng nhẵn, lớp sơn đều đặn và chắc bền. Lớp vỏ bên trong tủ thường dùng các vật liệu nhựa, Pôliêtilen cũng phải bóng nhẵn chắc chắn không có vết nứt. Các giá đỡ phải hoàn hảo không biến dạng. Ngoài ra, nên chọn tủ lạnh bên ngoài có khả năng chịu lực tốt, chất liệu bền để sử dụng cho gia đình, tránh tình trạng hư hỏng hay trầy xước trong quá trình sử dụng.

    Kiểm tra vỏ ngoài
    Kiểm tra vỏ ngoài
    Kiểm tra vỏ ngoài
    Kiểm tra vỏ ngoài
  8. Khi bạn thử đóng cửa tủ lạnh lại, nhưng chúng không khít hoặc thậm chí không thể đóng cửa một cách tự nhiên và dễ dàng, thì bạn không nên chọn tủ lạnh ấy. Khi cánh cửa tủ lạnh bị hở, hơi lạnh thoát ra ngoài khiến cho thực phẩm dự trữ bị hư hỏng vì thiếu hơi lạnh bảo quản.


    Đó là chưa kể đến trường hợp hóa đơn tiền điện tăng cao và bạn phải đối diện với một số lỗi khác phát sinh trên tủ lạnh. Phương pháp kiểm tra độ kín của tủ lạnh có thể quan sát bằng mắt, nếu mắt thường cũng phát hiện ra thì chỗ hở đang ở mức nghiêm trọng. Nếu mắt thường không thấy, lấy một tờ giấy tương đối dai để ở các góc khác nhau song đóng cửa tủ lại và kéo giấy ra xem giấy có bị kẹp chặt không. Nếu kẹp càng chặt tức là cửa đóng càng kín.


    Ngoài việc kiểm tra độ kín, còn kiểm tra trục quay của cánh cửa có trơn chu linh hoạt hay không, khi mở cửa lực kéo từ 1 đến 7kg là vừa phải.

    Kiểm tra cánh cửa tủ
    Kiểm tra cánh cửa tủ
    Kiểm tra cánh cửa tủ
    Kiểm tra cánh cửa tủ
  9. Dung tích tổng là dung tích nguyên khối của chiếc tủ lạnh, tính luôn cả phần vỏ, foam cách nhiệt và không gian lưu trữ thực phẩm bên trong. Còn dung tích sử dụng là phần không gian lưu trữ thực phẩm bên trong, có thể dùng để trữ thực phẩm, nước uống,... Thông thường, dung tích sử dụng thường nhỏ hơn dung tích tổng khoảng 10%.


    Khi mua tủ lạnh, bạn cần quan tâm đến dung tích sử dụng của tủ hơn là dung tích tổng.

    • Dung tích dưới 150 lít: Gia đình nhỏ khoảng 2 thành viên dùng hơi thiếu không gian lưu trữ một chút, sử dụng lưu trữ thực phẩm dùng 1 - 2 ngày.
    • Dung tích 150 - 300 lít: Gia đình từ 2 - 3 thành viên, thói quen đi chợ hằng ngày hoặc 2 ngày/lần.
    • Dung tích 300 - 400 lít: gia đình từ 3 - 4 thành viên, gia đình hay đi chợ khoảng 2 ngày/ lần. Lưu trữ thực phẩm dùng trong khoảng 2 - 3 ngày trong tuần.
    • Dung tích 400 - 550 lít: Gia đình khoảng 5 thành viên, thường đi chợ 2 lần/ tuần.
    • Dung tích trên 550 lít: Gia đình nhiều thế hệ trên 5 - 7 người, đặc biệt lựa chọn này ngoài lưu trữ thực phẩm dài ngày.

    Bên cạnh đó, kích thước tủ cũng là một tiêu chí mà người dùng nên chú ý. Cần phải đo đạc chỗ trống để kê tủ, đảm bảo khoảng cách xung quanh tủ tối thiểu là 10 cm, đủ chỗ để mở cửa tủ và lấy đồ.

    Dung tích và kích thước tủ
    Dung tích và kích thước tủ
    Dung tích và kích thước tủ
    Dung tích và kích thước tủ
  10. Nỗi ám ảnh về mùi hôi thực phẩm đeo bám dai dẳng bên trong tủ lạnh thật sự là nỗi "ác mộng" đối với bất kỳ người sử dụng nào. Vì vậy, cần cân nhắc lựa chọn một chiếc tủ lạnh có khả năng kháng khuẩn, khử mùi cao, nó không chỉ đẩy lùi mùi hôi khó chịu mà còn giúp cho thực phẩm được thơm ngon, trọn vị.


    Đặc biệt, hiện nay những chiếc tủ lạnh có 2-3 dàn lạnh độc lập chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai thích lưu trữ nhiều thực phẩm.


    Theo đó, mỗi dàn lạnh sẽ phụ trách riêng biệt cho từng ngăn, thực phẩm không còn lẫn mùi vào nhau do luồng khí lạnh ở 2 ngăn đá và ngăn lạnh là hoàn toàn riêng biệt. Bạn sẽ không còn bị ám ảnh bởi thực phẩm ở ngăn này bị lẫn mùi từ ngăn khác nữa…

    Khả năng khử mùi hôi, thực phẩm không bị lẫn mùi giữa các ngăn
    Khả năng khử mùi hôi, thực phẩm không bị lẫn mùi giữa các ngăn
    Khả năng khử mùi hôi, thực phẩm không bị lẫn mùi giữa các ngăn
    Khả năng khử mùi hôi, thực phẩm không bị lẫn mùi giữa các ngăn
  11. Tủ lạnh thuộc thứ hạng cao hay thấp, thường lấy tiêu chuẩn làm lạnh của ngăn đông lạnh đạt đến mức độ nào, được đánh giá và ký hiệu bởi hình *, số lượng càng nhiều thì mức độ lạnh càng cao.


    Tiêu chuẩn của Bộ công nghiệp nhẹ Trung Quốc quy định: Nếu kí hiệu 1 sao * biểu thị nhiệt độ không cao hơn -60C, bảo quản thực phẩm đông lạnh khoảng 1 tuần lễ. Nếu kí hiệu là 2 sao ** thì nhiệt độ đông lạnh không cao hơn -150C, thực phẩm đông lạnh bảo quản trong 1 tháng. Nếu kí hiệu 3 sao *** biểu thị đông lạnh ở nhiệt độ không cao hơn -180C, thời gian bảo quản thực phẩm là 3 tháng.


    Thông thường, tủ lạnh gia đình dùng loại tủ 2 sao đến 3 sao là vừa phải. Thực tiễn cho thấy, không phải tủ càng lạnh thì bảo quản thực phẩm càng tốt mà cần đặt ở độ lạnh thích hợp, hơn nữa cấp sao càng nhiều thì giá tủ lạnh càng đắt và lượng tiêu thụ điện càng lớn.

    Mức độ làm lạnh
    Mức độ làm lạnh
    Mức độ làm lạnh
    Mức độ làm lạnh




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |