Top 8 điều cần biết nhất về căn bệnh ung thư bàng quang
Tỉ lệ mắc bệnh ung thư bàng quang ngày càng tăng chính vì vậy cần trang bị cho bản thân mình những kiến thức cơ bản về căn bệnh này. Cùng Toplist tìm hiểu ... xem thêm...những điều cần biết về căn bệnh ung thư bàng quang nhé!
-
Bàng quang là một cơ quan rỗng nằm ở vùng bụng dưới với nhiệm vụ chính là chứa nước tiểu từ thận thải ra. Nước tiểu từ thận được dẫn vào bàng quang qua một ống gọi là niệu quản. Lớp phía ngoài của thành bàng quang là một lớp cơ, khi bàng quang đầy nước tiểu lớp cơ này sẽ co bóp để tống nước tiểu ra ngoài qua một ống nhỏ khác gọi là niệu đạo. Ung thư bàng quang thường khởi phát từ các tế bào mặt lót phía trong của bàng quang, kích thước khối u lớn hay nhỏ sẽ tùy thuộc vào các giai đoạn ung thư.
Ung thư bàng quang gồm 3 loại:
- Ung thư tế bào chuyển tiếp: Đây là dạng phổ biến nhất của ung thư bàng quang, tỷ lệ mắc là 90%. Ung thư tế bào chuyển tiếp xảy ra ở các tế bào lót bên trong bàng quang (các tế bào chuyển tiếp sẽ co lại khi bàng quang trống và giãn ra khi nước tiểu trong bàng quang đầy);
- Ung thư biểu mô tế bào vảy: Có khoảng 8% số ca mắc ung thư bàng quang là dạng ung thư biểu mô tế bào vảy. Thông thường, các tế bào vảy xuất hiện trong bàng quang có nhiệm vụ phản ứng lại kích thích và nhiễm trùng. Nếu cơ thể người bệnh bị nhiễm ký sinh trùng có thể khiến các tế bào vảy này phát triển thành ung thư;
- Ung thư tuyến: Đây là dạng hiếm gặp nhất của ung thư bàng quang, chiếm tỉ lệ chỉ 2%. Bệnh bắt đầu từ các tế bào tạo ra các tuyến tiết ra chất nhầy bên trong bàng quang.
Phần lớn ung thư bàng quang được chẩn đoán ở giai đoạn sớm khi còn có thể điều trị được. Tuy nhiên, ngay cả đối với giai đoạn đầu, ung thư bàng quang vẫn có khả năng tái phát rất cao. Vì thế, những người được chữa trị sau ung thư bàng quang nên được thử nghiệm theo dõi để phát hiện ung thư tái phát nhiều năm sau khi chấm dứt điều trị.
-
Các giai đoạn ung thư bàng quang bao gồm:
- Giai đoạn 0 (Ung thư bàng quang giai đoạn đầu): Đây là giai đoạn ung thư bề mặt hay còn gọi là ung thư tại chỗ. Dấu hiệu bệnh lúc này hầu như không biểu hiện ra bên ngoài; Các tế bào ung thư chỉ xảy ra trên bề mặt thành bàng quang với kích thước rất nhỏ, chưa xâm lấn các hạch bạch huyết hay các mô liên kết, các cơ bàng quang; Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn này sẽ có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn lên đến 98%. Khi ung thư bàng quang ở giai đoạn 0, các bác sĩ có thể lấy bỏ khối u mà vẫn giữ được bàng quang nhưng tỉ lệ tái phát vẫn ở mức cao.
- Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn ung thư chỉ xảy ra trên bề mặt trong của bàng quang với kích thước lớn hơn. So với các giai đoạn ung thư bàng quang thì đây cũng là giai đoạn có dấu hiệu mờ nhạt nhất; Ở giai đoạn này, ung thư bàng quang có thể phát triển đến mô liên kết dưới lớp lót bàng quang nhưng chưa xâm lấn đến cơ thành, các hạch bạch huyết hay các cơ quan lân cận; Có trên 88% bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn này có thể sống trên 5 năm.
- Giai đoạn 2: Đây là thời điểm ung thư đã xâm lấn tới thành bàng quang nhưng chưa xâm lấn đến mô quanh bàng quang cũng như các hạch bạch huyết và cơ quan ở xa; Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này, cơ hội sống của bệnh nhân chiếm khoảng 63%.
- Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã phát triển qua thành bàng quang vào các mô xung quanh. Nếu là bệnh nhân nam, khối u có thể lan đến tuyến tiền liệt, ở nữ có thể là cổ tử cung hoặc âm đạo. Trường hợp khác, tế bào ung thư có thể lan đến hạch bạch huyết vùng chậu nhưng vẫn chưa di căn đến các cơ quan ở xa.
- Giai đoạn 4 (ung thư bàng quang giai đoạn cuối): Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất trong số các giai đoạn ung thư bàng quang. Ở thời điểm này, tế bào ung thư sẽ di căn đến các hạch bạch huyết và di căn xa đến phổi, xương, gan... Tiên lượng sống cho giai đoạn này chỉ còn khoảng 15%.
Mặc dù có thể điều trị thành công ở giai đoạn sớm nhưng ung thư bàng quang vẫn có nguy cơ tái phát cao. Bệnh có thể tái phát cùng một chỗ hoặc đổi sang những phần khác. Ung thư bàng quang sẽ dẫn đến các biến chứng như: thiếu máu, đi tiểu không kiểm soát, tắc niệu quản...
-
Ung thư bàng quang là một loại ung thư xảy ra ở bộ phận chứa nước tiểu của con người. Nguyên nhân gây lên ung thư bàng quang thường là thói quen sinh hoạt, ăn uống, chế độ làm việc và một vài nguyên nhân khách quan khác. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể có thể giúp ích cho bạn trong việc phát hiện nguồn gốc ung thư bàng quang để có biện pháp phòng tránh.
- Hút thuốc: Hút thuốc lá là yếu tố quan trọng nhất đối với ung thư bàng quang. Thuốc lá gây ra khoảng một nửa các trương hợp của bệnh ung thư bàng quang ở cả nam và nữ. Tỷ lệ người hút thuốc mắc ung thư bàng quang cao hơn những người khác. Khi người hút thuốc hít bào, các chất gây ung thư trong khói thuốc lá được hấp thụ từ phổi và đi vào máu. Từ máu, chúng được lọc qua thận và tập trung trong nước tiểu. Những hóa chất này trong nước tiểu có thể gây tổn hại các tế bào lót bên trong của bàng quang làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.
- Phơi nhiễm: Một số hóa chất công nghiệp có liên quan đến ung thư bàng quang. Hóa chất như amin, benzidin và beta-naphthylamine mà đôi khi được sử dụng trong các ngành công nghiệm nhuộm, có thể gây ra ung thư bàng quang. Người lao động trong các ngành công nghiệp khác có sử dụng hóa chất hữu cơ nào đó cũng có thể có có nguy cơ bị ung thư bàng quang nếu tiếp xúc với những chất đọc hại mà không có công cụ bảo vệ. Các ngành công nghiệp như các nhà sản xuất cao su, da, dệt may và các sản phẩm sơn cũng có nguy cơ cao mắt ung thư bàng quang nếu không được bảo vệ an toàn. Khói thuốc lá tại nơi làm việc có thể cũng làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Những người làm việc trong môi trường có người hút thuốc lá có nguy cơ đặc biệt cao phát triển ung thư bàng quang.
- Tuổi tác: Nguy cơ ung thư bàng quang tăng theo độ tuổi. Khoảng 9 trong 10 trường hợp ung thư bàng quang được tìm thấy ở những người lớn tuổi, khoảng từ 55 đến 75 tuổi.
- Giới tính: Ung thư bàng quang phổ biến ở nam giới hơn so với phụ nữ.
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và bàng quang. Ống thông bàng quang tại chỗ trong một thời gian dài và các nguyên nhân khác của sự kích thích bàng quang mạn tính, có liên quan đến bệnh ung thư bàng quang. Đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào vảy của bàng quang.
- Tiền sử mắc bệnh bàng quang: Ung thư biểu mô Urothelial có thể hình thành trong nhiều các tế bào ung thư trong bàng quang cũng như niêm mạc của thận, niệu quản và niệu đạo. Khi có ung thư nội mạc bất cứ phần nào của đường tiểu thì cũng có nguy cơ cao hơn có khối u khác.
- Dị tật bẩm sinh bàng quang: Trước khi sinh, có một kết nối giữa rốn và bàng quang. Liên kết này được gọi là urachus. Nếu một phần của kết nối này vẫn còn sau khi sinh, nó có thể trở thành ung thư. Ung thư bắt đầu trong các loại ung thư urachus thường được tạo thành từ các tế bào tuyến ác tính. Khoảng một phần ba trung thư bàng quang bắt đầu từ đây. Tuy nhiên, điều này chỉ chiếm hơn một nửa trong số 1% của tất cả các bệnh ung thư bàng quang.
- Di truyền và lịch sử gia đình: Những người có các thành viên trong gia đình bị ung thư bàng quang có nguy cơ gia tăng bệnh. Một số do di truyền của hội chứng gen làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang như: đột biến gen các nguyên bào võng mạc gen có thể gây ra ung thư mắt ở trẻ sơ sinh và cũng làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Những người mắc các bệnh về ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến giáp cũng có khả năng cao bị ung thư bàng quang.
- Asen trong nước uống: Asen trong nước uống có liên quan với tăng nguy cơ ung thư bàng quang ở một số nơi trên thế giới. Asen có thể trong môi trường sống và cho dù bạn lấy từ giếng hoặc từ một hệ thống nước công cộng đáp ứng các tiêu chuẩn về hàm lượng asen. Không uống đủ nước có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Những người uống nhiều nước mỗi ngày sẽ có ít nguy cơ mắc ung thư bàng quang hơn.
Ngoài những nguyên nhân trên, bạn có thể tìm hiểu được những nguyên nhân khác từ bác sĩ tư vấn hay chuyên gia về ung thư bàng quang nhé.
-
Các biểu hiện của ung thư bàng quang bao gồm:
- Tiểu ra máu: Ở giai đoạn đầu, máu chỉ xuất hiện ít trong nước tiểu, khiến nước tiểu có màu hồng hoặc vàng sậm, thậm chí có trường hợp nước tiểu không có màu bất thường, chỉ phát hiện ra máu khi làm xét nghiệm. Nhưng đến giai đoạn cuối, nước tiểu ra máu đỏ tươi. Có trường hợp không có biểu hiện gì cho đến khi tiểu ra máu, đi khám thì đã phát hiện bệnh đến giai đoạn nặng;
- Đi tiểu liên tục nhiều lần trong ngày: Tiểu khó, tiểu buốt, có những trường hợp bệnh nhân bị bí tiểu: Ở giai đoạn cuối, người bệnh ung thư bàng quang thường gặp những vấn đề vô cùng khó chịu trong tiểu tiện. Căng bàng quang, mót tiểu nhưng không đi được, gây khó chịu và đau đớn. Ngoài ra, bệnh nhân còn không kiểm soát được bàng quang của mình (rối loạn tiểu tiện)
- Đau và chướng bụng, da nổi mẩn bất thường: Đây là những dấu hiệu của khối u đã di căn đến gan. Khi những khối u ở gan lớn, chèn ép vào các bộ phận khác khiến bệnh nhân đau đớn, bụng trướng to và cứng, da nổi mẩn, vàng da, vàng mắt;
- Tức ngực, đau lan sâu trong xương sườn, khó thở: Khi ung thư di căn đến phổi, người bệnh thường bị tức ngực, khó thở. Để kiểm soát cảm giác khó thở, người bệnh nên giữ tâm lý bình tĩnh, điều hòa nhịp thở; người thân cần trò chuyện, trấn an bệnh nhân
- Ung thư di căn xương: Đau nhức trong xương và các khớp, đau cột sống, xương yếu, dễ gãy;
- Đau lưng và đau ở vùng chậu: Biểu hiện khác như mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh, da xanh, chân tay lạnh, tâm lý hoảng loạn, mất ý thức
-
Ung thư bàng quang có nguồn gốc từ nhiều loại tế bào trong đó tỷ lệ ung thư biểu mô bàng quang chiếm tuyệt đại đa số (98%), chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại ung thư đường niệu và hay gặp thứ hai trong các ung thư đường tiết niệu sinh dục. Tỷ lệ nam/nữ là 2,7/1 và thường gặp ở người da trắng hơn người da đen. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư bàng quang có thể lên tới 80%.
Chẩn đoán u bàng quang
Chẩn đoán xác định
- Lâm sàng: Đái ra máu vô cớ, đái máu từng đợt. Đau tức vùng thắt lưng hoặc sờ thấy u ở giai đoạn muộn.
- Cận lâm sàng: Chẩn đoán hình ảnh:
- Siêu âm: thấy khối u xuất phát từ thành, lồi vào lòng bàng quang, có thể có cuống. Đánh giá vị trí, kích thước của u, có thể đánh giá độ xâm lấn vào thành bàng quang.
- Chụp CT- scanner: cho phép đánh giá kích thước, vị trí của u, độ xâm lấn vào thành bàng quang và tổ chức xung quanh, tìm hạch di căn ở hố chậu. các di căn hạch, gan...
- Chụp MRI (nếu cần): đánh giá được vị trí khối u, kích thước, ranh giới và mức độ xâm lấn của khối u. Giúp cho việc phát hiện các huyết khối trong hệ tĩnh mạch thận, tĩnh mạch chủ, phân biệt được hạch di căn và mạch máu.
- Soi bàng quang và sinh thiết: đây là phương pháp tối ưu để xác định chẩn đoán u bàng quang, đồng thời cho phép sinh thiết khối u để xác định độ xâm lấn và độ ác tính (độ biệt hóa tế bào) của u, từ đó có chỉ định điều trị phù hợp.
- Xét nghiệm máu: Công thức máu: Hồng cầu, huyết sắc tố có thể giảm nếu đái máu nặng, kéo dài.
- Các xét nghiệm sinh hoá: ít thay đổi. Nồng độ calci máu tăng do ung thư tiết chất giống hormone tuyến cận giáp, hoặc di căn vào xương gây kích thích các hủy cốt bào hoạt động.
- Xét nghiệm nước tiểu: Hồng cầu, bạch cầu niệu dương tính.
- Nhuộm hóa miễn dịch tế bào: Người ta tiến hành nhuộm hóa miễn dịch tế bào tổ chức ung thư bàng quang thấy để phát hiện các marker ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy các Marker BrdU-LI, cyclin D1, EMT... tăng ở tổ chức ung thư bàng quang.
- Các xét nghiệm khác: Chụp X-Quang phổi thẳng nghiêng xác định di căn phổi. Xạ hình xương: Tìm di căn xương. Đây không phải là chỉ định thường quy, chỉ làm khi có biểu hiện đau nhức xương. Chụp PET/ CT: Phát hiện di căn.
-
Bốn phương pháp điều trị chuẩn được sử dụng trong ung thư bàng quang là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và miễn dịch. Việc điều trị tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, tuổi , thể trạng của người bệnh
- Phẫu thuật: Một trong những loại phẫu thuật sau đây có thể được thực hiện:
- Phẫu thuật nội soi (TUR): Phẫu thuật được thực hiện qua nội soi bàng quang (một ống mỏng được đưa vào bàng quang thông qua niệu đạo). Một công cụ có một vòng dây nhỏ ở đầu được sử dụng để loại bỏ ung thư hoặc đốt cháy khối u bằng điện năng lượng cao.
- Cắt bàng quang toàn bộ: Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang và nạo vét hạch bạch huyết cùng các cơ quan lân cận có chứa ung thư. Phẫu thuật này có thể được thực hiện khi ung thư bàng quang xâm lấn vào thành cơ, hoặc khi ung thư bề mặt đã lan rộng gần hết bàng quang. Ở nam giới, các cơ quan gần đó cũng được loại bỏ là tuyến tiền liệt và túi tinh. Ở phụ nữ, tử cung, buồng trứng và một phần của âm đạo cũng được loại bỏ. Đôi khi, do tổn thương ung thư đã lan ra ngoài bàng quang và không thể loại bỏ hoàn toàn, phẫu thuật cắt bỏ bàng quang có thể được thực hiện chỉ để giảm các triệu chứng tiết niệu do ung thư gây ra. Khi bàng quang đã được cắt bỏ, các bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo ra một cách khác để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể.
- Cắt bàng quang bán phần: Phẫu thuật cắt bỏ một phần bàng quang có thể được thực hiện cho những bệnh nhân có khối u có độ ác tính thấp nhưng đã xâm lấn vào thành bàng quang tuy nhiên mới chỉ giới hạn ở một khu vực của bàng quang. Vì chỉ một phần của bàng quang được loại bỏ, bệnh nhân có thể đi tiểu bình thường sau phẫu thuật
- Chuyển nước tiểu: Phẫu thuật để tạo ra một cách mới cho cơ thể lưu trữ và đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể. Sau khi bác sĩ loại bỏ tất cả các bệnh ung thư có thể nhìn thấy tại thời điểm phẫu thuật, một số bệnh nhân có thể được hóa trị liệu sau phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại. Điều trị được đưa ra sau phẫu thuật, để giảm nguy cơ ung thư sẽ quay trở lại, được gọi là liệu pháp bổ trợ.
- Xạ trị: Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư sử bằng việc sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các loại phóng xạ khác để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc giữ cho chúng không phát triển. Có hai loại xạ trị:
- Liệu pháp xạ trị bên ngoài sử dụng máy bên ngoài cơ thể để chiếu bức xạ tới bệnh ung thư.
- Xạ trị trong: chất phóng xạ được niêm phong trong kim, hạt, dây điện hoặc ống thông được đặt trực tiếp vào hoặc gần phần tổn thương ung thư. Cách thức xạ trị được chỉ định tùy thuộc vào giai đoạn ung thư. Liệu pháp xạ trị từ ngoài được sử dụng để điều trị ung thư bàng quang.
- Hóa trị: Hóa trị là một phương pháp điều trị sử dụng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, bằng cách tiêu diệt các tế bào hoặc bằng cách ngăn chặn chúng phân chia. Khi hóa trị được thực hiện bằng đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch , thuốc sẽ xâm nhập vào máu và có thể đến các tế bào ung thư trên toàn cơ thể (hóa trị liệu toàn thân). Khi hóa trị được đưa trực tiếp vào dịch não tủy, một cơ quan hoặc khoang cơ thể như bụng, các loại thuốc chủ yếu ảnh hưởng đến các tế bào ung thư ở những khu vực đó (hóa trị liệu tại chỗ). Đối với ung thư bàng quang, hóa trị liệu tại chỗ có thể đưa vào bàng quang thông qua một ống được đưa vào niệu đạo. Cách thức hóa trị sẽ tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư được điều trị. Đa hóa trị là điều trị bằng cách sử dụng nhiều hơn một loại thuốc chống ung thư.
- Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị sử dụng hệ thống miễn dịch của bệnh nhân để chống ung thư. Các chất được tạo ra bởi cơ thể hoặc được sản xuất trong phòng thí nghiệm được sử dụng để tăng cường, chỉ đạo hoặc khôi phục cơ thể phòng thủ tự nhiên chống lại ung thư. Loại điều trị ung thư này còn được gọi là liệu pháp sinh học hoặc trị liệu sinh học.
-
Những bệnh nhân bị ung thư bàng quang giai đoạn cuối không chỉ cần điều trị mà còn phải được chăm sóc cơ thể, tâm trí và tinh thần. Các bác sĩ, y tá, nhà tâm lý hay các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách giảm đau, kiểm soát triệu chứng, cảm xúc và có chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp để cảm thấy thoải mái hơn. Tốt nhất, liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ nên được bắt đầu ngay từ lúc ung thư được chẩn đoán và điều trị. Một số giải pháp sau có thể giúp bệnh nhân kiểm soát tốt các triệu chứng và hạn chế tác dụng phụ của điều trị:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Hóa trị có thể gây giảm cân và khiến người bệnh mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng. Ăn nhiều bữa trong ngày với lượng thức ăn ít hơn có thể giúp duy trì năng lượng cho cơ thể. Người bị ung thư bàng quang giai đoạn 4 nên ăn ngũ cốc, trái cây, rau quả, cá. Cắt giảm đường và các thực phẩm chức nhiều chất béo bão hòa như xúc xích, socola, sữa nguyên chất, bơ, thịt bò...
- Vận động nhẹ nhàng: Đi bộ, bơi lội, tập yoga, tập thể dục dưỡng sinh... có thể giúp nâng cao thể trạng, giảm mệt mỏi, căng thẳng. Các bộ môn thể dục này an toàn cho hầu hết những người bị ung thư bàng quang, nhưng trước khi thực hiện bệnh nhân nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ để có chế độ luyện tập phù hợp.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Giảm đau là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị và chăm sóc giảm nhẹ cho người bị ung thư bàng quang giai đoạn cuối. Mỗi bệnh nhân sẽ có một mức độ đau khác nhau. Hãy mô tả chính xác cho bác sĩ biết những gì người bệnh đang trải qua để được kê toa thuốc giảm đau hiệu quả nhất.
Trong quá trình điều trị, người bị ung thư bàng quang giai đoạn cuối cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và tái khám định kỳ theo lịch đã hẹn. Điều này sẽ giúp bệnh nhân có chất lượng sống tốt hơn và nâng cao được tuổi thọ.
-
Cũng giống như nhiều loại bệnh ung thư khác, ung thư bàng quang là một mối lo lắng của tất cả mọi người. Tuy nhiên đây là một loại bệnh có thể phòng tránh được, để đẩy lùi nguy cơ xâm lấm của căn bệnh nguy hiểm này. Từ những nguyên nhân đã biết về bệnh ung thư bàng quang, bạn có thể thực hiện một số phương pháp dưới đây để phòng tránh bệnh.
- Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh ung thư – ung thư bàng quang cũng là một trong số đó. Không hút thuốc lá cũng có đồng nghĩa rằng những chất gây ung thư trong khói thuốc không thể tập trung được trong bàng quang. Nói không với thuốc lá là phương pháp đầu tiên để phòng bệnh ung thư bàng quang nói riêng và các loại bệnh khác.
- Thận trọng với các hóa chất và nguồn nước mới: Nếu như bạn là người làm việc với thường xuyên với các hóa chất, thì cần phải thực hiện tất cả những hướng dẫn an toàn để tránh phơi nhiễm. Ngoài ra nếu như bạn có sử dụng giếng nước mới, nên làm xét nghiệm để kiểm tra hàm lượng thạch tín trong nước ra sao để khắc phục.
- Uống nhiều nước cho cơ thể: Việc uống đủ lượng nước mỗi ngày ( khoảng hai lít) có thể làm giảm 25% nguy cơ ung thư bàng quang, bởi nước có thể loại bỏ bất kỳ các - tác nhân gây bệnh ung thư ra khỏi bàng quang trước khi chúng lan và phát triển trong cơ thể.
- Cải thiện chế độ ăn cho đủ dinh dưỡng: Việc ăn nhiều các loại rau họ cải như: súp lơ xanh, bắp cải có thể làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang ở namMặc dù như chúng ta đã biết ăn nhiều rau tươi và hoa quả là việc tốt cho sức khỏe chung của mọt người, nhưng chỉ súp lơ xanh và bắp cải dường như có ảnh hưởng tới việc làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang.
- Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ là một việc quan trọng để phát hiện sớm những vấn đề của sức khỏe. Ngoài ra nếu như bạn nhận thấy cơ thể mình có dấu hiệu hiệu bất thuờng như: thấy máu trong nước tiểu khi đi tiểu tiện nên đi khám bác sĩ ngay để phát hiện ung thư bàng quang sớm và điều trị.
- Sử dụng nấm lim xanh mỗi ngày: Sử dụng nấm lim xanh mỗi ngày có hiệu quả rất lớn trong việc ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển. Bởi trong nấm lim xanh có chứa nhiều dược chất quý như Beta và Hetero beta glucans, Ling zhi-8 protein… đây là những dược chất có tác dụng ức chế các tế bào ung thư tăng sinh, kích hoạt hệ thống miễn dịch.
Kiến tạo và cải thiện sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư, ngăn cho nó không diễn ra và tái phát. Uống nấm lim xanh mỗi ngày thay nước lọc vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, vừa ngăn ngừa ung thư bàng quang cũng như các bệnh lý nguy hiểm khác xảy ra.