Top 9 Điều cần biết về nhồi máu cơ tim và cách phòng tránh

Nhồi máu cơ tim là một trong những tình trạng nguy hiểm khẩn cấp, nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong rất nhanh. Theo thống kê, ... xem thêm...

  1. Nhồi máu cơ tim là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý về tim mạch hiện nay.


    Cơn nhồi máu xảy đến khi trong lòng động mạch vành, dòng máu mang oxy và chất dinh dưỡng đến các tế bào cơ tim đột ngột bị chặn lại hoàn toàn. Vùng cơ tim khi không còn được cấp đủ máu sẽ bị hoại tử. Đây là một tình trạng khẩn cấp, người bệnh có thể tử vong rất nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời, những trường hợp may mắn sống sót thì nguy cơ suy tim trong tương lai cũng rất cao.


    Tại Mỹ, có khoảng 635.000 người bị nhồi máu cơ tim và khoảng 300.000 người bị nhồi máu cơ tim lần thứ hai mỗi năm. Cứ 7 trường hợp tử vong thì có một trường hợp do bệnh tim mạch, trong đó có nhồi máu cơ tim.

    Nhồi máu cơ tim là gì?
    Nhồi máu cơ tim là gì?
    Nhồi máu cơ tim là gì?
    Nhồi máu cơ tim là gì?

  2. Do xơ vữa động mạch:

    • Đây là nguyên nhân nhồi máu cơ tim thường gặp nhất. Khi cơ thể bệnh nhân tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch nói chung và nhồi máu nói riêng, các hoạt chất như Cholesterol, Canxi, Protein, các mảnh vỡ tế bào hoặc các tế bào viêm tích tụ trong động mạch vành tạo thành các mảng xơ vữa. Những mảng xơ vữa này có tính chất cứng ở bên ngoài và mềm ở bên trong. Khi các mảng xơ vữa cứng dần, lớp vỏ bên ngoài sẽ bị nứt, các tiểu cầu sẽ được huy động đến vùng tổn thương của động mạch vành và các cục máu đông hình thành xung quanh mảng xơ vữa. Cục máu đông này sẽ làm tắc nghẽn động mạch vành, kết quả là nguồn máu nuôi dưỡng cơ tim bị mất, cơ tim sẽ thiếu oxy và chất dinh dưỡng từ đó chết đi, các triệu chứng nhồi máu cơ tim sẽ xuất hiện.

    Không do xơ vữa động mạch:

    • Nguyên nhân nhồi máu cơ tim này hiếm gặp hơn, thường liên quan đến các bệnh lý bất thường bẩm sinh động mạch vành như dị dạng, rò, sai chỗ xuất phát... Mỗi động mạch vành gửi máu đến một phần khác nhau của cơ tim, khi một nhánh nào đó bất thường, vùng cơ tim đó sẽ không được cấp máu đầy đủ, đây cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh lý này.
    • Bệnh viêm nhiễm động mạch vành như bệnh Kawasaki có thể tăng huy động các chất gây viêm, đồng thời tăng tỷ lệ hình thành các mảng xơ vữa và cuối cùng là hình thành các cục máu đông.
    • Co thắt mạch vành không liên quan đến xơ vữa, lúc này nguồn cung cấp máu cho tim bị cắt đột ngột, gây nên các triệu chứng của nhồi máu cơ tim.
    • Động mạch vành bị tắc do cục máu đông từ nơi khác như ở phổi, thận, não...di chuyển đến cũng là một trong những nguyên nhân của bệnh nhồi máu cơ tim.

    Các nguyên nhân nhồi máu cơ tim khác, có thể kể đến:

    • Thuyên tắc động mạch vành thứ phát.
    • Co thắt mạch vành nguyên phát.
    • Dị tật bẩm sinh mạch vành: một số người có dị tật mạch vành bẩm sinh, khiến cho luồng máu đến tim bị cản trở.
    • Thiếu máu cục bộ do dùng ma túy (như cocaine, ephedrine, amphetamine).
    • Từng bị chấn thương mạch vành.
    • Các yếu tố làm tăng nhu cầu oxy: Các tình trạng như cường giáp, gắng sức quá mức, và sốt có thể làm tăng nhu cầu của tim về oxy, gây ra nhồi máu cơ tim.
    • Các yếu tố làm giảm khả năng cung cấp oxy: Bệnh thiếu máu nặng hoặc các tình trạng khác có thể giảm khả năng cung cấp oxy đến tim, dẫn đến nhồi máu cơ tim.
    • Viêm động mạch: Viêm động mạch là một tình trạng viêm nhiễm của các động mạch, có thể dẫn đến sự co thắt và nhồi máu.
    • Bóc tách động mạch chủ: là một tình trạng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến luồng máu đến tim.
    • Bệnh phổi cấp tính: Một số bệnh phổi cấp tính có thể gây ra thiếu oxy trong máu, góp phần vào sự nhồi máu cơ tim.
    Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim cấp?
    Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim cấp?
    Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim cấp?
    Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim cấp?
  3. Nhồi máu cơ tim cấp là khi ở người bệnh xuất hiện dấu hiệu cụ thể như những cơn đau thắt ngực dữ dội, đau tưởng như bị bóp nghẹt sau vùng xương ức, trước tim, rồi lan rộng tới vai trái, tay trái; đau buốt tận cùng đến ngón áp út lẫn ngón út. Những cơn đau đột ngột, thường kéo dài quá 20 phút, không thấy thuyên giảm khi dùng giảm đau. Cảm giác đau nhiều có những lúc lan tới cổ, tới cằm, rồi vai, tay, và cả sau lưng.


    Thế nhưng, một số ít trường hợp người bệnh phát bệnh mà không thấy hoặc ít thấy đau, thường gặp nhiều hơn người mắc đái tháo đường, huyết áp cao, người bệnh sau mổ.


    Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu khác như vã nhiều mồ hôi, thở khó, đánh trống ngực, buồn nôn hoặc nôn nhiều, giảm trí nhớ, da tái nhợt, ngón chân tay lạnh...

    Dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim
    Dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim
    Dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim
    Dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim
  4. Tỉnh lại sau cơn nhồi máu cơ tim là một điều may mắn. Thế nhưng đây mới là bước ban đầu, bởi người bệnh sẽ tiếp tục phải điều trị và đối mặt nguy cơ đột tử trong vòng 3 tuần từ khi phát bệnh, vì nhịp tim đang rối loạn, dễ vỡ tim, tắc mạch tại phổi, tắc mạch não, phổi bị phù hay bị choáng tim. Hết khoảng thời gian trên, mọi nguy hiểm dần thuyên giảm, nhưng những di chứng về sau vẫn còn đang thách thức người bệnh.


    Vì vậy, trong giai đoạn đầu người bệnh lẫn người thân chăm sóc đều phải cảnh giác các dấu hiệu bất thường để kịp báo với bác sĩ, tránh mọi rủi ro.


    Biến chứng sớm:

    • Đột tử: Có đến 10% các ca nhồi máu cơ tim dẫn đến tình trạng đột tử. Đột tử là biến chứng nặng nhất có thể xảy ra bất thường trong tuần đầu sau phát bệnh. Nguyên nhân bởi thất tim rung, nhịp thất tim nhanh, vỡ tim, mạch phổi nghẽn, trụy mạch cấp.
    • Rối loạn nhịp tim: 90% số người bệnh gặp tình trạng rối loạn nhịp tim. Khi thiếu máu cơ tim trong 48 giờ kể từ khi phát bệnh thì dễ gặp tình trạng này. Nếu sau 48 tiếng, sẽ là vấn đề cấp bách nếu nhịp tim vẫn còn bị rối loạn như vậy. Trong trường hợp này hạn chế stress, căng thẳng, sợ hãi sẽ giúp giảm các rủi ro kéo theo.
    • Tim suy cấp: Di chứng này dễ xảy ra vào thời điểm 2 tuần kể từ khi phát bệnh, dễ gặp trong trường hợp bệnh tái phát, hoặc xuất hiện đau thắt vùng ngực trước đó. Bệnh nhân có nguy cơ trụy mạch, cùng các biểu hiện như huyết áp tụt, mạch yếu đập nhanh, cơ thể vã nhiều mồ hôi. Nếu là tim trái suy cấp, bệnh nhân sẽ cảm thấy thở khó kịch phát, nhịp mạch đập nhanh, phổi có hiện tượng phù cấp...
    • Tắc mạch gây tai biến: Máu đông gây nên nhồi máu cơ tim, nếu di chuyển sang những bộ phận khác sẽ làm mạch máu nghẽn, nguy cơ đột quỵ, tắc phổi...
    • Vỡ tim: Có đến 10% số ca vỡ tim xảy ra vào tuần 2 sau khi phát bệnh. Thường thì thất trái hay làm máu tràn ra khỏi màng tim gây trụy tim dẫn tới tử vong.
    • Thiếu máu tới cơ tim: Tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu thứ phát trở lại lên tới ngưỡng 30%. Biểu hiện thứ phát là đau thắt vùng ngực phải và được cấp cứu giống nhồi máu cấp. Đây là biến chứng dễ gặp ở người mắc đái tháo đường lâu năm.

    Biến chứng muộn:

    • Vách tim phình to: Có đến 30% số trường hợp xảy ra với biểu hiện suy tim hay tắc mạch chủ.
    • Nhịp thất rối loạn: Cần đặt máy chỉ số chỉ phân suất máu EF nhỏ hơn 35% với trường hợp nhịp thất rối loạn kết hợp vách thất phình.
    • Hội chứng bả vai - bàn tay: Chỉ xuất hiện tuần từ 6 - 8 sau phát bệnh. Hội chứng bả vai - bàn tay thường gặp bên vai trái - tay trái, khiến vai lẫn cổ tay đau nhức, nguyên nhân chủ yếu bởi viêm thoái hoá và xơ hóa vùng khớp. Càng cố gắng vận động sớm sau tai biến càng ít khả năng gặp biến chứng trên.
    • Đau dây thần kinh: Xuất hiện những cơn đau vùng ngực dần lan rộng, mức trung bình đi kèm cảm giác ê ẩm, nặng nề vùng tim. Dễ gặp ở người stress, lo lắng, suy nhược thể chất lẫn tinh thần. Được giải quyết bằng liệu pháp trấn an tâm lý cùng các bài thuốc giúp an thần.
    • Suy tim: Chức năng hoạt động của tim suy yếu rõ rệt sau khi mắc bệnh nhồi máu vùng cơ tim, dần phát triển nhanh chóng thành chứng suy tim nguy hiểm.
    • Hội chứng viêm màng tim: Có 3 -4 % số trường hợp xảy ra với những biểu hiện cảm thấy đau sau vùng xương ức; đau nhiều khi thở, vận động, ho; đau giảm khi ngồi hay cúi trước.
    Các biến chứng nhồi máu cơ tim
    Các biến chứng nhồi máu cơ tim
    Các biến chứng nhồi máu cơ tim
    Các biến chứng nhồi máu cơ tim
  5. Nhồi máu cơ tim cấp có khả năng xuất hiện cao hơn ở các đối tượng sau:

    • Người cao tuổi, nam trên 50 tuổi hoặc phụ nữ sau mãn kinh;
    • Người có bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn;
    • Rối loạn mỡ máu di truyền;
    • Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá;
    • Trong gia đình có người thân trực hệ (cha, mẹ, anh chị em ruột) bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ não sớm trước 55 tuổi (đối với nam) và trước 65 tuổi (đối với nữ);
    • Có bệnh lý miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ hệ thống, vẩy nến, xơ cứng bì…
    • Sử dụng chất kích thích: cocaine, amphetamine làm co thắt động mạch vành.
    Ai có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp?
    Ai có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp?
    Ai có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp?
    Ai có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp?
  6. Nhồi máu cơ tim thường được chẩn đoán trong trường hợp khẩn cấp. Trước hết, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và bệnh sử của người bệnh. Tiếp đó sẽ đo huyết áp, mạch và nhiệt độ; đồng thời thực hiện các kiểm tra sức khỏe tim tổng thể.


    Các xét nghiệm để chẩn đoán nhồi máu cơ tim bao gồm:

    • Điện tâm đồ (ECG): cận lâm sàng đầu tiên được thực hiện để chẩn đoán nhồi máu cơ tim, bằng cách ghi lại các tín hiệu điện trong tim. Các điện cực được gắn vào ngực, cánh tay và chân. Tín hiệu có dạng sóng được in lại trên giấy hoặc hiển thị trên màn hình. Điện tâm đồ nhồi máu cơ tim có thể cho biết người bệnh đang bị hoặc có tiền sử mắc bệnh trong quá khứ.
    • Xét nghiệm máu: Một số protein tim từ từ rò rỉ vào máu sau khi tim bị tổn thương do nhồi máu cơ tim, gọi là men tim (troponin). Xét nghiệm máu có thể kiểm tra các protein này (chất chỉ điểm tổn thương hoại tử cơ tim).
    • Chụp X-quang lồng ngực: Cho biết tình trạng, kích thước của tim và phổi, các nguyên nhân khác gây đau ngực.
    • Siêu âm tim: cho biết cách máu di chuyển qua tim và van tim, chức năng co bóp của cơ tim. Siêu âm tim có thể giúp xác định xem một vùng tim có bị tổn thương hay không.
    • Chụp mạch vành: Một ống dài, mỏng (ống thông) được đưa vào động mạch, thường là ở tay và dẫn đến tim. Thuốc cản quang được bơm qua ống thông để giúp hình ảnh các động mạch hiển thị rõ ràng hơn trong quá trình kiểm tra.
    Chẩn đoán nhồi máu cơ tim
    Chẩn đoán nhồi máu cơ tim
    Chẩn đoán nhồi máu cơ tim
    Chẩn đoán nhồi máu cơ tim
  7. Nhồi máu cơ tim có chữa được không? Thực tế việc điều trị bệnh mang tính chất tức thời, nếu có chế độ sinh hoạt hợp lý thì bệnh nhân vẫn có thể chống lại được những di chứng có thể gặp sau này.


    Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim bao gồm:

    • Cấp cứu:
      • Bệnh nhân thấy dấu hiệu đau thắt vùng ngực phải được đưa tới cấp cứu ngay, những phương pháp cấp cứu khi bị nhồi máu cơ tim gồm:
        • Điều dưỡng bằng khí oxygen
        • Tiến hành điện tâm đồ
        • Dùng Aspirin: loại thuốc này mang công dụng làm cho loãng máu, giảm sự phát triển số lượng cục máu đông
        • Dùng Glyceryl trinitrat: loại thuốc này được đặt dưới lưỡi bệnh nhân, phát huy tác dụng giúp mạch máu được thư giãn mạch máu, khi kích thước đường kính của mạch máu tăng lên, máu dễ dàng đi qua vị trí nghẽn, khiến lượng máu trở về tim phải được giảm, đồng thời huyết áp cũng giảm
        • Chống đau: thuốc morphin được dùng để chống lại các cơn đau, giúp bệnh nhân cảm thấy bớt sợ, tim được giảm độ nhịp.
        • Biến chứng cần theo dõi: tim loạn nhịp, huyết áp thay đổi.
    • Làm thông động mạch vành tim:
      • Điều trị bằng phương pháp nội khoa: sử dụng loại thuốc khiến tan những cục máu là urokinase, streptokinase... Trong lúc cấp cứu, duy trì điều trị chống đông máu bằng Vasopolis hoặc Aspirin. Chỉ dùng Vasopolis nếu bệnh nhân dị ứng Aspirin hay bị bệnh dạ dày, tá tràng
      • Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa: đưa ống thông đi xuyên động mạch ở đùi vào động mạch của vành tim, thành nong mạch, phá vỡ máu đông lẫn phần xơ vữa, bên cạnh đó, vừa có thể đưa ống stent vào căng mạch
    • Phẫu thuật ghép mạch tim:
      • Phẫu thuật ghép mạch vành tim: Mục đích là để tiếp tế thêm máu vào tim khi đang khủng hoảng vì động mạch nghẽn.
      • Tĩnh mạch chân cắt lấy rồi đem nối phần động mạch chủ với phần động mạch sau đoạn nghẽn.

    Đây là phương pháp điều trị hiệu quả trong gần như mọi trường hợp với tỉ lệ thành công trên 95%, được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch giàu kinh nghiệm của Vinmec là Bác sĩ Lương Võ Quang Đăng - Bác sĩ Nội tim mạch, Trưởng khoa Khám bệnh, nội khoa tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ Trần Quốc Tuấn đã có 12 năm kinh nghiệm tại các Bệnh Viện Đa Khoa Vĩnh Long, Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định, Bệnh Viện Nguyễn Trãi. Hiện nay đang là Bác sĩ Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Kỹ thuật điều trị tiêu sợi huyết được tiến hành với sự hỗ trợ của trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho mọi bệnh nhân.

    Điều trị nhồi máu cơ tim như thế nào?
    Điều trị nhồi máu cơ tim như thế nào?
    Điều trị nhồi máu cơ tim như thế nào?
    Điều trị nhồi máu cơ tim như thế nào?
  8. Để phòng ngừa nhồi máu cơ tim một cách hiệu quả, bạn cần thực hiện một loạt các biện pháp toàn diện, bao gồm thay đổi lối sống, điều trị các bệnh lý nguy cơ và theo dõi sức khỏe định kỳ bao gồm:

    • Kiểm soát huyết áp
    • Kiểm soát chỉ số đường huyết
    • Giảm mức cholesterol xấu trong máu
    • Có kế hoạch giảm cân tại nhà
    • Chuẩn bị chế độ ăn uống lành mạnh
    • Tập thể dục mỗi tuần 3-5 lần
    • Hạn chế sử dụng rượu bia
    • Bỏ thói quen hút thuốc lá giúp phòng tránh nhồi máu cơ tim hiệu quả
    • Ngủ đủ giấc mỗi ngày
    • Quản lý căng thẳng
    • Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ
    • Điều trị các bệnh lý nguy cơ của nhồi máu cơ tim
    • Kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ
    Cách phòng ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả hiện nay
    Cách phòng ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả hiện nay
    Cách phòng ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả hiện nay
    Cách phòng ngừa nhồi máu cơ tim hiệu quả hiện nay
  9. Sống chung với nguy cơ của nhồi máu cơ tim không hề dễ dàng, nhưng bạn có thể áp dụng những lưu ý sau để cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc bệnh:

    • Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ: Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của họ.
    • Thay đổi lối sống: Áp dụng thói quen sống lành mạnh, hạn chế stress, tập luyện đều đặn, và duy trì cân nặng lý tưởng.
    • Tìm hiểu và cập nhật kiến thức: Liên tục nâng cao nhận thức về bệnh mà bạn đang đối diện, hiểu rõ các biện pháp phòng ngừa và điều trị mới nhất.
    • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đi kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ để theo dõi nguy cơ và điều chỉnh phương pháp phòng ngừa.
    Những lưu ý để sống chung với nguy cơ của nhồi máu cơ tim
    Những lưu ý để sống chung với nguy cơ của nhồi máu cơ tim
    Những lưu ý để sống chung với nguy cơ của nhồi máu cơ tim
    Những lưu ý để sống chung với nguy cơ của nhồi máu cơ tim



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |