Top 8 Điểm đến tuyệt đẹp nhưng khó tiếp cận nhất trên Thế giới
Người ta vẫn hay thường nói “thế giới tự do”, thế nhưng sự thật là nó không tự do như bạn đã nghĩ, vì trên thế giới vẫn có một số nơi bất khả xâm phạm. Hãy ... xem thêm...cùng Toplist tìm hiểu đó là những nơi nào qua bài viết dưới đây nhé!
-
Đến Ireland mà không đặt chân đến vách đá Moher thì xem như bạn chưa đến nhé. Được hình thành từ cách đây hơn 300 triệu năm, Vách đá Moher hay còn được gọi là Vách đá Bồ công anh, thuộc Công viên địa chất toàn cầu, là một tuyệt tác địa chất trên trái đất. Trải dài 8km men theo bờ Đại Tây Dương, Vách đá Moher là địa điểm thu hút du khách du lịch khi đến Ireland.
Theo các nhà địa chất, sự hình thành của Vách đá Moher có từ cách đây hơn 300 triệu năm, tức là vào kỷ Thượng Than Đá (Upper Carboniferous). Các dải đá sa thạch (sandstone) Namurian, đá bột kết (siltstone) và đá phiến sét (shale) được xếp chồng lên nhau một cách vô cùng ngoạn mục. Và cũng chỉ tại Vách đá Moher, nguời ta mới có thể chiêm ngưỡng một ví dụ điển hình về bể trầm tích đất vốn chỉ xuất hiện… dưới lòng biển!
Những lớp đá tại Vách đá Moher chứa đựng nhiều trầm tích và hóa thạch quan trọng. Cũng vì thế, vào năm 2011, UNESCO đã công nhận nơi đây là Công viên địa chất toàn cầu. Mỗi lớp đá trong Vách đá Moher là “đại diện” cho một sự kiện địa chất từng xảy ra trong lịch sử, cũng như về “cuộc đời” của những dòng sông cổ đại khi nó chảy ra biển. Bên cạnh các trầm tích đất, người ta còn tìm thấy hóa thạch của những loài sinh vật biển và giáp xác cổ đại.
Vách đá Moher là địa điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất của Ireland, đón hàng triệu du khách tham quan mỗi năm. Tuy nhiên do cấu tạo đá vôi dễ sụt cùng vách đá dựng đứng, nơi này tiềm ẩn mối nguy hiểm khá lớn cho du khách. Đã có 30 ca tử vong được xác định tại đây kể từ năm 1990.
-
Nếu bạn là một trong những người đam mê những bộ môn thể thao mạo hiểm thì nhất định không được bỏ qua núi Mont Blanc khi đặt chân đến với Pháp. Đây được coi là đỉnh núi cao nhất và được mệnh danh là “nóc nhà của châu Âu”. Núi Mont Blanc thuộc thị trấn Chamonix cách thủ đô Paris hơn 600 km. Đây vốn được mệnh danh là “thủ đô” của dân leo núi.
Cái tên Mont Blanc theo tiếng Pháp hay Monte Bianco theo tiếng Ý cũng đều có nghĩa là núi trắng. Sở dĩ có đỉnh núi này có cái tên như vậy là bởi ở đây quanh năm đều được tuyết bao phủ trắng xóa. Núi Mont Blanc là một ngọn núi ở dãy Alps với nhiệt độ có thể xuống tới – 40 độ C ở trên đỉnh núi.
Đỉnh Mont Blanc thuộc dãy Mont Blanc, nằm ở biên giới giữa tỉnh Haute Savoie của Pháp và thung lũng Aoste của Ý. Để có thể khám phá đỉnh núi này bạn hoàn toàn có thể đến một trong hai địa điểm tại Chamonix ở Pháp hoặc Courmayeur ở Ý.Núi Mont Blanc cao tới 4.808 mét. Nếu loại trừ khu vực Kavkaz thì núi Mont Blanc được coi là đỉnh núi cao nhất ở châu Âu. Núi Mont Blanc được coi là nóc nhà của châu Âu là vì thế. Tuy nhiên, núi Mont Blanc có một đặc điểm và đây cũng được coi là một trong những điểm thú vị của nước Pháp đó là độ cao của ngọn núi này có thể bị thay đổi dưới sự biến đổi khí hậu hàng năm. Đỉnh núi Mont Blanc cũng bị dịch chuyển 70 cm sang hướng Tây Bắc do thay đổi của lớp vỏ trái đất.
Mont Blanc là đỉnh cao nhất của dãy Alps. Ngọn núi luôn phủ tuyết trắng xóa thu hút tới 30.000 nhà leo núi mạo hiểm hàng năm. Tuy nhiên, sự trắc trở vốn có khiến khoảng 100 người chết tại đây mỗi năm khi cố gắng chinh phục ngọn núi này, biến Mont Blanc trở thành ngọn núi nguy hiểm nhất châu Âu.
-
Trước thảm họa sóng thần đêm 22/12, vụ phun trào khủng khiếp năm 1883 của núi lửa Krakatau đã làm rung chuyển cả thế giới, với sức mạnh gấp hơn 10.000 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima, Nhật Bản. Núi lửa Anak Krakatau (Con của Krakatau), thủ phạm trận sóng thần đêm 22/12 vừa qua tại Indonesia, được hình thành năm 1928 trên miệng ngọn núi lửa lớn hơn là Krakatau. Năm 1883, Krakatau đã khiến cả thế giới khiếp sợ trong lần phun trào khủng khiếp, đẩy những cột tro bụi cao 27 km lên không trung, làm ảnh hưởng tới thời tiết khắp toàn cầu trong nhiều năm sau đó.
Trong thảm họa vừa qua tại Eo biển Sunda nằm giữa đảo Java và Sumatra của Indonesia, ít nhất 429 người đã thiệt mạng và 1.300 bị thương. Cũng chính tại khu vực này, vào ngày 27/8/1883, đảo núi lửa Krakatau đã nổi giận khủng khiếp, cướp đi ít nhất 37.000 sinh mạng.
Indonesia là một trong những khu vực hoạt động địa chất mạnh nhất trên Trái đất, là quê hương của 127 ngọn núi lửa đang hoạt động. Phần lớn quần đảo được hình thành bởi sự chuyển dịch của ba mảng lục địa rộng lớn, đẩy các hòn đảo bật lên từ đáy đại dương.Núi lửa Krakatoa nằm ở eo biển Sunda của Indonesia, năm xưa từng phun trào dữ dội khiến 30.000 người chết, tạo nên một đám mây tro bụi khổng lồ và những cơn sóng thần hủy diệt. Ngày nay Krakatoa trở thành một điểm du lịch mạo hiểm dù vẫn hoạt động. Các nhà khoa học cảnh báo khi Krakatoa đạt đủ độ chín nó sẽ phun trào mạnh mẽ không kém năm xưa.
-
Con đường mòn El Caminito del Rey, hay con đường mòn của nhà vua, được xem là con đường đi bộ nguy hiểm nhất thế giới nằm ở Tây Ban Nha. Con đường mòn nguy hiểm nhất thế giới El Caminito del Rey mới đây đã được mở cửa trở lại cho du khách. Đường mòn El Caminito del Rey là một trong những địa điểm thu hút du khách thăm quan nhất ở Tây Ban Nha. Con đường này đi qua hẻm núi Los Gaitanes và nằm cheo leo ở độ cao 100m trên sông Gualdalhorce.
Con đường dài 3km được mệnh danh là con đường mòn đáng sợ nhất thế giới này được xây dựng trong giai đoạn 1901 đến 1905. Con đường chính thức đóng cửa sửa chữa vào năm 2001 sau khi có 5 người bị rơi xuống và qua đời trong năm 1999 và 2000. Đường mòn El Caminito del Rey mở cửa trở lại vào năm 2015.
Con đường đi bộ nguy hiểm này chỉ là một cây cầu treo ọp ẹp, với tên gọi mang ý nghĩa là "con đường của cái chết". Rất nhiều du khách ưa thích mạo hiểm tới đây hàng năm, Không ít người trong số họ đã phải bỏ mạng. Năm 2000, đã có một nhóm bạn cùng gặp tai nạn thương tâm tại đây.
-
Được mệnh danh là con đường leo núi nguy hiểm bậc nhất thế giới, đỉnh Hoa Sơn ở Trung Quốc khiến nhiều người phải “thót tim” mặc dù chỉ mới nhìn qua màn ảnh. Hoa Sơn (hay còn được gọi chính xác bằng tên Hóa Sơn) là một trong 5 ngọn núi thuộc Ngũ Nhạc Danh Sơn của Trung Quốc, thuộc đoạn đông dãy Tần Lĩnh ở phía nam tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố Tây An khoảng 100km về phía đông. Ngọn núi mang trong mình một ý nghĩa lịch sử đối với riêng người Trung Quốc. Năm 1990, Hoa Sơn được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Núi Hóa Sơn linh thiêng ở Thiểm Tây, Trung Quốc từ lâu đã là một điểm hành hương ưa thích của không ít du khách. Tới đây, bạn sẽ phải đi bộ qua một con đường nguy hiểm bậc nhất thế giới với những dốc đá dựng đứng, hẹp và ngoằn ngoèo để lên tới đỉnh Hóa Sơn.
Để lên được đỉnh Hoa Sơn, bạn phải chinh phục những "nấc thang lên thiên đường" chạy dọc theo sườn núi cao 1.800m (thực ra là 6km, tương đương với 4.000 bậc thang). Sau khi leo xong các bậc thang cheo leo bằng đá, các du khách còn phải bám người vào vách núi để đi men theo hệ thống đường ván bằng gỗ mới có thể lên đỉnh núi. Những người lựa chọn con đường này chủ yếu là những tay leo núi chuyên nghiệp, ưa mạo hiểm. Nếu không muốn mạo hiểm và mất sức, du khách có thể bỏ tiền để đi cáp treo lên đỉnh núi.
-
Vườn quốc gia Yosemite là một trong những danh thắng nổi tiếng nhất nước Mỹ và cũng là thiên đường khám phá du lịch của hàng triệu du khách thế giới hàng năm. Với những lợi thế mạnh mẽ mà tự nhiên trao tặng cho vườn quốc gia này, Yosemite xứng đáng là điểm dừng chân mà bạn nên lựa chọn đầu tiên nếu muốn khám phá vẻ đẹp của nước Mỹ.
Yosemite là một quần thể thiên nhiên tráng lệ nằm ở khu vực phía tây của Sierra Nevada miền Trung California. Đây cũng chính là khu vực giáp biên giới hướng Tây Bắc của thánh địa rừng quốc gia thiên nhiên Stanislaus. Hiện nay, vườn quốc gia này nằm dưới tầm kiểm soát của đội ngũ dịch vụ quản lý công viên quốc gia trong sự bảo trợ của chính phủ trước mọi vấn đề phát sinh làm biến đổi môi trường, khí hậu.
Tuyến đường trekking nguy hiểm ở công viên quốc gia Yosemite này luôn thu hút hàng nghìn khách mỗi năm. Khu vực thiên nhiên hoang dã này ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm, chẳng hạn như lở đá hay có thể bị gấu nâu tấn công. Ngoài ra, độ khó và dốc của quãng đường dài 22,5 km này cũng khiến không ít người gặp tai nạn.
-
Thung lũng Chết là một thung lũng dài và hẹp nằm giữa hai bang California và Nevada của Hoa Kỳ. Đây là nơi điểm sâu nhất Bắc Mỹ với độ sâu 282m ft (86 m) dưới mực nước biển. Thung lũng Chết có độ dài 209 km chạy theo hướng Bắc-Nam, và độ rộng 10 đến 23 km, tổng diện tích khoảng 1.400km2. Phía Tây của thung lũng là dãy núi Nevada và phía Đông là một lòng chảo rộng lớn. Nơi thấp nhất trong thung lũng so với mặt nước biển là 86m.
Thung lũng Chết có điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, nhiệt độ mùa hè thường trên 49 °C (vào ngày 10 tháng 7 mùa hè năm 1913 nhiệt độ đã đạt đến mức kỷ lục 56,7 °C). Lượng mưa trong thung lũng rất thấp, bình quân mỗi năm chỉ khoảng 42mm. Năm cao nhất, lượng mưa cũng chỉ là 114 mm và năm thấp nhất không có một giọt mưa. Vì vậy, thung lũng là nơi nóng nhất của Bắc Mỹ. Thung lũng rất sâu và hoang vu, đáy là dòng sông cạn Amagesa với những cồn cát lởm chởm khắp nơi và giữa thung lũng là một quần thể cồn cát rộng khoảng 155km2, là nơi hoang vu nhất trong thung lũng.
Thực vật trong Thung lũng Chết rất ít, ven đầm ao có một số loài cỏ như cỏ bấc. Động vật cũng chỉ có thỏ rừng, chuột, cáo, chó sói và sơn dương. Ở thung lũng hoang vu vừa khô vừa nóng này, sự sinh tồn của con người và động vật rất khó khăn. Thung lũng chết là khu vực thu hút du khách bởi cảnh quan siêu thực cùng những cồn cát nhấp nhô. Đây là địa điểm nóng và khô nhất nước Mỹ với nhiệt độ trung bình đạt 48 độ C. Không có gì lạ khi khá nhiều du khách đã tử vong tại đây.
-
Hồ nước sôi Dominica trong công viên Morne Trois Pitons thuộc quốc đảo Dominica trên vùng biển Caribean là lỗ phun khí lớn nứt ra từ lớp vỏ Trái Đất, theo Amusing Planet. Nước màu có màu xanh xám và luôn sôi sục ở nhiệt độ khoảng 90°C do khí gas thoát ra từ dung nham nóng chảy bên dưới. Mặt hồ luôn được che phủ bởi màn hơi nước bốc lên nghi ngút như một nồi nước sôi khổng lồ. Hồ có đường kính 76 mét, là hồ nước sôi lớn thứ hai trên thế giới sau hồ Frying Pan ở thung lũng Waimagu, gần Rototua, New Zealand.
Hồ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1875 bởi hai người Anh làm việc ở Dominica. Cuối năm đó, chính quyền địa phương cử một nhà thực vật học và một trong hai người phát hiện đến để nghiên cứu về hiện tượng tự nhiên này. Họ đo nhiệt độ nước và nhận thấy nước luôn đạt độ nóng từ 82 đến 92°C ở mọi vị trí nhưng không thể đo chính xác nhiệt độ nước ở giữa hồ do chúng luôn sôi sục. Hồ ước tính sâu ít nhất 60m.
Nước hồ luôn đầy vì lượng mưa hàng năm ở đây khá cao và có hai dòng suối nhỏ đổ vào khu vực. Nước thấm xuống dung nham và bị đun nóng đến khi đạt nhiệt độ sôi. Do đó, mực nước hồ liên tục biến động. Sau một chuyến đi bộ đường dài xuyên qua khu rừng nhiệt đới hoang dã của Dominica, bạn sẽ tới điểm hấp dẫn nhất của hòn đảo, hồ sôi. Được hình thành từ một vết nứt của vỏ trái đất, nước trong hồ luôn sôi sùng sục và có thể phun ra xa gây nguy hiểm cho rất nhiều du khách tới đây.