Top 10 Khó khăn của người khởi nghiệp
Khi bạn quyết định dấn thân và trở thành một doanh nhân khởi nghiệp, viễn cảnh được làm chủ chính mình và đầu tư vào chính doanh nghiệp của bạn sẽ khiến bạn ... xem thêm...rất phấn khích trong một vài tuần hoặc vài tháng đầu tiên của con đường khởi nghiệp. Bạn sẽ đọc được nhiều câu chuyện về những gương thành công sau một đêm và các nhà lãnh đạo kinh doanh cuối cùng cũng đã thoả mãn được công việc của họ, và nghĩ rằng bạn cũng sẽ gặt hái được thành công và sự thoả mãn tương tự ngay khi bạn bắt đầu. Tuy nhiên bạn cũng cần nhớ rằng khởi nghiệp kinh doanh cũng có mặt tối của nó. Khởi nghiệp kinh doanh không phải là một trò chơi, và những tấm gương thành công sau một đêm hầu hết đều là sản phẩm của những thất bại, gục ngã, thất vọng, những năm tháng làm việc cật lực và không ngừng cố gắng. Vì vậy, trước khi bạn trở nên phấn khích quá mức để trở thành một doanh nhân khởi nghiệp, hãy chuẩn bị tinh thần cho chặng đường dài phía trước với 7 sự thật đen tối mình sẽ liệt kê ngay sau đây
-
Huy động vốn cho kinh doanh của bạn là một việc làm rất khó khăn, và thường đòi hỏi kỹ năng tài chính nhạy bén của những doanh nhân trẻ nhiệt huyết, những người nghĩ việc sở hữu doanh nghiệp sẽ dẫn đến lợi nhuận nhanh chóng. Sự thật chính là, đối với hầu hết các công ty khởi nghiệp, những năm đầu tiên của hoạt động kinh doanh là quãng thời gian tốn kém nhất để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh doanh và vận hành.
Bạn sẽ chi ra nhiều hơn cả số tiền bạn kiếm được từ doanh thu, và như một kết quả hiển nhiên, bạn sẽ không nhận được bất kỳ khoản tiền nào cho bản thân trong nhiều tháng. Bạn sẽ phải sống phụ thuộc vào khoản tiền tiết kiệm để trang trải những chi phí căn bản và hy vọng rằng mọi thứ sẽ tiến triển khá hơn trong tương lai.
-
Không cần biết bạn có tích cực làm tròn vai trò của mình hay cố gắng dành sự ưu tiên của bạn cho những mối quan hệ cá nhân nhiều như thế nào, thì chúng cũng sẽ bị ảnh hưởng khi bạn tiếp tục xây dựng doanh nghiệp của bạn. Bạn sẽ phải làm việc nhiều giờ liên tục, ít khi ở nhà, và bạn sẽ phải thường xuyên nhận các cuộc điện thoại giữa đêm để giải quyết vấn đề, thậm chí là vào cuối tuần và ngày lễ. Bạn sẽ thường xuyên bị phân tâm, suy nghĩ về những vấn đề mà doanh nghiệp của bạn đang phải đối mặt, và áp lực tài chính bạn đang gánh chịu sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ của bạn.
-
Là một CEO của chính doanh nghiệp của mình, bạn sẽ phải đội rất nhiều chiếc mũ. Bạn sẽ làm một số công việc bạn yêu thích, nhưng bạn cũng sẽ phải làm những công việc của một người quản lý, giám sát, kỹ thuật viên, trưởng phòng nhân sự, và giám đốc tiếp thị cùng một lúc. Không cần biết bạn hào hứng đến mức nào khi đảm nhận những trọng trách này, thì việc thường xuyên “đổi vai” như vậy sẽ khiến tinh thần làm việc và độ hiệu quả công việc của bạn bị giảm xuống đáng kể.
-
Sẽ có những thời điểm mà cảm xúc của bạn trỗi dậy và đánh bại chính bạn, ngay cả khi bạn cố gắng để kiềm chế chúng hoặc tìm cách để giải toả chúng. Bạn đầu tư quá nhiều vào chính doanh nghiệp của bạn không phải để nhìn thấy những thất vọng và gục ngã. Có thể bạn sẽ cảm thấy tuyệt vọng và chán nản về tiến độ công việc của bạn, hoặc sợ hãi rằng bạn vẫn tiếp tục không tạo ra được lợi nhuận trong một quãng thời gian dài. Khi những cảm xúc này lấn át bạn, bạn sẽ cảm thấy buồn rầu và đồng nghĩa rằng bạn sẽ ra những quyết định tệ nhất.
-
Bản kế hoạch kinh doanh của bạn có thể đã nêu rõ ràng từng bước mà bạn vạch ra cho công ty của bạn trong một vài năm đầu, nhưng không cần biết rằng bạn có nghiên cứu, khảo sát nhiều đến mức nào, thì bạn cũng không thể có khả năng để dự đoán trước mọi thứ. Thậm chí cả những thứ bạn có thể dự đoán được cũng sẽ không xảy ra theo cách mà bạn hình dung. Là một doanh nhân khởi nghiệp, bạn bắt buộc phải thích nghi, thậm chí là trong những hoàn cảnh mà bạn không muốn phải thích nghi.
-
Là một doanh nhân khởi nghiệp, bạn sẽ đóng vai trò là người quyết định chủ yếu cho công ty của bạn và bạn sẽ phải ra những quyết định khó khăn và áp lực trong suốt cuộc hành trình của bạn. Một số những quyết định đó sẽ liên tục ám ảnh bạn, ngay cả khi đó là một quyết định đúng đắn nhất. Bạn sẽ phải thay đổi hướng phát triển công ty. Bạn sẽ phải từ bỏ một số đối tác (bạn bè). Bạn sẽ phải sa thải nhân viên. Những quyết định này chưa bao giờ là dễ dàng, nhưng bạn phải thực hiện chúng, và điều đó ám ảnh bạn.
-
Doanh nghiệp của bạn có thể sẽ tuột dốc. Nếu không, vẫn sẽ có một vài thất bại khác xảy ra, dù lớn hay nhỏ, thì chúng vẫn sẽ gây cản trở đến kế hoạch của bạn và ảnh hưởng xấu đến niềm tin của bạn. Thất bại là một phần cần thiết và không thể tránh khỏi trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh, dù cho có nhận thức được điều đó cũng không làm chúng ta dễ chịu hơn chút nào. Sự trở ngại của thất bại sẽ luôn luôn hiện hữu và gây khó khăn cho bạn, và cố gắng vượt qua những thất bại đó là việc làm bất khả thi đối với một số người. Tuy nhiên, khả năng đứng dậy sau thất bại là thứ phân biệt các doanh nhân thành công giữa những người còn lại.
-
Người ta thường nói '' phi thương bất phú '' giờ muốn làm giàu thì phải kinh doanh thôi, trong đầu có ý tưởng hay rồi thì cái tiếp theo chúng ta cần bàn đến chính là vốn ở đâu ra. Phải có chút vốn liếng thì mới có tiền đầu tư sản phẩm và làm thị trường. Mọi người thường động viên nhau chỉ cần quyết tâm thì sẽ làm được, đúng là khi làm bất cứ việc gì từ nhỏ đến lớn đều phải có quyết tâm, nhưng mà thời đại 4.0 rồi, không tiền thì không giải quyết được gì cả.
Nếu bạn không có tiền thì bạn cần phải biết cách huy động vốn từ người khác đầu tư vào dự án của mình, tất nhiên sẽ có người nói như vậy. Nhưng chúng ta xét lại cái gốc vấn đề, chúng ta huy động vốn nhằm mục đích, để có tiền phải không nào. Vì vậy, vốn là điều đầu tiên sẽ gây cho bạn những khó khăn trong quá trình khởi nghiệp của mình. Nghĩa là bạn cần phải bỏ thời gian để giải quyết vấn đề này để có vốn phát triển dự án.
-
Khi bạn huy động vốn hay chính bạn bỏ vốn ra để kinh doanh thì bạn cũng cần phải xem xét đến vấn đề nhân lực trong dự án của mình. '' Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao '' chính vì thế mà bên cạnh bạn phải luôn có những người đồng hành cùng mình góp sức mới làm nên thành công được.
Song không hẳn với dự án siêu nhỏ lại không mắc phải khó khăn này, nếu bạn làm việc một mình thì lượng công việc dồn lên bạn rất nặng nề nhất là việc xử lý những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm của bạn. Hơn nữa, khi mới bắt tay vào khởi nghiệp thì sẽ có nhiều vấn đề bạn mới tiếp xúc lần đầu nên không có nhiều kinh nghiệm để giải quyết vấn đề hiệu quả.
Còn trong trường hợp bạn có một đội cùng làm việc với nhau thì bạn sẽ phải phụ thuộc vào cả nhóm nếu muốn đi đến thành công. Lúc này, điều cần là sự gắn kết và niềm tin của mọi người trong dự án này để có thể toàn tâm toàn ý cố gắng hết mình phát triển dự án.
-
Khi bạn đã có những thứ căn bản nhất trong công việc kinh doanh của mình thì điều tiếp theo bạn cần nghiên cứu đến chính là thị trường mà bạn đang hướng tới. Khi bạn đầu tư cho một sản phẩm nào đó nhưng khi ra mắt lại không được đón nhận thì lúc đó dự án sẽ nhanh chóng đi vào ngõ cụt và lụi tàn vì số vốn bạn sẽ không có nhiều để có thể làm lại từ đầu. Và đây là điều mà khá nhiều bạn trẻ hiện nay đang gặp phải vì kinh nghiệm trên thương trường chưa có nhiều nhưng lại có nhiệt huyết quá lớn. Hầu hết khi tham gia đều kiểu tự phát và không có kế hoạch rõ ràng thì sẽ bị rơi vào vòng xoáy thiếu đầu ra cho sản phẩm.
Khi bạn kinh doanh nhỏ bạn có thể tự tìm kiếm đầu ra sản phẩm một cách từ từ, dựa vào bạn bè, người thân, mối quan hệ xã hội. Nhưng nếu bạn muốn là người kinh doanh lớn, muốn huy động vốn từ nhà đầu tư bạn sẽ không thể sử dụng những con số ảo để thuyết phục với những nhà đầu tư nhiều tiền được, vì để có được như ngày hôm nay, những nhà đầu tư đã có kinh nghiệm đủ dày để nắm bắt được khả năng phát triển của dự án là như thế nào. Và họ cũng từng là những người khởi nghiệp thành công nên họ hiểu thế nào là khó khăn trong việc phát triển thị trường cho sản phẩm của mình.