Top 10 điều tân sinh viên cần làm trong kỳ học đầu tiên
Sau tất cả những nỗ lực và cố gắng, các bạn đã vượt qua rất nhiều thử thách để bước chân vào cánh cửa ĐH. Hầu hết những sinh viên đều phải học xa nhà, ... xem thêm...do đó mỗi người cần chuẩn bị cho mình một hành trang đầy đủ nhất để có thể thích nghi với môi trường mới. Đặc biệt, thời điểm làm tân sân viên là lúc mà các bạn thấy thiếu thốn nhất, với nhiều điều còn bỡ ngỡ. Chính vì thế, ngày hôm nay Toplist sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm bước đầu để giúp những "tân sinh viên" có được sự chuẩn bị cần thiết khi bắt đầu với kỳ học đầu tiên trong môi trường mới.
-
Rất nhiều các bạn học sinh đăng ký ngành học tuy nhiên vẫn chưa thực sự hiểu rõ xem là đó là ngành như thế nào và làm công việc gì sau khi ra trường, cũng như có thể liên hệ với các ngành khác ra sao,... Chính vì vậy, đối với những trường sau khi học một kì mới phân khoa hoặc vào trường mới lựa chọn chuyên ngành thì tốt nhất các bạn đừng ngại khi hỏi ý kiến các thầy cô, các anh chị khóa trước để được tư vấn một cách đầy đủ và chính xác về con đường mình đang theo đuổi. Và chắc chắn rồi nếu bạn vào đúng chuyên ngành mình yêu thích và phù hợp với xu hướng hiện tại thì cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ cao hơn.
Khi tham gia đăng kí chuyên ngành, và học một kì tại trường, có một số trường khuyến khích sinh viên được đổi chuyên ngành để làm sao hiệu quả học tập được cao nhất và phù hợp với mình nhất. Tuy nhiên, để đưa ra một quyết định thay đổi, hãy tham khảo chính thầy cô, bạn bè để lựa chọn ngành nghề hiệu quả.
-
Khi đỗ đại học, việc đầu tiên mà bố mẹ bạn nghĩ tới sau khi vui mừng vì thông tin bạn sang một trang mới cuộc đời đó chính là bạn sẽ phải sống tự lập, có thể là một thân một mình ở nơi hoàn thoàn xa lạ. Bạn sẽ phải xa hoàn toàn bố mẹ, và cũng chẳng còn tiếng nói dục đi tắm, đi ăn hay đôi lúc bận rộn học hành, mâm cơm bày ra sẵn. Thậm chí, khi ở bên bố mẹ, bạn sẽ chẳng bao giờ phải chi tiêu tốn kém....
Trở thành sinh viên bạn sẽ trở thành một người "tự lập" theo đúng nghĩa, tất cả mọi khía cạnh sẽ đều do bạn làm chủ. Bạn sẽ phải đối mặt với cuộc sống mà chỉ có một mình bạn. Và đây sẽ là lúc mà "bản lĩnh" của bạn được lên tiếng. Một trong những vấn đề khá "đau đầu" hiện nay đối với hầu hết các bạn đó là việc chi tiêu. Do đó, khi trở thành sinh viên điều bạn cần làm là học cách quản lý, cân đối chi tiêu của bản thân và học cách tiết kiệm tiền hàng tháng. Bởi môi trường đại học khi xa nhà rất tốn kém. Không chỉ tiền học phí mà còn đi kèm với chi tiêu nhà trọ, sinh hoạt, ăn uống hằng ngày, học phí học tiếng anh...
Tuy nhiên, có rất nhiều giải pháp bạn có thể tham khảo để tiết kiệm chi tiêu như: Bạn có thể lựa chọn như việc ở chung, ở ghép với một bạn cùng giới hợp cạ nào đó, hoặc đăng kí ở KTX sinh viên, đóng góp sinh hoạt phí cùng các bạn,... cũng đừng quên chú ý đến đồ đạc để tránh trường hợp những tên trộm "ghé thăm". Bên cạnh đó, cân đối tiền bố mẹ gửi lên bằng cách chi tiêu những khoản cần thiết, tránh lãng phí hay sử dụng vào những mục đích vô bổ.
-
Ngay khi bước chân vào trường chắc chắn sẽ có nhiều điều bất ngờ đang chờ đón, có thể bạn sẽ gặp vô vàn những rắc rối xung quanh, từ việc học tập cho đến sinh hoạt tại phòng trọ, bởi đây là môi trường của tập thể, đôi khi không phải bạn muốn làm gì là làm được, mà còn cần chú ý đến những người xung quanh.
Khi bạn là học sinh, bạn có ước mơ lên đại học và rất nhiều điều ấp ủ chưa thể thực hiện... Tuy nhiên bạn sẽ phải trai qua nhiều việc khác hoàn toàn so với những gì đang "mơ mộng". Môi trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới, mọi thứ đều rất lạ lẫm và có thể khi đối mặt với các vấn đề khó khăn bạn sẽ cảm thấy thực sự lo lắng, hoảng sợ và không biết cách xử lý ra sao. Có đôi lúc nhớ bố mẹ nhưng nói chuyện với bố, mẹ và nhờ đến sự giúp đỡ như trước thì rất khó. Bởi họ không thể bên cạnh bạn mọi lúc mọi nơi và hiểu vấn đề của bạn. Do vậy, khi bạn trở thành sinh viên bạn sẽ phải tự mình giải quyết vấn đề với sự tự tin và trưởng thành. Sẽ không thiếu những việc như mất tiền, mất máy tính, hỏng xe, hỏng điện thoại, thiếu đồ dùng cá nhân, học thêm môn gì, chứng chỉ gì, học ai, như nào tất tần tật bạn sẽ tự mình lo, tự mình cân nhắc cho phù hợp... hãy giữ cho mình trạng thái sẵn sàng và tin rằng bạn đủ khả năng giải quyết trong mọi tình huống.
-
Bên cạnh việc học tập, hãy tìm cho mình một niềm đam mê riêng để song hành trong suốt những năm ĐH, có thể là văn nghệ, thể thao, tham gia tình nguyện,... Các hoạt động ngoại khóa này đóng vai trò quan trọng mang đến màu sắc mới mẻ, những kỉ niệm khó quên thời sinh viên và hơn nữa những đam mê ấy, còn là nơi để giao lưu, bạn sẽ có nhiều tình bạn mới hay tìm được tình yêu lứa đôi...Cái đặc biệt nhất đó là việc bạn theo đuổi đam mê và các câu lạc bộ, sẽ giúp bạn có thật nhiều kỹ năng sống, giúp ích cho cuộc sống sau khi ra trường. Bạn sẽ bạo rạn, tự tin và sống vì tập thể hơn.
Bên cạnh việc học, bạn hãy biết rèn luyện mình mỗi ngày, khơi dậy và phát huy khả năng, sở trường để tạo điểm nhấn cho cuộc sống. Nhớ rằng, ĐH không phải là nơi chỉ có lớp và những môn học, hãy bắt đầu theo đúng nghĩa của "sinh viên" thực thụ. Đại học không chỉ mang lại cho bạn vô vàn kiến thức sach vở mà những kĩ năng sống, khả năng giao tiếp, tất cả sẽ góp phần quan trọng trong việc định hướng công việc tương lai của bạn
-
Cuộc sống xa gia đình, không có được sự chăm sóc của cha mẹ, học tập ở những thành phố lớn, khiến các bạn phải cố gắng và cạnh tranh nhiều hơn. Tình bạn đích thực ở bậc đại học càng khó khăn để tìm kiếm, vì vậy nếu may mắn có được những tình bạn ấy, hãy cố gắng xây dựng và vun đắp cho để tình bạn đó mãi mãi tốt đẹp.
Tình bạn ở đại học là sự quy tụ những tính cách hòa hợp, cùng quan điểm sống nhưng mỗi bạn lại ở những vùng miền, những khu vực địa lý khác nhau. Bằng sự quan tâm, chăm sóc đến nhau, chúng ta sẽ có được những tình bạn đáng quý để có thể cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ trong cả học tập và cuộc sống. Những người bạn thực sự ở độ tuổi này, bạn hãy gìn giữ và trân quý nó. Chính tình bạn đó cũng giúp bạn vượt qua mọi khó khăn khi xa nhà.
-
Khi bạn mới vào trường, sẽ có vô vàn câu hỏi thắc mắc như đăng kí học, tín chỉ, quy chế....Do vậy, để tránh bỡ ngỡ bạn cần phải chủ động nắm thông tin bằng cách tham gia đầy đủ buổi học đầu khóa - buổi học chính trị do nhà trường tổ chức.
Buổi học đầu tiên này là thời điểm rất quan trọng để các bạn tân sinh viên có thể thích nghi dần với môi trường ở bậc đại học, cao đẳng, khác hẳn so với môi trường phổ thông trung học. Khi tham gia buổi học bạn sẽ có cơ hội để làm quen nhiều bạn mới, “lập nhóm lập hội”, qua đó chúng ta sẽ có điều kiện biết nhau trước, hiểu ý nhau và thuận lợi cho việc tạo nhóm học tập sau này. Buổi học này rất quan trọng với sinh viên do nhà trường tổ chức, qua đây mọi thắc mắc của các bạn khi trở thành sinh viên đều được giải đáp nên hãy chịu khó lắng nghe để lấy hành trang cho mình suốt những năm tháng đại học. Qua đó, nhà trường cũng giới thiệu nhiều hội nhóm, nhiều câu lạc bộ đang hoạt động... bạn có thể lựa chọn và đăng kí cho phù hợp với sở thích khả năng của mình. Giờ giải lao hoặc nghỉ trưa của những buổi sinh hoạt này, bạn cũng nên tranh thủ tham quan khuôn viên trường...
-
Giống như các trường phổ thông thì trường Đại học cũng có một bảng tin cập nhật hàng tuần. Hầu hết mọi thông tin quan trọng cũng như những kế hoạch của nhà trường đều được cập nhật mới như Thông báo về Thời Khóa Biểu, đổi phòng học, lịch thi, điểm thi…, vì vậy việc bạn cần làm là thường xuyên xem thông báo trên các bảng tin và duy trì thói quen này suốt những năm đại học.
Có một số trường do khuôn viên rộng lớn nên họ không dán các bản tin thông thường tại trường mà được tải lên website chính thống của trường. Qua đó còn có các bài báo, các hoạt động của sinh viên như hát múa, ... theo chủ đề, các phong trào của Đoàn - Hội sinh viên luôn được cập nhật mới. Chưa kể website của nhà trường còn cung cấp thời khóa biểu, lịch thi đấu, danh sách câu lạc bộ...mọi thông tin đều ở đó. Do vậy, hãy check nó thường xuyên để không bị lạc hậu bạn nhé.
-
Tưởng chừng đây là điều hết sức đơn giản mà ai cũng làm được, nhưng thực tế không phải vậy, rất nhiều bạn vì chưa quen với thời gian học tập trên giảng đường ĐH. Lịch học thường chồng chéo, kéo dài từ tiết 1 lúc 6h45 đến tận tiết 6.. hoặc đôi khi cả ngày bạn chỉ học một môn 2-3 tiết xong lại ra về... Chính vì thế nhiều sinh viên dù không cố ý những vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng "quên tiết", "quên thời gian", ngủ nướng dẫn đến đi học muộn...
Bạn biết đấy, khi vào đại học số buổi tham gia học tương đương với việc bạn có đủ điều kiện thi hay không? Hậu quả của việc đi học trễ sẽ xảy nếu thầy cô đã điểm danh mà không có tên bạn. Đi muộn để tình trạng này nhiều lần sẽ khiến bạn phải học lại. Bên cạnh đó, bạn đi học muộn làm gián đoạn bài giảng của thầy cô, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học của các bạn khác, khiến bạn khó thu nạp được kiến thức....Bên cạnh đó còn dễ hình thành thói quen đi trễ trong ta, sẽ rất khó sửa trong các kì thi sau này. Chính vì thế, các bạn cần hết sức chú ý, xây dựng lịch trình cụ thể, khắc phục những thói quen của thời học sinh để đảm bảo đi học đúng giờ.
-
Cuộc sống sinh viên là cuộc sống tự lập, bạn sẽ không còn sự quản lý khắt khe từ gia đình như trước nữa mà tự do và thoải mái hơn so với thời còn học trung học. Khi đã vào được cánh cửa đại học mơ ước, áp lực học tập của bạn ít nhiều cũng không còn qua lớn, do vậy bạn có thể thoải mái làm những gì mà mình thích, hay theo đuổi những đam mê mình ước ao từ lâu.
Vào đại học, lúc đó bạn phải tự lập và xa nhà, bạn có thể đi du lịch 1 mình, tham gia các CLB nấu ăn, võ thuật, văn nghệ, thể thao,... hoặc làm mới hình ảnh bằng một bộ đồ mới, một buổi dưỡng da hay dưỡng tóc tại spa. Nhiều bạn đã tự tay kiếm ra tiền từ những công việc phụ bàn, gia sư... Tóm lại, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu hành trình là chính mình ngay trong học kỳ này.
-
Khi bước vào kỳ học, không phải chuyên ngành nào cũng phù hợp với bạn. Có thể ngành học và các môn học làm bạn thấy chán nản và bạn muốn thay đổi trường học hoặc ngành học. Hãy suy nghĩ thật kỹ để bắt đầu chuyển trường hoặc chuyển chuyên ngành, bởi vì thủ tục thường khá phức tạp nên bạn cần xác định kỹ lưỡng và có quyết định nhanh chóng nếu thực sự cảm thấy cần thiết.
Nếu bạn cảm thấy mình cần phải thay đổi ngành học, đừng ngại ngần khi tham khảo bạn bè và ý kiến thầy cô. Nhiều trường khuyến khích sinh viên thay đổi ngành học sao cho hiệu quả học tập cao hơn. Tuy nhiên, hãy tự bồi dưỡng bản thân trước, và lắng nghe bản thân, yêu thương bản thân để biết bạn muốn gì. Tránh a dua theo số đông!