Top 10 Điều nên nhớ nhất khi giận giữa các cặp đôi
Đố ai định nghĩa được chữ yêu! Trong tình yêu có rất nhiều cung bậc cảm xúc. Có lúc vui, lúc buồn, có khi quấn quýt, có khi lại giận dỗi nhau. Có những cặp đôi ... xem thêm...có thể sống hạnh phúc với nhau cả đời nhưng cũng có những cặp đôi chỉ vì cãi vã mà mất nhau mãi mãi. Bài viết sau sẽ giúp các bạn biết thêm những điều nên làm mỗi khi giận dỗi với người yêu.
-
Mỗi khi cãi nhau ai cũng sẽ rất bực mình. Nếu bạn cảm thấy bực quá, hãy im lặng. Đợi khi bình tĩnh lại hãy giải quyết. Đừng khăng khít quá, kẻo lại phát ngôn bừa bãi. Tất cả những quyết định trong lúc nóng giận đều sẽ khiến cho bạn cảm thấy ân hận, hối tiếc. Có câu "Im lặng là vàng” muốn nhắc nhở mỗi con người nên biết cách im lặng tránh những va chạm không cần thiết. Người xưa thường nói: “Học nói thì chỉ mất hai năm, nhưng học im lặng thì phải mất cả đời!” và đó cũng là lý do mà mỗi người có hai cái tai để nghe nhưng chỉ có một cái miệng để nói. Khi mâu thuẫn đến, mỗi lời nói ra trong lúc không kiểm soát đều có thể trở thành những lưỡi dao gây tổn thương người khác. Bởi vậy, im lặng đôi khi còn giá trị hơn cả vạn lời nói...
Pythagos từng nói: “Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói”. Còn Martin Luther King Jr lại phát biểu: “Cuộc sống chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng”. Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan của con người trong cuộc sống. Từ nền tảng của sự im lặng khôn ngoan đó, con người sẽ biết nên nói lúc nào và nói những gì. Im lặng là không nên nói trong những lúc không cần thiết vì lời nói đó có thể đem lại tai họa cho bản thân hoặc làm tổn hại đến người khác.
-
Tha thứ luôn là một yếu tố rất cần thiết cho các cặp đôi. Đặc biệt là khi cãi nhau. Chuyện gì bỏ qua được thì nên cho qua, đừng cố dai dẳng đòi làm cho ra ngô ra khoai thì sẽ không hay cho lắm. Như vậy thì sẽ thực sự không tốt cho các bạn. Tha thứ được mô tả là hình thức tối thượng của tình yêu, bởi nó kiểm tra độ sâu sắc, sức mạnh tình cảm của một cặp đôi. Sự tha thứ được ví như một nghệ thuật có thể khiến ai đó phải mất cả đời để có thể thành thạo, một điều mà con người không ngừng học hỏi trong cả cuộc đời mình. Tuy nhiên, xét về mặt thực tế, chúng ta sẽ phát hiện ra có những điều tưởng chừng như là tha thứ nhưng thực ra không phải vậy. Chẳng hạn, tha thứ không phải là miễn chuẩn trách nhiệm cho người có lỗi; tha thứ không đòi hỏi người có lỗi phải thể hiện lòng hối lỗi và đền bù; tha thứ cũng không phải là thừa nhận mình sai; tha thứ không phải là hòa giải...
Tha thứ không phải là một cảm giác, tha thứ là cách thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực nhanh nhất, hiệu quả nhất. Tha thứ làm chúng ta dễ chịu hơn, nhẹ nhõm hơn, đó là một lựa chọn quan trọng và khó khăn để quên đi những điều không hay xảy ra. Nó sẽ giải thoát ta ra những u buồn, sợ hãi trong lòng. Sau khi bạn tha thứ, bạn không phải để xóa bỏ sai lầm mà để thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực tâm trí, cũng chính là bạn đang giải phóng tự do cho chính mình. Trút bỏ những tổn thương, cứ để thời gian làm mờ vết sẹo ấy, bạn sẽ thấy, tha thứ là cách tốt nhất để tâm hồn thanh thản. Đừng tiếp tục giữ sự oán giận. Hãy cho người ấy biết rằng bạn tha thứ cho họ và không muốn lưu giữ cảm xúc tiêu cực đối với họ hoặc mối quan hệ.
-
Hãy cố mỗi người nhường nhịn nhau một tí, mỗi người nhường nhịn một chút để nghiền ngẫm, chớ làm quá mọi chuyện lên để rồi giận quá mất khôn. Điều này thực sự nguy hiểm cho những người nóng tính, không kiềm chế được cảm xúc của bản thân. Trong tình yêu, không phải cứ chỉ cần yêu nhau là bền vững. Đôi khi cũng cần biết nhường nhịn, chấp nhận một số thứ của “đằng ấy”. Trước đây, hình ảnh của người con gái Việt Nam luôn đi đôi với sự nhường nhịn, chịu thương, chịu khó. Vì vậy, một khi nói đến sự hi sinh nhường nhịn thì con gái là người được nghĩ đến đầu tiên. Trong một số cuộc cãi vã, bất kể ai đúng ai sai, thì “bên nào cũng muốn giữ cái tôi cho riêng mình”. Thế là cuộc “thi gan giữa đôi bên bắt đầu” bất phân thắng bại. Mỗi lần như thế, một trong hai bên phải xuống nước trước dù biết rằng “mình chẳng sai gì”. Thế nhưng, nếu một lần, hai lần thì chuyện “nhường” cũng chẳng sao. Còn nếu cứ ngày nào cũng “leo lên đầu lên cổ người khác ngồi”, rồi bắt người ta phải nhường mình, thì có đến “bụt” cũng không thể nào chịu nổi.
Để có một mối quan hệ lâu dài hay một tình cảm đẹp, đòi hỏi cả hai đều phải biết yêu thương và trân trọng lẫn nhau. Chính những cặp đôi “hình mẫu” cũng chia sẻ rằng họ luôn giải quyết vấn đề một cách từ tốn để không bao giờ xảy ra tranh cãi. Có mấy cặp đôi nghĩ được rằng, ngay cả khi đến kết hôn, muốn gìn giữ hôn nhân cũng phải cố gắng nhường nhịn nhau, đã là gia đình không có chuyện ai yêu ai hơn, mà là ai chấp nhận ai nhiều hơn. Chẳng ai hoàn hảo cả, người yêu bạn cũng vậy, làm sao bạn có thể yêu cầu anh ấy yêu thương bạn nhiều hơn còn bạn thì sao cũng được. Anh ấy hy sinh cho bạn, bạn cũng cần bỏ ra chút tâm tư để vun đắp cho tình yêu của đôi bên. Đã là yêu nhau, hơn nhau là “nhịn”, chính là hơn nhau ở chữ chấp nhận. Nếu không học cách lắng nghe và chia sẻ, bạn sẽ sớm đánh mất tình yêu của mình mà thôi.
-
Trong mối quan hệ tình cảm, có thể có rất nhiều cặp đôi không ngoại tình, 'cắm sừng' và cũng không có cặp đôi nào không có xung đột, cãi vã. Phải giải quyết những xung đột này bằng cách nào để tránh làm mối quan hệ trở nên xấu đi là điều mà ít người để ý và quan tâm. Khi cãi nhau, nếu cả hai bạn đang rơi vào trạng thái tức giận, bực mình thì bạn cần im lặng đợi khi nào bình tĩnh rồi gặp nhau thảo luận riêng. Đừng bao giờ hăng quá kẻo lại phát ngôn bừa bãi. Nếu như cả hai người không ai chịu nhường ai và bạn lại luôn muốn là người chiến thắng thì điều đó sẽ chỉ làm tình hình căng thẳng hơn. Ngay cả chuyện bạn thích gào thét, quát mắng đối phương và áp đảo họ không cho họ giải thích cũng chính là cơ hội để 'giết chết' mối quan hệ.
Khi bạn đang bực bội thì tốt nhất một lời khuyên là đừng lên Facebook, Instagram đăng bất cứ những gì về trạng thái hiện tại bởi lúc này sẽ dễ phát ngôn những câu thiếu suy nghĩ để rồi sẽ phải hối hận không kịp. Không ai muốn người khác biết về tình trạng rạn nứt trong tình cảm của hai bạn, người hiểu thì an ủi chẳng sao, người chẳng hiểu thì thêm mắm thêm muối làm tình trạng vấn đề càng trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Phát ngôn bừa bãi trên mạng Facebook sẽ gây ra sự xích mích giữa những người dùng mạng xã hội, làm mất đi sự văn minh, làm xấu đi những hình ảnh tốt đẹp về mạng xã hội, thậm chí còn bị phạt, giam giữ nếu có những lời nói gây xúc phạm đến danh dự và phẩm chất của người khác...
-
Khi có người thứ 3 xuất hiện phá đám hạnh phúc của 2 bạn thì hãy bình tĩnh mà giải quyết chứ đừng có chia tay. Nếu bạn chia tay thì hóa ra bạn đã làm cho người thứ 3 hả hê, đạt được mục đích của họ còn mình thì đau khổ, buồn bực, tiếc nối. Với bất kỳ ai, kẻ thứ 3 đều rất đáng ghét. Chính vì vậy, họ đều thấy khó chịu khi bị chen vào giữa tình cảm của mình. Tâm lý chung trong trường hợp này chính là sự bực tức, khó chịu và mệt mỏi. Chính vì thế, nhiều người đã có những hành động bực bội, thiếu suy nghĩ. Đây thực sự không phải điều tốt đẹp, mang lại lợi ích cho bạn hay tình cảm của mình trong trường hợp có người thứ 3. Khi thấy sự xuất hiện của người thứ ba, bạn hãy dừng lại một chút. Nên cho mình thời gian để suy nghĩ thật thấu đáo về tình cảnh hiện thời. Đây là điều quan trọng giúp bạn không làm những hành động khó chịu, đáng tiếc.
Lúc bình tĩnh suy sét, bạn có thể nhìn nhận cụ thể câu chuyện trong thực tế. Rất có thể hai người bọn họ chỉ thân thiết với nhau mà thôi. Và câu chuyện đó chưa bao giờ nghiêm trọng như bạn vẫn tưởng tượng. Một điều quan trọng bạn cần tìm hiểu là mối quan hệ thực sự của người yêu mình và người thứ ba ra sao. Liệu họ có thực sự tương tác với nhau hay chỉ có kẻ thứ 3 đang cố gắng chen vào cuộc tình của bạn?Nắm bắt được tình hình thực tế sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Đặc biệt, đây cũng là thời điểm bạn có thể thể hiện cho người yêu của mình thấy sự khó chịu của bản thân thông qua những hành động thật tinh tế. Điều này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích so với các hành động nóng vội, bực bội hay có phần điên rồ đấy.
-
Khi yêu nhau, các bạn nên thành thật với nhau, đừng giấu giếm nhau bất kỳ điều gì. Bạn sẽ làm cho đối phương cảm thấy không được tôn trọng, lại ầm ĩ lên thì sẽ không hay. Thành thật cũng sẽ tạo được lòng tin của người khác đối với bạn. Hãy chân thật với chính tình cảm của bạn, tính cách của bạn và cả những sai lầm của bạn; nhưng đồng thời hãy học cách đón nhận sự thành thật với nhau ngay từ buổi đầu chung sống. Khi vợ chồng trò chuyện, hãy cố gắng gợi mở để có thể biết được những suy nghĩ, những cảm xúc thật ở nhau. Càng tự nhiên và chân thật, phụ nữ và người bạn đời của họ sẽ càng dễ dàng tìm được đúng con đường đi đến trái tim của nhau.
Không che giấu sự thật, hai người sẽ tạo dựng được niềm tin trong gia đình. Niềm tin ấy rất quan trọng và sẽ khiến mọi người hiểu rằng: khi trở về với gia đình, dù thế nào, họ cũng sẽ được những người thân mở lòng đón nhận và yêu quý. Tình yêu thực sự không có nghĩa là làm bất cứ điều gì người kia muốn hay giả vờ là một người không phải mình. Người nào đó yêu bạn chân thành sẽ không bao giờ bắt bạn phải làm bất cứ điều gì trái với ý muốn của bạn hay lôi kéo bạn vào những hoạt động nguy hiểm. Không có sự tôn trọng, thì không một mối quan hệ nào có thể kéo dài và hai người cũng không thể mãi khiến người kia bộc lộ những điều tốt đẹp nhất trong con người họ.
-
Thường thì khi cãi nhau con trai sẽ luôn là người làm hòa trước. Nhưng không có luật nào quy định con trai phải là người xin lỗi trước cả. Vậy nên nếu con gái làm sai thì bạn nên là người xin lỗi, làm hòa trước với người đàn ông của mình, tránh mọi chuyện đi quá tầm kiểm soát của mình. Đừng để mọi chuyện không thể cứu vãn được. Cãi vã với người ấy là việc khó tránh khỏi, nhưng bạn sẽ chọn làm lành với họ theo cách nào? Hành xử chín chắn khi xử lý tình huống bất đồng là việc rất quan trọng. Điều đó có nghĩa bạn sẽ chịu trách nhiệm cho hành động của mình và mạnh dạn xin lỗi khi mắc sai lầm. Bạn cũng cần giao tiếp cởi mở với người ấy và luôn chú tâm lắng nghe. Sau khi cãi nhau, hãy dành sự chú ý tích cực cho người ấy và sẵn lòng thay đổi để duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Tránh việc oán giận hoặc để cuộc tranh luận ảnh hưởng đến ngày mới.
Hãy cùng nhau đưa ra giải pháp và chấm dứt mâu thuẫn. Cả hai bạn cần đồng ý làm lành để có thể hàn gắn mối quan hệ. Dù bạn và người ấy có tranh cãi về vấn đề gì thì bạn vẫn là một phần của cuộc tranh luận. Hãy nhún nhường và thừa nhận rằng bạn đã sai. Không dùng từ “nhưng” hoặc “anh/em nên” và tập trung vào phần của bạn trong cuộc cãi vã. Nếu bạn cảm thấy việc mình đúng quan trọng hơn sự bình yên của mối quan hệ, đã đến lúc bạn nên hạ cái tôi của mình xuống. Thay vì tập trung vào việc chứng minh bạn đúng, hãy tìm hiểu quan điểm của người ấy. Quan tâm hơn đến suy nghĩ và góc nhìn của họ và đừng quên mối quan hệ của hai người vẫn quan trọng hơn việc phân tích đúng sai.
-
Mỗi khi có chuyện ai cũng muốn tìm cho mình một người bạn để tâm sự nhưng bạn nên tìm đúng người để nghe lời khuyên. Bản thân bạn là một cá thể độc lập, mọi quyết định của bạn mới quyết định đến giá trị cuộc đời mình, vì vậy suy nghĩ của người khác tác động lên mình đều có hai mặt tích cực và tiêu cực. Vậy vì sao bạn đừng nên quan tâm đến suy nghĩ của người khác. Có những người cứ nghĩ rằng điều đó là tốt nhất, nhưng đó là đặt vào hoàn cảnh của họ, chứ không phải là cuộc đời của bạn. Bạn sống, bạn hiểu được bạn cần gì và bạn phải làm gì để cuộc sống của bạn tốt hơn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải tự chịu trách nhiệm cho mọi quyết định mà bạn đưa ra. dù là thất bại hay thành công.
Khi đặt ra vấn đề, điều quan trọng bạn phải nhìn nhận và đánh giá xem những quan điểm của người khác và thực tế của bạn xem nó có phù hợp để áp dụng hay không. Có thể không nhất thiết điều đó là tệ với bạn, vì đó nó là lý do khiến bạn cân nhắc để thực hiện theo, nhưng hãy chú ý, bởi vì có thể sẽ có những cách thức khác tốt hơn, phù hợp hơn. Đối với người khác, có thể suy nghĩ của bạn là rác rưởi, nhưng chỉ bạn mới thấy được bản thân mình cần điều gì. Cuộc sống của bạn, khi bạn quyết định làm cái gì, dù có nhận lời khuyên của người khác, nhưng mọi hậu quả đều do bạn gánh chịu. Họ chỉ dùng lời nói, hay suy nghĩ của họ áp đặt lên bạn và đương nhiên, khi nói xong, tất cả mọi trách nhiệm đều được rũ bỏ, bởi vì quyết định có làm hay không là do bạn. Đừng nên nghe lời quân sư một cách dại dột.
-
Việc không gặp người ấy có thể giúp cả hai suy nghĩ sáng suốt hơn và lấy lại bình tĩnh. Tuy nhiên, bạn cần nói với người ấy về nhu cầu được ở một mình. Trước khi làm những gì bạn muốn, hãy gặp người ấy hoặc trao đổi trước vài ngày để vấn đề không tiếp tục kéo dài. Đây là cách cho phép hai bạn sắp xếp lại cảm xúc và tìm ra giải pháp. Điều này cũng cho người ấy biết rằng bạn không có ý định chia tay. Ví dụ, nếu sống cùng người ấy, bạn có thể dành một ngày hoặc cuối tuần đi đâu đó một mình hoặc dành nhiều thời gian ở bên ngoài. Nếu hai bạn không sống cùng nhau hoặc yêu xa, hãy thử dừng liên lạc trong khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn như một hoặc hai ngày. Hãy dành thời gian một mình, tận hưởng khoản thời gian của riêng mình đặc biệt là sau những ngày làm việc hay buổi học nặng nề. Đây chính là cách bạn xả stress và thấu hiểu bản thân mình hơn.
Sẽ có những sự lựa chọn và quyết định mà bạn cần phải thực hiện một mình và khi đấy chính sự cô đơn lại là một trợ thủ đắc lực nếu bạn biết sử dụng đúng cách như thế nào. Bạn hoàn toàn có thể đưa ra những quyết định một cách dễ dàng mà không cần phải do dự hay lo sợ vì đơn giản là bạn đã hình thành được một nền tảng vững chắc về bản thân trong khoản thời gian bạn ở một mình. Nền tảng đấy là những gì về con người bạn, về việc bạn muốn gì, bạn cần gì hay mong ước tương lai của bạn. Việc bạn dành thời gian riêng một mình cũng đồng nghĩa với việc bạn biết quan tâm mình hơn, biết lắng nghe bản thân mình và cũng biết yêu thương mình nhiều hơn. Chỉ tập trung vào bản thân mình, làm những việc mà chẳng ai có thể cấm đoán được. Hãy dành thời gian ở một mình để nhìn nhận lại mọi vấn đề một cách thấu đáo.
-
Khi bạn có thể cùng người ấy trao đổi về trận cãi nhau, hãy tập trung vào việc lắng nghe. Bạn sẽ dễ dàng muốn nghĩ về những gì cần nói hoặc biện hộ cho bản thân, nhưng lúc này hiểu người ấy là ưu tiên hàng đầu. Tránh ngắt lời hoặc nghĩ về điều bạn sẽ nói trong khi người ấy đang nói. Thay vào đó, hãy dành cho họ toàn bộ sự chú ý, nhìn vào mắt họ và diễn đạt lại những gì bạn hiểu. Ví dụ, tóm tắt những gì họ nói khi họ dứt lời bằng cách nói “Anh có thể hiểu là em muốn anh chia sẻ nhiều hơn về cảm xúc của mình”. Tránh dùng ngôn ngữ quy chụp như "luôn luôn" và "không bao giờ".
Bỏ qua thôi thúc muốn chứng minh bạn "đúng". Thay vào đó, hãy nhún nhường và lắng nghe góc nhìn của người ấy. Đừng quên công nhận họ đã đúng ở khía cạnh nào đó. Chỉ cần mở lòng để lắng nghe, ít ra, bạn sẽ nhận ra, bạn sẽ có ích cho một người nào đó, vài người nào đó, ở một nơi nào đó, trên cuộc đời này. Khi mối quan hệ giữa 2 người đang rạn nứt bạn cần mở lòng lắng nghe người ấy nói. Khi người ấy nói về những mối quan tâm lo lắng của mình hãy trao cho anh chàng những cái nhìn cảm thông và những cái ôm hay cái gật đầu trấn an. Điều này cho thấy bạn đang chăm chú lắng nghe và quan tâm đến cảm xúc của họ. ó như vậy mối quan hệ mới được hòa giải và giữa 2 người sẽ có sự thấu hiểu nhau hơn.