Top 10 Điều cha mẹ cần làm khi con trẻ bị xâm hại tình dục
Xâm hại tình dục đang là một vấn nạn ở rất nhiều nơi trên thế giới. Trong đó, trẻ em là đối tượng phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất. Hôm nay, toplist ... xem thêm...xin chia sẻ cùng các bậc phụ huynh có con nhỏ một số kỹ năng cần biết trong trường hợp con cái bị xâm hại tình dục. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
-
Lo lắng, tức giận, phẫn nộ là những phản ứng tâm lý thường thấy ở hầu hết các bậc cha mẹ khi con cái không may bị kẻ xấu xâm phạm tình dục. Nhưng đây thật sự là một điều không nên khi mọi chuyện đã xảy ra. Nguyên tắc vàng đầu tiên là phải bình tĩnh để tìm hướng giải quyết sự việc. Bởi vì đây là lúc trẻ cần đến bạn hơn bao giờ hết.
Sự tức giận hay phẫn nộ trong lúc này có thể ảnh hưởng rất tiêu cực đến trạng thái tâm lý của trẻ, làm con càng thêm hoang mang, sợ hãi và chạy trốn sự việc, không dám bộc lộ cảm xúc, thậm chí sẽ để lại ám ảnh cho suốt thời gian sau này đối với tuổi thơ của trẻ và ngay cả khi con trưởng thành. Hơn nữa, sự thiếu bình tĩnh có thể khiến bạn đưa ra những quyết định không sáng suốt và đẩy sự việc ngày càng đi vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Do đó giữ thái độ bình tĩnh là yếu tố quan trọng nhất.
-
Những thương tổn là điều không thể tránh khỏi khi trẻ nhỏ bị xâm hại tình dục. Việc cha mẹ cần làm khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị xâm phạm là nhanh chóng kiểm tra những bộ phận có thể bị thương tổn trên cơ thể trẻ và có các biện pháp y tế kịp thời, tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Tất nhiên, những tổn thương mà trẻ thường gặp phải sẽ bao gồm cả tổn thương về thể xác và tinh thần. Nếu những vết thương thể xác cần sự can thiệp y tế kịp thời thì những tổn thương về mặt tinh thần thường để lại hậu quả nặng nề hơn và cần rất nhiều thời gian, công sức và tình yêu thương của người lớn để giúp trẻ lấy lại sự cân bằng.
-
Đa số các nạn nhân bị xâm hại tình dục thường phải trải qua những sang chấn tâm lý rất nặng nề. Nhất là khi đối tượng bị hại lại là trẻ em. Những biểu hiện tâm lý dễ nhận biết nhất là trẻ sẽ rơi vào trạng thái hoang mang, lo sợ tột độ thậm trí là la hét, giận giữ hoặc xa lánh những người xung quanh. Vì thế việc các bậc cha mẹ cần làm nhất lúc này chính là trấn an trẻ.
Hãy để trẻ biết rằng lúc này con đã trở về an toàn trong vòng tay ba mẹ, sẽ không ai có thể làm hại con được nữa. Cha, mẹ cũng tuyệt đối không gặng hỏi hay ép trẻ phải nhớ và kể lại những chuyện đã xảy ra vào lúc này, bởi đây là lúc trẻ rất nhạy cảm. Hãy để trẻ có thời gian phục hồi tâm lý trước, sau đó tìm cách trò chuyện, chia sẽ như những người bạn với nhau để trẻ dễ mở lòng hơn các bậc phụ huynh nhé.
-
Tin tưởng là một trong những điều gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Điều này càng đặc biệt cần thiết khi có tình huống xấu xảy ra. Hãy tỏ ra tin tưởng và lắng nghe những tâm sự của con. Hãy là một người bạn để cùng nhau chia sẽ câu chuyện với trẻ thay vì vị trí là người lớn muốn tìm mọi cách để trẻ kể lại sự việc. Việc này sẽ làm bé cảm thấy được tôn trọng và sẵn sàng chia sẻ mọi chuyện với bạn.
Cha mẹ cũng nên biết rằng, trong trường hợp này, một đứa trẻ không thể tự nghĩ hay tưởng tượng ra những tình tiết của cuộc xâm hại được. Vì vậy, đừng vội tỏ ra nghi ngờ hay phản bác lại câu chuyện của con. Nếu không, trẻ có thể sợ hãi và giấu chuyện. Và bạn không thể biết được chuyện gì có thể đã xảy ra.
-
Không chỉ trẻ mà ngay cả những bậc cha mẹ cũng sẽ gặp phải cú sốc tâm lý rất lớn khi những điều xấu xảy ra với con. Cách duy nhất để vượt qua là bình tĩnh và cùng nhau đối mặt. Nhiều cặp cha mẹ thường rơi vào trạng thái tự trách, đổ lỗi cho nhau. Điều đó chỉ làm không khí gia đình thêm căng thẳng và đẩy mọi chuyện vào cục diện bế tắc. Thậm chí, việc đổ lỗi cho nhau chỉ làm cho trẻ cảm thấy sự hãi, hoang mang thêm.
Hơn ai hết, cha mẹ cần chấp nhận sự thật rằng mọi việc dù sao cũng đã xảy ra và điều quan trọng nhất lúc này là phải nhìn nhận và giải quyết sự việc theo hướng tích cực chứ không phải thời gian cho những trách móc, than phiền. Hãy trở thành chỗ dựa vĩnh chắc cho con mỗi khi cần.
-
Nhiều bậc phụ huynh thường giữ im lặng trước những việc xảy ra cho con em mình. Họ lo sợ những lời bàn tán, dị nghị của mọi người xung quanh. Điều đó vô tình tiếp tay cho những kẻ đã gây tội ác. Đừng bao giờ im lặng, bởi chắc chắn rằng con bạn sẽ không phải là trường hợp cuối cùng.
Sẽ có biết bao những đứa trẻ vô tội phải mang theo nỗi đau nếu như bạn im lặng. Kẻ ác nhất định phải bị trừng trị và răn đe. Nếu bạn không muốn những lời dị nghị ảnh hưởng đến cuộc sống của con trẻ hay để kẻ xấu thừa cơ tẩu thoát hãy lặng lẽ thu thập bằng chứng và nhờ đến cơ quan điều tra sớm nhất có thể.
-
Tình yêu thương là liều thuốc chữa lành mọi nỗi đau. Đối với những đứa trẻ đã từng bị xâm hại tình dục, sẽ cần rất nhiều thời gian để con vượt qua những ám ảnh tâm lý, mà trong suốt quãng thời gian đó không thể thiếu đi bàn tay yêu thương của những người làm cha, mẹ.
Hãy để những ân cần, quan tâm, chăm sóc xoa dịu đi những nỗi đau trong con. Chờ một ngày kia, thời gian qua đi và những vết thương ấy sẽ không còn âm ỷ nữa.
-
Thời gian đầu sau khi trải qua cú sốc, trẻ có thể có nhiều biểu hiện tâm lý bất thường. Cha, mẹ nên cân nhắc để cho con đến gặp bác sĩ tâm lý.
Những chia sẻ của các chuyên gia sẽ giúp trẻ nhanh chóng vượt qua những chướng ngại tâm lý và phục hồi sau thời gian điều trị. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể cho bạn nhiều lời khuyên hữu ích, để phối hợp chăm sóc, điều trị cho bé.
-
Câu chuyện về giáo dục giới tính ở Việt Nam vẫn là vấn đề bị nhiều quý phụ huynh né tránh nên dẫn đến suy nghĩ chưa đúng về giới tính ở trẻ. Cha mẹ nên biết rằng việc sớm giáo dục giới tính sẽ giúp cho trẻ hiểu và biết được cách phòng tránh trong trường hợp bị xâm hại. Cha mẹ cần dạy cho con một số bài học cơ bản về giới tính để con có tự bảo vệ mình như: tên những bộ phận trên cơ thể.
Hãy để trẻ biết đâu là những bộ phận riêng tư mà người khác không được phép nhìn hay chạm vào. Bạn cũng nên dặn dò trẻ không được tiếp xúc với người lạ, hay khi thấy có điều gì bất thường thì phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết mà không được phép che giấu.
-
Trong quá trình phục hồi cho trẻ sau khi chuyện không may xảy ra, cha mẹ nên tránh gợi nhắc cho trẻ vẻ những chuyện đã qua. Hãy để trẻ dần quên đi và bắt đầu một cuộc sống mới. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý tránh những nơi đã xảy ra việc đáng tiếc.
Nếu địa điểm đó là trường học hoặc nhà riêng tốt hơn hết cha mẹ nên cân nhắc để cho con chuyển trường hoặc dọn sang nơi ở mới. Một môi trường mới với những người bạn mới sẽ nhanh chóng thu hút sự chú ý của bé và dành giúp con lấy lại trạng thái cân bằng.