Top 9 Điều thú vị nhất khi mùa thu đến ở Việt Nam
Mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm đối với nhiều người. Đây cũng là thời điểm của những khoảnh khắc lãng mạn và du lịch tận hưởng kỳ nghỉ tuyệt vời. Dưới đây, ... xem thêm...là những điều thú vị nhất khi mùa thu đến ở Việt Nam. Hãy cùng Toplist tìm hiểu nhé!
-
" Tháng mùa thu, rộn ràng trên facebook và các mạng xã hội đăng tải về hoa sữa Hà Nội. Từ bé đến giờ, tôi chưa một lần đặt chân ra đất thủ đô vì vậy hoa sữa là một loài hoa vô cùng xa lạ. Có người bảo hoa sữa rất thơm và yêu thích nó, nhưng cũng có người bảo mùi hoa sữa rất hắc và khó ngửi nên không thích. Giữa những ý kiến trái chiều khác nhau, tôi bắt đầu tò mò về một loại hoa bé tí ti trong xa ngoảnh lại như những vệt sữa trắng thơm của chúa trời ban tặng. Thế là tôi lên mạng tìm kiếm những thông tin về chúng, lưu lại những bức ảnh về chúng...Rồi mùa hoa bay đi. Năm tháng bay đi. Thu qua, đông đến, xuân về, hạ sang...Và Thu lại đến thêm nhiều lần sau đó. Hoa sữa lại "nở" khắp mạng xã hội khi tháng mùa thu mới vào chu kì chưa đầy một tuần. Tôi tự dưng nhớ hoa sữa như một người bạn lâu năm gặp lại. Bỗng dưng tôi thấy mình như được ngửi cái mùi thơm hăng hắc đặc trưng mà chưa một lần biết đến....hoa sữa là gì. "Trích: Ở nơi đây cùng với nhau - Tác giả: Tiểu Duyên
-
Trong chương trình văn học lớp 7 có bài viết: " Một thứ quà của lúa non: Cốm" của nhà văn Thạch Lam nhắc đến khi mùa thu đến. “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Cốm quả là thứ quà rất độc đáo. Nó được làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê. Nó là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường. Nó trở thành một món quà văn hoá, phong tục nhất là với phong tục sếu tết trong hôn nhân. Vì thế, cốm đúng là một thức quà riêng biệt.
Cốm là đồ ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, tuy bắt gặp tại nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam nhưng rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội.
Cốm có rất nhiều cách thưởng thức. Sắc cốm tươi xanh như ngọc bích, nổi trên màu thẫm biếc của lá sen già... màu sắc ấy như hòa tan trong khoảng không xanh biếc của vũ trụ trên cao. Mùa thu Hà Nội, có lẽ đẹp nhất cũng là đây.MÙA CỐM GỌI THU VỀ
Tác giả: Vũ Dung
Xốn xang đến lạ hương quê đầu mùa
Nắng vàng nhạt, gió nhẹ đưa
Heo may xào xạc ngàn xưa Hà Thành
Nếp non hạt ngọc trong lành
Đất trời ban tặng cốm xanh mỏng mềm
Đi xa mang nặng nỗi niềm
Nhớ nhung hương cốm nơi miền xa xôi
Mùa thu Hà Nội em ơi
Hương thơm đồng nội quyện nơi phố phường
Sen Tây hồ vẫn ngát hương
Tinh khôi hoa sữa trắng đường em qua
Cốm xanh bọc lá sen già
Vị thơm ngầy ngậy thoảng qua ngọt ngào
Cốm vòng dẻo ngọt hôm nào
Đắm chìm hương vị dạt dào yêu thương
Cốm mềm mang nặng nắng sương
Thoảng trong làn gió vấn vương tình đầu
Bao ngày em mãi về đâu
Nhớ thu Hà Nội nhớ màu cốm xanh." -
Tháng 11, núi rừng Tây Nguyên bừng sáng trong thảm hoa dã quỳ hoang dại, báo hiệu mùa đông sắp về. Cái nắng hanh hao, tiết trời lành lạnh càng làm cho sắc dã quỳ thêm quyến rũ cùng mùi hương nhẹ nhàng níu chân bao kẻ lữ hành.Khi
tôi đến, những khóm dã quỳ đang hé những nụ cam vàng rực nắng. Những đóa hoa chúm chím như nụ cười của ai đã vương lại trong tâm trí tôi, kéo dài đến hết cuộc hành trình.Dã quỳ - Loài hoa mang ý nghĩa của sự thủy chung. Mặc dù thế nhưng nó chỉ là loài hoa dại sống ven đường. Có thể ngày thương chúng ta lướt qua những cánh hoa mỏng manh này, quên đi những đóa hoa héo úa bên vệ đường. Nhưng chỉ cần một cơn mưa tươi mát, dã quỳ bỗng vươn dậy như một nàng công chúa ngủ quên.
" Có một loài hoa bị bỏ rơi
Mọc ở khắp nơi, khắp nẻo đường
Trên mảnh đất Tây Nguyên lộng gió
Dã quỳ sức sống của loài hoa".
Dã quỳ được xem là một trong những loài hoa biểu tượng của thành phố Đà Lạt bởi sức sống mãnh liệt và rực rỡ của nó. -
Một số nơi ngắm nhìn ruộng bậc thang với mùa lúa chín vàng vùng Tây Bắc:
- Sapa
- Tú Lệ
- Mù Cang Chải
- Mộc Châu
- Đồng Văn
- Hoàng Su Phì
- Xín Mần
Mùa thu, lúa chín vàng tựa như một bức ký họa vô tận rực lên trong màu nắng rải mật trải rộng ngút tầm mắt. Nắng ngập tràn và lúa chín vàng khắp mọi nơi làm du khách cứ mải mê giữa sóng lúa chập chùng, thả hồn cùng câu hát “Em đi giữa
biển vàng, nghe mênh mang trên đồng lúa hát”. Không có ruộng bậc thang cao ngất trời, nhưng thảo nguyên tươi đẹp lại sở hữu những bối cảnh tạo nên bức ảnh “đẹp và độc”. Ruộng bậc thang là một trong những hình ảnh nổi bật nhất của vùng Tây Bắc Việt Nam. Những cánh đồng lúa chín vàng chạy dài trong tầm mắt của nơi đây là thu hút hàng ngàn lượt du khách đến mỗi năm. -
Vừa sang thu, không chỉ Hà Nội mà dường như khắp Việt Nam đã kịp khoác lên mình chiếc áo đầy quyến rũ. Nhịp thời gian như lắng đọng để đón bước nàng thu khẽ khàng qua phố cổ, lướt trên mái ngói rêu phong rồi để lại sau lưng thảm lá vàng xao xác, khoảng trời nhung nhớ đến bâng khuâng...
Mưa thu cũng thật lạ. Mưa tan. Trời trong veo hẳn. Những mảng mây trắng xôm xốp bay bồng bềnh trên nền trời xanh trong veo. Mặt trời lại bắt đầu nhô ra khỏi những đám mây đen kìn kịt. Nắng lại chan hòa khắp nơi. Nắng rải những vạt vàng của chiều mùa hạ xuống những con phố. Hay những cơn gió rủ nhau nhảy nhót trên những tán phượng vĩ đo đỏ e ấp trên cao. Những giọt nước trên kẽ lá cũng như rơi vội vàng xuống đất, như trút hết những gì còn sót lại sau mưa. Mọi thứ cứ như vừa bắt đầu một ngày mới.
-
Nếu bạn yêu thích nét đẹp man dại và phớt tím của loài hoa này, đồng thời thích thú khí trời se lạnh của vùng rừng núi thì Hà Giang chính là điểm đến lý tưởng nhất vào mùa này.
Hoa tam giác mạch thường nở vào khoảng tháng 10 đến đầu tháng 11. Hoa chỉ nở khoảng 1 tháng, ban đầu có màu trắng hơi phơn phớt tím, về sau sẽ chuyển sang màu hồng tím đậm. Hoa nở nhiều ở những vùng núi miền Bắc như Simacai, Bát Xát, Bắc Hà, Mường Khương, Trà Lĩnh,.. hay nổi tiếng nhất là mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang.
Hoa tam giác mạch thường tập trung ở dọc quốc lộ 4C thuộc địa phận huyện Đồng Văn, ven những con đường từ Xí Mần đi Hoàng Su Phì, trải dài ven đường rất ngoạn mục, xã Phố Là (đường vào thị trấn Phó Bảng), thung lũng Sủng Là, thôn Mã Lầu, xã Ma Lé.
-
Không giống với tam giác mạch được trồng trên những thửa ruộng sau vụ lúa tháng chín đ, loài hoa cúc dại tự mình vương lên và nở rực trên những phiến đá tai mèo. Hoa chen cùng những thân ngô, vươn mình đón ánh nắng mặt trời vàng óng mùa thu. Hoa tô điểm cho con đường, làm nao lòng bao kẻ qua đường. Những vạt hoa như nụ cười của cô gái Mông trong ngày mùa rộn rã, uyển chuyển theo những cơn gió đầu đông.
Cùng số phận với những loài hoa dại, nhưng cúc dại vẫn giữ riêng nét đặc sắc cho mình khi mùa thu vừa đến. Chúng nó vẫn tỏa hương và sắc dù nhỏ bé và mỏng manh trong gió bao nhiêu. Có thể nói hoa cúc dại trở cùng với hoa tam giác mạch trở thành những loài hoa được yêu thích nhất mỗi khi mùa thu đến trên vùng nương cao.
-
" Có một mùa hoa cải, nắng vàng trong mê mải ..."
Hoa cải không giống như những loài hoa khác. Chúng chỉ là loài hoa vươn lên từ rau và sẽ bị cắt bỏ đi khi thu hoạch. Những với lũ trẻ, mỗi khi mùa cải nở rộ, cả cánh đồng vàng rực dưới nền trời xanh mênh mang. Bọn trẻ con theo bố mẹ ra đồng rồi cùng đùa giỡn giữa màu vàng ngọt dịu ấy. Màu vàng suộm của hoa cải luôn gói ghém những ước mơ của chúng tôi. Chăn trâu trên bờ đê, có những lúc chúng tôi không chơi trò gì mà kiếm rạ về đốt, ngồi quây quần sưởi cho ấm rồi bàn tán sôi nổi về tết. Từng bông cải cánh mỏng manh rung rinh trước gió... Như bào hiệu: " Thu về! Thu về thật rồi!" -
Tết Độc Lập của đồng bào người Mông diễn ra từ ngày 29/8 – 2/9 nhưng ngày lễ chính, đông vui nhất là ngày 1/9. Tết Độc Lập cũng như Tết năm mới, người Mông cũng làm lễ cúng mời ông bà tổ tiên. Nếu như Tết truyền thống của người Mông chỉ gói gọn trong phạm vi của gia đình, họ hàng, hoặc giữa các bản làng với nhau thì Tết Độc Lập lại diễn ra rộng rãi hơn bởi có sự liên kết giữa đồng bào các dân tộc thiểu số ở nhiều vùng miền khác nhau.
Để tới lễ hội, bà con người Mông phải chuẩn bị từ nhiều ngày trước đó. Họ chọn cho mình những bộ trang phục đẹp nhất, rực rỡ nhất. Trai thì đầu quấn khăn, cổ đeo vòng, vai vác khèn. Gái thì rực rỡ áo váy, tay cầm đàn môi, leng keng nhạc ngựa xuống thị trấn. Sắc cờ đỏ thắm kỷ niệm ngày Tết độc lập 2-9 hòa cùng sắc màu rực rỡ từ trang phục của bà con người Mông đã dệt nên bức tranh nhiều màu.
Đặc biệt, đêm ngày 1/9 cũng là “đêm trắng” với những ai có mặt ở thị trấn Mộc Châu, một đêm hội giao lưu của tình yêu, của các chàng trai, cô gái trong phiên chợ tình gửi gắm những hò hẹn, nhớ thương. Họ vất vả làm lụng cả năm, may sắm những bộ quần áo đẹp cũng chỉ để tìm đến bạn tình tâm sự, để trút nỗi niềm thương nhớ nhau. Vì thế, đêm Tết còn trở thành đêm của những tình bạn, tình yêu chớm nở. Ngoài ra, bạn còn được hòa mình vào không gian văn hóa ẩm thực, thưởng thức các chương trình văn nghệ đặc sắc như biểu diễn dân ca, dân vũ, tấu nhạc cụ dân tộc... hay tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như thi giã bánh dày, thi nấu cơm, bắn nỏ, đẩy gậy, tung còn, đánh tu lu, ném pao, đi cà kheo...
Nguyễn Hoàng Chương 2019-06-18 21:10:45
bài viết được chọn làm video của toplist.vn cảm ơn tác giả