Top 6 Công dụng và liều dùng của Berberin

Bùi Thị Phương Thảo 58 0 Báo lỗi

Berberin là một trong những loại dược phẩm kháng sinh rất quen thuộc với chúng ta. Vậy Berberin được sử dụng như thế nào và những lưu ý khi sử dụng sản phẩm ... xem thêm...

  1. Tại Việt Nam, trong lúc dịch lỵ hoành hành rất nguy hiểm trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, dược sĩ Phan Quốc Kinh đã đứng ra nhận trọng trách nghiên cứu và bào chế ra dược phẩm dập dịch lỵ. Loại dược phẩm điều trị tiêu chảy, kiết lỵ hiệu quả góp phần dập tắt dịch lúc bấy giờ chính là Berberin và vẫn được sản xuất đến tận ngày nay.


    Berberin là hợp chất isoquinoline alkaloid, màu vàng, có trong rất nhiều cây thảo dược như Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr. Menispermaceae), Hoàng bá (Phellodendron amurense Rupr. Rutaceae), Hoàng liên chân gà hay còn gọi là Xuyên liên (Coptis chinensis Franch. hoặc Coptis quinquesecta Wang. Ranunculaceae), một số cây họ Hoàng liên gai (Berberidaceae), một số cây thuộc họ Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis DC.)...


    Thông tin về sản phẩm:

    • Tên hoạt chất: Berberin
    • Phân nhóm: dược phẩm đường tiêu hóa
    Berberin là gì?
    Berberin là gì?
    Berberin là gì?
    Berberin là gì?

  2. Berberin có tác động đối với các chủng vi khuẩn Staphyllococcus aureus, Streptocochemolytique, trực trùng ho gà, thương hàn, phó thương hàn, lỵ, lao…

    Ngoài ra, nhiều tác dụng khác của hoạt chất này đã được nghiên cứu và ghi nhận là:

    • Đối với tiêu hóa: tăng tạm thời trương lực và sự co bóp ruột, cải thiện các triệu chứng của viêm loét đại tràng và hội chứng ruột kích thích
    • Đối với hô hấp: liều thấp kích thích hô hấp nhưng liều cao làm cho hô hấp kém đi có thể dẫn tới ngạt do tê liệt trung tâm hô hấp.
    • Đối với tim và tuần hoàn: có tác dụng giảm huyết áp, giảm cholesterol, chống loạn nhịp.
    • Chữa bệnh về gan mật như vàng da, ăn uống khó tiêu.
    • Có tác dụng tích cực trên đường huyết, cho thấy khả năng phòng ngừa và điều trị đái tháo đường.
    • Chống ung thư.

    Berberin thường được chỉ định điều trị các chứng nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu chảy và kiết lỵ.

    Berberin có tác dụng gì?
    Berberin có tác dụng gì?
    Berberin có tác dụng gì?
    Berberin có tác dụng gì?
  3. Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng Berberin.


    Các hàm lượng của Berberin thường dùng là Berberin 10mg, Berberin 50mg, Berberin 100mg và Berberin 500mg. Liều lượng (có thể quy đổi ra mg để tính các dạng viên nén hàm lượng khác 10mg):

    • Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: Uống 12 - 15 viên 10mg/lần x 2 lần/ngày
    • Trẻ em từ 2 - 4 tuổi: uống 2 viên 10mg/lần x 2 lần/ngày
    • Trẻ em từ 5 - 7 tuổi: Uống 5 viên 10mg/lần x 2 lần/ngày
    • Trẻ em từ 8 - 15 tuổi: Uống 10 viên 10mg/lần x 2 lần/ngày

    Cách dùng: thích hợp nhất là uống vào buổi sáng và tối trước khi ăn khoảng từ 1 - 2h.

    Cách sử dụng và liều dùng berberin
    Cách sử dụng và liều dùng berberin
    Cách sử dụng và liều dùng berberin
    Cách sử dụng và liều dùng berberin
  4. Berberin khá an toàn và ít trường hợp gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm. Chỉ có số ít trường hợp gặp phải. Thông thường hay gặp phải các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, trầm cảm, khó thở, tim đập chậm… Khi có bất cứ biểu hiện bất thường nào cũng cần phải liên hệ ngay với bác sĩ, không được tự ý điều trị tại nhà rất dễ gây ra các phản ứng không tốt cho sức khỏe.


    Liều gây độc của berberin chưa được xác định nhưng nếu dùng liều cao có thể gây ra một số vấn đề như:

    • Rối loạn tiêu hóa
    • Táo bón
    • Buồn nôn, nôn
    • Tiêu chảy
    Tác dụng phụ của Berberin
    Tác dụng phụ của Berberin
    Tác dụng phụ của Berberin
    Tác dụng phụ của Berberin
  5. Không được sử dụng Berberin cho trường hợp bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm. Ngoài ra không sử dụng đối với trường hợp phụ nữ đang mang thai. Trường hợp bệnh nhân bị suy gan, suy thận cũng nên thận trọng khi sử dụng.


    Berberin có nguồn gốc từ thực vật nên rất ít khi gặp phải tác dụng phụ, nhưng người bệnh cũng nên lưu ý một vài vấn đề như sau:

    • Thận trọng khi sử dụng cho người bị hư hàn, người có tỳ vị tiêu hóa không tốt.
    • Không sử dụng với trường hợp người bệnh có dấu hiệu mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm. Đồng thời nên thận trọng nếu đã từng có tiền sử dị ứng.
    • Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe cũng nên thông báo cho bác sĩ biết. Berberin có thể bị giảm tác dụng khi sử dụng cho người bị huyết áp thấp, người bị tiểu đường… Ngay cả khi đang mang thai hoặc đang cho con bú cũng cần phải báo.
    • Thông báo cho bác sĩ về bất cứ loại dược phẩm mà bạn đang dùng, bao gồm không kê toa, sản phẩm đông y hoặc thực phẩm chức năng.
    Khuyến cáo khi dùng Berberin
    Khuyến cáo khi dùng Berberin
    Khuyến cáo khi dùng Berberin
    Khuyến cáo khi dùng Berberin
  6. Tương tác có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của sản phẩm hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác dược phẩm có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những sản phẩm bạn đang dùng (bao gồm sản phẩm được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng Berberin, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của sản phẩm mà không có sự cho phép của bác sĩ.


    Một số dược phẩm có thể gây tương tác và tránh dùng cùng Berberin là:

    • Dược phẩm có khả năng cảm ứng CYP450
    • Dược phẩm an thần như nhóm barbiturat, benzodiazepin…
    • Dược phẩm hạ huyết áp
    • Dược phẩm điều trị đái tháo đường
    • Dược phẩm chống đông máu
    • Một số dược liệu như bạch chỉ, tiêu, rễ cây bồ công anh, quế, cải bắp… có thể tăng tiết axit dạ dày, tăng nguy cơ loét, đau dạ dày
    • Dược phẩm có khả năng gây độc như cyclosporin cần thận trọng khi dùng đồng thời.
    Berberin có thể tương tác với dược phẩm nào?
    Berberin có thể tương tác với dược phẩm nào?
    Berberin có thể tương tác với dược phẩm nào?
    Berberin có thể tương tác với dược phẩm nào?



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |