Top 8 Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về sống chậm
Trong cuộc sống bộn bề hiện nay, con người ta mải miết lao đầu vào việc tìm kiếm những thứ xa xỉ mà quên mất điều mà sâu thẳm trong trái tim mình mong muốn một ... xem thêm...điều gì đó thật bình dị. Xã hội xô bồ, vội vã thì những điều giản đơn đôi khi thật giá trị bởi nó mang tâm hồn ta tươi đẹp hơn. "Sống chậm" lại là một trong điều nên làm trong cuộc sống này, để chúng ta có thể dành thời gian trao nhau yêu thương nhau và nhận lại những điều tốt đẹp. "Sống chậm" cũng là một chủ đề thường được đưa vào viết văn nghị luận. Cùng Toplist tham khảo những đoạn văn mẫu dưới đây để hiểu rõ hơn về "sống chậm" nhé:
-
Có lẽ sự vội vàng không thể chậm rãi của con người như một sự ngẫu nhiên theo dòng phát triển của cuộc sống. Cuộc sống hối hả khiến cho tất cả chúng ta không thể không theo lao theo guồng quay của nó. Nhịp sống hối hả có thể thấy ở khwsp mọi nơi trong cuộc sống hằng ngày. Ví như vào mỗi sáng chúng ta đi làm, những chiếc xe máy, ô tô chen chúc nhau cố gắng len lỏi, lao nhanh trên đường để mong kịp giờ làm, giờ học. Chúng ta không còn có thời gian cho những câu chào nhau, giao tiếp xã hội dù là những người thân thiết như hàng xóm xung quanh, hay thậm chí là cả đồng nghiệp. Lâu dần, sẽ tạo nên khoảng cách giữa những người tưởng chừng như sẽ có thể thân thiết hơn như vậy. Chính sự vội vàng, hối hả đó khiến chúng ta không còn tâm trí quan tâm mọi thứ xung quanh. Những mảnh đời bất hạnh, những câu truyện cần được cảm thông sẻ chia vậy mà dường như chúng ta không quan tâm không mặn mà lắm. Chúng ta lướt qua nhau như chẳng có chuyện gì xảy ra. Giá như, chúng ta chậm lại một chút, lắng nghe, chia sẻ với những người mang số phận bất hạnh hay tâm sự với bạn bè, người thân thì đôi bên cảm thấy ấm lòng và thân thiết với nhau hơn. Mỗi chúng ta nên sống chậm lại, một chút thôi thì có lẽ cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn. Khi ta chậm lại, ta sẽ thêm thời gian để nhìn mọi thứ tốt đẹp hơn, sâu sắc hơn ta lúc ta vội vã. Những lúc sống nhanh, sống vội, ngay cả quan tâm đến người thân bạn bè chúng ta còn chẳng làm được. Vậy thì sống chậm để nhìn nhận lại vấn đề, để chúng ta có thời gian trao yêu thương với những người xung quanh, và nhận lại những điều tốt đẹp. Vậy nên hãy sống chậm thôi bạn nhé.
-
Cuộc sống là một trường đua và thì giờ là vàng, là bạc. Nhưng con người không phải là một cỗ máy vô cảm, con người có tâm hồn được tạo nên từ vô vàn những mảng màu, những cung bậc cảm xúc nối tiếp nhau: buồn – vui, thất vọng – hi vọng, chán nản – hạnh phúc, khinh ghét – yêu thương… Tâm hồn con người như một mảnh đất, nếu không có những nguồn nước mát lành ấy tưới tắm, thì đất sao màu mỡ và những mầm xanh bé bỏng sao vươn lên tươi tốt được? Sống chậm còn là để dành thời gian nghĩ về cuộc sống và những người xung quanh. Sống chậm lại còn là để lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Một chút lặng lẽ, riêng tư cho chính mình để nghĩ về những gì đã qua, những gì sắp tới, những gì được mất. Sống chậm không phải là lãng phí thời gian mà là trân trọng thời gian, quý trọng những kí ức, những kỉ niệm, quý những gì đã mất như món đồ chơi, chiếc răng sữa thuở ấu thơ… cho đến những gì to tát hơn sau này. Một chút sống chậm để biết quý giá “món quà” hiện tại. Sống chậm cho ta khoảng lặng để rút ra kinh nghiệm từ những thất bại và thêm niềm hi vọng cho tương lai. Tâm hồn mỗi người trẻ tuổi sẽ trở nên thâm trầm, sâu sắc, chín chắn và trưởng thành hơn. Sống chậm như vậy, không có nghĩa là chậm chạp, lạc hậu mà là sống một cách kĩ lưỡng, tránh những ồn ào, hỗn tạp, a dua, ăn theo; Tuổi trẻ ngày nay sợ gặp thất bại và không biết đương đầu với thất bại như thế nào. Vì vậy cần: suy – nghĩ – khác – đi… Trong những năm gần đây, có một hiện tượng đang trở thành xu hướng của giới trẻ châu Á và cả Việt Nam: thanh niên mỗi lần rơi vào bế tắc, tuyệt vọng do thi trượt đại học, bố mẹ li hôn, sức ép học lập căng thẳng hay vì một lí do riêng mà bị nhiều người xa lánh… thường quẫn trí mà tự tử. Đáng sợ hơn nữa còn có những vụ tự tử tập thể, tự tử nhóm băng nhiều hình thức khác và vì những lí do không đáng. Trong những trường hợp này thì cách suy nghĩ khác, tích cực, lạc quan và hướng lới những gì tốt đẹp là phương thuốc hữu hiệu nhất giúp chữa lành những vết thương, giúp con người tự tin, có nghị lực để sống tiếp. Cần yêu thương nhiều hơn vì yêu thương vốn là cái gốc của nhân loại. Yêu thương và đoàn kết là nền tảng để một dân tộc cùng sống và phát triển bao đời nay. Yêu thương nhiều hơn là biết nghĩ, biết quan tâm chăm sóc và hướng tới người khác nhiều hơn.Đó là một ánh nhìn, một nụ cười, một hành động và lời nói quan tâm giúp cha mẹ bớt mệt nhọc hơn sau một ngày lao động vất vả. Đó là cử chỉ ân cần trìu mến với những người đang gặp khó khăn.“Sống chậm”, “suy nghĩ khác” và “yêu thương nhiều hơn” là ba mặt biện chứng của một vấn đề. Sống chậm thực chất là thời gian con người suy nghĩ, mài nhọn các giác quan nhạy bén và thành lập tư duy sáng tạo, tích cực sống chậm còn là lúc con người được thảnh thơi, yêu thương, trân trọng những người xung quanh. Nhưng cũng chớ đánh đồng sống chậm là trái nghịch “vội vàng” của thi sĩ Xuân Diệu. Thi sĩ sống vội vàng là sống hết mình một cách tận độ, sống sao cho có ý nghĩa nhất. Vậy nên tuổi trẻ phải vừa biết sống chậm để rèn luyện sự chín chắn, trưởng thành, vừa phải biết sống “vội vàng”,linh hoạt và hết mình.
-
Tôi đã từng nghe ai đó nói một câu rằng : “ Sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn.” Câu nói ấy thật sự rất có giá trị đối với tôi. Dường như trong cuộc sống quá nhiều xô bồ,áp lục và đua chen, người ta thường hay bị cuốn vào vòng xoáy của sự chạy đua, tăng tốc để rồi quên đi mất giá trị sống đích thực của mình. Đặc biệt các bạn trẻ - những người lần đầu chạm chân vào ngưỡng cửa của sự trưởng thành, cuộc sống mới thường hấp dẫn và thôi thúc các bạn thử sức, khám phá mình ở nhiều phương diện.Cũng bởi thế, không có gì là lạ khi các bạn chọn cho mình lối sống nhanh, sống vội vàng, gấp gáp .Sống nhanh không phải là không tốt nhưng đôi khi sự sống nhanh cho một bước chạy đà ấy lại buộc con người phải đánh đổi thời gian , những mối quan hệ và tình cảm tốt đẹp xung quanh. Để rồi quá bận bịu với công việc mà đôi khi ta quên đi mất rằng, một lúc nào đó trong cuộc đời, ta cũng cần có những thời khắc sống chậm lại để biết lắng nghe, để quan tâm, chia sẻ và yêu thương mọi người. Sống chậm tức là con người sống một cách bình tĩnh, thư giãn, thoải mái, sống để lắng nghe trái tim mình và cảm nhận điều gì là tốt nhất cho bản thân và cho những người xung quanh. Khi ta sống chậm, tự nhiên ta sẽ nhìn thấy từng ngày ,từng ngày cuộc đời này trôi qua đều vô cùng ý nghĩa. Sống chậm cho ta khoảng lặng để rút ra kinh nghiệm từ những thất bại và thêm niềm hi vọng cho tương lai. Tâm hồn mỗi người trẻ tuổi sẽ trở nên thâm trầm, sâu sắc, chín chắn và trưởng thành hơn. Sống chậm, đồng thời, sẽ giúp chúng ta thay đổi cả những suy nghĩ của mình. Chúng ta sẽ không còn những suy nghĩ ích kỉ, chỉ biết lo cho bản thân mà còn biết quan tâm đến cả những người xung quanh. Cuộc sống vẫn cứ hối hả trôi đi, và con người cũng bị cuốn vào nhịp hối hả ấy. Thi thoảng, hãy sống chậm lại, để cảm nhận cuộc sống, và để yêu thương nhiều hơn.
-
Trong nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại ngày nay, con người ta trở nên khép mình hơn, ít quan tâm đến nhau hơn, quan hệ giữa người với người ngày càng mờ nhạt. Vì thế câu nói: “Sống chậm lại, suy nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn” như một khẩu hiệu, kêu gọi chúng ta nên giành thời gian để quan tâm nhiều hơn đến những thứ xung quanh mình.
Phải chăng, nhiều người trong chúng ta đang sống quá vội? Họ cuốn mình vào guồng quay của cuộc sống, mà không có thời gian quan tâm đến những người xung quanh mình. Có những đứa con cả ngày chỉ được ở với cô giúp việc. Có những người mẹ cả ngày chỉ được gặp con trong bữa cơm tối chóng vánh. Họ bị những lo toan, những công việc bộn bề chiếm hết tâm trí khiến họ không muốn mở lòng mình để đón nhận, để quan tâm đến những thứ xung quanh. Còn sống chậm, đó là sẵn sàng đón nhận mọi thứ, cố gắng để bản thân hòa nhập với môi trường xung quanh mình, để những giây phút trong cuộc sống trôi qua ấn tượng và có ý nghĩa hơn. Sống chậm sẽ giúp chúng ta có cảm giác thư thái, bình yên, giúp chúng ta có thời gian suy nghĩ, để thấy hiểu và thông cảm với những mảnh đời bất hạnh, giúp cho toàn xã hội gắng kết với nhau hơn. Sống chậm, đồng thời, sẽ giúp chúng ta thay đổi cả những suy nghĩ của mình. Chúng ta sẽ không còn những suy nghĩ ích kỉ, chỉ biết lo cho bản thân mà còn biết quan tâm đến cả những người xung quanh. Chúng ta sẽ biết quan tâm hơn đến cụ bà hàng xóm không có ai chăm sóc. Chúng ta sẽ biết quan tâm hơn đến những đứa trẻ ăn xin mà mùa đông vẫn đi chân trần. Có thể không giúp được gì nhiều, nhưng sự cảm thông sẽ khiến cho chúng ta trở nên “người” hơn. Trong xã hội hiện nay, khi mà có những người chết vì bị bỏ mặc, tấm lòng thấu hiểu giữa người với người lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Chỉ khi hiểu, chúng ta mới có thể yêu thương được.
-
Cuộc sống ngày càng phát triển hiện đại càng cuốn con người vào một vòng xoáy vô hình mà đôi khi chúng ta quên mất rằng bản thân cần phải sống chậm lại. Sống chậm lại là một ý nghĩa lớn với tất cả mọi người, đặc biệt là bạn trẻ trong thời đại số. Sống chậm lại ở đây là bạn biết suy tư, suy nghĩ kĩ càng, biết quan tâm chăm sóc đến những điều đơn giản mà cuộc sống bạn đã vô tình lãng quên. Bởi lẽ, khi bạn sống chậm bạn sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái, bỏ mình ra khỏi guồng quay cuộc sống, của những lo toan, gánh nặng khiến cho tâm hồn thanh thản. Chắc hản đó là lý do tại sao khiến nhiều người "bỏ thành phố để về quê", hay nhiều bạn bỏ mặc lượng nghìn đô tìm về với cuộc sống không vướng bận thoải mái, thanh thản. Khi bạn sống chậm, bạn có điều kiện để suy xét kĩ càng với những quyết định của mình, đã và đang và sẽ làm điều này khiến bạn không hối tiếc với những quyết định của bản thân, do vậy nó là bước đệm của thành công. Thử hỏi nếu không cân nhắc, thì những chiến lược của BIll Gates, Jack Ma... hay vô số tỉ phú khác có thành công như bây giờ được không? Những thành công đó đều là do giây phú sống chậm để có thể suy nghĩ thấu đáo. Hơn hết, khi sống chậm bạn sẽ thấy có biết bao điều tốt đẹp xung quanh chúng ta khiến chúng ta bỏ lỡ. Nhưng hãy nhớ rằng chậm lại ở đây không có nghĩa là chậm chạp, lề mề, bước sau cuộc sống, mà sống chậm là để lại những khoảng ngừng để lấy đà bước tiếp. Mỗi người cần tập cách quan sát, lắng nghe, nhìn nhận đa chiều, đa diện để sống chậm đúng nghĩa. Cuộc sống đôi lúc hãy để nó chậm lại, để nghỉ ngơi, để "muốn nhanh phải từ từ".
-
Trong nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại ngày nay, con người ta trở nên khép mình hơn, ít quan tâm đến nhau hơn, quan hệ giữa người với người ngày càng mờ nhạt. Vì thế câu nói: “Sống chậm lại, suy nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn” như một khẩu hiệu, kêu gọi chúng ta nên giành thời gian để quan tâm nhiều hơn đến những thứ xung quanh mình. Phải chăng, nhiều người trong chúng ta đang sống quá vội? Họ cuốn mình vào guồng quay của cuộc sống, mà không có thời gian quan tâm đến những người xung quanh mình. Có những đứa con cả ngày chỉ được ở với cô giúp việc. Có những người mẹ cả ngày chỉ được gặp con trong bữa cơm tối chóng vánh. Họ bị những lo toan, những công việc bộn bề chiếm hết tâm trí khiến họ không muốn mở lòng mình để đón nhận, để quan tâm đến những thứ xung quanh. Còn sống chậm, đó là sẵn sàng đón nhận mọi thứ, cố gắng để bản thân hòa nhập với môi trường xung quanh mình, để những giây phút trong cuộc sống trôi qua ấn tượng và có ý nghĩa hơn. Sống chậm sẽ giúp chúng ta có cảm giác thư thái, bình yên, giúp chúng ta có thời gian suy nghĩ, để thấy hiểu và thông cảm với những mảnh đời bất hạnh, giúp cho toàn xã hội gắng kết với nhau hơn. Sống chậm, đồng thời, sẽ giúp chúng ta thay đổi cả những suy nghĩ của mình. Chúng ta sẽ không còn những suy nghĩ ích kỉ, chỉ biết lo cho bản thân mà còn biết quan tâm đến cả những người xung quanh. Chúng ta sẽ biết quan tâm hơn đến cụ bà hàng xóm không có ai chăm sóc. Chúng ta sẽ biết quan tâm hơn đến những đứa trẻ ăn xin mà mùa đông vẫn đi chân trần. Có thể không giúp được gì nhiều, nhưng sự cảm thông sẽ khiến cho chúng ta trở nên “người” hơn. Trong xã hội hiện nay, khi mà có những người chết vì bị bỏ mặc, tấm lòng thấu hiểu giữa người với người lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Chỉ khi hiểu, chúng ta mới có thể yêu thương được. Chúng ta nên giành thời gian chơi với đứa em nhỏ trong nhà, giành thời gian hỏi thăm những người bạn đã lâu không gặp, hay giành thời gian để tham gia tình nguyện giúp những người có hoàn cảnh khó khăn. Hay chỉ đơn giản là đóng góp những gì mình không còn dùng nữa cho trẻ em nghèo ở vùng cao hay đồng bào vùng lũ. Tình yêu thương chỉ đơn giản là như vậy. Yêu thương nhiều hơn, cũng có nghĩa là chúng ta đang cho đi nhiều hơn. Mà ở đời, muốn nhận lại trước tiên phải biết cho đi – cho đi là nhận lại. Khi người với người sống với nhau bằng tình yêu thương, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn biết bao nhiêu. Một con người có tình yêu thương với cuộc sống xung quanh mình cũng sẽ nhận lại được tình yêu thương, lòng yêu quý, sự kính trọng của những người xung quanh mình. Nhưng, sống chậm không có nghĩa là ăn chậm, uống chậm, đi lại chậm, mà là giành thời gian để làm cho từng giây phút trong cuộc sống có ý nghĩa hơn. Suy nghĩ khác đi cũng không phải là những suy nghĩ lập dị, khác thường mà là phải tập cho mình những thói quen suy nghĩ tích cực, để hoàn thiện bản thân và giúp ích cho xã hội. Khi con người biết yêu thương nhiều hơn, đó cũng là khi họ suy nghĩ tích cực hơn và cuộc sống của họ trở nên thành thơi, ý nghĩa hơn. “Dòng đời vẫn vội trôi thật nhanh chỉ còn mình tôi ở lại…” Cuộc sống vẫn cứ hối hả trôi như lời bài hát, và con người cũng bị cuốn vào nhịp hối hả ấy. Thi thoảng, hãy sống chậm lại, để cảm nhận cuộc sống, và để yêu thương nhiều hơn.
-
Trong thế giới hiện đại, nhịp sống hối hả và áp lực công việc khiến nhiều người quên mất giá trị của lối sống chậm. Sống chậm không có nghĩa là lười biếng hay chậm chạp, mà là biết dừng lại để cảm nhận, thưởng thức và tận hưởng những khoảnh khắc quý giá trong cuộc sống. Khi sống chậm, ta có thể dành thời gian để kết nối sâu sắc hơn với bản thân, gia đình và bạn bè, từ đó nuôi dưỡng những mối quan hệ bền vững và ý nghĩa. Lối sống này giúp chúng ta giảm bớt căng thẳng, giữ cho tinh thần luôn thoải mái và sáng suốt, đồng thời tăng cường sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Sống chậm cũng là cơ hội để ta phát triển những sở thích cá nhân, khám phá và nuôi dưỡng đam mê. Khi không còn bị cuốn vào guồng quay bận rộn, ta có thể tận hưởng những thú vui đơn giản như đọc sách, đi dạo, hoặc thưởng thức một tách trà nóng. Những khoảnh khắc bình yên này giúp ta tái tạo năng lượng, khơi gợi sự sáng tạo và tăng cường sự tập trung khi làm việc. Hơn nữa, sống chậm còn là cách để ta trân trọng những điều nhỏ bé nhưng ý nghĩa, học cách biết ơn và hài lòng với những gì mình có. Trong một thế giới đầy biến động, lối sống chậm là phương pháp hữu hiệu để ta duy trì sự cân bằng, hạnh phúc và an yên.
-
- Mở Bài
- Giới thiệu chủ đề: Sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại đã dẫn đến lối sống bận rộn và căng thẳng. Trong bối cảnh đó, khái niệm “sống chậm” ngày càng thu hút sự chú ý.
Định nghĩa sống chậm: Sống chậm là cách tiếp cận cuộc sống tập trung vào việc tận hưởng từng khoảnh khắc, chú trọng đến hiện tại thay vì chạy đua với thời gian và hiệu suất.
- Giới thiệu chủ đề: Sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại đã dẫn đến lối sống bận rộn và căng thẳng. Trong bối cảnh đó, khái niệm “sống chậm” ngày càng thu hút sự chú ý.
- Thân Bài
- 1. Khái Niệm Sống Chậm
- Định nghĩa rõ ràng: Sống chậm không chỉ là giảm tốc độ mà là một triết lý sống chú trọng đến hiện tại và sự tận hưởng cuộc sống.
- Sự khác biệt với lối sống nhanh: Lối sống nhanh tập trung vào hiệu suất và tốc độ, trong khi sống chậm chú trọng vào chất lượng và sự thỏa mãn.
- 2. Lợi Ích Của Sống Chậm
- Cải thiện sức khỏe tinh thần:Giảm căng thẳng và lo âu.
- Tăng cường sự thư giãn và sự hài lòng.
- Tăng cường mối quan hệ cá nhân:Xây dựng và củng cố các mối quan hệ gắn bó hơn.
- Dành thời gian chất lượng với gia đình và bạn bè.
- Khám phá sở thích và đam mê:Có thời gian theo đuổi đam mê cá nhân.
- Phát triển bản thân và sự sáng tạo.
- 3. Thực Hành Sống Chậm
- Các phương pháp thực hành:Thiết lập thời gian nghỉ ngơi và thư giãn.
- Thực hành chánh niệm và các hoạt động giảm căng thẳng như thiền, yoga.
- Dành thời gian cho sở thích và các hoạt động có ý nghĩa.
- Cải thiện thói quen hàng ngày:Lên kế hoạch và ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng.
- Tạo không gian riêng và thời gian cho bản thân.
- 4. Thách Thức Khi Sống Chậm
- Sự phản kháng từ xã hội:Áp lực công việc và yêu cầu hiệu suất cao có thể gây khó khăn khi áp dụng lối sống chậm.
- Giải pháp vượt qua thách thức:Nhận thức rằng sống chậm là một cách tạo cân bằng, không phải từ bỏ trách nhiệm.
- Thực hiện các bước nhỏ và dần dần thay đổi thói quen.
- 1. Khái Niệm Sống Chậm
- Kết Bài
- Tóm tắt lợi ích: Sống chậm mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe tinh thần, mối quan hệ cá nhân và sự phát triển bản thân.
- Khẳng định ý nghĩa: Trong thế giới hiện đại, việc tìm kiếm sự cân bằng và tận hưởng từng khoảnh khắc là rất quan trọng.
- Kêu gọi hành động: Khuyến khích mọi người cân nhắc áp dụng lối sống chậm để cải thiện chất lượng cuộc sống và tìm lại sự hài hòa.
Sườn bài này giúp bạn tổ chức các ý tưởng và lập luận một cách rõ ràng và logic để viết một bài nghị luận về sống chậm.
- Mở Bài