Top 6 Điều cần biết về chụp cộng hưởng từ (MRI)
Sức khoẻ là chìa khoá của mọi thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên trong cuộc đời mỗi người, chắc hẳn ai cũng từng đau ốm, bệnh tật nặng hoặc nhẹ khác nhau. ... xem thêm...Ngày xưa khi y học chưa phát triển, khám bệnh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và chẩn đoán, rất khó để có cái nhìn chính xác về các chấn thương đặc biệt là bên trong cơ thể. Ngày nay khi nền y học đã phát triển hiện đại, công nghệ chụp cộng hưởng từ đã thể hiện được tính ưu việt của nó. Hãy cùng Toplist tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
-
Chụp cộng hưởng từ thường được gọi là MRI giúp bác sĩ phát hiện, theo dõi và điều trị bệnh. MRI sử dụng sóng điện từ rất mạnh và máy tính để tạo ảnh bên trong cơ thể. MRI cho hình ảnh chi tiết hơn so với các phương pháp khác.
Chụp cộng hưởng từ MRI giúp bạn có thể phát hiện:
- Xuất huyết như tình trạng xuất huyết não, hoặc não có vấn đề như đột quỵ
- Tổn thương vùng lưng như thoát vị đĩa đệm
- Chấn thương bên trong cơ thể, như đứt dây chằng chéo trước
Bên cạnh đó chụp cộng hưởng từ MRI không sử dụng tia xạ, rất an toàn nên được các bác sĩ chuyên môn đánh giá cao trong chỉ định chụp và chẩn đoán bệnh.
-
Chụp cộng hưởng từ MRI cho tác dụng tốt đối với việc chụp để chẩn đoán tổn thương của những bộ phận bên trong cơ thể. Vì vậy trong các trường hợp dưới đây bệnh nhân có thể chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán bệnh.
- Đang bị những tổn thương phần mềm như tuỷ sống sụn, dây chằng,...
- Bị bệnh về cột sống, xương khớp, gai cột sống, tho át vị đĩa đệm
- Người đang bj bệnh về gan, mật,...
- Người bị bệnh về não, thần kinh, chấn thương sọ não, tai biến, u dây thần kinh,...
- Chụp cộng hưởng từ để phát hiện bệnh ung thư
Ngoài ra có thể sử dụng Chụp cộng hưởng từ MRI cho hốc mắt để phát hiện các tổn thương thuộc nhãn cầu, dây thần kinh thị giác. Chụp vùng cổ để phát hiện các khối u, viêm, hạch bạch huyết vùng cổ. Chụp cộng hưởng từ MRI cho tuyến vú để chấn đoán sớm và chính xác các tổn thương ở tuyến vú như u lành tính, ác tính và các viêm nhiễm tại tuyến vú.
-
Sau khi được bác sĩ chỉ định Chụp cộng hưởng từ MRI, bệnh nhân sẽ được di chuyển tới khoa chẩn đoán hình ảnh và sẽ được nhân viên của phòng Chụp cộng hưởng từ MRI hướng dẫn. Tuy nhiên trước khi vào phòng chụp lưu ý để các vật dụng kim loại như vòng, đồng hồ, nhẫn,... ở bên ngoài nhé. Khi vào phòng chụp hãy thay đồ theo hướng dẫn của nhân viên, và nằm lên máy chụp với tư thế thoải mái nhất để quá trình chụp ảnh được thuận lợi.
Tuỳ vào những vùng cần chụp mà thời gian chụp có thể kéo dài từ 15 phút đến 1 giờ đồng hồ. Vì vậy bệnh nhân cần cố gắng nằm yên một chỗ để máy hoạt động nhằm cho ra hình ảnh sắc nét, chính xác nhất. Nếu bệnh nhân chụp vùng bụng hoặc ngực thì sẽ được yêu cầu nín thở trong thời gian ngắn để ảnh chụp không bị dao động. Trong quá trình chụp máy có thể phát ra tiếng ồn, tuy nhiên với những nơi sử dụng thiết bị Chụp cộng hưởng từ MRI công nghệ cao sẽ giảm tối đa tiếng ồn này, đảm bảo yên tĩnh cho người bệnh.
Bên cạnh đó bạn cần phải thông báo cho nhân viên kỹ thuật biết nếu trong cơ thể có mang các dụng cụ như: van tim nhân tạo, vòng tránh thai, máy trợ thính, thiết bị bơm thuốc tự động... để được hướng dẫn đảm bảo an toàn khi chụp.
-
Bệnh nhân có được chụp cộng hưởng từ hay không là do quyết định của bác sĩ, chỉ chụp trong những trường hợp thật cần thiết. Dưới đây là danh sách những đối tượng chống chỉ định tương đối với MRI:
- Trẻ sơ sinh
- Bệnh nhân bị kích thích
- Bệnh nhân sợ hội chứng đường hầm
- Bệnh nhân có liên quan đến dị ứng thuốc đối quang từ
- Bệnh nhân có suy thận nặng
Chụp cộng hưởng từ MRI nếu thực hiện không đúng quy trình, không đúng đối tượng thì sẽ không tốt cho cơ thể bệnh nhân, rất có thể xảy ra những phản ứng nguy hiểm trong khi chụp cộng hưởng từ.
Vì vậy để đảm bảo sức khoẻ, cũng như an toàn cho bản thân người bệnh, tuyệt đối không tự ý Chụp cộng hưởng từ MRI nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
-
Chụp cộng hưởng từ MRI là một kỹ thuật chẩn đoán y khoa tạo ra hình ảnh giải phẫu của cơ thể nhờ sử dụng từ trường và sóng radio. Phương pháp này không sử dụng tia X nên không gây nhiễm xạ cho người bệnh.
Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai, khi Chụp cộng hưởng từ MRI, từ trường và tiếng ồn có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy chụp cộng hưởng từ ở phụ nữ mang thai hay chụp cộng hưởng từ ở thai nhi cần được các bác sĩ cân nhắc chỉ định.
Trường hợp có hình xăm trên cơ thể, chụp cộng hưởng từ trực tiếp vào các vùng này có thể gây bỏng rát da. Còn đối với trường hợp chụp cộng hưởng từ có tiêm thuốc đối quang từ tĩnh mạch, thuốc có thể ảnh hưởng đến chức năng thận cũng như có thể gây xơ hóa thận, do đó bạn cần được làm xét nghiệm chức năng thận cũng như khai báo tiền sử các bệnh lý thận.
-
Giá chụp cộng hưởng từ MRI ở mỗi bệnh viện, phòng khám là khác nhau vì còn phụ thuộc vào các yếu tố:
- Vị trí chụp khác nhau sẽ có giá chụp khác nhau
- Công nghệ cho máy sử dụng để chụp MRI. Máy chụp MRI ở các đơn vị y tế có thể là các thế hệ như 0.5Tesla; 1.5Tesla hay 3.0Tesla
Nhìn chung, giá chụp cộng hưởng từ MRI dao động từ 1.800.000 - 2.500.00 VNĐ hoặc cao hơn, tùy thuộc vào vị trí chụp, tùy từng đơn vị chụp. Đặc biệt, chụp cộng hưởng từ toàn thân có thể lên đến trên 10.000.000 VNĐ. Lời khuyên dành cho bạn đó là trước khi đi chụp hãy gọi điện cho cơ sở y tế mà bạn có ý định thực hiện Chụp MRI để nhận được tư vấn và báo giá nhé!
Thời gian chụp MRI và trả kết quả phụ thuộc vào từng loại chụp. Một số loại chỉ diễn ra trong 20 phút, trong khi những bài khác kéo dài hơn một giờ. Việc trả kết quả chụp MRI cần phải phân tích, chẩn đoán vì vậy các bác sĩ thường sẽ hẹn bạn ngày đến lấy kết quả nếu không cần gấp.