Top 7 Hướng dẫn cách cúng đầy tháng cho bé trọn vẹn nhất

Mai Tuyet Nguyen 5593 0 Báo lỗi

Cúng đầy tháng cho con là một truyền thống lâu đời của người dân đất Việt. Gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ để cúng các bà Mụ và Đức Ông với mong ước cho bé trai, ... xem thêm...

  1. Theo văn hóa truyền thống của cha ông ta luôn coi trọng những ngày lễ kỷ niệm quan trọng. Đặc biệt là lễ cúng đầy tháng cho bé trai hay bé gái, đó là một sự kiện trọng đại ghi nhận sự phát triển và khôn lớn của bé. Lễ đầy tháng (hay còn gọi là lễ cúng Mụ) cũng chính là dịp để mọi thành viên trong đại gia đình gửi những lời chúc tốt đẹp đến cho bé. Việc tính ngày cúng đầy tháng cho bé chính xác cũng là một bài toán không đơn giản đối với những làm cha mẹ.


    Theo phong tục truyền thống đến nay thì cúng đầy tháng cho bé cũng như mọi nghi lễ khác đều được tính theo âm lịch. Tại sao phải theo âm lịch? Từ xa xưa, nước Việt Nam chúng ta là nước văn mình lúa nước, đời sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, và cách tính thời gian đều dựa vào mặt trăng. Do vậy, cách tính ngày đầy tháng cho bé lấy âm lịch làm chuẩn. Tuy nhiên do đời sống ngày càng phát triển và hiện đại thì lịch dương được sử dụng rộng rãi hàng ngày. Tóm lại cúng đầy tháng cho bé theo ngày âm hay dương đều được, lễ cúng đầy tháng cho bé được tính ngày đầy tháng sao cho thuận tiện, dễ nhớ nhất phù hợp với đời sống hiện đại ngày nay.

    • Nếu là bé gái thì tính từ ngày sinh đến 1 tháng sau, nghi lễ sẽ được tổ chức lùi 1 ngày.
    • Nếu là bé trai thì tính từ ngày sinh đến 1 tháng sau, nghi lễ sẽ được tổ chức lùi 2 ngày.
    • Giờ thực hiện nghi lễ đầy tháng thường được thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều tối.

    Ví dụ: Bé gái sinh vào ngày 5/4 âm lịch thì ngày đầy tháng là 3/4 âm lịch, bé trai lùi 1 ngày sẽ là ngày 4/4 âm lịch. Và giờ làm mâm cúng đầy tháng vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

    lễ cúng đầy tháng cho bé trai hay bé gái, đó là một sự kiện trọng đại ghi nhận sự phát triển và khôn lớn của bé
    lễ cúng đầy tháng cho bé trai hay bé gái, đó là một sự kiện trọng đại ghi nhận sự phát triển và khôn lớn của bé
    Tính đầy tháng
    Tính đầy tháng" gái lùi hai, trai lùi một"

  2. Theo quan niệm dân gian, em bé được hình thành là nhờ 1 bà Chúa và 12 bà Mụ. Theo dân gian xưa thì từ khi bé còn trong bụng mẹ cho đến khi sinh ra đời, thì có 12 bà mụ nặn, là người chăm sóc, đỡ đần và bảo vệ bé. Mỗi bà có một nhiệm vụ khác nhau. 12 bà Mụ được nhắc đến với tất cả sự tôn kính ở đây đó chính là các bà:

    1. Mụ bà Trần Tứ Nương: coi sóc việc sinh nở (chú sanh)
    2. Mụ bà Vạn Tứ Nương: coi việc thai nghén (chuyển sanh)
    3. Mụ bà Lâm Cửu Nương: coi việc thụ thai (thủ thai)
    4. Mụ bà Lưu Thất Nương: nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé.
    5. Mụ bà Lâm Nhất Nương: coi việc chăm sóc bào thai (an thai).
    6. Mụ bà Lý Đại Nương: coi việc chuyển dạ (chuyển sanh).
    7. Mụ bà Hứa Đại Nương: coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản).
    8. Mụ bà Cao Tứ Nương: coi việc ở cữ (dưỡng sanh).
    9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương: coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống).
    10. Mụ bà Mã Ngũ Nương: coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử).
    11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương: coi việc giữ trẻ (bảo tử).
    12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương: coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.

    Trong đó bà Chúa chịu trách nhiệm chính, còn 12 bà Mụ làm nhiệm vụ nặn ra hình hài đứa trẻ, mỗi bà mụ phụ trách một bộ phận. Do đó, khi chuẩn bị lễ vật để cúng đầy tháng phải đầy đủ những thứ sau: Trong lễ đầy tháng của bé gái, ngoài việc gia đình tổ chức tiệc mời khách để giới thiệu thành viên mới trong nhà, gia chủ còn phải chuẩn bị một mâm lễ cúng đầy tháng cho trẻ gồm:

    Lễ vật cúng 12 bà Mụ đầy đủ:

    1. 12 chén chè nhỏ (tùy theo vùng miền: người Nam hay cúng chè đậu nước dừa, người Bắc cúng chè hoa cau, người Huế cúng chè đậu xanh đánh)
    2. 12 đĩa xôi nhỏ (tùy theo vùng miền: người Nam hay cúng xôi gấc, người Bắc cúng xôi vò, người Huế cúng xôi đậu xanh cà)
    3. 12 chén cháo nhỏ; Các loại bánh dành cho trẻ con xếp thành 12 đĩa
    4. 2kg thịt quay + bánh hỏi chia làm 12 đĩa + 12 ly rượu nhỏ. Hoặc không có thể thay bằng 12 trứng vịt + 12 ly nước nhỏ

    Lễ vật cúng kính Đức ông và 3 đức thầy

    Đức ông và 3 đức thầy kính trọng thờ cùng gồm có thánh sư, tổ sư và tiên sư có chức năng truyền dạy nghề nghiệp chứ không phải 13 đức thầy như nhiều người lầm tưởng.

    1. 1 con gà và 3 đĩa xôi lớn
    2. 1 tô cháo cùng 1 tô chè lớn;
    3. 1 miếng thịt quay, một đĩa trái cây (5 loại quả bất kỳ), thêm trầu cau, cùng với rượu và đồ hàng mã (giấy tiền).

    Cùng với các lễ vật này còn có thêm một bình hoa, trà, hương, đèn, nước, gạo, muối, muỗng và không thể thiếu một đôi đũa hoa

      Mâm cúng đầy đủ
      Mâm cúng đầy đủ
    1. Đồ lễ cúng đầy tháng cho trẻ sẽ được xếp trên hai bàn: một bàn nhỏ xếp phía trên để bày lễ vật cúng kính Đức ông. Bàn lớn còn lại bày lễ vật cúng kính 12 bà Mụ. 2 bàn trên và bàn dưới cách nhau 10 phân.Mâm cúng được sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” tức là ở phía đông đặt bình bông còn phía tây đặt lễ vật. Lưu ý, các mâm này phải được bài trí thật cân đối và đầy đủ các lễ vật đã nêu.

      Cách sắp bàn cúng đầy tháng
      Cách sắp bàn cúng đầy tháng
    2. Khi em bé ra đời, niềm hạnh phúc lớn nhất đối với gia đình chính là mẹ tròn con vuông, em bé ngoan, khỏe mạnh chào đời được cho chính là công lao lớn của Bà Mụ, Tam Ông. Vì thế trước khi cho bé ra mắt gia đình họ hàng là nghi thức cúng, tạ ơn Bà Mụ, Đức Ông. Bà nội hoặc bà ngoại (có thể là một người lớn trong họ thực hiện nghi lễ) sẽ là người đứng ra thay mặt gia đình thắp hương và khấn, để tỏ lòng biết ơn tôn kính đối với các bật bề trên. Ngày đầy tháng bé gái, gia đình sắp xếp mâm cúng ở trong nhà, mọi người đã đến đông đủ thì chủ nhà hoặc người cúng bắt đầu nghi lễ thường thường là sáng sớm hoặc buổi chiều.

      Văn khấn cúng Mụ mang lại may mắn

      “Nam mô a di Đà Phật! (Lập lại 3 lần). Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa. Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa. Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa. Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương. Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương. Hôm nay là ngày…. tháng…..năm….Vợ chồng con là …………………………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là ……Chúng con ngụ tại: ……………………………………..

      Nay nhân ngày đầy tháng (đầy cữ, đầy năm) chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bầy lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình: Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng thần linh... Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là………… sinh ngày…… được mẹ tròn con vuông.

      Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đep, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quí. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo. Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành. Nam mô a di Đà Phật! (Lặp lại 3 lần)”.

      Khi khấn xong thì bố hoặc mẹ sẽ chắp tay bé lại và vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì lễ tạ. Kế đến, gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá; đem tôm, cua, ốc đi phóng sinh tại các ao, hồ, sông để cầu phúc; các đồ chơi bằng nhựa, sành sứ thì giữ lại cho cháu bé để lấy phước.
      Thắp hương và khấn
      Thắp hương và khấn
    3. Nghi thức khai hoa trong cách cúng đầy tháng theo dân gian còn gọi là nghi thức “bắt miếng”. Bé được đặt trên bàn, người cúng rót trà thắp hương và xin phép bắt miếng, sau đó bồng ẵm đứa trẻ trên tay, đồng thời lấy một cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp. Việc này mang ngụ ý mong con sau này lớn lên sẽ ăn nói nhỏ nhẹ, thùy mị nói lời hay ý đẹp, được mọi người yêu mến.

      "Mở miệng ra cho có bông, có hoa,
      Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,
      Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,
      Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…"
      Tiếp sau là lời chúc mừng và tặng quà hoặc tiền lì xì của khách mời, của dòng họ bà con cho cháu bé và gia đình nhân ngày cháu tròn một tháng tuổi.
      Nghi thức khai hoa
      Nghi thức khai hoa
    4. Nghi thức đặt tên hay còn gọi Xin Keo là cách để người chủ xin ý kiến bề trên về cái tên định đặt cho con trai của mình. Bố mẹ và gia đình hầu hết muốn đặt tên cho con vừa có ý nghĩa vừa gửi gắm ước mơ về con sau này.

      Chủ lễ sẽ dùng 2 đồng tiền cổ bằng bạc gieo vào 1 chiếc đĩa sâu lòng. Chủ lễ gieo 2 đồng tiền nếu 1 úp, 1 ngửa nghĩa là cái tên đinh đặt cho con đã được tổ tiên chấp nhận. Nếu 2 mặt đều úp hoặc ngửa, chủ nhà phải làm lại và tuân thủ quy tắc quá tam ba bận, sau ba lần không được thì chọn tên khác cho con.

      Nghi thức xin keo đặt tên con
      Nghi thức xin keo đặt tên con
    5. Lễ đầy tháng cũng là dấu mốc kết thúc thời gian ở cữ của mẹ. Nên trong ngày này, người mẹ cũng cần được làm lễ. Người nhà cần chuẩn bị một chậu than hồng để giữa nhà, bỏ một cây đinh đã nung đỏ bỏ vào cho khói bay ra. Người mẹ bế con bước qua bước lại chậu than. Nếu là con trai thì bước 7 lần, còn con gái thì bước 9 lần. Sau đó, 2 mẹ con đi quanh nhà, tất cả các phòng.

      Sau khi làm lễ mẹ có thể ra ngoài hay đi chợ. Lần đầu tiên đi chơi, mẹ nên mua 1 bịch muối và chút gạo. Trên đường trở về giả vờ đánh rơi một ít tiền lẻ với mục đích là mong con sau này cơm áo dư dả.

      Làm phép hết cữ bằng cách bước qua chậu than
      Làm phép hết cữ bằng cách bước qua chậu than




    xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |