Top 10 Điều thú vị về World Cup tại Qatar
World Cup 2022 tại Qatar sẽ là vòng chung kết cúp bóng đá thế giới lần thứ 22 trong lịch sử và lần đầu tiên được tổ chức tại Trung Đông. Trận khai mạc diễn ra ... xem thêm...ngày 21-11 và trận chung kết vào ngày 19-12. Tại giải đấu trên đất Qatar, có rất nhiều điều thú vị chưa từng có trước kia tại giải đấu lớn nhất hành tinh này.
-
Với diện tích chỉ 11.571 km2, Qatar cũng đi vào lịch sử với tư cách là quốc gia có diện tích nhỏ nhất đăng cai tổ chức một kỳ World Cup. Tất cả 8 sân vận động đều nằm trong bán kính 50 km, tính từ thủ đô Doha. Không chỉ có vậy, với dân số vào khoảng 2,9 triệu người, Qatar cũng vượt qua Uruguay để trở thành nước chủ nhà World Cup có dân số ít nhất.
World Cup 2022 diễn ra từ ngày 20/11 đến 18/12/2022, đánh dấu lần đầu tiên giải đấu số 1 thế giới tổ chức ở Tây Á. Để phục vụ cho sự kiện 4 năm mới diễn ra 1 lần này, Qatar đã chi ra hơn 6,5 tỉ USD để xây dựng các sân vận động mới với hệ thống điều hoà nhiệt độ hiện đại giúp các cầu thủ có thể thi đấu trong điều kiện lý tưởng nhất. Họ cũng bỏ ra 36 tỷ USD cho hệ thống tàu điện ngầm không người lái kết nối 8 sân vận động.
Sự giàu có giúp Qatar có thể tổ chức một kỳ World Cup xa hoa và tốn kém nhất trong lịch sử. Ước tính quốc gia này đã chi đến 300 tỉ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng trong thập kỷ vừa qua. Các cổ động viên đến Qatar tham dự World Cup không bắt buộc phải tiêm phòng. Tuy nhiên, họ cần phải hiển thị xét nghiệm COVID-19 âm tính và sau đó tải xuống ứng dụng điện thoại theo dõi liên hệ có tên Ehteraz. Bên cạnh đó, người hâm mộ phải có thẻ Hayya là một tài liệu được cá nhân hóa (truy cập thông qua một ứng dụng sau khi đăng nhập) cấp cho mọi người mua vé và xuất trình để vào bất kỳ sân vận động nào của World Cup.
-
12 năm kể từ khi được trao quyền đăng cai, Qatar đã chi 300 tỷ USD cho "bữa tiệc" bóng đá lớn nhất hành tinh. Doha, thủ đô của quốc gia nhỏ bé giàu khí đốt vùng Trung Đông, đã "chuyển mình" với hệ thống sân vận động và khách sạn mới để có thể đáp ứng nhu cầu của hơn 1 triệu du khách trong thời gian giải diễn ra.
Theo Bloomberg, dù còn vấp phải nhiều ý kiến trái chiều trong công tác tổ chức, World Cup 2022 dự kiến vẫn sẽ mang lại cho Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) khoản doanh thu kỷ lục, dự kiến vượt mức gần 5,4 tỷ USD tại World Cup 2018 ở Nga với khoảng 3,6 tỷ người theo dõi. Sự giàu có của Qatar phần lớn đến từ xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng sang những bên mua chủ yếu ở châu Á theo các hợp đồng dài hạn. Nhờ giá dầu tăng mạnh, quốc gia này cũng đang tận hưởng một năm bội thu và dự kiến sẽ tạo ra thặng dư trị giá 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), theo S&P Global Ratings.
Tass cho biết, 6,5 tỷ USD là chi phí cho 8 sân vận động của World Cup 2022, trong đó sân Al Bayt tại thành phố Al Khor chiếm 847 triệu USD. Chỉ riêng Doha, khu phức hợp lưu trú "The Pearl" được đầu tư hơn 15 tỷ USD, trong khi 36 tỷ USD là chi phí cho hệ thống tàu điện ngầm tại thành phố này.
-
Hãng tin Reuters ngày 17/11 dẫn một nghiên cứu của Keller Sports cho biết, người hâm mộ bóng đá tham dự các trận đấu của World Cup ở Qatar sẽ trả thêm gần 40% cho tấm vé so với kỳ World Cup 2018 ở Nga. Giá vé trung bình của trận chung kết World Cup 2022 có mức cao ngất ngưởng 684 bảng Anh (812 USD).
Theo khảo sát của Keller Sports, nhà cung cấp dịch vụ thể thao có trụ sở tại Munich (Đức), trong khi người hâm mộ tới Nga dự World Cup 2018 chỉ phải trả trung bình 214 bảng Anh (254 USD) cho một chỗ ngồi, thì vé xem các trận đấu ở Qatar có giá trung bình 286 bảng Anh (340 USD). Nghiên cứu của Keller Sports cũng chỉ ra rằng, giá vé xem các trận đấu tại World Cup ở Qatar là đắt nhất, chưa từng có trong 20 năm qua, với giá vé cho trận chung kết cao hơn 59% so với 4 năm trước.
"World Cup ở Qatar đã được coi là World Cup đắt nhất từ trước đến nay. Việc xây dựng 6 sân vận động mới và cải tạo hoàn toàn hai đấu trường khác trong nước được cho là tiêu tốn khoảng 3 tỷ USD", nghiên cứu cho biết. Keller Sports nhận định: "Nhiều tiền hơn đã được chi cho việc mở rộng cơ sở hạ tầng của thủ đô Doha, chẳng hạn như các tuyến giao thông và làm mới lại sân bay quốc tế. Không có gì đáng ngạc nhiên khi World Cup ở Qatar cũng là World Cup có giá vé trung bình đắt nhất".
-
Bên cạnh những tranh cãi, World Cup 2022 cũng là kỳ đầu tiên tổ chức tại quốc gia Hồi giáo, có trọng tài nữ điều khiển trận đấu hay lùi thời điểm diễn ra vào mùa đông. Đã qua 21 kỳ kể từ lần đầu tổ chức vào năm 1930, nhưng World Cup 2022 tổ chức tại Qatar được xem là mùa giải khác biệt nhất, với nhiều cái “đầu tiên”.
Đây sẽ là lần đầu tiên đội tuyển quốc gia nam Qatar tham dự một vòng chung kết World Cup nhờ tư cách chủ nhà. FIFA cho phép đội tuyển của quốc gia đăng cai tham dự World Cup mà không cần trải qua vòng loại. Điều này có nghĩa là quốc gia vùng Vịnh nhỏ bé có thể kiểm tra năng lực của mình trước những đội bóng mạnh nhất thế giới.
World Cup luôn được tổ chức vào tháng 5, 6 hoặc 7 nhưng Qatar 2022 phá vỡ truyền thống này. Lý do là vào mùa hè, nhiệt độ ở Qatar có thể lên tới hơn 40 độ C, việc dời thời gian tổ chức lại vào mùa đông sẽ mát mẻ hơn. Dù vậy, nhiệt độ mùa đông ở Qatar vẫn có thể ở mức khoảng 30 độ C. Các nhà tổ chức sẽ chống nóng bằng nhiều phương pháp, ví dụ như sử dụng hệ thống làm mát công nghệ cao trong các sân vận động. Việc thay đổi thời gian tổ chức World Cup đã gây ảnh hưởng đến nhiều giải đấu lớn trên thế giới, nhất là các giải hàng đầu châu Âu.
-
Linh vật của World Cup 2022 mang tên “La’eeb”. Trong tiếng Arab, La'eeb có nghĩa là một cầu thủ sở hữu những kỹ năng hàng đầu. La'eeb khuyến khích niềm tin vào bản thân và mang lại niềm vui bóng đá cho mọi người. Thoạt nhìn, La'eeb nhìn có vẻ ngoài giống một chiếc mũ vải (gutra) phổ biến ở Qatar với vòng đeo trên đầu.
Tuy nhiên, Liên đoàn bóng đá Thế giới (FIFA) nhấn mạnh linh vật World Cup 2022 còn là một nhân vật đặc biệt vui nhộn và tinh nghịch đến từ thế giới linh vật, một thế giới song song với thế giới loài người. La'eeb cũng có thể là bất kỳ nhân vật nào mà một người hâm mộ bóng đá tưởng tượng ra.
Thoạt nhìn, La'eeb nhìn có vẻ ngoài giống một chiếc mũ vải (gutra) phổ biến ở Qatar với vòng đeo trên đầu. Tuy nhiên, Liên đoàn bóng đá Thế giới (FIFA) nhấn mạnh linh vật World Cup 2022 còn là một nhân vật đặc biệt vui nhộn và tinh nghịch đến từ thế giới linh vật, một thế giới song song với thế giới loài người. Đối với một linh vật được tạo ra qua trí tưởng tượng của bất kỳ ai, FIFA đã cố gắng tìm ra những tính từ chung nhất để mô tả linh vật này, như "can đảm," "vui vẻ," "vui tươi," "tinh nghịch," "trẻ trung" và "có tinh thần phiêu lưu." FIFA cho biết thêm La'eeb còn vai trò quan trọng thu hút người hâm mộ ở mọi lứa tuổi tới trải nghiệm World Cup tại Qatar. Trong video giới thiệu, La'eeb đã tham dự mọi giải đấu FIFA World Cup trước đây và đã góp phần tạo nên một số khoảnh khắc nổi tiếng nhất trong lịch sử bóng đá, bao gồm một số bàn thắng mang tính biểu tượng.
-
Al Rihla sẽ là trái bóng chính thức của World Cup 2022. Đây cũng là trái bóng đặc biệt nhất lịch sử giải đấu này. Trong tiếng Arab, "Al Rihla" có nghĩa là cuộc hành trình. Trái bóng có màu trắng ngọc trai và những đường nét trang trí rất sặc sỡ, giống với màu sắc lá cờ của nước chủ nhà Qatar và màu áo trắng truyền thống của người Arab. Một trong những cải tiến chính của quả bóng là Speedshell. Speedshell nhằm mục đích tăng tốc độ bay và quay của quả bóng để đạt được khí động học tuyệt vời và một cú sút hoàn hảo.
Theo tiết lộ của nhà sản xuất, Al Rihla được tạo ra để phục vụ cho các trận đấu có tốc độ cao vì đây sẽ là trái bóng bay nhanh hơn bất kỳ trái bóng nào trong lịch sử World Cup. Điều này giúp những cú sút sẽ đi nhanh và chính xác, thách thức khả năng phản xạ của các thủ môn.
Một trong những cải tiến chính của quả bóng là Speedshell. Speedshell nhằm mục đích tăng tốc độ bay và quay của quả bóng để đạt được khí động học tuyệt vời và một cú sút hoàn hảo. Theo tiết lộ của nhà sản xuất, Al Rihla được tạo ra để phục vụ cho các trận đấu có tốc độ cao vì đây sẽ là trái bóng bay nhanh hơn bất kỳ trái bóng nào trong lịch sử World Cup. Điều này giúp những cú sút sẽ đi nhanh và chính xác, thách thức khả năng phản xạ của các thủ môn. Trong khi đó, người hâm mộ sẽ có cơ hội chứng kiến nhiều siêu phẩm ở World Cup 2022.
-
Kể từ năm 1962, các kỳ World Cup đều chọn ra một bài hát chính thức, được phát xuyên suốt thời gian diễn ra giải đấu, nhằm kết nối với khán giả trên toàn thế giới thông qua việc chia sẻ niềm đam mê bóng đá và âm nhạc. Trong chiến lược âm nhạc mới của FIFA, thay vì một bài hát chính thức được phát xuyên suốt giải đấu, World Cup 2022 sẽ phát một danh sách các bài hát gồm Hayya Hayya" (Better Together), "Arhbo", "Light The Sky", "Ulayeh", "Aeropuerto", "Vamos a Qatar" để người hâm mộ thưởng thức.
Đây là lần đầu tiên World Cup có một tuyển tập nhiều bài hát, được các nghệ sĩ quốc tế thể hiện nhiều phong cách âm nhạc đa dạng, tạo bầu không khí sôi động và cuồng nhiệt cho ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, các kỳ World Cup đều chọn ra một bài hát chính thức, được phát xuyên suốt thời gian diễn ra giải đấu, nhằm kết nối với khán giả trên toàn thế giới thông qua việc chia sẻ niềm đam mê bóng đá và âm nhạc. Tuy nhiên, năm nay thay vì một bài hát chính thức được phát xuyên suốt giải đấu, World Cup 2022 sẽ phát một danh sách các bài hát để người hâm mộ thưởng thức.
Hayya Hayya (Better Together) là ca khúc chính thức đầu tiên, được FIFA ra mắt từ tháng 4, Ca khúc thứ hai của FIFA do ca sĩ người Puerto Rico - Ozuna - và rapper người Pháp gốc Congo - Gims - thể hiện. Tên bài hát - Arhbo - là từ lóng trong tiếng địa phương ở Qatar, mang nghĩa "chào đón". Arhbo cũng bắt nguồn từ "Marhaba" trong tiếng Ả Rập, mang nghĩa "chào mừng về nhà". Ca sĩ Ozuna hy vọng bài hát giống như lời chào với những người đến Qatar và dõi theo kỳ World Cup năm nay.
-
Tại kỳ World Cup lần này, hệ thống VAR sẽ có thêm một chức năng đặc biệt lần đầu tiên được sử dụng là “bắt việt vị tự động”. Hệ thống này hoạt động với sự trợ giúp của 12 máy quay đặc chủng có nhiệm vụ theo sát mọi di chuyển của trái bóng và tối đa là 29 điểm dữ liệu của mỗi cầu thủ, trong đó bao gồm cả các bộ phận cơ thể được xem xét khi đánh giá về một tình huống việt vị. Đây là công nghệ sử dụng 12 camera theo dõi chuyên dụng được gắn bên dưới mái vòm ở từng sân vận động để theo dõi quả bóng cũng như các cầu thủ. Với 29 điểm dữ liệu được thu thập liên tục từ những cầu thủ cùng với tốc độ phân tích 50 lần/giây, SAOT dễ dàng tính toán chính xác vị trí từng cầu thủ trên sân và hoạt động của các bộ phận có thể dẫn đến tình huống việt vị.
Ngoài ra, quả bóng Al Rihla của World Cup 2022 còn được Hãng Adidas thiết kế đặc biệt để phát hiện nhanh chóng các trường hợp việt vị. Dù vậy, để đưa ra quyết định cuối cùng, tổ trọng tài VAR sẽ tiếp tục thực hiện thêm thao tác kiểm tra thủ công. Sau đó họ sẽ thông báo kết quả cho trọng tài chính. Quá trình này dù diễn ra nhanh chóng nhưng vẫn giúp các quyết định việt vị được đưa ra chính xác hơn. Sau khi quyết định việt vị được xác nhận, các điểm dữ liệu đã sử dụng để bắt lỗi sẽ được mô phỏng lại bằng hình ảnh chuyển động 3D với đầy đủ chi tiết, từ vị trí của cầu thủ đến lằn ranh việt vị. -
Đi cùng bầu không khí lễ hội, World Cup 2022 chắc chắn còn để lại những nỗi buồn man mác khi người hâm mộ chứng kiến khoảnh khắc chia tay đội tuyển quốc gia của một loạt huyền thoại bóng đá đương đại. Cụ thể, giải đấu trên đất Qatar cuối năm nay có thể sẽ là lần cuối cùng người hâm mộ được chiêm ngưỡng những Messi, Ronaldo, Neymar, Modric… trong màu áo tuyển quốc gia. Những cái tên kể trên không chỉ vĩ đại, không chỉ sở hữu vô số danh hiệu cá nhân cao quý, giữa họ còn có cùng một điểm chung nữa: đó là nỗi day dứt về World Cup với màu áo tuyển quốc gia.
"Tôi sẵn sàng đánh đổi toàn bộ những Quả bóng vàng của mình để được một lần giành danh hiệu vô địch World Cup cùng tuyển Argentina" - Messi phát biểu trong một lần trả lời phỏng vấn vào năm 2016. Từ đó đến nay, Messi đoạt thêm 2 Quả bóng vàng nữa, một thành tích có lẽ anh không xem trọng bằng việc cùng Argentina vô địch kỳ Copa America năm ngoái. Đó cũng là danh hiệu tập thể đáng kể đầu tiên Messi mang về cho đội tuyển quốc gia sau 17 năm miệt mài chinh chiến. Nhưng chừng đó đã đủ để thỏa mãn hậu duệ của Maradona? Chắc chắn là không. Bản thân Copa America ngày càng mất giá khi tổ chức đến 4 lần trong vòng 6 năm, và chất lượng các trận đấu cũng không thực sự cao. -
Như bất cứ một sự vật hiện tượng nào, World Cup cũng chịu sự tác động của các quy luật phát triển. Từ thuở sơ khai, giải đấu đầu tiên vào năm 1930 chỉ có 13 đội tham dự. 4 năm sau đó, quy mô được mở ra 16 đội. Trải qua nhiều thăng trầm, phải đến World Cup 1982 tại Tây Ban Nha, khi các cuộc thế chiến chấm dứt, FIFA mới tăng số lượng đội bóng lên thành 24. Với tính chất quan trọng và hấp dẫn của các giải đấu, từ World Cup 1998 tại Pháp, FIFA quyết định nâng số đội tham dự lên thành 32. Và sau 32 năm tồn tại (tương đương với 8 kì World Cup), cơ quan quyền lực cao nhất của bóng đá thế giới quyết định nâng số đội dự World Cup lên con số 48.
Động lực chính để FIFA tăng số lượng đội dự VCK World Cup được lý giải là việc họ muốn tăng thêm nhiều cơ hội hơn cho các đội tuyển được dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Tuy nhiên, dưới đánh giá của các nhà chuyên môn, đây chỉ là bề nổi của tảng băng. Tăng số đội dự World Cup cũng có nghĩa là số trận đấu sẽ tăng lên (từ 64 như hiện tại lên 80 trận). Số tiền bản quyền truyền hình, các hợp đồng thương mại vì thế cũng tăng lên đáng kể. Đây là điều đã nhận thấy rõ ràng từ VCK EURO, khi giải đấu của châu Âu tăng từ 16 đội lên 24 đội từ năm 2016.
Chất lượng của các trận đấu sẽ đi lên hay đi xuống khi có quá nhiều đội tham dự? Câu trả lời sẽ chỉ có được vào 4 năm sau, khi giải đấu diễn ra tại 3 quốc gia là Mỹ, Canada và Mexico. Còn hiện tại, World Cup 2022 sẽ được chờ đón như là giải đấu đặc biệt cuối cùng của “phiên bản 32”. Chắc chắn, không một đội tuyển nào giành vé tham dự lại có thể dửng dưng với một cơ hội tuyệt vời để khẳng định với bóng đá thế giới như thế.