Top 13 Điều cần biết nếu muốn trở thành người giao tiếp tốt
Trong xã hội ngày nay, giao tiếp là một kỹ năng quan trọng, quyết định phần lớn thành công của con người trong cuộc sống cũng như trong công việc.... xem thêm...
-
Để hiểu được bí quyết thành công của những người giỏi giao tiếp, xuất sắc trong một số lĩnh vực nhất định, để có được những ý kiến tốt từ họ thì bạn phải tham gia giao tiếp và trở thành một phần trong cuộc hội thoại. Một vấn đề không được phép xem nhẹ, đó chính là giá trị quan trọng của việc nói chuyện phiếm hay còn gọi là tán gẫu. Họ sẽ thật vui mừng và hồ hởi khi có một người có chung những sở thích cùng nói chuyện.
Một tạp chí Mỹ đã định nghĩa bảy điểm đặc biệt của một nhà lãnh đạo, trong đó có khả năng liên kết để giao tiếp là khả năng tiên quyết mà chúng ta cần phải học hỏi. Để có thể tạo những mối liên kết, những sợi dây gắn kết giữa các cá nhân thì không yêu cầu nào quan trọng bằng việc bạn phải tham gia vào giao tiếp, bạn cần tìm cho mình những cơ hội để bắt chuyện. Khi tham gia vào những chốn đông người, bạn sẵn sàng trình bày quan điểm của mình, sẵn sàng nói chuyện và tỉ tê với mọi người thì lúc đó bạn đang dần là một phần của nhóm giao tiếp đấy.
-
Để có thể tham gia tích cực vào cuộc nói chuyện mà không chỉ nghe không, thì bạn phải tích cực trau dồi cho mình vốn kiến thức phong phú. Có thể là những thông tin về quần áo, về xu hướng thời trang hay là những dòng nhạc, bài hát đang hiện hành đang trở thành những trào lưu trong xã hộ. Đó là những thông tin mà bạn có thể dễ dàng có được, tìm kiếm được trên báo mạng, các trang mạng phổ biến với các công cụ hỗ trợ, miễn là bạn có kết nối Internet.
Những thông tin nóng, hot nhất toàn cầu có thể vào trong tầm tay của bạn chỉ với một cú click hay một thao tác gõ Google. Nhưng như thế chưa thể đủ cho một cuộc hội thoại lâu và sâu sắc với những nhà chuyên môn, có trình độ hiểu biết cao. Vì thế bạn còn cần trang bị và tích lũy dần cho mình những kiến thức hàn lâm, khoa học. Mở rộng những kiến thức này vừa giúp bạn tự tin khi có một trình độ khá vừa giúp bạn tự tin nói chuyện mà không ngại ngần hay cảm thấy sự thua kém khi tiếp xúc với những bậc vai vế trong xã hội. Hãy tích lũy dần dần, mỗi ngày một ít như con ong chăm chỉ. Đôi khi sự tích lũy ấy có thể chưa cần dùng đến ở thời điểm hiện tại nhưng ắt hẳn đến một lúc nào đó nó lại mang lại cho bạn những lợi ích, giá trị mà không phải ai cũng sở hữu đâu nhé!
-
Khi phỏng vấn những người giỏi giao tiếp thì có đến 75% cho rằng trước đây hoặc bây giờ họ cũng từng ngại ngùng. Ngại ngùng là điểm chung của những người giỏi giao tiếp nhưng ban đầu nó sẽ gây ra những trở ngại lớn trong cuộc nói chuyện của bạn.Bởi vì ngại ngùng sẽ làm bạn thu mình lại, làm bạn thấy tự ti, làm bạn ngại bắt chuyện và không dám thể hiện ý kiến quan điểm của riêng mình. Điểm khác biệt ở chỗ là những người thành công thường họ đã khắc phục sự ngại ngùng của mình, hơn nữa họ còn làm cho đối phương cảm thấy họ là một người giao tiếp thành công thực sự, không hề bối rối hay ngại ngùng gì.
Ngại ngùng thực sự sẽ trở thành chướng ngại vật cản trở bước tiến của bạn nếu bạn để nó chi phối cảm xúc, con người của bạn. Bạn hãy chế ngự và tìm cách để khắc phục nó đi bằng những biện pháp rất đơn giản như lân la nói chuyện chỗ đông người, dần dà bạn lại học cách thể hiện mình từng bước, từng bước một và rồi bạn sẽ có những kết quả đáng ngạc nhiên đấy. Và bạn hãy nhớ rằng: Ngại ngùng là một loại phản ứng của cảm xúc, của cơ thể khi đối diện với cái mới và nó dễ khắc phục nếu bạn thật sự mong muốn.
-
Đồng cảm không phải là thể hiện của sự yếu đuối, yếu ớt, bởi vì trong công việc và cuộc sống của một người thì tình cảm của một người thì tình cảm chính là động lực cơ bản tạo nên sự hài hòa. Khi có một người nói chuyện cùng bạn, thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu nhất định đối với tâm trạng, cảm xúc của ta thì ngay lập tức chúng ta cảm nhận được tình cảm, cảm nhận như đó là một người bạn tri kỷ.
Họ dành cho bạn một cái ôm, một cái choàng tay hay đơn giản chỉ ngồi cạnh bạn nghe bạn nói hàng giờ, sẵn sàng khóc và cười cùng bạn thì lúc này, giao tiếp đã đạt đến một sự tin tưởng nhất định mà không phải lời nói hay ngôn ngữ thông thường có thể mua được.
Nhưng xin lưu ý rằng, sự thấu cảm này hãy xuất phát từ con tim chân thành, từ sự thấu cảm thực sự chứ đừng vì lợi ích hay vì quyền lợi nào đó mà dùng sự giả tạo hay những cảm xúc không chân thật của mình để đổi lấy. Bởi vì nó sẽ làm cho người đối diện và cho chính bạn cảm thấy cực kỳ khó chịu. Còn nếu bạn không thật sự đồng tình hay không thật sự tán thành thì có thể chỉ ngồi bên và lắng nghe. Và đợi khi có cơ hội, bạn hãy thể hiện quan điểm của mình một cách nhẹ nhàng, mang tính xây dựng.
-
Giao tiếp tốt không đơn giản là bạn thao thao bất tuyệt, nói từ đầu tới cuối, bạn có thể trình bày trọn vẹn một vấn đề với phong thái tự tin. Mà giao tiếp nó là sự cộng hưởng của việc nói và việc nghe. Kỹ năng lắng nghe là kỹ năng mà bạn phải học song song song với kỹ năng nói, bởi vì nếu chỉ có nói mà không nghe thì bạn trở thành một nhân tố thật khó chịu, lắm lời và không biết tôn trọng ý kiến từ người khác.
Vậy nghe như thế? Và nghe ra sao để nó trở thành một nghệ thuật?
Con người sinh ra với một cái miệng nhưng lại có tận đến hai cái tai, nghĩa là tạo hóa cũng đã sắp đặt và ngầm chỉ cho con người những chỉ báo cực kỳ quan trọng của việc lắng nghe hay sao? Lắng nghe là một nghệ thuật, và nghệ thuật đấy xuất phát từ sự kiên nhẫn, sự chấp nhận và cả sự toàn tâm. Sự kiên nhẫn ở đây được hiểu là kiên nhẫn nghe người ta nói, kiên nhẫn nghe người ta trình bày và cả kiên nhẫn tập trung để có thể hiểu được nội dung, hiểu được thông điệp mà người kia muốn gửi gắm, muốn thể hiện thông qua lời nói của mình.Sự chấp nhận chính là chấp nhận quan điểm, chấp nhận sự khác biệt và chấp cái tôi, con người của họ. Bạn đang lắng nghe, nhưng trong đầu của bạn đang phán xét, đang chỉ trích, đang thấy khó chịu khi nghe người ta nói. Đối phương sẽ nhanh chóng nhận ra sự khác biệt, sự khó chịu mà bạn thể hiện ra ngoài thôi. Và điều này cực kỳ làm mất điểm của bạn trong giao tiếp. Không bắt buộc rằng bạn phải thay đổi quan điểm của mình để cho phù hợp, cho giống với người khác, không phải là bạn phải tiếp thu những gì mình nghe được và học hỏi nó. Mà chấp nhận ở đây đơn giản chỉ là bạn mỉm cười hay buồn cùng họ, bạn lắng nghe họ với sự tôn trọng con người học chứ không phán xét hay bình phẩm bất kỳ điều gì khác.
Hãy lắng nghe một cách chủ động, bạn tập trung toàn bộ sự chú ý của mình vào người đối diện, chú tâm vào những gì học đang nói để họ biết rằng bạn thật sự mong muốn được nghe những gì học trình bày. Khi có những vấn đề bạn không hiểu hay cảm thấy vướng mắc, bạn hãy đặt câu hỏi để hiểu rõ ràng và đúng nghĩa của vấn đề. Và lưu ý nho nhỏ rằng, bạn hãy thể hiện sự tương tác của mình qua ánh mắt, cử chỉ hay thái độ, nụ cười để thể hiện sự tôn trọng, tương tác và cởi mở nhé.
-
Có câu: "Một trái tim vui vẻ còn hiệu nghiệm hơn cả linh đơn thần dược, nó có thể chữa được bách bệnh trong tâm". Quả đúng vậy, khiếu hài hước, dí dỏm của bạn nếu được phát huy một cách thích đáng sẽ khiến bạn luôn được yêu mến. Các điều kiện để cấu thành không phải là sự huyễn hoặc trong câu chữ.
Có lúc như thể mình tự cười vào chính mình. Nếu kết hợp hài hước và thông minh trong giao tiếp thì sẽ được mọi người nể phục vì nó thể hiện sự sâu sắc của bạn, đồng thời cũng khiến người tiếp xúc cảm thấy hứng thú, giải tỏa được không khí căng thẳng, giúp mọi người trở nên vui vẻ. Kết hợp sự nhanh trí và hài hước để khơi dậy sự hứng thú của người khác, chắc chắn ai cũng cảm kích.
Bạn nói một câu đùa duyên sẽ như thể là một tia nắng xua đi những đám mây u ám, nặng nề, mọi hoài nghi, buồn rầu, lo âu đều sẽ tan biến đi trong lúc cười. Hài hước cũng có sự phân biệt, có loại nho nhã, có loại ngấm ngầm, có loại cao thượng và thậm chí có loại dung tục. Hài hước dung tục khiến người có mặc cảm thấy xấu hổ cho nên khi định hài hước bạn nên chọn cách thể hiện sự văn minh nhất.
Nhưng nếu cứ luôn nói những câu đùa khôi hài, dí dỏm thì kết quả lại ngược lại bởi quá nhàm chán. Nói chuyện cười nếu không chú ý thì có thể làm người nghe cảm thấy không vui. Nguyên nhân có thể do bạn nói không đúng lúc hoặc không đúng chỗ. Và nếu như sự hài hước của bạn bao hàm ý nghĩa phê bình hoặc công kích ác ý thì có lẽ tốt hơn cả là bạn không nên nói.
-
Người có tài ăn nói chắc chắn sẽ có một cuộc sống phong phú, thú vị. Còn với những người không biết ăn nói hãy nắm bắt mọi cơ hội để luyện tập. cơ hội luyện tập càng nhiều thì sẽ tiến bộ càng nhanh, và hiệu quả cũng vô cùng rõ rệt. Khả năng nói chuyện bao gồm việc bạn có thể ăn nói lưu loát, không ngọng hay phát âm không rõ từ. Bạn có thể diễn đạt các ý hiểu, diễn đạt cảm xúc hay bất kỳ một vấn đề nào đó dễ hiểu, súc tích. Và quan trọng là bạn có thể nói cho đối phương, thực hiện giao tiếp một cách trọn vẹn với phong thái ổn định.
Để có được khả năng này, có người sinh ra và may mắn được sở hữu năng lực "vạn năng" này, nhưng hầu như mọi người đều phải có sự rèn luyện nhiều lần, chịu vấp ngã, cả những lời phê phán và chỉ trích. Nhưng nếu kiên trì đến cùng, không nản chí trước khó khăn hiện tại thì bạn sẽ đạt được những điều mình mong muốn thông qua quá trình giao tiếp. Mà như các bạn đã biết vai trò, tầm quan trọng của quá trình giao tiếp đối với cuộc sống của chúng ta rồi đấy. Nó là một điều kiện quan trọng, tất yếu nếu bạn muốn hòa nhập, muốn được thành công và muốn người khác hiểu những gì mình nói.
-
Ngôn ngữ của con người không đơn thuần chỉ là âm thanh phát ra từ miệng mà còn là sự kết hợp khéo léo của tất cả bộ phận trên cơ thể của mình người ta gọi đó là ngôn ngữ cơ thể. Ngôn ngữ cơ thể có thể là ánh mắt, cử chỉ tay và giọng nói của bạn đều có khả năng làm rõ hơn thông điệp bạn đang cố gắng truyền tải. Một tư thế thoải mái, cởi mở (cánh tay mở rộng, đôi chân thư giãn) và giọng điệu thân thiện sẽ khiến bạn có vẻ dễ gần và sẽ khuyến khích người khác nói chuyện cởi mở với bạn.
Trong giao tiếp có khi không nhất định phải nói ra nhưng chỉ cần quan sát cánh tay, ánh mắt, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra rất nhiều điều. Giao tiếp bằng ánh mắt cũng rất quan trọng, nó thể hiện bạn đang tập trung vào cuộc trò chuyện hay không. Đương nhiên, tránh việc nhìn chằm chằm, vì có thể bạn sẽ tạo áp lực với người đối diện hoặc tạo ấn tượng không tốt. Ngoài ra, hãy chú ý đến những tín hiệu phi ngôn ngữ này ở đối phương. Những tín hiệu này sẽ không nói dối. Ví dụ, nếu họ không nhìn vào mắt bạn, có thể họ đang thấy không thoải mái hoặc muốn che dấu sự thật. Chỉ cần bạn tinh tế hơn trong cuộc trò chuyện thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
-
Mục đích cuối cùng khi chúng ta giao tiếp với nhau đó chính là truyền tải thông tin cần thiết đến đối phương. Vậy chúng ta sẽ lựa chọn phương thức nào để truyền tải nội dung đó? Chúng ta nên nói rõ ràng ngắn gọn hay dài dòng, lan man. Tấ nhiên là phương án 1 rồi.
Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói là nói vừa đủ, cố gắng truyền tải thông điệp của mình ngắn gọn nhất có thể. Trình bày những gì bạn muốn một cách rõ ràng và trực tiếp, vì nếu bạn lan man, đối phương sẽ khó chịu và không hiểu bạn đang muốn nói gì. Suy nghĩ trước khi muốn bắt đầu một chủ đề nào đó sẽ giúp bạn diễn đạt một cách có hệ thống và đầy đủ.
-
Khả năng giao tiếp của mỗi người là khác nhau nhưng điều đó có thể thay đổi nếu được rèn luyện. Người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ luôn tham gia vào mọi cuộc trò chuyện một cách cởi mở và linh hoạt. Hãy cởi mở để lắng nghe và hiểu quan điểm của người khác, thay vì chỉ đơn giản là gửi những ý tưởng của bạn. Bằng cách sẵn sàng tham gia vào cuộc đối thoại, ngay cả với những người mà bạn không đồng ý, bạn có thể có những cuộc trò chuyện chân thực, hữu ích hơn.
-
Người nói phải có người nghe đúng không các bạn, câu chuyện chỉ thực sự có ý nghĩa và thú vị khi có sự phản hồi tích cực từ hai phía. Nếu người khác bày tỏ sự quan tâm và tôn trọng của họ với ý kiến của bạn, bạn sẽ giao tiếp thoải mái và chia sẻ nhiều hơn đúng không?
Vì thế hãy luôn tôn trọng những ý tưởng xung quanh. Những hành động đơn giản như sử dụng tên của một người, giao tiếp bằng mắt và tích cực lắng nghe khi một người nói sẽ khiến người đó cảm thấy được đánh giá cao. Nếu trò chuyện trên điện thoại, tránh để phiền nhiễu và tập trung vào cuộc trò chuyện. Tôn trọng qua email là việc bạn dành thời gian để chỉnh sửa thư trước khi gửi đi. Việc nhận một email chậm chạp, khó hiểu sẽ khiến họ cảm thấy không nhận được sự tôn trọng.
-
Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng trong giao tiếp, nhưng chỉ dựa vào lắng nghe thì chưa đủ để bạn trở thành người giao tiếp tốt, có ưu thế trong cuộc nói chuyện. Thay vào đó là bạn phải biết phản hồi, đáp lại và có những đánh giá những thông tin mà đối phương đưa ra để nói chuyện, những chủ đề mà mọi người đang bàn luận.
Đưa ra phản hồi thích hợp là điểm quan trọng trong kỹ năng giao tiếp. Những nhà quản trị nên tìm cách đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng đối với nhân viên của mình. Việc này vừa giúp cho họ cải thiện vừa tạo thêm nhiều động lực khi làm việc. Tương tự thế, hãy vui vẻ đón nhận những phản hồi của người khác với mình. Lắng nghe và đặt câu hỏi cho những ý kiến đó và hãy khắc phục nếu thấy hợp lý.
-
Một kỹ năng giao tiếp quan trọng là lựa chọn phương tiện giao tiếp thích hợp, đặc biệt khi bạn phải làm việc với nhiều người ở những lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, một cuộc trò chuyện nghiêm túc cần được diễn ra trực tiếp, hay nếu đối phương là một người bận rộn, bạn có thể trình bày cụ thể và rõ ràng qua email cho họ. Đối phương có thể sẽ cân nhắc bạn nhiều hơn vì những sự tinh tế này.
Dù bạn làm việc trong lĩnh vực nào, kỹ năng giao tiếp tốt với cấp trên, đồng nghiệp và nhân viên là vô cùng cần thiết. Người làm việc trong thời đại kĩ thuật số phải biết cách truyền tải và đón nhận ý kiến trực tiếp cũng như thông qua điện thoại, email và các phương tiện truyền thông khác. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn được tuyển dụng, thăng chức và đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp.