Top 10 Điều răn của Phật giúp bạn tránh những sai lầm đáng tiếc trong cuộc sống
Cuộc sống này có biết bao nhiêu điều khiến chúng ta phải phiền lòng, suy nghĩ, đôi khi có những điều dù không muốn nhưng vẫn xảy ra, đó là quy luật của tạo ... xem thêm...hóa. Trải qua hàng ngàn năm, các thế hệ xưa kia đã đúc kết và để lại cho đời sau những bài học làm người quý giá. Để cuộc sống luôn bình an và tránh được những sai lầm đáng tiếc hãy nhớ những điều răn dạy của Phật dưới đây.
-
Người xưa có câu nói rất hay rằng "Vui không thể vui đến cực điểm", bởi lẽ đơn giản khi con người đạt đến độ cực điểm của niềm vui thì sẽ không còn tồn tại "tuyến phòng ngự" của tâm lý nữa, sẽ dễ dàng hành động theo bản năng, không suy nghĩ trước sau. Tại thời điểm đó họ đang muốn thổ lộ, nói hết những gì trong lòng, muốn chia sẻ niềm vui với người khác. Mặc dù, lúc này tâm là thiện chỉ đơn thuần là muốn giãi bày tâm trạng, nhưng "nói nhiều tất hớ" đặc biệt khi lời nói lại không có sự kiểm soát thì rất dễ vô tình làm tổn thương người khác, dẫn đến hối tiếc thì đã quá muộn.
-
Tại thời điểm tức giận, mọi người đa phần đều không làm chủ được bản thân và hành động của mình, từ đó làm ra những việc thất lễ, tổn thương người khác và hối hận. Khi bị xúc phạm hay bực bội vì những chuyện xung quanh cần giữ cho mình sự tỉnh táo, không nên tùy tiện phát ngôn vì những lúc như thế thường nói những lời rất khó nghe. Tốt nhất nên giữ im lặng.
-
Người xưa thường nói "không quan tâm chuyện hơn thua", nhân tâm bất động, luôn tu dưỡng cho mình tâm thế ổn định, bình thản, không kích động trong mọi tình huống. Cuộc sống không thiếu những biến cố xảy ra, vấn đề là khi trong những hoàn cảnh đó bạn có đủ tỉnh táo hay không, bởi nếu không giữ được cho tâm bình an sẽ dễ bị kích động mà đánh mất chính mình để xảy ra những hệ quả thật đáng tiếc.
-
"Nhan" ở đây không chỉ riêng gì nhan sắc bên ngoài, mà còn cả trạng thái tinh thần bên trong. Khi bạn gặp một chuyện gì đó đau lòng sẽ rất dễ lâm vào tình trạng suy sụp, tinh thần khủng hoảng, bạn chưa sẵn sàng cho các sự việc đáng tiếc đó. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng trong cuộc sống sẽ có đủ những loại buồn khổ, điều bạn cần làm là mạnh mẽ bước đi, tự động viên mình cố gắng tiến về phía trước, bỏ lại tất cả những gì thê lương ở đằng sau.
Trung y đã chỉ ra rằng, đau buồn có thể làm tổn hại đến sức khỏe, biểu hiện là sắc mặt ảm đạm, thần khí không đủ, làm suy giảm nội tạng của bản thân.
-
“Đắc ý quên hình” có nghĩa là con người ta khi quá hài lòng về cái gì đó sẽ khó tránh khỏi cái nhìn sơ suất để rồi đánh mất nhiều thứ. Bởi lẽ, khi có chuyện gì mừng rỡ thì dường như họ sẽ quên đi những tiêu chuẩn, chuẩn mực ban đầu, nhìn gì, nghe gì cũng thấy vừa ý và hài lòng, khả năng phán xét, đánh giá vấn đề không còn chuẩn, không có sự xem xét kỹ lưỡng về sự việc hay người nào đó. Từ đó dẫn đến những sai lầm không mong muốn.
-
Khi bị sợ hãi bao quanh, trấn áp nội tâm bạn sẽ không còn giữ cho mình được sự tỉnh táo, các nguyên tắc ban đầu sẽ bị phá vỡ, lập trường bản thân lúc này vô hình biến mất. Bạn sẽ trở nên bị động, không thể tìm ra cho mình một hướng đi đúng đắn, không có cách nào giải quyết được vấn đề. Có rất nhiều nỗi sợ khác nhau mà các bạn chắc chắn sẽ gặp phải, tuy nhiên hoàn toàn bạn có thể làm tốt hơn thế, hãy đối mặt với thử thách bằng tất cả khả năng, bản lĩnh và sự tự tin của mình.
-
Sống trên đời danh lợi, tiền bạc chỉ là vật ngoài thân, đừng quá chạy theo đồng tiền, danh vọng nhiều quá để rồi mang tai họa, "cái được không bù nổi cái mất". Dẫu biết rằng ai cũng có danh vọng, ai cũng ham mê lợi lộc, nhưng hãy biết dừng lại đúng lúc, giữ cho tinh thần được thoải mái, mọi việc đều bình yên. Người chất chứa quá nhiều sẽ lao tâm khổ tứ, hao tổn tinh thần, ảnh hưởng đến sức khỏe. Người quá tham lam, sở hữu những vật phẩm quý giá càng nhiều càng dễ gây đố kỵ, khiến bản thân gặp tai họa bất ngờ.
-
Điều này xảy ra ở cả lời nói và hành vi. Khi bạn quá say mê về điều gì quá sẽ khiến bạn dễ đánh mất nguyên tắc sống của mình, lời nói sẽ xuất hiện sự dối trá, lệch lạc, xiên xẹo. Hành vi cũng từ đó mà khác thường, thậm chí làm những việc trái đạo đức cuối cùng chỉ để đạt được điều mình say mê ban đầu mà không nghĩ rằng sự đánh đổi như vậy có xứng đáng với những gì mà mình đã dày công xây dựng hay không, cuối cùng hối hận cũng đã muộn.
-
Người xưa quan niệm rằng lời nói khi đã nói ra khỏi miệng mà không thực hiện được là một việc rất đáng xấu hổ. Đặc biệt, với những ai tùy tiện hứa, nhưng lại là những lời hứa "suông", không có khả năng thực hiện, chỉ là lời nói "khoác" nhất thời thì sẽ đánh mất lòng tin với người khác. Trong cuộc sống, niềm tin là yếu tố vô cùng quan trọng xây dựng lên thì khó nhưng đánh mất thì lại rất dễ. Hãy hết sức cẩn trọng.
-
Lão Tử đã từng nói: “Ngũ sắc sẽ làm cho mắt bị mù, ngũ âm sẽ làm cho tai bị điếc, ngũ vị sẽ làm cho lưỡi bị tê, rong ruổi săn bắn sẽ khiến lòng người phát cuồng, của cải khó được khiến người bị tai hại.” Điều này cho chúng ta bài học rằng khi con người có quá nhiều dục vọng sẽ làm bại hoại thân thể, thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến mạng sống của sống. Hãy biết cách gạt bỏ dục vọng qua một bên, hãy sống và làm việc vì đam mê, biết tu dưỡng, hài lòng đúng mức để giữ cho cuộc sống an nhàn.