Top 8 Điều thú vị về Chiến dịch Điện Biên Phủ

Phạm Quang Phúc 1702 0 Báo lỗi

Chiến dịch Điện Biên Phủ là một chiến dịch huyền thoại, với chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của Quân đội nhân dân Việt Nam, buộc Pháp phải ... xem thêm...

  1. Là trận đánh lớn nhất Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, dĩ nhiên lực lượng hai bên ta và địch đều do nhiều thành phần, lực lượng hợp thành. Nhưng lực lượng đông đảo nhất trong trận đánh này lại là... dân công vận tải của quân ta, với số lượng lên đến 260.000 người. Trong đó nổi bật nhất là đoàn 20.000 xe đạp thồ, mỗi xe có thể chở hàng hóa khoảng 200 - 300 kg, kỷ lục lên đến 325 kg. Suốt chiều dài 56 ngày đêm chiến dịch, dân công vận tải của ta đã vận chuyển tổng cộng 14.950 tấn gạo, 266 tấn muối, 62 tấn đường, 577 tấn thịt, 565 tấn lương khô ra chiến trường, sau khi trừ đi tiêu hao dọc đường.


    Lực lượng bộ đội tham gia lúc cao nhất lên tới 55.000 người thuộc 4/6 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công binh - pháo binh và các đơn vị trợ chiến, phối thuộc khác. Số lượng pháo các cỡ, súng cối, pháo cao xạ, ĐKZ, súng máy phòng không lên tới gần 300 khẩu, lớn nhất từ trước tới lúc đó.

    Đã có 262.000 dân công và thanh niên xung phong từ Việt Bắc, Liên khu 3, Liên khu 4 và ở ngay tại Tây Bắc đã tham gia làm đường, vận chuyển tiếp tế lương thực thực phẩm, đạn dược, trang bị, cứu chữa thương bệnh binh….phục vụ chiến dịch.

    Với 628 xe ô tô vận tải, 21.000 xe đạp thồ, khoảng 20.000 phương tiện vận chuyển khác như ngựa thồ, bè mảng, thuyền, gánh bộ, các lực lượng đảm bảo hậu cần chiến dịch đã mang tới Điện biên Phủ 25.500 tấn lương thực, hàng nghìn tấn thực phẩm thịt, rau; hàng nghìn tấn vũ khí, đạn dược, trang bị, thuốc men đảm bảo cho bộ đội chiến đấu dài ngày.

    Đội quân đông nhất gồm thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến
    Đội quân đông nhất gồm thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

  2. Câu chuyện kéo pháo của Chiến dịch Điện Biên Phủ có lẽ từ lâu đã nằm lòng trong mỗi chúng ta, đi vào thơ ca, sử sách. Nhưng mấy ai biết được rằng, để đối phó với các thiết bị phản pháo hiện đại của Pháp thời bấy giờ, quân ta đã sử dụng một cách rất... thô sơ. Các chỉ huy pháo binh đã lập trận địa nghi binh bằng cách dùng gỗ thui đen thành khẩu pháo giả, nghếch nòng lên, khi pháo thật phát hỏa thì chiến sĩ phụ trách nghi binh từ trong công sự, ném bộc phá, tung lên không trung, làm cho 80% bom đạn của Pháp dùng phản pháo đã dồn vào đánh pháo giả, từ đó bảo vệ được những trọng pháo quý giá của ta. Trong suốt chiến dịch, quân ta chỉ mất đúng một khẩu pháo 105 ly.


    Do so sánh lực lượng, vũ khí trang bị còn kém hơn địch, nên bộ đội ta thường chọn cách đánh du kích, tìm nơi địch sơ hở, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu. Nhưng ở Điện Biên Phủ, ta lại đánh vào nơi địch mạnh nhất và giành được thắng lợi. Trước đây, ta chỉ đánh tiêu diệt được một cứ điểm do một tiểu đoàn địch đóng giữ, thì đến Điện Biên Phủ, bộ đội đã đánh vào một tập đoàn cứ điểm với 49 cứ điểm liên hoàn, lúc cao nhất có tới 17 tiểu đoàn địch đóng giữ. Điều đó chứng tỏ thế và lực của cuộc kháng chiến đã phát triển cao; trình độ chỉ huy, tác chiến và khă năng của bộ đội cũng như vũ khí, trang bị đã lớn mạnh và tiến bộ rất nhiều.

    Đầu đạn pháo 105 ly sử dụng trong chiến dịch
    Đầu đạn pháo 105 ly sử dụng trong chiến dịch
  3. Ngày 15/4/1954, để động viên tinh thần quân lính, Pháp đã thăng quân hàm Chuẩn tướng trước thời hạn cho Đại tá Christian de Castries (Đờ Cát). Sau đó, Chuẩn tướng cùng một bức thư màu hồng của vợ và một số rượu, bánh kẹo gửi cho Đờ Cát được thả dù xuống... trận địa quân ta. Sau khi đầu hàng và bị bắt thành tù binh, ông ta đã được trao tận tay số hàng trên. Ngoài làm tù binh cho Việt Nam, ông còn từng làm tù binh cho Đức năm 1940 nhưng sau đó vượt ngục năm 1941.


    Trong quá trình hỏi cung, tướng Đờ Cátxtơri đã đề nghị cho ông ta được phát biểu vài cảm nhận về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông ta nói: “Tướng Giáp là một người thông minh, dũng cảm, một người giỏi chỉ huy du kích. Ông ấy cũng giỏi về chính trị, về chủ nghĩa cộng sản. Chúng tôi đã thấy rõ điều đó. Nay qua trận Điện Biên Phủ, tôi thấy Tướng Giáp không những giỏi về chỉ huy đánh du kích, mà còn giỏi cả về chỉ huy trận địa chiến, chỉ huy tác chiến hiệp đồng binh chủng, và cả về nghi binh đánh lừa tình báo đối phương.


    Tôi hết sức ngạc nhiên là không biết Tướng Võ Nguyên Giáp đã tốt nghiệp từ những trường, học viện võ bị cao cấp nào. Ông Giáp đã bí mật đi nghiên cứu ở Liên Xô chăng? Đôi khi tôi nghĩ rằng hay Tướng Giáp là một trong số ít người trước đây đã được đào tạo ở Trường Võ bị Xanh Xia (Saint Cyr) của chúng tôi và nay ông đi làm Việt Minh? Hay là Tướng Giáp đã tốt nghiệp học viện quân sự ở Mỹ? Nhưng tôi thừa nhận Tướng Giáp rất sành sỏi binh nghiệp và khôn ngoan hơn, tài giỏi hơn tôi đã đành, mà còn hơn cả tướng Cônhi và Đại tướng Nava.”.

    Đại tá Christian de Castries trong hầm chỉ huy
    Đại tá Christian de Castries trong hầm chỉ huy
  4. Cuối năm 2011, EMOBI GAMES Việt Nam đã phát hành game FPS (bắn súng dưới góc nhìn thứ nhất) 3D đầu tiên của Việt Nam dựa theo nội dung của Chiến dịch Điện Biên Phủ với tựa đề 7554 (7/5/1954).


    Sau vài năm thì nhà phát hành ngừng bán game vì doanh thu ảm đạm nhưng vẫn cổ vũ người chơi dùng bản crack để có thể hiểu thêm về lịch sử Việt Nam, nhất là giới trẻ.

    Bìa game 7554 bán trên Amazon với giá $0.99
    Bìa game 7554 bán trên Amazon với giá $0.99
  5. Trong kế hoạch ban đầu của hai bên đều không dự kiến sẽ tổ chức trận quyết chiến ở Điện Biên Phủ. Nhưng khi bộ đội Đại đoàn 316 hành quân lên Tây Bắc để giải phóng thị xã Lai Châu, tình báo Pháp phát hiện, báo cho Nava vào giữa tháng 11/1953, thì viên Tổng chỉ huy Pháp đã vội tung 6 tiểu đoàn dù xuống Điện Biên Phủ ngày 20 và 21/11/1953 nhằm ngăn chặn quân ta tiến lên Lai Châu và tiến sang Lào.


    Nhận thấy đây là cơ hội tốt để tiêu diệt địch, Bộ Tổng tư lệnh quyết định đưa thêm lực lượng lên Điện Biên Phủ. Phía Pháp thấy vậy, lại tiếp tục tăng cường lực lượng và tổ chức bố phòng chặt chẽ, nhằm xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhằm thu hút chủ lực ta đến để tiêu diệt. Như vậy, kể từ chỗ không có trong kế hoạch, chỉ trong vòng 2 tuần lễ, cả hai bên không ai bảo ai, đều đi đến quyết định chọn Điện Biên Phủ, một điểm hẹn lịch sử, làm nơi quyết đấu. Điện Biên Phủ nhanh chóng trở thành điểm trung tâm của kế hoạch của cả hai bên.

    Điện Biên Phủ nhanh chóng trở thành điểm trung tâm của kế hoạch của cả hai bên
    Điện Biên Phủ nhanh chóng trở thành điểm trung tâm của kế hoạch của cả hai bên
  6. Chiến dich Điện Biên Phủ là chiến thắng to lớn nhất của quân và dân ta trong suốt 9 năm kháng chiến, đồng thời là thất bại nặng nề nhất của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.


    Trong trận Điện Biên Phủ, bộ đội ta đã đánh bại hoàn toàn cố gắng chiến tranh cao nhất của kẻ thù, tiêu diệt và bắt sông số lượng quân của một cường quốc quân sự phương Tây nhiều nhất trong lịch sử hiện đại. Chính vì thế, chiến thắng Điện biên Phủ có ảnh hưởng to lớn nhất, trở thành nhân tố quyết định đánh sụp ý chí tiếp tục chiến tranh của Pháp, buộc chúng phải chọn giải pháp đàm phán kết thúc chiến tranh trên thế thua cả về quân sự và chính trị.

    Tháng 12/1953, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở màn trận chiến lược với quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm của Pháp tại Điện Biên Phủ
    Tháng 12/1953, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở màn trận chiến lược với quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm của Pháp tại Điện Biên Phủ
  7. Xe đạp thời điểm 1954 là một tài sản quý, nhưng người dân sẵn sàng mang phục vụ chiến dịch, gia cố thành chiếc xe thồ hàng, làm nhiệm vụ vận tải lương thực, vũ khí, đạn dược lên chiến trường Điện Biên Phủ.


    Mỗi chiếc xe đạp thồ lúc đầu chở được 100kg lương thực. Sau đó cải tiến nâng dần lên chở 200-300kg, có một dân công người tỉnh Phú Thọ chở được 352kg.


    Chiếc xe đạp thồ chở được số lượng gạo gấp 10 lần so với người gánh, trong khi đó suất ăn dọc đường chỉ tốn cho 1 người. Như vậy 1 người và 1 chiếc xe đạp bằng 100 dân công gánh gạo. Tính ra đội quân xe đạp thồ 20.000 người bằng 2 triệu dân công gánh, gùi, chưa nói khi quay vòng trở lại người ta còn có tốc độ nhanh hơn.

    Từng đoàn xe thồ vui vẻ phấn khởi rời địa điểm lên đường đem gạo muối ra tiền tuyến
    Từng đoàn xe thồ vui vẻ phấn khởi rời địa điểm lên đường đem gạo muối ra tiền tuyến
  8. Ở Điện Biên Phủ, Bộ chỉ huy quân Pháp tập trung thả dù tiếp tế cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Họ biết rất rõ việc làm bất đắc dĩ này đã cung cấp cho quân đội Việt Nam từng ngày, số lượng bao nhiêu, những chủng loại gì: vũ khí, đạn dược, lương thực…


    Biết rất rõ mà không có cách nào hạn chế, khắc phục được. Biết mà vẫn cứ phải tiếp tục làm với số lượng ngày một nhiều hơn, với thời gian không phải là 1 - 2 ngày, 1 - 2 tuần mà kéo dài suốt 34 ngày. Pháp đã huy động 100% lực lượng không quân để tiếp tế cả ngày, cả đêm vẫn không đáp ứng cho cái dạ dày Điện Biên Phủ. Phải nhờ cả máy bay vận tải loại mới của Mỹ để thả dù tiếp tế cho Điện Biên Phủ.


    Đại tướng Hoàng Văn Thái (khi đó là Tham mưu trưởng mặt trận Điện Biên Phủ) kể lại rằng: Có đến trên một phần ba đồ tiếp tế của Pháp rơi vào trận địa của quân ta, có những thứ ta đang rất cần, mà đã hết hoặc không có như: huyết thanh khô, đạn súng cối, đạn đại bác…


    Giữa tháng 4, để chuẩn bị cho đánh lớn, đạn đại bác 105 ly của ta đã gần cạn, nếu không có đạn pháo thì không thể tiếp tục tấn công. Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể: “Phải điện khẩn nhờ bạn Trung Quốc chi viện, nhưng Trung Quốc cũng rất hiếm đại bác 105 ly, vét các kho được 7.400 viên, chuyển sang gấp cho ta. Nhưng số này mãi đến cuối tháng 5/1954 mới tới Việt Nam, khi đó trận đánh Điện Biên Phủ đã kết thúc”.


    Vậy đạn đâu để đánh? Đó là không quân Pháp đã thả dù sang trận địa ta, tổng cộng 5.000 viên đại bác 105 ly. Nếu không có sự tiếp tế của địch có lẽ trận đánh không thể thắng lợi vào ngày 7/5.

    Nếu không có sự tiếp tế của địch có lẽ trận đánh không thể thắng lợi vào ngày 7/5
    Nếu không có sự tiếp tế của địch có lẽ trận đánh không thể thắng lợi vào ngày 7/5



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |