Top 10 điều cần lưu ý khi ăn mỳ gói

Miu Lee 2655 0 Báo lỗi

Mỳ ăn liền vốn là một món ăn thay thế ngũ cốc phổ biến, tiện dụng và kinh tế đối với nhiều gia đình. Gần đây, thông tin thường xuyên dùng món ăn này có nguy cơ ... xem thêm...

  1. Mì ăn liền chủ yếu được chế biến theo phương pháp chiên, bản thân nó đã chứa nhiều dầu mỡ dễ dẫn đến bệnh béo phì, tim mạch dù đã có nhiều người cho rằng ăn nhiều mì tôm dễ gây ra suy dinh dưỡng. Xét về các thành phần hóa học, gói gia vị không chứa hóa chất hay phụ gia không an toàn. Nhưng trong quá trình ăn, chúng ta nên hạn chế bởi đồ chiên rán có tác động không tốt cho sức khỏe. Do đó nên hạn chế gói mỡ hành ở trong mì, vì loại mỡ này không có lợi cho cơ thể.


    Bạn có thể thay bằng súp có sẵn ở nhà để tăng giá trị dinh dưỡng cũng như giảm tối đa những chất béo có hại cho sức khỏe. Không thể phủ nhận gói gia vị chính là "linh hồn" của gói mì, tuy nhiên những gói dầu mỡ đó lại có khả năng gây ra bệnh về tim mạch. Thay vào đó, bạn có thể nêm nếm và cho thêm các thực phẩm ăn kèm mì theo sở thích của bản thân.

    Vứt bỏ túi gia vị
    Vứt bỏ túi gia vị
    Vứt bỏ túi gia vị
    Vứt bỏ túi gia vị

  2. Mì được chiên qua nhiều lần hay tẩm màu thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, để giảm khả năng này đến mức thấp nhất, bạn có thể chần mì qua nước sôi trước khi ăn. Việc này giống như bạn rửa qua một lần để trôi đi hết chất dầu mỡ vậy. Điều này có vẻ làm mất độ dai của mì nhưng như chúng ta đã nói ở trên, mì được chế biến bằng phương pháp chiên, khi dùng nước sôi tráng qua mì sẽ làm giảm dầu mỡ bám trên mì.


    Thông thường chúng ta vẫn cho nước sôi vào mì và gia vị cùng một lúc, đậy kín đợi tầm 3 phút rồi dùng ngay. Tuy nhiên ở mỗi sợi mì luôn có một chất sáp, việc chúng ta nấu mì như vậy không làm loại bỏ chất sáp này khiến cho dạ dày mất 4 đến 5 ngày mới tiêu hóa hết lượng mì bạn tiêu thụ. Chưa kể rằng gia vị mì sẽ trở thành chất độc khi cho vào nước sôi. Vì vậy, bạn cần “chần qua nước sôi” loại bỏ lớp chất sáp của mì. Nấu nước sôi cùng với mì tôm trong một cái nồi vừa lớn đến khi bạn thấy các sợi mì tách nhau ra thì vớt mì ra tô, bỏ nước. Tiếp theo, bạn đun sôi nước mới, cho vào bát mì, rồi sau đó bạn cho gia vị vào.

    Dùng nước sôi tráng qua mỳ
    Dùng nước sôi tráng qua mỳ
    Dùng nước sôi tráng qua mì
    Dùng nước sôi tráng qua mì
  3. Rau xanh cung cấp chất xơ, Omega 3 - một chất có tác dụng bảo vệ tim mạch, giảm chất béo không có lợi triglyceride và tăng cholesterrol tốt. Bổ sung rau xanh vào món mì ăn liền là sự lựa chọn hoàn hảo giúp giảm tốt đa chất béo dư thừa có trong mì. Mỗi vắt mì nên cho 150gr rau xanh như cải ngọt, súp lơ, giá đỗ,...


    Không chỉ vậy việc thêm rau xanh cũng khiến món mì trở nên hấp dẫn hơn, tránh cảm giác ngán. Ngoài ra bạn có thể thêm khoảng 30gr chất đạm từ thịt bò, thịt lợn hoặc tôm để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Nấu mì tôm với rau cải sẽ đơn giản hơn nhiều. Với cách này bạn chỉ cần:


    • Chần mì tôm qua nước sôi trong 3 phút. Rồi bỏ phần nước này đi
    • Trộn đều mì tôm với gói gia vị
    • Bắt thêm một nồi nước sôi khác, cho muối vào nồi. Sau đó cho một ít rau vào nồi trộn đều. Nhớ mở nắp ra khi luộc rau nhé. Với cách này sẽ giúp cho sợi rau xanh hơn, nước luộc đậm đà hơn. Đồng thời bạn cũng sẽ giữ được tối đa lượng vitamin có trong rau đấy.
    • Cuối cùng, cho nước luộc rau ở bước trên vào bát mì.
    Thêm rau xanh
    Thêm rau xanh
    Thêm rau xanh
    Thêm rau xanh
  4. Mì ăn liền vốn là một món ăn thay thế ngũ cốc phổ biến, tiện dụng và kinh tế đối với nhiều gia đình. Gần đây, thông tin thường xuyên dùng món ăn này có nguy cơ mắc bệnh, khiến nhiều người vô cùng hoang mang. Nếu bạn ăn mì tươi sau thời gian này đã được tiêu hóa, nhưng với mì ăn liền vẫn còn nguyên sợi trong dạ dày. Điều đó chứng tỏ món ăn thông dụng này rất nguy hiểm với cơ thể. Một lưu ý quan trọng mà nhiều người có thể chưa biết đó chính là ăn úp sẽ gây hại đến sức khỏe.


    Nhiều người vì muốn tiết kiệm thời gian nên thay vì nấu mì họ chọn cách đổ trực tiếp nước sôi vào mì, đậy nắp cho mì chín và lập tức sử dụng. Cách ăn này hoàn toàn không đúng. Ta cần trần mì qua một lần, để ráo nước rồi mới nấu mì cùng gia vị. Cách này làm giảm phần nào chất béo và những chất độc hại có trong mì. Rau và thịt cũng cần được nấu chín trước khi bỏ mì vào.

    Không ăn mỳ úp
    Không ăn mỳ úp
    Không ăn mì úp
    Không ăn mì úp
  5. Những sợi mì được kết lại với nhau là do một lớp keo sáp, lớp keo này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe, sau khi ăn mì, cơ thể cần khoảng 3 ngày mới khử hết lớp keo này. Vì vậy không nên ăn mì liên tục. Cái gì nhiều cũng không tốt. Ăn mì tôm thường xuyên, đặc biệt là ăn thay bữa chính có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng, gây nóng trong, nổi mụn.


    Dinh dưỡng trong mì tôm chủ yếu là tinh bột, giàu carbonhydrates và chất béo bão hòa, rất ít chất xơ và đạm. Ăn nhiều mì ăn liền đồng nghĩa với việc bạn ăn nhiều Carbohydrate và chất béo vào cơ thể. Điều này dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao. Từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… Vì thế, bạn không nên ăn mì tôm quá 2 lần/tuần và nên ăn kèm rau xanh, thịt, trứng để cân bằng dinh dưỡng. Uống nhiều nước, ăn thêm trái cây để thanh nhiệt cho cơ thể, hạn chế nóng trong, nổi mụn.

    Hạn chế ăn mỳ gói
    Hạn chế ăn mỳ gói
    Hạn chế ăn mì gói
    Hạn chế ăn mì gói
  6. Cách nấu mì thông thường là đun nước sôi rồi cho mì và các gói gia vị vào, sau đó đun thêm khoảng vài phút là đem ra ăn. Tuy nhiên cách chế biến nêu trên là hoàn toàn sai và gây hại cho sức khỏe của bạn. Thành phần chính trong gia vị của mì ăn liền là bột ngọt, do đó khi đun sôi bột ngọt sẽ biến dạng cấu trúc phân tử thành chất không tốt cho sức khỏe.Ngoài ra sau khi chiên, sợi mì ăn liền được phủ bởi một lớp dầu mà cơ thể phải mất từ 4 đến 5 ngày mới có thể tiêu hóa hết.


    Cách làm nên thực hiện là:


    • Chần vắt mì trong nước sôi
    • Khi các cọng mì bắt đầu tách rời nhau, vớt mì ra và đổ bỏ nước (loại bỏ lớp dầu chiên bên ngoài sợi mì)
    • Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vào trở lại nồi nước sôi, tắt lửa ngay sau đó để mì không bị nhão nát
    • Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào trộn đều. Hoặc lấy mì ra và trộn với gói gia vị nếu là loại mì ăn khô.
    • Nếu muốn ăn cùng rau hay các thức ăn khác thì phải đảm bảo chúng đã chín trước khi bỏ mì vào.
    Biện pháp pha chế mỳ đúng cách
    Biện pháp pha chế mỳ đúng cách
    Cách nấu mì đúng cách
    Cách nấu mì đúng cách
  7. Các bạn trẻ thường hay có sở thích ăn mì tôm sống bởi vị giòn ngon và tiện lợi mà món ăn này mang lại. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng ăn mì tôm kiểu này lại thường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng, thậm chí tăng nguy cơ gây ung thư. Mì tôm được sản xuất theo cách chiên qua dầu nên chứa nhiều chất béo khó tiêu hóa. Ăn mì tôm sống sẽ gây ra đầy bụng và tăng cân mất kiểm soát. Do đó, nấu vì tôm với nước trước khi ăn là cách sử dụng an toàn hơn cho sức khỏe.


    Việc ăn mì sống còn làm cho cơ thể khát nước hơn thông thường, kích thích cảm giác thèm ăn,... kéo theo hàng loạt ăn bệnh xấu. Chính vì vậy, việc chú trọng tới hàm lượng muối trên nhãn của mì tôm cũng là điều vô cùng quan trọng. Nhờ đó, người dùng có thể dễ dàng kiểm soát lượng gia vị. Việc chấm hay bổ sung gia vị mặn khác khi ăn mì tôm là hành động không được khuyến khích.

    Không ăn mì tôm sống
    Không ăn mì tôm sống
    Không ăn mì tôm sống
    Không ăn mì tôm sống
  8. Ăn uống ngay trước khi ngủ đã là điều không tốt, ăn mì gói vào thời điểm này càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. 2 tiếng sau khi ăn, dạ dày vẫn chưa thể tiêu hóa hết lượng mì tôm bạn đã nạp vào. Đặc biệt, năng lượng từ mì tôm không được tiêu hoa mà tích tụ lại khi bạn ngủ và khiến bạn tăng cân, tích mỡ.


    Theo chuyên gia, không nên ăn mì trước khi ngủ có thể gây đầy bụng khiến bạn dễ thức giấc giữa chừng, giấc ngủ không liền mạch. Một người không ngủ đủ 6 đến 8 giờ trong một ngày sẽ cảm thấy mệt mỏi, bồn chồn... Ngoài ra, một bát mì được chế biến với thịt bò, thịt heo, tôm, trứng, rau... để bổ sung dinh dưỡng nhưng lại buộc dạ dày phải làm việc nhiều hơn khi cơ thể đang nghỉ ngơi. Bởi vậy, lời khuyên cho chúng mình là không nên ăn mì gói ngay trước lúc ngủ nhé.

    Không ăn mì gói trước khi đi ngủ
    Không ăn mì gói trước khi đi ngủ
    Không ăn mì gói trước khi đi ngủ
    Không ăn mì gói trước khi đi ngủ
  9. Học sinh, sinh viên ai mà chẳng làm bạn với mì gói? Món ăn này vừa ngon vừa rẻ, lại còn tiện, khiến nó trở thành bạn đồng hành với nhiều người trẻ. Ăn nhiều mì gói không chỉ gây nổi mụn mà còn thiếu dinh dưỡng. Tuy nhiên, dinh dưỡng chủ yếu có trong mì tôm là bột và đạm thực vật. Nếu bạn ăn mì thường xuyên sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu các chất cần thiết, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Để hạn chế tác hại, bạn nên ăn trái cây sau khi ăn mì.


    Ngoài việc bổ sung nước và vitamin cho cơ thể, ăn trái cây sau khi ăn mì gói còn có tác dụng giải nhiệt, hạn chế tình trạng nóng trong người. Ăn trái cây sau khi ăn mì cũng là cách làm giảm nguy cơ mọc mụn, táo bón, đồng thời tốt hơn cho hệ tiêu hoá. Bên cạnh đó, việc làm này còn giúp cho quá trình tiêu hoá được dễ dàng hơn, hạn chế các tác hại lên hệ tiêu hoá nói chung và dạ dày nói riêng. Bạn nên chọn các loại hoa quả chua hoặc tính mát, tránh ăn quả ngọt. Chú ý là sau khi ăn mì khoảng 30- 45 phút, chúng ta mới ăn trái cây nhé!

    Nên ăn trái cây sau khi ăn mì
    Nên ăn trái cây sau khi ăn mì
    Nên ăn trái cây sau khi ăn mì
    Nên ăn trái cây sau khi ăn mì
  10. Mỳ ăn liền vốn là một món ăn thay thế ngũ cốc phổ biến, tiện dụng và kinh tế đối với nhiều gia đình. Tuy nhiên, việc lạm dụng món ăn này có nguy cơ mắc bệnh, khiến nhiều người vô cùng lo lắng. Một trong những điều cần lưu ý khi ăn mì gói chính là bạn không nên uống quá nhiều nước mì. Phần nước mì thường sẽ rất đậm đà, là một trong những lí do giúp mì ngon hơn, vì vậy khi ăn chúng ta thường sẽ mì và húp nước nhằm tăng khẩu vị. Tuy nhiên, việc làm này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.


    Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ăn sợi mì và không nên uống nước. Vì thực tế rằng lượng muối trong mì vượt quá ngưỡng cho phép gây hại cho cơ thể. Nhiều người khi ăn mì sẽ ăn ngon miệng đến giọt cuối cùng, mì hết, nước cạn mới đã cơn thèm. Song, việc làm này rất hại sức khỏe. Vì vậy, tốt nhất là không húp quá nhiều nước mì hoặc nếu muốn ăn cả sợi lẫn nước mì, bạn chỉ nên để khoảng 1/3 lượng muối trong gói mì.

    Không uống nhiều nước mì
    Không uống nhiều nước mì
    Không uống nhiều nước mì
    Không uống nhiều nước mì



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |