Top 6 Đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhân cách con người hay nhất

  1. Top 1 Đoạn văn số 1
  2. Top 2 Đoạn văn số 2
  3. Top 3 Đoạn văn số 3
  4. Top 4 Đoạn văn số 4
  5. Top 5 Đoạn văn số 5
  6. Top 6 Đoạn văn số 6

Top 6 Đoạn văn trình bày suy nghĩ về nhân cách con người hay nhất

Hà Ngô 8390 0 Báo lỗi

Nhân cách, phẩm giá là vô cùng quý báu, không có gì đánh đổi được. Nếu chúng ta hủy hoại nhân cách, phẩm giá của mình, đánh mất bản thân mình thì không khác gì ... xem thêm...

  1. Nhân cách, phẩm giá là vô cùng quý báu, không có ngọc lụa, vàng bạc nào mua được. Nếu chúng ta tự hủy hoại nhân cách, phẩm giá của mình, đánh mất bản thân mình thì có khác gì coi mình là đồ vật, là thương phẩm mang ra chợ bày bán. Phần đông trong chúng ta, dù vị thế xã hội có khác nhau, nhưng đều có lòng tự trọng, luôn luôn rèn luyện đạo đức, giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình. “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “mài sắt nên kim”... là những bài học mà chúng ta đã khắc sâu trong lòng để rèn luyện nhân cách, nâng cao phẩm giá của mình. Càng khôn lớn lên, càng trưởng thành, mỗi người trong chúng ta càng cảm thấy được sống bình đẳng với mọi người bằng lòng tự trọng, bằng nhân cách, phẩm giá trong sạch của mình và coi đó là điều hạnh phúc nhất của đời mình. Trên thực tế có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao người ta không lấy tên những kẻ như Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân, Lê Hoan, Phạm Quỳnh,... mà đặt tên trường, tên đường phố? Tại sao Phan Đình Phùng, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... lại được nhân dân ta ngưỡng mộ, ngợi ca? Bở họ là những người đem tài trí đua tranh với đời, để phục vụ nhân dân, góp phần làm cho đất nước phồn thịnh, hùng cường. Kinh doanh làm giàu, để phát triển kinh tế, làm thay đổi bộ mặt của quê hương... Đó là những việc làm tốt đẹp, những gương sáng được xã hội tôn vinh. Trái lại, những kẻ vì tham vọng vật chất mà đánh mất bản tính của mình, mà làm điều phi nghĩa, sa chân vào vòng lao lý, gông cùm. Do đó, phải biết tu dưỡng đạo đức, giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình như bảo vệ con ngươi đôi mắt của mình. Chữ hiếu, chữ trung, chữ cần kiệm, trung thực, lương thiện - là những điều mà mỗi chúng ta nên biết, nên tu dưỡng. Tóm lại nhân cách, phẩm giá là cao quý, người nào có nhân cách cao thượng, có phẩm giá sáng trong, ắt người đó được đồng loại yêu mến, quý trọng, được xã hội tôn vinh.

    Đoạn văn số 1
    Đoạn văn số 1
    Đoạn văn số 1
    Đoạn văn số 1

  2. Nhân cách và phẩm giá là hai yếu tố quan trọng làm nên giá trị con người. Thật vậy từ xa xưa con người đã chú ý đến việc rèn luyện nhân cách và đạo đức để có một phẩm giá cao đẹp, đối với con người trong xã hội hiện đại việc trau dồi, rèn luyện nhân cách, phẩm chất càng quan trọng hơn cả. Xã hội hiện đại có đủ mọi điều kiện cho con người phát triển, ai ai cũng được bình đẳng, tuy nhiên lại phân thành người giàu kẻ nghèo, người đáng được tôn trọng và kẻ đáng khinh. Sự thật như vậy là bởi vì mỗi người khác nhau ở cách suy nghĩ và hành động của họ, mỗi người đều có một nhân cách và phẩm giá khác nhau làm nên sự khác nhau trong giá trị bản thân họ. Như vậy nhân cách và phẩm giá đóng vai trò rất lớn trong việc khẳng định nên giá trị bản thân con người. Nhân cách là những đức tính tốt đẹp của con người phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội như lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo, truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo, tôn trọng và gìn giữ những nét đẹp truyền thống của dân tộc,...Nhân cách được biểu hiện qua hành động và việc làm. Chẳng ai được người khác công nhận là nhân cách tốt nếu họ luôn đố kị và ganh đua với người khác, họ tự cho rằng mình tài giỏi hơn người khác trong khi hết mực buông lời dèm pha, đố kỵ. Còn phẩm giá là gì? Trước hết chúng ta cần hiểu phẩm giá là giá trị tinh thần cao quý riêng của một con người, phẩm giá do bản thân của mỗi người tạo nên và được công nhận bởi người khác. Phẩm giá thể hiện qua thái độ và hành vi ứng xử của cá nhân trong các mối quan hệ trong gia đình cũng như ngoài xã hội, mang giá trị về mặt văn hóa đạo đức trong lối sống của mỗi người. Người có nhân cách và phẩm giá tốt là người khôn khéo trong các tình huống xã hội, luôn làm chủ được suy nghĩ và hành động để không ảnh hưởng đến những người xung quanh, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, lắng nghe người khác để hoàn thiện bản thân mình. Nhân cách và phẩm giá không chỉ là thước đo giá trị của con người mà còn phản ánh cách nhìn nhận của người khác về bản thân mình. Ngược lại nếu nhân cách xấu, không có phẩm giá cũng đồng nghĩa với việc bản thân không có giá trị sẽ không được người khác tôn trọng, nhân cách xấu sẽ tự khiến mình rơi vào tệ nạn xã hội, bị xã hội phủ nhận, đào thải. Để trở thành người có nhân cách, phẩm giá thì trước tiên mỗi người phải tự trang bị kiến thức, rèn luyện bản thân mình. Có kiến thức, hiểu biết sẽ giúp chúng ta phân biệt phải trái đúng sai để từ đó điều chỉnh suy nghĩ và hành động của mình phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, khi suy nghĩ và hành động đúng đắn đương nhiên sẽ có nhân cách tốt, phẩm giá cao. Và tự học thôi là chưa đủ, học qua sách vở, học của người đi trước để lại, các kỹ năng, kinh nghiệm sống quý báu đã trở thành tinh hoa của dân tộc cũng là điều phải học. Hơn thế chúng ta cũng cần lắng nghe góp ý, đóng góp của những người xung quanh để rèn luyện bản thân tốt hơn. Xã hội càng phát triển, đời sống của con người càng đi lên thì lại càng xuất hiện nhiều người không có nhân phẩm, đạo đức. Đây là một điều đáng buồn bởi họ sống buông thả coi trọng quá mức giá trị của đồng tiền mà bán rẻ đạo đức và nhân cách của bản thân để rồi sa vào những thú vui, tệ nạn dẫn đến những kết cục đáng buồn. Tuy đây chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng lại làm ảnh hưởng xấu đến toàn xã hội. Bởi vậy cần sớm có những biện pháp để cảnh tỉnh kịp thời những người đang lầm đường lạc lối. Đưa họ trở về đúng quỹ đạo của cuộc đời mình, để họ làm lại từ đầu, bớt đi gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nhân cách và phẩm giá là thước đo giá trị của con người, thể hiện địa vị và tầm quan trọng của mỗi người trong xã hội. Bởi vậy mỗi người trong chúng ta cần không ngừng nâng cao nhận thức, học tập và rèn luyện nhằm nâng cao nhân cách và phẩm giá của bản thân mình, trở thành một người có ích cho xã hội.

    Đoạn văn số 2
    Đoạn văn số 2
    Đoạn văn số 2
    Đoạn văn số 2
  3. Nhân cách là biểu hiện những yếu tố đặc trưng bản chất một người được định hình và không ngừng bổ sung, hoàn chỉnh, là căn cứ để khẳng định:thiện, ác, chính, tà, trung, gian, thật, giả, cao thượng, thấp hèn, tốt, xấu, hay, dở, trọng, khinh, yêu, ghét, là thước đo giá trị cả kiếp sống. Nhân cách không tự nhiên có mà là kết quả tác động môi trường, từ thiên nhiên, gia đình, cộng đồng, nhà trường, xã hội cùng với nhận thức và quá trình tu dưỡng, rèn luyện. Do đó, nhân cách mang màu sắc cá nhân. Nhân cách động chứ không tĩnh, khả biến chứ không bất biến. Vì vậy, việc không ngừng bổ sung hoàn thiện và giữ gìn nhân cách vô cùng quan trọng. Ngoài những yếu tố cơ bản mang tính ổn định, nhân cách diễn biến theo lịch sử cho phù hợp với từng thời đại, từng quốc gia. Bởi thế nhân cách không chỉ là thước đo giá trị một người, mà còn là căn cứ để đánh giá bản chất một chế đô, xã hội và dân tộc. Nhân cách định hình và phát triển, bổ sung, hoàn thiện theo từng giai đoạn phụ thuộc vào độ tuổi và môi trường sống. Rồi từ nhân cách mở rộng tiếp nhận Đạo làm người ở tuổi trưởng thành. Đạo làm người là nền tảng xác lập phẩm giá đạo đức cho cả đời người. Cổ nhân dạy: Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ. Ra ngoài xã hội muốn khôn ngoan, trưởng thành phải hỏi, phải nghe những lời răn bảo của người già, vì họ nhiều kinh nghiệm. Còn về nhà muốn biết sự thật những việc đã diễn ra thì hỏi trẻ, trẻ con chưa biết nói dối. Nếu ở tuổi ấu thơ, trong giai đoạn hình thành tính cách, các cháu được nuôi dưỡng, dạy dỗ trong môi trường gia đình và học đường tốt, ông bà, cha mẹ anh chị em mẫu mực có nề nếp gia phong, có chí lớn thì đức tính tốt như thật thà được duy trì và định hình trong sự phát triển nhân cách. Ngược lại nếu khi còn thơ ấy để các cháu nhiễm phải các thói hư tật xấu, không trung thực, lừa gạt, xuyên tạc, vu khống thậm chí bất chấp thủ đoạn xấu xa bị ổi sẽ rất nguy hiểm. Nhân cách, phẩm giá là vô cùng cao quý. Người nào có nhân cách cao thượng, phẩm giá sáng trong thì sẽ được mọi người yêu mến, quý trọng và được xã hội nể phục, tôn vinh.

    Đoạn văn số 3
    Đoạn văn số 3
    Đoạn văn số 3
    Đoạn văn số 3
  4. Khi mỗi người trong chúng ta làm một việc tốt, bất kể là việc gì, có ai biết rằng chúng ta đang thể hiện đức hạnh của chính mình. Hay nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông từng nói: "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". Mỗi con người khi sinh ra đều có mặt tốt và mặt xấu. Trong mặt tốt, một phần chính là đức hạnh của mỗi người. Đức hạnh là đạo đức, là phẩm chất, là những đức tính tốt đẹp của con người, có sẵn hay phải trải qua quá trình rèn luyện mới có được. Mọi phẩm chất tốt đẹp cần được thể hiện ở trong những hành động cụ thể. Một người không phải tự nhiên được biết đến là có đức hạnh, mà điều đó còn phụ thuộc vào những việc làm ý nghĩa mà người ấy đã làm. Đơn giản hơn, đó chỉ là những công việc bình thường, như giúp đỡ người già qua đường nhường chỗ cho phụ nữ và trẻ em trên xe buýt hay biết quan tâm đến người khác và đối xử tốt với mọi người xung quanh. Đó chỉ là những công việc nhỏ hằng ngày được xuất phát từ một tâm hồn trong sáng, người như vậy là người có nhân cách tốt, phẩm giá tốt. Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp cần được xem xét trong từng hoàn cảnh. Nói dối được xem là một hành động xấu và sai. Nhưng trong trường hợp một bác sĩ phải nói dối về bệnh tình của bệnh nhân để người ấy yên tâm tiếp tục điều trị, đó lại là một hành động cao cả. Thế nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều những kẻ thiếu đức hạnh. Họ nói ra những điều lớn lao, cao cả nhưng hành động thì ngược lại, vì thực chất, họ làm vậy vì những mục đích ích kỷ riêng cho chính họ. Chúng ta không loại bỏ họ mà phải làm thay đổi được những con người ấy. Một xã hội tốt đẹp là một xã hội có những con người làm nhiều việc tốt, biết tu dưỡng bản thân, hoàn thiện tâm hồn. Điều đó được xuất phát từ nhân cách hay cũng chính là sự thể hiện của một con người có phẩm chất tốt. Câu nói "Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem hạnh phúc cho người khác" của Beethoven thể hiện quan niệm sống đẹp, khẳng định, ca ngợi quan niệm sống hướng về cống hiến, vị tha… Trong cuộc sống, ai cũng tìm kiếm hạnh phúc nhưng quan niệm về hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Có người coi sự thỏa mãn vật chất, tình cảm của riêng mình là hạnh phúc. Nhưng cũng có không ít người quan niệm hạnh phúc là cống hiến, là trao tặng. Đối với họ, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết hi sinh cho hạnh phúc nhân loại. Thật vậy, trong cuộc sống nếu chúng ta đem lại được hạnh phúc cho người khác thì quả là tuyệt vời. Hạnh phúc đó có thể dễ dàng có được khi ta giúp đỡ một cụ già qua đường, hay nhường chỗ cho một phụ nữ có thai trên xe buýt… Tất cả những điều đó thật đơn giản nhưng đã mang lại hạnh phúc cho người khác, làm mọi người vui vẻ. Và không dừng ở đó, hạnh phúc cũng ở tại với chúng ta khi ta làm được một điều tốt đẹp, có ích cho người khác, cho xã hội. Trong gia đình, chúng ta cần lên án những người chồng vũ phu, đánh đập vợ con hoặc những đứa con bất hiếu chỉ ăn chơi, thỏa mãn nhu cầu cá nhân, làm cha mẹ đau lòng. Tại sao những con người ấy lại nhẫn tâm đem lại bất hạnh cho chính những người thân yêu nhất của mình?… Ngoài xã hội, hiện có một lớp thanh niên, thay vì giúp đỡ người già yếu, họ lại lợi dụng để cướp giật, móc túi… những kẻ đó là những người sống thiếu nhân cách. Mỗi người trong chúng ta phải không ngừng nâng cao nhận thức, học tập và rèn luyện nhằm nâng cao nhân cách và phẩm giá của bản thân mình, trở thành một người có ích cho xã hội.

    Đoạn văn số 4
    Đoạn văn số 4
    Đoạn văn số 4
    Đoạn văn số 4
  5. Nhân cách và phẩm giá là hai yếu tố quan trong nhất tạo nên giá trị của con người. Trong đó nhân cách là những đức tính tốt đẹp của con người phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội được biểu hiện qua hành động và việc làm. Phẩm giá là giá trị tinh thần của con người, thể hiện qua thái độ và hành vi ứng xử của cá nhân trong các mối quan hệ gia đình, xã hội, mang giá trị về văn hóa đạo đức trong lối sống của con người. Nhân cách và phẩm giá con người là thước đo giá trị thể hiện địa vị và tầm quan trọng của mỗi người trong xã hội. Người có nhân cách và phẩm giá sẽ được mọi người quý mến, coi trọng, còn không họ bị coi thường, khinh bỉ. Không thể phủ nhận nhân cách và phẩm giá là một trong những yếu tố làm nên thành công của con người. Những điều này hình thành từ môi trường sống và học tập, sự giáo dục và dạy đõ của gia đình, nhà trường cũng như xã hội. Vậy nhân cách và phẩm giá con người làm sao để rèn luyện? Trước tiên mỗi người phải tự trang bị kiến thức, rèn luyện bản thân. Kiến thức và hiểu biết giúp chúng ta phân biệt phải trái, đúng sai, điều chỉnh suy nghĩ và hành động phù hợp. Thường xuyên lắng nghe góp ý, đóng góp của những người xung quanh, thể hiện bản thân là người có hiểu biết, luôn lắng nghe góp ý đóng góp những người xung quanh, thể hiện bản thân là người có hiểu biết, luôn lắng nghe, sửa chữa lỗi lầm. Nhân cách và phẩm giá con người là thước đo giá trị, thể hiện địa vị và tầm quan trọng của mội người trong xã hội. Vì thế, mỗi người cần không ngừng nâng cao nhận thức, học tập và rèn luyện nhằm nâng cao nhân cách và phẩm giá bản thân để trở thành người có ích cho xã hội.

    Đoạn văn số 5
    Đoạn văn số 5
    Đoạn văn số 5
    Đoạn văn số 5
  6. Trong cuộc sống, nhân cách và phẩm giá muôn đời là thước đó giá trị của mỗi người chúng ta. Việc tu dưỡng đạo đức của bản thân trong đời sống hằng ngày đã trở thành những bài học quý giá mà chúng ta cần phải thấm nhuần. "Đói cho sạch, rách cho thơm" – một câu tục ngữ quen thuộc cho ta thấy dù: khó khăn, thiếu thốn, khó khăn đến đâu thì chúng ta nhất thiết luôn phải sống sao cho trong sạch, sao cho giữ gìn được nhân cách và phẩm chất của chính bản thân mình. Vậy nhân cách là gì? Tại sao chúng ta phải gìn giữ nhân cách bản thân? Nhân cách là những đức tính tốt đẹp của con người và phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định như lòng biết ơn, sự hiếu thảo, lòng dũng cảm, tính kiên trì, tinh thần yêu nước. Nhân cách là thước đó giá trị của mỗi con người, khẳng định vị trí của gười đó trong cộng đồng xã hội. Chẳng phải vậy sao mà xã hội luôn trân trọng, yêu quý và tôn vinh những người có nhân cách, có đạo đức tốt đẹp. Từ đó mà luôn lấy họ làm tấm gương sách để răn dạy cháu con mình noi theo.Thật vậy, lịch sử chẳng bao giờ quên tôn vinh những tấm gương con người có nhân cách, đạo đức như thầy Chu Văn An. Thầy đã đem nhân học suốt cuộc đời mình để truyền dạy cho tất cả học trò để rồi cho đến cả một con vật, do quá kính trọng thầy nên đã hóa thành người mà đến theo học lớp thầy dạy. Năm tháng trôi qua nghe thầy giảng đạo lí, nó đã được thầy cảm hóa. Tôn kính thầy, nghe lời giảng dạy của thầy mà thấm nhuần trong tim, nó đã phá luật trời, cho mưa xuống vùng nhiều năm hạn hán để người dân đỡ khổ, đỡ cực. Ngoài ra, thầy thuốc vị danh y Lê Hữu Trác cũng là một người như thế. Và tấm gương đạo đức ngời sáng về lòng kiên trì vượt mọi trở ngại, khó khăn của cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu cũng cần chúng ta phải nhắc đến. Bên cạnh đó, trong tài cầm quân đánh giặc, thao lược trong chiến trận, Trần Hưng Đạo quả thực là một đại tướng tài giỏi. Và còn rất nhiều tâm gương ngời sáng khác trong thực tế cuộc sông của chúng ta hiện tại… Tuy nhiên, bên việc tôn vinh những con người như vậy, xã hội ta cũng luôn lên án những kẻ thiếu đạo đức, coi nhân phẩm của mình nhẹ hơn tiền tài, vật chất… Đặc biệt trong thời đại ngày nay cũng có không ít kẻ hám tiền, tham quyền rồi làm những nhiễu nhân dân bằng cách tham nhũng nhận hối lộ… khiến cho đất nước ngày một thêm nghèo. Từ xưa đến nay, việc giữ gìn nhân cách, phẩm chất đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Chính thế mà chúng ta luôn phải tiếp thu, biết kế thừa và phát huy để mãi mãi gìn giữ vẻ đẹp này của dân tộc. Tóm lại, nhân cách chính là tài sản vô giá mà chúng ta cần phải biết coi trọng, giữ gìn và thường xuyên rèn giũa. Chúng ta cần sống một cách chân thật với mình, với mọi người, sống trong sạch, lương thiện để bản thân ta là một người tốt. Điều đó không chỉ đem lại lợi ích cho chính bản thân ta mà còn góp phần đảm bảo cuộc sống tốt đẹp chung cho tất cả mọi người. Để gìn giữ nhân cách cho bản thân, thực sự có rất nhiều cách nhưng có lẽ phổ biên nhất là việc siêng năng, cần cù, và chăm chi học tập là những đức tính mà trước tiên ta phải chú ý đến.

    Đoạn văn số 6
    Đoạn văn số 6
    Đoạn văn số 6
    Đoạn văn số 6




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |