Top 14 Điều kì lạ nhất có thể bạn chưa biết tại Nhật Bản
Nhật Bản được biết đến vì có nền văn hóa độc đáo mang đậm nét châu Á. Với sự sự xen lẫn giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại, Nhật Bản hiện tại là ... xem thêm...quốc gia khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Hãy cùng toplist tìm hiểu những điều kì lạ nhất có thể bạn chưa biết nhé!
-
Thay vì có một người lao công chuyên dọn vệ sinh, các trường học ở Nhật đều yêu cầu giáo viên cùng các học sinh phải tự làm các công việc vệ sinh ở trường học như: Dọn nhà vệ sinh, đổ rác, lau sàn,...Như một phần của giáo dục, những đứa trẻ được dạy để giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ. Nếu mọi người đều quan tâm và biết giữ gìn không gian chung thì ai cũng sẽ được sống trong một bầu không khí dễ chịu. Người Nhật tin rằng những bài học thế này sẽ dạy cho trẻ tính tôn trọng mọi thứ và tinh thần trách nhiệm. Chúng sẽ hiểu rằng việc giữ gìn vệ sinh chung là trách nhiệm của mọi người. Vì vậy mà trẻ không chỉ làm việc độc lập mà chúng luôn chia sẻ và giúp đỡ nhau.
Ở Nhật, học sinh ăn trưa ở trường và chúng luôn có ý thức về việc phải bỏ rác vào thùng và dọn bàn sau khi ăn xong. Những chiếc vỏ hộp sữa sẽ được gom thành rác tái chế. Việc trẻ ăn trưa cùng với giáo viên ngay tại phòng học cũng góp phần tạo ra mối quan hệ gần gũi hơn giữa giáo viên và học sinh.
Trẻ sẽ thay phiên nhau chịu trách nhiệm phục vụ bữa trưa cho cô giáo mà không cần bất cứ nhân viên nào. Sau bữa trưa, mọi thứ được dọn dẹp gọn gàng và sạch sẽ đến mức bạn sẽ không thể tin rằng mọi người đã vừa dùng bữa ở đây! Không chỉ vậy, nhiều trường học còn cho trẻ được tự trồng thực phẩm cho bữa ăn và trẻ được dạy nấu những món ăn đơn giản và tốt cho sức khỏe. Điều này không chỉ có lợi về mặt dinh dưỡng mà cũng chính là giáo dục. Phương pháp này giúp cho học sinh nâng cao được sự tự giác, tính trách nhiệm và khích lệ sự phát triển tính làm việc nhóm một cách mạnh mẽ giữa các em.
-
Thói quen ngủ của người Nhật là một điều gì đó rất thú vị và khác lạ về phía cạnh văn hóa và xã hội. Điều đó được đề cập trong bài viết “Nghệ thuật không ngủ của người Nhật” được đăng trên tạp chí CAM của đại học Cambrigde, Mỹ. Tác giả của bài viết là tiến sĩ Brigitte Steger, giảng viên cao cấp về nghiên cứu Nhật Bản hiện đại, Đại học Cambridge. Nếu bạn đang ngủ gật trong giờ làm việc và bị sếp bắt gặp thì bạn đã gặp chuyện rồi đấy? Không một người quản lí nào thấy thoải mái khi nhìn thấy nhân viên ngủ gật trong giờ làm việc. Tuy nhiên, các sếp người Nhật đều hài lòng về chuyện này vì họ cho rằng bạn đã làm việc rất chăm chỉ và cố gắng đến mức không ngủ đủ ở nhà và đơn giản bạn quá mệt mỏi vì tận tâm với công việc.
Theo tiến sĩ Brigitte Steger, giảng viên cao cấp chuyên nghiên cứu văn hóa Nhật Bản tại Downing College Cambridge, inemuri có thể được dịch là "ngủ trong khi có mặt". Nói rộng hơn, inemuri dùng để miêu tả những giấc ngủ ngắn không cố ý tại nơi công cộng, trên tàu hay tại văn phòng. Tiến sĩ Steger xác nhận vấn đề tư thế ngủ như sau: Khi ngủ bạn cần ngồi trong tư thế như thể là bạn đang làm việc hoặc đang nghe nhưng không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ và buộc phải gục xuống. Tư thế của bạn khi ngủ phải giống như kiểu bạn sẵn sàng bật dậy và làm gì đó tuyệt vời.
Một số nhà quản lý giả vờ ngủ để có thể nghe nhân viên đang nói gì trong khi họ nghĩ rằng anh ta đang ngủ. Người Nhật dùng thuật ngữ tanuki neiri cho một giấc ngủ ngắn giả. Tanuki neiri được dùng khá phổ biến trong khoảng thời gian tan ca vào buổi tối. Tiến sĩ Steger cho rằng rất nhiều người không thực sự ngủ inemuri trong khi ngồi tàu điện về nhà. Đôi khi họ chỉ sử dụng tanuki neiri để tránh nhìn chằm chằm vào mặt người khác, một điều được coi là bất lịch sự tại Nhật.
-
Việc nhận con nuôi ở các quốc gia như: Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,...là việc rất phổ biến. Tuy nhiên, ở Nhật 98% các trường hợp nhận con nuôi khi người được nhận nuôi trong độ tuổi từ 20 - 30 tuổi và chủ yếu là nam giới. Nếu một công ty của gia đình mà không có người con trai nối dõi hoặc người con trai không đủ năng lực tiếp quản công ty thì gia đình đó sẽ tìm và nhận nuôi một người con trai có khả năng cáng đáng các công việc phát triển công ty. Khách sạn Jen Poro Koshi là một ví dụ điển hình của mô hình công ty gia đình được ghi vào kỉ lục Guinness có bề dày 1 nghìn 300 năm với 46 thế hệ.
Truyền thống này đã có từ vài trăm năm trước, khi Nhật Bản ban hành bộ luật kế thừa theo di chúc ở các gia đình giàu có. Tiền và tài sản sẽ được truyền cho trưởng nam của gia đình (thông thường là người lớn nhất). Tuy nhiên trong trường hợp gia đình không có con trai ruột, quyền thừa kế có thể trao cho người con trai nuôi. Ở những gia đình chỉ có con gái, họ sẽ nhận nuôi con trai để có thể hoàn thành sứ mệnh nối dõi tổ tông cũng như tìm người trông coi cho tài sản của gia phong.
Hiện nay, việc nhận nuôi này sẽ kèm với việc việc kết hôn – hay còn được gọi là “omiai”. Có nghĩa là người con nuôi sẽ kết hôn với người con gái ruột trong gia đình và trở thành con nuôi lẫn con rể hợp pháp của gia đình (lấy họ vợ – “mukoyoshi”). Do tỷ lệ sinh của Nhật Bản giảm mạnh đã tạo ra nhiều gia đình một con và mặc dù con gái có thể quản lý các công ty gia đình, song tại Nhật hình thức bên ngoài vẫn phải là nam giới. -
Hikikomori là hiện tượng những người tự giam mình trong căn phòng đơn lẻ và từ chối tham gia vào đời sống xã hội, kể cả gia đình. Trong thời gian dài hơn 6 tháng chỉ liên hệ duy nhất với người thân trong gia đình. Những đối tượng thường hay mắc phải chứng hikikomori thường thuộc lứa tuổi thanh thiếu niên, họ thường là những người thông minh con nhà giàu có.
Theo thống kê ở Nhật có khoảng 700.000 đến 1.000.000 người mắc bệnh này. Nhật Bản đang phải đương đầu với tình trạng dân số già và sự thiếu hụt lớn lực lượng lao động. Hikikomori đang tạo gánh nặng cho nền kinh tế bởi không chỉ làm giảm lực lượng lao động đang rất cần thiết ở Nhật Bản, họ cũng không thể tự nuôi sống bản thân. Khi gia đình không tiếp tục chu cấp cho họ được nữa họ sẽ phải dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, quan niệm trước đây hikikomori chủ yếu là lớp trẻ đã lỗi thời.
Trong khảo sát mới đây của chính phủ Nhật, số người cao tuổi hơn (40-64 tuổi) là hikikomori lớn hơn số người trẻ, họ cũng sống cô lập trong thời gian dài hơn, từ vài năm cho đến vài chục năm nhất là sau khi về hưu. Điều này theo Bộ Lao động, Y tế và Phúc lợi Nhật Bản, có thể trở thành một “vấn đề xã hội mới” ở Nhật. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào cuối năm 2016 thông báo một kế hoạch thành lập những trung tâm tư vấn và có nhân viên hỗ trợ các hikikomori tại nhà để giải quyết tình trạng này. Mặc dù rất khó để có được con số chính xác nhưng theo ước tính có ít nhất 1 triệu hikikomori ở Nhật Bản. Và đây thực sự là một căn bệnh đáng sợ trong xã hội nước này.
-
Giáng Sinh là theo lễ của người theo đạo Thiên Chúa. Những người theo đạo Thiên Chúa giáo ở Nhật chỉ có khoảng 1% dân số và họ vẫn tổ chức đón Giáng Sinh nhưng thay vì đón Giáng Sinh tại nhà, người ta lại chọn cửa hàng KFC để chúc mừng. Mọi người xếp hàng và chờ đến 2h để mua gà rán, bánh và rượu,...Để tránh phải xếp hàng, bạn nên đặt hàng trước hàng tháng. Trào lưu này bắt đầu từ năm 1974, khi khách du lịch vào đêm Giáng Sinh không thể mua được gà tây cho bữa ăn đêm Noel và họ đã đến cửa hàng KFC để mua gà rán thay vì gà tây như truyền thống.
"Ở Nhật Bản, ăn gà vào dịp Giáng sinh đã trở thành truyền thống", các cửa hàng KFC tại Nhật Bản luôn trong tình trạng quá tải trong khoảng thời gian Giáng sinh, còn những người dân tại quốc gia này nếu muốn mua được combo đặc biệt của KFC trong ngày này thường sẽ phải đặt hàng trước khoảng 1-2 tuần, thậm chí là cả tháng. Năm 2017, KFC Nhật Bản cho biết họ đã thu về hơn 6 tỷ yên doanh thu chỉ trong vòng 3 ngày từ 23 đến 25 tháng 12.
Theo thống kê, có khoảng 3,6 triệu gia đình tại Nhật Bản ăn KFC trong dịp lễ Giáng sinh. Những hàng người dài xếp trước cửa quán KFC cũng là hình ảnh vô cùng quen thuộc mùa Giáng sinh tại quốc gia này. Thế nhưng ít người biết rằng, đằng sau 'phong tục' ăn KFC vào Giáng sinh ở Nhật lại là một kế hoạch Marketing hết sức tài tình, giúp cho chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh này vượt qua được giai đoạn đầu đầy khó khăn khi mới đặt chân tới xứ sở hoa anh đào.
-
Trên khắp thế giới, ai ai cũng muốn có một hàm răng đều như hạt na, thẳng tắp, trẻ nhỏ được khuyến khích đeo niềng để có hàm răng đẹp. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, ở Nhật có một trào lưu ngược lại, họ không thích một hàm răng đều nữa mà muốn có một chiếc răng khểnh vì họ cho rằng như thế khi cười sẽ tự nhiên hơn và đẹp. Để lắp thêm 1 chiếc răng khểnh bạn phải trả 400 USD nhưng nó chỉ là tạm thời, bạn có thể tháo nó ra được khi bạn không thích.
Nhật bản có rất nhiều điều thú vị mà chúng ta chưa thể nào có thể khám phá hết được. Họ rất yêu cái đẹp thích làm đẹp bản thân theo những nhu cầu khác nhau. Có một sự thật hiển nhiên đó là phụ nữ nào cũng thích làm đẹp. Tuỳ thuộc vào từng quốc gia, phái đẹp lại có cách để biến mình trở nên cuốn hút hơn trong mắt người khác. Đó có thể là những bộ trang phục có phần rườm rà, hay bạo dạn hơn là phương pháp phẫu thuật tạo răng khểnh hoặc "khắc thân thể"...Với phụ nữ Nhật, khi nhoẻn miệng cười mà để lộ một chiếc răng mới là duyên dáng và họ đang cố gắng để biến hàm răng của mình trở nên khấp khểnh hơn. Răng khểnh là nét duyên dáng nhất của phụ nữ Nhật. Răng khểnh tuy là loại răng mọc lệch nhưng lại được sự yêu chuộng của phụ nữ Nhật Bản vì nét duyên dáng, dễ thương khi cười.
Răng khểnh được gọi là Yaeba (đây là biểu tượng của sự hồn nhiên trẻ trung). Thậm chí nhiều người còn tìm sự trợ giúp của những trung tâm nha khoa để gắn “chiếc răng lệch” này. Điều này có vẻ hơi ngược với quan niệm của người Việt Nam. Nếu như người Việt quan niệm “cái răng cái tóc là góc con người” – tức một hàm răng trắng, đều và đẹp cùng một mái tóc đen dài mượt mà mới làm nên một người phụ nữ đẹp, thì một cô gái với hàm răng khấp khểnh lại đốn tim rất nhiều đàn ông Nhật. Đi cùng những trào lưu mới nổi nhưng hơi kỳ quái ở Nhật như là nhuộm da, xăm mày, tiêm botox thì trào lưu gắn răng khểnh vẫn còn “sốt” và lành mạnh. Vì tính năng thẩm mỹ mà con số tỷ lệ của người nhật đi gắn “nanh” rất cao chiếm 21,3%.
-
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, khi bạn hài lòng về dịch vụ mà bạn được cung cấp, bạn sẽ vui vẻ boa cho nhân viên phục vụ nhưng tại Nhật không ai mong muốn nhận được tiền boa vì họ luôn suy nghĩ rằng phải cố gắng hết sức để có dịch vụ tốt nhất làm hài lòng khách hàng và công sức đó đã nằm trong giá của sản phẩm. Tiền boa (hay tiền tip) cho nhân viên phục vụ tại các nhà hàng là một việc hết sức bình thường và phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thế nhưng ở Nhật Bản, nếu bạn để lại một chút tiền “thưởng” cho nhân viên, họ có thể sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Có lẽ đối với người dân Nhật Bản, quan niệm về đồng tiền hơi khác biệt so với nhiều nơi khác trên thế giới. Họ coi tiền bạc là thành quả của lao động, nên nếu bạn đưa thêm tiền ngoài giá niêm yết, họ sẽ thấy bị xúc phạm vì cảm thấy như mình không được trả công đầy đủ nên mới cần thêm tiền boa.
Do vậy, những người Nhật làm dịch vụ sẽ không nhận tiền boa của khách hàng. Theo họ, làm hài lòng khách hàng là bổn phận, trách nhiệm của mình. Nhiều khi tiền bạc là nỗi sỉ nhục vì người Nhật nghĩ rằng cung cấp dịch vụ phải xuất phát từ tấm lòng chân thành. Nếu muốn thể hiện sự hài lòng với thái độ phục vụ và chất lượng dịch vụ của cửa hàng, bạn có thể quay trở lại ủng hộ hoặc giới thiệu thêm nhiều bạn bè tới đó thưởng thức. Nhưng người Nhật rất lịch sự và trân trọng những giá trị tốt đẹp, họ muốn thể hiện hơn nữa thái độ trân trọng của mình, nhưng lại không thể đưa tiền tip. Và đúng theo phong cách tinh tế, ý nhị và sáng tạo của người Nhật, họ để lại trên bàn ăn những món quà nhỏ bé rất đẹp mắt để cảm ơn và bày tỏ sự đánh giá cao, khích lệ người phục vụ.
Đó được gọi là Origami Tip, những tác phẩm gấp giấy nghệ thuật tỷ mẩn như chứa đựng tấm lòng của người gấp giấy. Khác với sự thực dụng của việc cảm ơn bằng tiền bạc, đây là nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Nhật, đầy chân thành và ấm áp. -
Khách sạn Capsule là loại hình khách sạn giá rẻ đang phát triển tại Nhật Bản. Khách sạn thực sự rất độc đáo với hệ thống phòng ngủ mang hình dáng của chiếc hộp và được sắp xếp dày đặc với nhau. Khi nhìn từ xa, nhiều buồng xếp chồng chất, dày đặc bên nhau nhìn rất giống ổ con nhộng, nên chẳng khó hiểu lắm khi đại đa số du khách đều gọi nó với các tên thân mật là khách sạn kiểu con nhộng. Với diện tích chỉ vỏn vẹn 2m vuông/phòng nhưng bên trong đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị và nội thất cần thiết như: tivi màn hình phẳng, két để đồ cá nhân, kệ và tất cả các loại ổ cắm điện cần thiết. Những thiết bị này hoàn toàn đủ dùng cho một người và quan trọng là chỗ ngủ thoải mái, ấm cúng. Khách sạn có thiết kế độc đáo với buồng ngủ như những chiếc hộp xếp liên tục vào nhau. Mỗi phòng đóng mở bằng một cánh cửa hoặc tấm màn riêng biệt. Có những khách sạn chỉ dành riêng cho đàn ông, nhưng cũng có một số nơi chia tầng riêng biệt cho nam và nữ.Khách sạn con nhộng là 1 kiểu khách sạn đơn giản đặc thù riêng của Nhật Bản, ở đây khách trọ có thể nghỉ trong không gian có dạng hộp nhỏ.
Khách sạn Capsule là một trong những dạng nhà nghỉ độc đáo nhất Nhật bản, thường được tìm thấy quanh các ga quan trọng của các đô thị lớn. Đối tượng chính thường là những người muốn nghỉ qua đêm nhưng túi tiền lại có hạn. Khách sạn Capsule cung cấp cho khách trọ một phòng nhỏ với những tiện nghi thiết yếu nhất, và dĩ nhiên giá sẽ rẻ hơn so với những khách sạn thông thường, dao động từ 3000 yên đến 4000 yên một đêm. Gần đây cũng có một vài khách sạn Capsule cao cấp xuất hiện ở Tokyo, Kyoto và Osaka với giá cao hơn, tuy nhiên đi kèm với đó sẽ là những dịch vụ cao cấp hơn.
Những tiện nghi khác trong khách sạn, như phòng giặt, nhà vệ sinh hay nhà tắm, đều được sử dụng chung. Nhiều khách sạn Capsule có xây dựng phòng tắm công cộng để bạn có thể ngâm mình trước khi đi ngủ. Ngoài ra còn có nhà hàng, máy bán nước tự động, máy giặt, khu Internet, phòng khách, phòng giải trí, phòng chơi game và đặc biệt là thư viện manga, một điểm rất đặc trưng của Nhật Bản. Những nguyên tắc khi thuê một phòng Capsule có thể khiến bạn bở ngỡ lúc đầu, nhưng những nguyên tắc ấy hầu như giống nhau ở mọi khách sạn Capsule, và chỉ khác biệt đôi chút so với khách sạn thông thường. Nhiều nơi còn có cả bảng hướng dẫn bằng tiếng Anh hoặc nhân viên có thể nói được tiếng Anh.
-
Nhật Bản là một đất nước khá đông dân nên việc xây dựng các bãi đỗ xe bị hạn chế. Do vậy, xe đạp trở thành phương tiện chính để di chuyển. Bạn có thể tự do sử dụng xe đạp để tham quan mọi nơi và đỗ xe ở bên ngoài các trung tâm thương mại, ga tàu hỏa hay các khu vực khác. Mặc dù trong luật có quy định là “trẻ em dưới 12 tuổi được phép đi trên vỉa hè” và “chỉ trong những trường hợp rất nguy hiểm thì xe đạp mới có thể đi trên vỉa hè”. Ấy vậy nhưng chả ai ở Nhật tuân thủ theo luật này hết, thậm chí người ta còn chẳng biết đến sự tồn tại của chúng. Mọi người đều cố gắng đi xe đạp trên vỉa hè, mà thực chất là nên như thế.
Mặc dù khi di chuyển trên vỉa hè, bạn có thể đi cùng chiều hay ngược chiều đều được nhưng khi xuống lòng đường thì bắt buộc bạn phải đi về phía bên tay trái. Hãy nhớ, đi về bên trái. Ở Nhật Bản có khá nhiều điểm giao nhau mà không có đèn tín hiệu. Khi đó để qua đường, bạn phải chú ý quan sát. Do ô tô và xe máy ở Nhật phóng rất nhanh nên bạn cần quan sát xa hơn rất nhiều nếu muốn an toàn.
Ngoài ra, nếu gặp phải trường hợp muốn đi xe đạp qua đường nơi không có đèn tín hiệu, mà xe cộ qua lại đông thì có 1 tip nhỏ cho bạn. Đó là hãy xuống xe, quay mũi xe về phía bạn muốn đi, và đợi. Chắc chắn rồi sẽ có 1 xe nào đó nhường đường cho bạn. Có những chỗ ngã ba không có đèn tín hiệu mà đông xe qua lại lắm, sợ không dám sang đường, thế là xuống xe, và đứng đợi. Bạn nên ngó trái ngó phải liên tục, làm như thể mình rất muốn qua đường ấy. Đảm bảo với bạn tầm 10 – 20 giây sau, người ta sẽ chủ động dừng lại cho bạn qua đường, khi ấy hãy cúi đầu nhẹ một cái để cảm ơn họ nhé.
-
Người Nhật làm việc rất chăm chỉ, do vậy họ cố gắng tận dụng những lúc không phải đụng đến công việc để nghỉ ngơi. Và tàu điện ngầm là một nơi lý tưởng để ngủ. Không cần phải ghế hay giường, họ chỉ cần tì cằm vào một đoạn cao su và bắt đầu ngủ như khi họ đang ở nhà. Không phải là việc những người vô gia cư ngủ trong các khu vực công cộng mà điều khiến nhiều người nước ngoài phải bất ngờ nhất chính là hình ảnh của những người đàn ông trung niên làm việc văn phòng, những học sinh trung học mặc nguyên bộ đồng phục hay là những cô gái trẻ trong những bộ đồ công sở sẵn sàng chợp mắt ngay trên tàu điện ngầm, quán cà phê, cửa hàng bách hóa hay tất cả mọi nơi. Đó chính là hình ảnh phổ biến tại Nhật Bản. Nhưng hóa ra, họ không phải là đang ngủ, họ chỉ đang “inemuri” mà thôi.
Chợp mắt bất cứ ở nơi đâu, bất cứ lúc nào có thể, không chỉ là thói quen, mà còn trở thành một nét tiêu biểu trong nền văn hóa của Nhật Bản. Người Nhật luôn thiếu ngủ, nó bắt nguồn từ thực tế cuộc sống xô bồ mỗi ngày, với những ngày làm việc dài kéo cả đến tận đêm tối. Ngay cả các học sinh cũng tiếp tục theo học các tiết học thêm ngay khi kết thúc giờ học trên trường và về nhà tiếp tục nhồi nhét thêm các kiến thức cho đến khuya. Đừng bao giờ mượn vai của người ngồi bên cạnh làm chỗ dựa. Khi ngủ trên tàu, hãy dùng túi của bạn làm gối hoặc tựa đầu vào phía sau thành tàu, nhưng chú ý đừng ngẩng quá cao đầu, vì để người khác thấy rõ khuôn mặt lúc đang ngủ của mình thật sự cũng không đẹp đẽ gì cho lắm.
-
Ở Nhật có một loại gối rất đặc biệt chỉ dành cho những người đàn ông cô đơn. Đi ngủ với những chiếc gối này, họ sẽ có cảm giác như đang nằm trong lòng của người con gái họ mong muốn. Đàn ông độc thân cảm thấy được vuốt ve khi sử dụng chiếc gối đặc biệt này. Với châm ngôn không có gì là không thể tìm thấy tại Nhật Bản, người Nhật với khả năng sáng tạo vô hạn và đôi lúc có phần kì cục của mình có thể tạo mọi thứ, vậy nên tìm thấy những chiếc gối với đủ mọi hình thù cũng là một chuyện không mấy ngạc nhiên tại đất nước này.
Từ những chiếc gối hình các nhân vật anime yêu thích cho đến cả một người vợ bằng bông theo kích thước thật, hay là…củ cải gợi cảm, chỉ cần bạn có nhu cầu thì không gì là không thể. Trước khi chiếc gối vòng 3 quyến rũ này xuất hiện, tại Nhật cũng đã xuất hiện những chiếc gối hình cặp đùi của các thiếu nữ, mang lại những cảm giác được vỗ về an ủi cho những người đàn ông, đặc biệt là những ai vẫn còn lẻ loi.
Thiết kế tiện lợi của chiếc gối vòng ba sẽ giúp bạn ngủ ngon khi kê đầu vào với đủ tư thế, bất kể là bạn nằm thẳng, nghiêng hay úp hẳn mặt vào “khe” của chiếc mông bằng vải. Hơn nữa, với chất liệu từ mủ cao su thiên nhiên, chiếc gối Buttress không những mềm mại mà còn an toàn và có thể sử dụng được trong thời gian dài nếu như giữ gìn tốt. Hơn nữa, độ đàn hồi của cao su sẽ giúp bạn có được cảm giác chân thực như đang tựa đầu vào một vòng ba quyến rũ thực sự.
-
Yubari King là một giống dưa lưới quý hiếm được liệt vào danh sách những giống thực vật cần được bảo tồn tại Nhật Bản. Thời kì phong kiến Nhật Bản, chỉ có các vua chúa hay người có địa vị cao trong xã hội mới được thưởng thức món dưa thơm ngon bổ dưỡng này. Dưa lưới Yubari là một giống dưa vàng được trồng trong nhà kính ở Yubari, Hokkaido, một thành phố nhỏ gần Sapporo, Nhật Bản. Được mệnh danh là Yubari King (dưa Yubari vua), dưa lưới Yubari được biết đến khắp Nhật Bản, ngày nay chiếm 97% thu nhập nông nghiệp của thành phố Yubari khi mà các mỏ than ở Yubari đã đóng cửa do núi lửa.
Dưa lưới Yubari cũng có ruột màu vàng cam, tương tự về hình dạng và kích thước của các loại dưa vàng phổ biến. Điểm đặc trưng của dưa lưới Yubari là thân tròn đều, vỏ lưới khít, vị ngọt tan chảy trong miệng khiến cho ta đã ăn một miếng không thể nào bỏ qua được miếng thứ 2. Dưa lưới Yubari ngon ngọt đến nỗi ngạc nhiên! Đó là loại trái cây ngọt ngào nhất, không hề cường điệu chút nào. Thật khó để mô tả nó thật sự ngọt ngào đến mức nào, nhưng nó không phải là loại ngọt gắt khiến bạn khó chịu, mà là vị ngọt nhẹ nhàng nhưng nồng nàn, rất thỏa mãn.
Các quy trình trồng dưa lưới Yubari rất khắt khe, và vì mang hạt đi nơi khác cũng không trồng ra được loại Yubari King này nên giá dưa lưới Yubari luôn ổn định và cao ngất ngưởng. Dưa lưới Yubari thường được bán giá lên tới 15.000 yên (~3.000.000VNĐ). Một số trái dưa lưới Yubari hoàn hảo có thể trị giá hơn 20.000 yên (~4.000.000VNĐ). Điểm đặc biệt của việc mua Yubari King là các thương gia bán loại dưa này theo cặp bất chấp giá thành cao ngất ngưởng của nó bởi truyền thống của người dân địa phương. Người dân địa phương Yubari cũng không ham trồng ồ ạt giống dưa này, khiến cho giá của nó được đội lên cao gấp nhiều lần so với các giống dưa khác.
-
Nghề đẩy khách lên tàu ở Nhật (hay còn gọi là Oshiya) là một nghề đặc biệt tại Nhật. Oshiya có nhiệm vụ chính xác như tên gọi: Đẩy những hành khách lên tàu điện ngầm trong giờ cao điểm. Công việc nghe tưởng như đơn giản nhưng lại vô cùng khó khăn khi phải đảm bảo không ai bị mắc kẹt và ai cũng phải có chỗ trên tàu. Vào giờ cao điểm ở Nhật, các tiếp viên đường sắt còn được gọi là "oshiya", hay "thợ đẩy", sẽ làm một việc kì quái nhất trên đời - đẩy hành khách vào các toa tàu. Điều không thể tránh khỏi là nhiều hành khách muốn đến địa điểm làm việc của mình đúng giờ là phải chịu sự gò bó khi chèn ép nhau bên trong tàu.
Cũng ở Nhật, nếu như bạn tự sát bằng cách nhảy ra trước đầu tàu đang tới, công ty đường sắt có thể kiện gia đình bạn và bắt bồi thường chi phí làm sạch tàu, những tổn thất do trễ giờ tàu và danh tiếng của họ bị thiệt hại do cái chết mà bạn mang lại. Khi các "thợ đẩy" lần đầu tiên đến hệ thống Shinjuku của Tokyo, họ được gọi là "trợ lý sắp xếp hành khách" và thường là các sinh viên làm part-time. Ngày nay, không còn các thợ đẩy chuyên dụng. Những nhân viên nhà ga và cả công nhân đường sắt làm ngoài giờ đã làm nhiệm vụ này trong giờ cao điểm. Mặc dù là một hiện tượng phổ biến ở Nhật, nhưng "thợ đẩy" trong các ga tàu điện ngầm lại là phát minh của thành phố New York cách đây gần một thế kỉ. Họ có vẻ không có cảm tình lắm bởi vì họ nổi tiếng đẩy các hành khách một cách đầy thô bạo. Những người "thợ đẩy" này còn được gọi với một cái tên thân thương khác là "người đóng hộp cá ngừ". Việc chính của họ không phải là nhồi người ta vào các toa tàu. Họ cần phải đảm bảo sự an toàn cho hành khách và báo hiệu cho người lái tàu rằng đã đến lúc an toàn để khởi hành. Tuy nhiên vào giờ cao điểm thì họ giúp người ta lên được tàu.
Việc nhồi nhét trên tàu thường phải có sự xuất hiện của hai yếu tố: Quá nhiều hành khách và quá ít tàu. Bạn phải được đẩy mạnh nếu bạn là một hành khách muốn lên tàu, và mọi thứ ở Nhật đều có hai cách để làm: Cách lịch sự và cách thô lỗ. Khi cửa tàu sắp đóng và dường như không có thể nhồi thêm được ai nữa, nếu có ai đó nói: "Vẫn còn chỗ cho một (hoặc 10) người nữa", và tất cả sẽ ùa lên tàu. Đó là lúc các "thợ đẩy" làm công việc của mình. -
Thế giới thường bị ấn tượng đến mức choáng ngợp bởi cách cư xử và thái độ lịch sự của người Nhật. Nhưng khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng như xe lửa hoặc xe buýt, mọi thứ dường như có gì đó “sai sai”. Không khó để bắt gặp những người trẻ hoàn toàn trông khỏe mạnh ngồi ung dung trên ghế trong khi một số người già đang đứng xung quanh. Điều này xảy ra cả ngay với hàng GHẾ ƯU TIÊN. Chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên tại sao người Nhật nổi tiếng với thái độ lịch sự và tôn trọng người khác lại không nhường ghế của họ cho những người lớn tuổi đáng hàng cha chú.
Ở hầu hết các quốc gia, chuẩn mực cư xử luôn bao gồm sự tôn trọng và ý thức ưu tiên cho người cao tuổi. Nhật Bản không nằm ngoài quy chuẩn này trong đa số trường hợp, vì mức độ thâm niên và hệ thống phân cấp bậc rất quan trọng trong xã hội Nhật Bản. Trên thực tế, “senpai”, nghĩa là tiền bối, là một từ được người Nhật thường xuyên sử dụng, cho dù đó là bạn học cùng tuổi nhưng trên một cấp lớp hoặc đồng nghiệp ít tuổi hơn nhưng vào công ty trước. Hơn nữa, có một số người sợ rằng họ sẽ gây ra sự bất tiện hoặc rắc rối cho bạn hoặc đơn giản là không muốn nhận sự thương hại của bạn.
Thực tế, bởi vì Nhật Bản là một quốc gia có dân số người già ngày càng tăng, nên quan điểm của họ về việc ưu tiên cho những người cao tuổi hoàn toàn không giống với bất kỳ quốc gia nào khác. Đặc biệt là trong các chuyến tàu Tokyo bận rộn hầu như không thể chen chân trong giờ cao điểm. Những người phải ở trên chuyến tàu đó vì họ cần phải đi làm hoặc đi học, và rất nhiều người sử dụng ghế ưu tiên và chẳng hề đứng lên nhường chỗ khi có người già hoặc phụ nữ có thai hay có con nhỏ. Có một lý do biện minh cho hành động này, đó là những đối tượng được ngồi ghế ưu tiên thường không phải vội vã đi làm hoặc đi học, vì vậy họ nên lên chuyến tàu sau, hay tránh hẳn giờ cao điểm. Họ có thật sự cần phải lên tàu này vào thời điểm này không?