Top 12 Điều kiêng kỵ các cặp đôi cần tránh trong ngày cưới hỏi để hôn nhân may mắn
Lễ cưới được hiểu là một nghi lễ, và thường kết hợp với một tiệc cưới để trở thành đám cưới hoặc lễ thành hôn. Lễ cưới của người Việt thường phải xem ngày tốt ... xem thêm...để tiến hành các thủ tục như ngày tổ chức, ngày rước dâu về nhà chồng. Đây là một sự tin tưởng chuyện vui được cử hành ngày lành tháng tốt thì sẽ mang đến hạnh phúc và bình an cho cô dâu, chú rể. Hôn nhân là sự kiện trọng đại trong đời mỗi con người. Theo quan niệm từ xưa đến nay, hôn nhân có vững bền, suôn sẻ, hạnh phúc hay không đều nhờ vào việc cưới xin có "đàng hoàng" hay không. Vì vậy, ngoài những nghi lễ cần thiết, người ta còn kiêng kỵ một số điều theo quan niệm dân gian với mong muốn cho cặp uyên ương được hạnh phúc về sau. Hãy cùng Toplist tìm hiểu những điều kiêng kỵ mà các cặp đôi cần tránh nhé!
-
Bàn thờ gia tiên là một nơi linh thiêng sẽ diễn ra nghi thức dâng lễ của cô dâu chú rể cần được chuẩn bị thật trang hoàng. Điều này nhằm thể hiện sự thành kính của các con cháu đối với tổ tiên của mình. Đồng thời mong muốn được ban phước lành để hôn sự được trọn vẹn. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, phần chuẩn bị cho bàn thờ gia tiên sẽ khác nhau. Nhưng chung quy lại, bàn thờ gia tiên cần phải được chuẩn bị đầy đủ lễ, không được sơ sài, qua loa hay chuẩn bị cho có lệ.
Thờ cúng tổ tiên là một phong tục tốt đời, đẹp đạo của dân tộc Việt Nam từ xưa tới nay. Vì vậy, việc chuẩn bị bàn thờ gia tiên là điều không thể thiếu sót trong lễ cưới. Trong ngày cưới, cả 2 gia đình nhà trai và nhà gái đều phải dâng lên bàn thờ một mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm có xôi, gà luộc, rượu, hoa quả, vàng mã. Trước giờ đón dâu nhà gái sẽ thắp nến mà nhà trai mang đến làm sính lễ lên bàn thờ. Cô dâu, chú rể cùng bố mẹ hai bên sẽ thắp hương báo cáo với tổ tiên về việc trọng đại của đôi trê. Khi về đến nhà trai, hôn lễ chính thức sẽ được cử hành tại bàn thờ tổ tiên.
-
Theo người xưa, Kim Lâu là tuổi mà khoa học cổ phương Đông ban đầu tổng kết để phục vụ cho việc cưới xin, nếu phạm vào tuổi này sẽ gây hại cho bản thân, cho người mình kết hôn, có hại cho con cái hay có hại cho đại gia sức cần trong sản xuất nông nghiệp trước đây. Có quan niệm giải thích đơn giản rằng “kim” là vàng, “lâu” là lầu, nhà, thế nên “kim lâu” là lầu vàng, nhà vàng. Trước đây, con gái vua chúa, quý tộc thường được tổ chức cưới vào năm tuổi này với ý nghĩa được ở lầu vàng. Trong khi đó con dân thường lại phải tránh ngày này vì không muốn bị cảnh người đó được lên làm vua quan, chiếm mất lầu vàng.
Dần già, nếp nghĩ này đã ăn sâu vào số đông quần chúng, vì vây mà nhiều người cho rằng một trong những điều kiêng kị trong đám cưới chính là tuổi Kim Lâu. Theo người xưa quan niệm, chỉ cần dính vào một thời khắc xấu thì cuộc hôn nhân sẽ bị ảnh hưởng theo nên việc chọn thời gian để thực hiện việc cưới xin là điều rất quan trọng. Đặc biệt, theo người xưa kiêng kỵ cưới vào năm Kim Lâu (tức là năm cô dâu có số đuôi 1,3,6,8). Đây được coi là số tuổi không may mắn với chuyện hôn nhân sau này như hiếm muộn đường con cái, vợ chồng không êm ấm... -
Chẳng ai biết bắt đầu từ đâu, nhưng tục nhà quê ngày xưa tiếp nối cho đến thời đại 4.0 vẫn chưa phai được suy nghĩ không cho bà bầu đi đưa dâu. Thậm chí trong lễ cưới, đa số mọi người cho rằng người có thai thì không nên đến dự. Nguyên nhân được giải thích là kiêng như vậy sẽ tốt cho cả hai bên. Thứ nhất là nếu có bà bầu đi đưa dâu sẽ đem lại những điều không may, rắc rối trong đám cưới hoặc tương lai không tốt đẹp cho đôi uyên ương sau này. Thứ hai, về phía người mang thai, nếu đi đưa dâu thì sẽ khiến em bé trong bụng bị mất duyên, đặc biệt các bé gái sẽ khó lấy chồng hoặc trắc trở trong chuyện tình cảm. Với những lập luận như vậy mà hầu hết người dân Việt Nam không cho bà bầu đi đưa dâu. Cũng không ai có ý định làm trái truyền thống để trở thành “mẫu thử” xem nó có thật sự không lành hay không.
Thông thường khi nhà đại tang (tang bố, tang mẹ, vợ hoặc chồng) thì người trong gia đình sẽ kiêng không đi (hoặc theo một cách nào khác tránh tiếp xúc trực diện) chúc Tết, đến những nơi vui vẻ như hội hè, đám cưới, đầy tháng... vì cho rằng trong gia đình có người chết thì cả nhà đều nhuốm màu lạnh lẽo. Người ta không thể mang cái lạnh lẽo, xúi quẩy đến những nơi vui vẻ. Ngoài ra khi nhà có tang, còn kiêng không đám cưới. Bố mẹ mất để tang 3 năm, ông bà mất để tang 1 năm, mục đích là giữ đạo hiếu với người đã mất và tránh để làng xóm chê cười. Ngày nay, việc kiêng cữ không còn kỹ lưỡng như trước. Cho nên nhiều gia đình thường để sau giỗ đầu cho người quá cố sẽ tổ chức cưới hỏi cho con.
-
Theo quan niệm người xưa, nhẫn cưới sẽ được cô dâu, chú rể trao cho nhau trong hôn lễ hạnh phúc. Món trang sức không nên đeo trước khi kết hôn. Nếu đeo nhẫn cưới trước khi tiến hành hôn lễ sẽ mang đến những điều không tốt đẹp cho cô dâu chú rể. Cuộc sống hôn nhân về sau thường sẽ lục đục, khó khăn và không vững bền. Chính vì vậy nên dân gian thường sẽ kiêng đeo nhẫn cưới trước đám cưới. Nhẫn cưới sẽ được đeo khi tiến hành hôn lễ theo nghi thức gia tiên. Khi ấy sẽ có sự chứng giám của ông bà tổ tiên, gia đình đàng trai đàng gái và bà con dòng họ tới chung vui cùng đôi lứa.
Trong lúc này, chú rể và cô dâu sẽ đeo nhẫn cưới cho nhau, cùng nhau thề nguyền sống với nhau trọn đời dù ốm đau hay khỏe mạnh, nghèo khó hay giàu sang. Nhẫn cưới khi đeo vào tay đồng nghĩa với việc cả hai đã chính thức thành vợ chồng của nhau. Người vợ và người chồng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau. Ngay từ giây phút ấy, họ đã chính thức về chung nhà, cùng nhau đắp xây và phát triển cuộc sống hạnh phúc của mình. Nhẫn cưới chỉ đeo vào ngày tiến hành hôn lễ. Chính vì vậy nên theo phong tục của ông bà, nhẫn cưới sẽ kiêng kỵ việc đeo trước khi kết hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hôn nhân của cả hai. -
Theo quan niệm truyền thống, nhà có tang nghĩa là có chuyện buồn, tổ chức những cuộc vui, trong đó có cưới là hỷ sự là điều vô cùng kiêng kỵ, nên hoãn lại, chờ khi mãn tang mới được tiến hành. Nếu nhà nào sắp có đám cưới mà lại có tang người ruột thịt trong gia đình thì việc cưới xin phải lùi lại ít nhất là sang năm mới, thậm chí là tang bố mẹ thì phải hoãn tới 3 năm. Nhiều người cho rằng, tổ chức đám cưới cùng năm có tang sẽ mang đều không may đến cho cặp đôi uyên ương. Chính vì thế nhiều gia đình áp dụng hình thức "cưới chạy tang". Nếu trong gia đình có người ốm sắp mất hoặc đã mất nhưng chưa phát khăn tang thì nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái xin cưới hỏi ngay. Lễ ăn hỏi và lễ cưới sẽ diển ra nhanh gọn và không mời khách mà chỉ trong nội bộ gia đình.
Trong đám cưới kiêng kỵ nhất là nhà cô dâu hay chú rể có tang, con cái phải để tang bố mẹ 3 năm, cháu phải để tang ông bà 1 năm. Nhà có tang là chuyện buồn vì vậy trong thời gian để tang trên cần tránh tiệc tùng, ăn mừng linh đình nhất là hỷ sự như đám cưới. Nếu trong gia đình có bố mẹ hay ông bà đau ốm nặng thì các cặp đôi được khuyến khích đám cưới sớm để chạy tang. Đám cưới chạy tang thường được tổ chức đơn giản, đáp ứng các nghi thức cần thiết là được. Tuy nhiên, ngày nay tư duy kiêng kỵ cũng dần thoáng hơn nên việc tổ chức đám cưới khi nhà đang có tang cũng không khắt khe như cũ nữa. Khi có tang người ruột thịt, cô dâu, chú rể vẫn giữ nguyên lịch trình tổ chức cưới nhưng phải làm nhanh gọn.
-
Trong chế độ phong kiến cũ, hôn nhân cưỡng ép, thường là cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Vì thế đã xảy ra một số trường hợp oái oăm: Ngày con gái vu quy đáng lẽ là ngày vui nhất trong đời nhưng người thì khóc lóc buồn tủi vì bị ép buộc, người thì lo sợ cảnh làm dâu, làm vợ, từ tấm bé chưa rời mẹ, nay tự nhiên mẹ con xa nhau; mẹ thương con còn thơ dại, cũng mủi lòng sụt sùi khóc. Thế là, trong khi hai họ đang vui mừng yến ẩm ở nhà ngoài thì hai mẹ con lủi thủi, cắp nón ra về. Tan tiệc, nhà trai chẳng tìm thấy cô dâu đâu nữa. Qua một vài đám đại loại như vậy người ta rút kinh nghiệm mẹ đẻ không đưa con gái về nhà chồng, dần dần bắt chước nhau, trở thành tục lệ.
Một vài nơi, cả bố cô dâu cũng không đi đưa dâu với lý do con mình đã gả bán cho người. Tình cảnh này đã khiến người ta thường kiêng không cho mẹ tiễn con gái đi lấy chồng, sợ lại xảy ra việc khóc lóc, không hay trong ngày vui trọng đại. Và cho đến bây giờ, tục ấy vẫn còn, mẹ đẻ không bao giờ tiễn con gái về nhà chồng. Ngoài ra, người ta còn kiêng cô dâu khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ đẻ. Trong ngày cưới, người xưa rất kiêng kỵ việc cô dâu khóc và ngoái lại nhà bố mẹ đẻ. Họ cho rằng cô dâu không được vương vấn gia đình vì điều này có thể khiến cô dâu bỏ nhà chồng về nhà mẹ đẻ hoặc cô dâu đó không chu toàn với nhà chồng. -
Theo phong tục cưới hỏi miền Bắc thì người xưa truyền tụng rằng mẹ chồng không nên đi đón con dâu về. Bởi với lý do là phụ nữ tượng trưng cho nội tướng của gia đình cho nên không để mẹ chồng và con dâu đụng mặt nhau sớm để tránh những xích mích, va chạm sau này. Người đi nên là các bậc trưởng thượng, chú rể có thể kèm thêm bạn bè… Theo quan niệm xưa, mẹ chồng chỉ cùng người thân đến nhà cô dâu để làm lễ xin dâu. Người ta tin rằng, trong ngày đón dâu, mẹ chồng sẽ không đi cùng để giúp mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu hòa hợp, không bị mâu thuẫn về sau.
Không những thế, mẹ chồng cũng không nên đứng trước cửa đón con dâu mà phải tránh mặt vào trong. Điều này để cô dâu không sợ đòi bỏ về nhà mẹ đẻ và tránh những xung khắc sau này. Chỉ khi nào làm lễ gia tiên ở nhà chồng thì mẹ chồng mới xuất hiện. Theo phong tục, mẹ chồng phải cầm chum chìa khóa hoặc bình vôi lánh đi khi con dâu vào cửa. Đây là những thứ biểu tượng cho tài sản của gia đình. Việc làm này của mẹ chồng có ý nghĩa dù nhà có thêm con dâu nhưng mẹ chồng vẫn là người nắm quyền làm chủ.
-
Từ xưa vẫn có quan niệm cô dâu đang mang bầu thì khi về nhà chồng không được danh chính ngôn thuận đi vào từ cửa chính mà phải đi vòng ra cửa sau để vào. Trường hợp nhà không có cửa hậu, cô dâu sẽ phải bước qua một chiếc chậu bồ kết nướng than hồng với hàm ý xua đi điều xui xẻo. Họ cho rằng cô dâu có bầu mà đi về nhà chồng bằng cửa trước sẽ làm cho nhà trai sau này không ăn nên làm ra. Theo phong tục ở một số nơi, khi cô dâu về đến nhà chồng, cần phải bước lên viên ngói và bắc qua bếp. Việc này tượng trưng cho việc vứt bỏ những điều xui xẻo, trừ tà, tránh ác. Đồng thời cũng mang ý nghĩa thịnh vượng cho gia đình nhà chồng.
Nhưng khi cô dâu mang thai thì nên tránh thủ tục này. Vì cho rằng ngói vỡ sẽ dẫn đến sẩy thai, đốt lò đốt thần thai để lại dấu tích. Thứ hai là cô dâu dẫm phải ngói hoặc đi qua lò sẽ nguy hiểm dẫm lên, không vững và ảnh hưởng bào thai. Mang thai trước ngày cưới không còn là chuyện hiếm trong thời buổi hiện nay. Các dịch vụ cưới hỏi dường như rất phổ biến, bắt kịp xu hướng, nhiều mẫu váy cưới được thiết kế riêng cho cô dâu mang bầu đã được tung ra thị trường. Tuy nhiên, cô dâu nào cũng mong muốn có được một đám cưới hoàn hảo. Cô dâu có bầu trước khi cưới cần thực sự cẩn thận và lưu ý cho ngày vui trọng đại của mình. Hãy đọc kĩ và ghi nhớ những điều trên để chuẩn bị cho lễ cưới thật hoàn hảo nhé! -
Đám cưới là ngày vui của 2 họ và có rất đông quan khách nên chuyện đổ vỡ cũng khó tránh khỏi tuy nhiên bạn cần chú ý vì người ta kiêng kỵ nhất là việc vỡ gương, vỡ cốc hay gãy đũa. Chuyện đổ vỡ là điềm báo cho cuộc sống hôn nhân sẽ không suôn sẻ, dễ chia ly… Nếu trong đám cưới mà xảy ra những chuyện như vậy thì người ta rất lo sợ và cảm thấy bất an.
Ai cũng biết, cưới hỏi là một sự kiện trọng đại của đời người, mọi sự chuẩn bị cần phải chỉnh chu và tươm tất. Điều này cũng giúp cho cuộc sống hôn nhân sau này trọn vẹn và hạnh phúc. Chính vì vậy, khi tổ chức đám cưới, nên tránh để đổ vỡ các vật dụng như ly thủy tinh, chén, bát hay gương… Mọi người thường quan niệm rằng, nếu để xảy ra đổ vỡ đồ trong đám cưới là một điều không tốt cho cuộc sống đôi vợ chồng trẻ.
-
Theo phong thủy, gương đặt hai bên thành giường tân hôn sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của vợ chồng. Gương vốn có vai trò phản xạ nên nếu đặt gương đối diện với giường ngủ thì gương sẽ chống lại chủ nhà, sẽ phản xạ đi những may mắn của hai vợ chồng. Giường cưới không nên kê ở mé tây của phòng và không nên kê giường đối diện với cửa ra vào. Bởi vì, vị trí này gây ra tâm lý bất an và đau đầu. Ngoài ra, Giường cũng không nên kê dưới xà ngang trần nhà.
Vị trí đặt giường tân hôn tốt nhất là phải nằm trên đường vuông góc đối với cửa đi. Đầu giường không được hướng về phía cửa, để tránh sát khí xung vào đầu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Giường tân hôn cũng không nên đặt sát tường về phía cửa đi, như thế dễ gây mất ngủ, hay nằm mơ, thần kinh suy nhược, tình cảm kém ổn định. Nếu đầu giường tân hôn của bạn không kê sát và tường hoặc tủ là thế “không chỗ tựa”. Gọi là điềm “hung cô đơn”. Lúc này bạn sẽ khó được quý nhân phù trợ, dễ sinh tiêu cực và thường có cảm giác cô đơn, trống trải và uể oải trong mọi công việc.
-
Phòng tân hôn là nơi các cặp đôi bắt đầu cuộc sống vợ chồng, từ đây mà gầy dựng gia đình, sinh con đẻ cái. Đây là không gian liên quan mật thiết và gắn bó nhiều nhất của các cặp đôi, bởi gần như 1/3 cuộc đời bạn diễn ra ở trên chiếc giường- khi bạn đi ngủ. Với quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt”, nếu có một khởi đầu suôn sẻ thì mọi chuyện về sau sẽ tốt đẹp. Thế nên, việc chuẩn bị thật chu tất cho phòng tân hôn sẽ phần nào giúp các cặp vợ chồng khởi đầu đời sống vợ chồng một cách suôn sẻ, tránh được những điềm hung.
Theo quan niệm xưa, những người "nặng vía" không được vào phòng tân hôn như phụ nữ góa chồng, người có thai, người hiếm muộn con cái, người có tang, người hôn nhân đổ vỡ... để không mang những điều bất lợi, không may mắn cho đôi vợ chồng. Nếu những người phụ nữ đang mang thai, phụ nữ có gia đình không yên ấm, hôn nhân đổ vỡ, gia đình đang có tang…vào phòng tân hôn sẽ tạo nên ám khí khiến cho cặp đôi mới cưới gặp điều không may như họ. Tốt nhất, nên nhờ người phụ nữ có gia đình hạnh phúc, đã sinh cả con trai và con gái trải giúp chiếu hoa cho giường tân hôn. Như vậy, vợ chồng bạn như được một người tốt số chúc phúc để có con đàn cháu đống, vợ chồng thuận hòa.
-
Nếu giường cưới dùng giường cũ thì đây là một trong những điều kiêng kỵ khi chọn và kê giường cưới nên tránh với các cặp đôi cô dâu chú rể mới. Với những người tín tâm thì giường tân hôn nên dùng giường mới để tránh điều không may sau này. Nếu sử dụng giường cũ thì những điều không may mắn của chủ cũ có thể vận vào đời sống của vợ chồng mới cưới. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý đến một số các vấn đề như sau: người trải chiếu hoa cho người tân hôn phải nhờ người vận tốt, nhẹ vía. Bạn có thể nhờ những người phụ nữ trung niên, người có gia đình hạnh phúc, có đủ con trai, con gái. Cho nên, mặc dù có thể đã tốn nhiều chi phí trong việc đám cưới nhưng bạn vẫn nên chi một khoản cho giường cưới mới.
Tùy theo quan niệm của mỗi cặp vợ chồng thì việc mua giường mới hay giường cũ sẽ theo ý định của họ. Mỗi gia đình đều không có bất cứ quy định bắt buộc nào đối với việc này cả. Với những gia đình khắt khe, những người tín tâm linh thì họ coi là việc quan trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống con cái sau này. Cho nên, việc mua giường cưới mới thường là bắt buộc đối với các cặp vợ chồng. Thực tế thì không có cơ sở nào cho việc sử dụng giường cũ là hôn nhân đổ vỡ còn dùng giường mới là gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên, theo tâm lý chung của các cặp uyên ương và ngay cả người thân của họ thì vẫn nên sử dụng một chiếc giường mới cho phòng tân hôn phải không nào?