Top 10 Giải pháp khắc phục tình trạng ốm nghén ở thai phụ hiệu quả nhất

Oanh Hoang 110 0 Báo lỗi

Có khoảng 90% phụ nữ có thai gặp phải tình trạng ốm nghén ở tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Giai đoạn này họ sẽ thường cảm thấy buồn nôn hoặc nôn, nhất là ... xem thêm...

  1. Thuật ngữ ốm nghén chắc không còn xa lạ gì khi bà mẹ mang thai. Ốm nghén được coi là những dấu hiệu dễ nhận thấy khi mẹ bắt đầu mang bầu. Vậy tại sao lại xuất hiện “vị khách không mời” này trên cơ thể của mẹ? Theo khoa học, khi bé con bắt đầu đến với chúng ta, hormoon trong cơ thể mẹ bắt đầu biến đổi. Ngoài việc tăng hormone đặc trưng thai kì HCG và hormone hỗ trợ phôi thai phát triển progesterone khiến dạ dày mẹ mẫn cảm hơn, dễ nôn nghén hơn thì hormone estrogen cũng gia tăng mạnh mẽ trong 3 tháng đầu. Chính sự gia tăng estrogen khiến khứu giác của mẹ trở nên khó tính hơn bao giờ hết, tình trạng nghén mùi cũng xuất hiện. Mẹ bắt đầu có hiện tượng nôn ói khi ngửi thấy mùi lạ trong bất kì khoảng thời gian nào trong ngày. Nhiều mẹ còn vì thế mà không ăn đủ chất, chán nản, sụt cân, thậm chí bị kiềm hóa máu do mất quá nhiều nước.


    Khi bầu bí, mỗi mẹ có thể bị nghén các loại mùi khác nhau và ở mức độ khác nhau, điều này phụ thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ. Thậm chí, một số mẹ nhạy cảm đến mức có thể phát hiện mùi từ xa, kéo theo là cơn buồn nôn khó chịu. Theo các cuộc khảo sát, những mùi mà mẹ hay mắc ói là mùi thức ăn, gia vị, mùi tàu xe, mùi chất đốt như xăng, than củi...Trong thời gian mang thai, bà bầu cần có một không gian thoáng đãng, trong lành, không có quá nhiều mùi vị hỗn hợp. Bởi các mùi khó chịu, nhất là các mùi nước tẩy rửa gia dụng, hay như mùi nước hoa nồng nặc cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng ốm nghén của bà bầu. Các yếu tố môi trường khác tác động tới chứng nghén mà bạn có thể điều chỉnh gồm nhiệt độ, ánh sáng và chất lượng không khí.

    Mẹ bầu không nên gần khu vực nhà bếp nhiều mùi
    Mẹ bầu không nên gần khu vực nhà bếp nhiều mùi
    Tránh những môi trường nhiều mùi khi nghén
    Tránh những môi trường nhiều mùi khi nghén

  2. Ốm nghén là tình trạng khi bà bầu cảm thấy khó chịu, đầy hơi ở bụng, và buồn nôn nhiều lần trong ngày ở những tháng đầu thai kỳ. Ốm nghén khi mang thai thường không gây hại cho thai nhi, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của sản phụ, cả khi làm việc hay trong các sinh hoạt bình thường. Triệu chứng ốm nghén khi mang thai thường bắt đầu trước tuần thứ 9 của thai kỳ. Đối với hầu hết phụ nữ, tình trạng này sẽ biến mất sau khoảng 14 tuần mang thai. Một số sản phụ bị ốm nghén nặng, kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng. Có trường hợp kéo dài suốt thai kỳ. Khi mang thai lượng estrogen thay đổi sẽ khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các loại mùi, đặc biệt là với phụ nữ mang thai trong thời gian đầu. Vì vậy, một chút dầu thơm hoặc hương trầm sẽ giúp thai phụ có thể thư giãn, bớt mệt mỏi và giảm nghén. Tuy nhiên, những bà bầu bị nghén do mùi thì không nên áp dụng biện pháp này, vì sẽ không mang lại hiệu quả.


    Trong dân gian cũng lưu truyền nhiều biện pháp chống nôn do ốm nghén, như sử dụng trà gừng, kẹo gừng hay mứt gừng. Biện pháp này rất an toàn và cũng khá hiệu quả trong việc làm giảm buồn nôn do ốm nghén. Gừng có tác dụng chống buồn nôn là nhờ tác dụng của tinh dầu gừng. Tinh dầu gừng giúp làm dịu sự kích ứng của cơ vòng thực quản, chống co thắt da dày, từ đó làm giảm buồn nôn. Thực tế, ngoài tinh dầu gừng, còn nhiều loại tinh dầu khác có tác dụng trị buôn nôn do ốm nghén cực kỳ an toàn và hiệu quả. Như tinh dầu bạc hà, tinh dầu mùi già, tinh dầu chanh, tinh dầu bưởi. Việc sử dụng tinh dầu cũng rất dễ dàng và tiện lợi, bạn có thể sử dụng tại nhà hoặc sử dụng tại cơ quan bằng ống hít tinh dầu chuyên dụng. Sử dụng tinh dầu không chỉ giúp giảm buồn nôn do ốm nghén, mà hương thơm của nó giúp mẹ bầu thư giãn và phấn chấn tinh thần, dễ dàng vượt qua những mệt mỏi của thời kỳ thai nghén.

    Tinh dầu thơm
    Tinh dầu thơm
    Dùng tinh dầu thơm khắc phục ốm nghén ở mẹ bầu
    Dùng tinh dầu thơm khắc phục ốm nghén ở mẹ bầu
  3. Có khoảng 90% phụ nữ có thai gặp phải tình trạng ốm nghén ở tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Giai đoạn này họ sẽ thường cảm thấy buồn nôn hoặc nôn, nhất là vào buổi sáng và khi ngửi thấy mùi thức ăn. Có nhiều người họ sẽ thấy buồn nôn và không muốn ăn một vài món mặc dù những món này là món họ rất thích trước đó. Tình trạng này khiến cơ thể thai phụ luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Thông thường, tình trạng nghén chỉ xảy ra ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Từ tuần thứ 12, cảm giác này sẽ thuyên giảm và mất hẳn. Mẹ bầu có thể ăn uống thoải mái để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng ốm nghén vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, tình trạng ốm nghén xảy ra nhiều, rõ rệt hơn khi có sự kích thích về mùi, vị của thức ăn. Lúc này mẹ bầu sẽ có cảm giác buồn nôn và nôn. Mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn với mùi vị thức ăn, khiến mẹ cảm thấy ăn không ngon và không muốn ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.


    Ngoài ra, mẹ bầu còn gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt và nặng hơn là tụt huyết áp khi cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng. Nếu bị nôn quá nhiều, mẹ có thể bị mất nước rất nguy hiểm. Tình trạng ốm nghén thường bắt đầu xuất hiện hai tuần sau khi thụ thai và biểu hiện thường xuyên ở khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Cảm giác buồn nôn, mệt mỏi có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào cả ngày và đêm. Với những người bình thường đói một chút có thể không sao, nhưng đối với thai phụ thì cảm giác đói có thể gây buồn nôn, vì vậy khi đói bà bầu có thể ăn luôn khi đó, hay khi thèm một món nào đó cũng có thể dùng luôn. Tuy nhiên thai phụ chỉ nên ăn vừa đủ, không nên ăn quá no, quá nhiều để dạ dày không quá đầy. Buổi tối mẹ bầu nên uống 1 ly sữa nóng trước khi ngủ giúp trung hòa axit trong dạ dày cũng làm cho mẹ bầu ngủ ngon hơn, không bị cảm giác buồn nôn quấy rầy nữa.

    Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
    Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
    Mẹ bầu nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
    Mẹ bầu nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày
  4. Ốm nghén là tình trạng hay gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, bao gồm nhiều triệu chứng như : buồn nôn, nôn, mất ngủ... Đây là triệu chứng liên quan đến buồn nôn hoặc nôn của thai kỳ và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Thời điểm xảy ra triệu chứng buồn nôn và nôn ở các thai phụ là khác nhau. Tuy nhiên theo thống kê, trong giai đoạn mang thai thì khoảng 70% chị em, có triệu chứng buồn nôn từ tuần thứ 4 cho đến tuần 16. Khoảng 10% trong số này vẫn còn xuất hiện triệu chứng sau tuần thứ 20, thậm chí là đến khi sinh nở. Ở những người có cơ địa nhạy cảm thường biểu hiện nôn ói từ sớm và diễn ra rất nghiêm trọng, khó kiểm soát. Trong quá trình mang thai, đa số các thai phụ đều phải trải qua tình trạng thai nghén ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Cho đến nay, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được làm rõ. Một số giả thuyết được đề xuất, là do sự thay đổi nội tiết tố của tuyến sinh dục ở người mẹ. Khi mang thai, cơ thể sẽ sản xuất một lượng lớn hormone progesterone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, khiến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản gây ra cảm giác buồn nôn.

    Các triệu chứng ốm nghén thường xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Đặc biệt là khi có sự kích thích về mùi, vị của các thực phẩm như thịt, cá còn sống… thai phụ sẽ có cảm giác buồn nôn và bị nôn mửa. Trong những trường hợp, nếu thai phụ nôn ói quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất nước. Đồng thời, sự nhạy cảm với mùi vị của thức ăn khiến mẹ bầu ăn không ngon và tỏ ra chán ăn. Không chỉ thế, bà bầu còn luôn bị hoa mắt chóng mặt, nặng hơn là bị sụt cân vì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, chúng ta có thể nhận thấy được sự mệt mỏi, thiếu năng lượng và không thể tập trung vào công việc khi bà bầu bị “thai nghén”. Cơ thể bị suy yếu, kiệt sức, mệt mỏi sẽ làm tăng khả năng buồn nôn cho bà bầu. Chính vì vậy bà bầu cố gắng ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi tối và nghỉ ngơi bất kỳ lúc nào khi cảm thấy mệt. Hạn chế cao nhất việc bị căng thẳng, lo lắng, stress vì sẽ làm tăng ốm nghén. Thay vào đó bạn nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan. Và để tránh chóng mặt, khi rời khỏi giường vào mỗi sáng hãy cố gắng ra khỏi giường một cách từ từ.

    Mẹ bầu có thể nghỉ ngơi bất kỳ lúc nào
    Mẹ bầu có thể nghỉ ngơi bất kỳ lúc nào
    Nghỉ ngơi, bất cứ lúc nào mỏi mệt là biện pháp giúp mẹ bầu giảm nghén
    Nghỉ ngơi, bất cứ lúc nào mỏi mệt là biện pháp giúp mẹ bầu giảm nghén
  5. Trong 3 tháng đầu tiên khi mới có em bé, 90% phụ nữ đều gặp phải hiện tượng mệt mỏi khi mang thai. Đây là hiện tượng phổ biến đối với các mẹ bầu. Do cơ thể thay đổi sản sinh ra một lượng hormone progesterone lớn và còn có sự ảnh hưởng của các triệu chứng mang thai thông thường. Dẫn đến việc mẹ bầu dễ mệt và buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu. Mệt mỏi và kiệt sức khi mang thai có thể xuất phát từ triệu chứng của bệnh thiếu máu do thiếu sắt thường gặp ở thai kỳ. Với các mẹ bầu bị thiếu sắt nghiêm trọng thường dẫn đến thiếu máu, đặc biệt là số lượng tế bào hồng cầu. Điều này khiến cho cơ thể không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Vì thế mà mẹ bầu dễ mệt, tim đập nhanh, chân tay run lẩy bẩy và sắc mặt thường tái nhợt, không hồng hào, tỉnh táo.

    Mẹ nên đi khám thai định kỳ để đảm bảo tình trạng sức khỏe của mình. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu kiểm tra ngay tại lần khám thai đầu tiên và tiến hành lại một lần nữa cuối ba tháng thai kỳ thứ hai hoặc thứ ba. Khi mới mang thai, do tác động của các hormone làm hơi thở chậm và sâu, sản phụ thường cảm thấy hít thở khó hơn bình thường. Khi thai nhi ngày càng lớn, dạ con ép lên cơ hoành, khiến cơ hoành giảm bớt cử động, gây khó khăn trong việc hít thở. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi không đủ hoặc chất lượng giấc ngủ có vấn đề đều khiến mẹ bầu dễ bị mệt. Hiện tượng này còn có thể khiến mẹ dễ bị mắc các bệnh khác như mất cân bằng về hormone, căng thẳng và tiểu đường thai kỳ. Buổi sáng mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng để có một cơ thể khỏe mạnh, sảng khoái thư giãn, có thể tập các bài tập dành riêng cho bà bầu. Việc làm đó có thể giúp bà bầu cảm thấy thư giãn hơn mỗi ngày.

    Các mẹ bầu vận động nhẹ nhàng mỗi ngày
    Các mẹ bầu vận động nhẹ nhàng mỗi ngày
    Mẹ bầu cần vận động nhẹ nhàng, hít thơ không khí trong lành
    Mẹ bầu cần vận động nhẹ nhàng, hít thơ không khí trong lành
  6. Vitamin B6 rất quan trọng đối với sự khỏe mạnh của não và hệ thần kinh nên đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Cụ thể, vitamin B6 cần thiết cho việc sản xuất serotonin và norepinephrine, chất dẫn truyền quan trọng trong hệ thần kinh. Vitamin B6 là một loại vitamin tan trong nước được sử dụng trong hơn 100 quá trình thiết yếu của cơ thể để sản xuất axit amin và chuyển hóa các chất dinh dưỡng đa lượng như carbohydrate, protein và chất béo. Việc bổ sung vitamin B6 rất quan trọng đối với mọi chức năng của cơ thể và sức khỏe, từ sản xuất tế bào máu đến chức năng não. Cơ thể cũng có thể sản xuất niacin (Vitamin B3) từ axit amin tryptophan bằng cách sử dụng B6.


    Vitamin B6 có tác dụng giảm các triệu chứng ốm nghén. Song, trước khi dùng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng vitamin này để giảm các triệu chứng buồn nôn trước khi cho bạn uống những loại thuốc khác. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo vitamin B6 có thể chữa hết chứng ốm nghén. Nó chỉ có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn và ói mửa. Bác sĩ sẽ đề nghị liều dùng cho bạn dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn. Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng vitamin B6 có tác dụng hạn chế tình trạng ốm nghén cho bà bầu. Vì vậy, bạn cũng có thể áp dụng cách này nếu thấy phù hợp. Sử dụng 25mg vitamin B6 3 lần một ngày (tổng cộng là 75g/ngày) có công dụng làm giảm cảm giác buồn nôn và nôn ói hiệu quả. Theo các chuyên gia, mẹ bầu chỉ cần uống trong khoảng 3 ngày là đủ.

    Bổ sung vitamin B6 trong thời gian mang thai
    Bổ sung vitamin B6 trong thời gian mang thai
    Bổ sung vitamin B6 giúp mẹ bầu giảm nghén
    Bổ sung vitamin B6 giúp mẹ bầu giảm nghén
  7. Ốm nghén là triệu chứng rất thường gặp khi mang thai với các biểu hiệu như là buồn nôn, ói mửa và sẽ thuyên giảm sau ba tháng đầu. Không phải ai bị ốm nghén cũng nôn, một số nghiên cứu nói rằng khoảng 28% phụ nữ có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn mửa. Tuy nhiên có nhiều mẹ gặp phải tình trạng nghén nặng, nôn mửa, mệt mỏi, không ăn uống được gì gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, gừng có tác dụng hiệu quả trong việc giảm thiểu buồn nôn do ốm nghén.


    Thực tế và các tài liệu y khoa và y học cổ truyền đều đã chứng minh gừng có công dụng rất lớn trong việc kiểm soát và làm giảm các triệu chứng buồn nôn. Trong gừng có chứa chất giúp củng cố hệ tiêu hóa và giảm tiết axit trong dạ dày. Từ đó giúp cho dạ dày dịu bớt lại, giảm cảm giác co thắt, buồn nôn. Gừng vốn là loại thuốc tốt có tác dụng tốt trong việc giảm đau, chống táo bón và buồn nôn. Vì vậy thai phụ có thể dùng các sản phẩm từ gừng như kẹo gừng, trà gừng, thậm chí là gừng tươi đun sôi trong nước pha với chút mật ong sẽ có công dụng trị cơn buồn nôn hiệu quả. Các mẹ bầu có thể sử dụng gừng để giảm tình trạng ốm nghén của mình.

    Nước gừng mẹ bầu nên dùng
    Nước gừng mẹ bầu nên dùng
    Dùng gừng giảm ốm nghén
    Dùng gừng giảm ốm nghén
  8. Ốm nghén, nôn và buồn nôn khi mang thai là một trong những tình trạng thường gặp và gây nhiều khó chịu nhất cho phụ nữ. Tình trạng này thường xuất hiện ở khoảng 70 - 80% phụ nữ mang thai, chủ yếu ở các tuần đầu của thai kỳ. Một số trường hợp nghén nặng hơn kéo dài lâu hơn, đôi khi đến hết thai kỳ. Thông thường, nghén khi mang thai không gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Tuy nhiên các trường hợp nghén nặng, mẹ bị nôn nhiều lần nhưng không có biện pháp khắc phục kịp thời có thể gây mất nước, mất cân bằng điện giải, sụt cân quá mức, không thể ăn uống, rối loạn tuyến giáp, gan và nước ối. Sự phát triển của thai nhi cũng bị ảnh hưởng.

    Nghén nặng hay nhẹ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: sức khỏe, cơ địa của thai phụ, lần mang thai, sự phát triển của thai nhi… Ốm nghén không nói lên sự phát triển của thai nhi gặp vấn đề, vì thế mẹ không nên quá lo lắng. Hãy cố gắng nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, giai đoạn này sẽ mau qua và mẹ sẽ nhanh chóng được đón bé chào đời. Nước là một dưỡng chất thiết yếu của cơ thể. Người bình thường mỗi ngày uống 2 lít nước còn thai phụ mỗi ngày có thể uống 6 - 8 cốc nước tương đương 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể không bị choáng váng vì mất nước. Không những vậy 3 tháng đầu tiên nước đặc biệt quan trọng vì thiếu nước có thể gây ra tình trạng khử nước. Khử nước có thể kích thích dạ con co bóp, dẫn tới sảy thai. Bà bầu cũng nên hạn chế những loại đồ ăn vặt chứa nhiều muối trong ngày vì chúng sẽ khiến cơ thể bạn mất nước và mệt mỏi khi ngủ dậy.

    Mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày
    Mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày
    Uống đủ nước mỗi ngày giúp giảm ốm nghén
    Uống đủ nước mỗi ngày giúp giảm ốm nghén
  9. Khi mang thai, tình trạng ốm nghén thường khiến phụ nữ mất đi cảm giác thèm ăn. Thay vào đó là khó chịu và không muốn ăn uống nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ). Sau đó, mặc dù đã ăn được nhưng thay vì cảm giác ngon miệng, phụ nữ thường nghĩ ăn cho hai người hoặc cảm giác đói khiến họ ăn bất cứ thứ gì mình có với số lượng nhiều gây mất cân bằng dinh dưỡng, thậm chí thừa cân. Trong khi mang thai, phụ nữ thường hay bị ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn nhất là trong khoảng thời gian ốm nghén. Vì vậy, cần tránh các thực phẩm có tính axit như quả chua, caffein như cà phê hay trà, rượu cồn, nước uống có ga. Thay thế bằng các hoa quả tươi và chế phẩm khô của chúng như táo, việt quất hoặc thực phẩm có tinh bột như bánh qui, mì ống hay bơ hạt, trứng luộc.


    Trong ba tháng đầu của thai kỳ, ăn uống thực sự là một thử thách đối với phần lớn phụ nữ mang thai. Nhiều bà bầu thậm chí còn không ăn uống được gì và sút cân trong thời gian này. Nhưng đây thực sự là giai đoạn quan trọng cần dinh dưỡng cho em bé phát triển ổn định. Bạn có thể kết hợp uống vitamin, sữa bầu và các món ăn vặt cứ 2 - 3 giờ một lần nếu cảm thấy quá khó khăn cho các bữa chính. Trái cây được cho là khá hiệu quả trong việc chữa ốm nghén, trong đó nổi bật nhất là dứa và chuối. Dứa có tác dụng hỗ trợ đường tiêu hóa, hạn chế tình trạng nôn và buồn nôn của thai phụ, còn chuối làm tăng lượng đường trong máu và giảm các triệu chứng của ốm. Trong thời gian mang thai, bà bầu cần phải nhớ luôn mang trong mình một túi bánh quy hoặc quy giòn để có thể nhấm nháp bất cứ lúc nào. Việc dạ dày luôn hoạt động sẽ giảm tình trạng nghén của thai phụ.

    Hoa quả tươi tốt cho bà bầu
    Hoa quả tươi tốt cho bà bầu
    Ăn nhiều trái cây, đồ ăn vặt giúp giảm ốm nghén
    Ăn nhiều trái cây, đồ ăn vặt giúp giảm ốm nghén
  10. Trong nửa đầu thai kỳ, cảm giác mệt mỏi, buồn nôn là khá phổ biến. Cấp độ nghén khác nhau với từng thai phụ. Bạn có thể chỉ buồn nôn vào buổi sáng hoặc cũng có thể nôn cả ngày. Phần lớn trường hợp nghén sẽ kết thúc sau 3 tháng đầu. Nhưng có một số người mẹ vẫn bị nghén đến tháng thứ tư, thứ năm. Mùi thơm của chanh có thể làm giảm cảm giác buồn nôn. Vắt chanh vào cốc nước và uống ngụm nhỏ. Không uống hết cùng lúc vì chúng có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn hơn. Khi đã nạp năng lượng cho dạ dày, mẹ bầu có thể uống một ly nước cam để bổ sung vitamin C và canxi dồi dào, giups làm dịu bụng, giảm cảm giác buồn nôn.


    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước cam đặc biệt cam sành chứa nhiều canxi và vitamin hơn cả các sản phẩm từ sữa – có khả năng chống bệnh cảm cúm và tăng cường khả năng miễn dịch. Vào tiết trời chuyển mùa xuân sang hạ, chị em bầu rất dễ có nguy cơ mắc bệnh cảm cúm vì sức đề kháng của mẹ bầu thường yêu. Để tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, chị em nên uống nước cam sành hằng ngày. Không chỉ có tác dụng chống cảm cúm, nước và vỏ cam còn chữa bệnh ho hiệu quả. Những cơn ho do cảm cúm trong thời kì bầu bí mang lại cảm giác khó chịu. Nếu ho mạnh có thể dẫn đến hiện tượng sinh non. Để giảm bớt những cơn ho các mẹ có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian như ăn vỏ cam nướng, mứt cam gừng…

    Uống nước cam mỗi ngày giúp giảm cảm giác ốm nghén
    Uống nước cam mỗi ngày giúp giảm cảm giác ốm nghén
    Uống nước cam, nước chanh giúp giảm ốm nghén ở mẹ bầu
    Uống nước cam, nước chanh giúp giảm ốm nghén ở mẹ bầu




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |