Top 6 Địa điểm tham quan nổi tiếng nhất Quận 1, TP. HCM
Nếu như bạn đã từng một lần đặt chân đến TP. HCM thì chắc chắn sẽ phải choáng ngợp bởi bầu không khí lúc nào cũng nhộn nhịp đông vui, dù là về đêm hay ban ... xem thêm...ngày. Bài viết này, hãy cùng Toplist tìm hiểu những địa điểm tham quan nổi tiếng tại Quận 1, TP. HCM nhé!
-
Dinh Độc Lập hay còn gọi là Dinh Thống Nhất, nằm ngay trung tâm của TP.Hồ Chí Minh, ở số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phương Bến Nghé, Quận 1. Địa chỉ này cũng gần những điểm du lịch hấp dẫn khác như nhà thờ Đức Bà, công viên 30/4, Bưu điện Trung tâm Thành phố…Với vị trí nằm tại trung tâm thành phố, các phương tiện di chuyển đến Dinh Thống nhất cũng khá đa dạng: xe bus, taxi, ô tô, xe máy.
Dinh Thống Nhất có diện tích sàn lên đến 120.000m2 nằm trong khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, được giới hạn bởi bốn đường phố chính, cụ thể là Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở phía Đông Bắc, Nguyễn Thị Minh Khai ở phía Tây Bắc, Huyền Trân Công Chúa phố phía Tây Nam, và Nguyễn Du về phía Đông Nam. Ngoài ra, trong khuôn viên của dinh còn có nhiều cây cổ thụ với các loài khác nhau được trồng từ giai đoạn Pháp thuộc.
Dinh Độc Lập được thiết kế dựa theo phong thủy cũng như kiến trúc phương Đông nhưng vẫn mang nét hiện đại. Đến Dinh Độc Lập du khách sẽ được tự do tìm hiểu qua các hệ thống pano, bảng chỉ dẫn…theo tiêu chuẩn quốc tế. Nếu cần thuyết minh viên, bạn có thể thuê theo đoàn. Sau khi tham quan Dinh, bạn sẽ được xem bộ phim tư liệu “Dinh Độc Lập – chứng nhân lịch sử” dài 25 phút trong phòng chiếu phim.
Hệ thống kiến trúc nội thất đặc biệt:
- Phòng khánh tiết: Đây là điểm đầu tiên khi đến tham quan Dinh Độc Lập. Phòng khánh tiết có sức chứa 500 người, là nơi được dùng để tổ chức các cuộc họp, chiêu đãi, lễ ra mắt nội các.
- Khu ở của gia đình Tổng thống: Một điểm tham quan thú vị khác nữa phải kể đến ở đây là khu ở của gia đình Tổng thống. Người có thời gian sống lâu nhất là Tổng thống dưới chế độ cũ Nguyễn Văn Thiệu (từ tháng 10/1967 đến 21/4/1975).
- Phòng trình quốc thư ở lầu 1 với bức tranh “Bình Ngô đại cáo” gồm 40 miếng nhỏ ghép lại miêu tả cuộc sống thanh bình của người dân Việt Nam thế kỷ XV.
- Tầng hầmTầng hầm có đầy đủ các phòng truyền tin, phòng in ấn…. Bảo đảm việc phát mệnh lệnh của Tổng thống ra bên ngoài (ảnh sưu tầm).
- Những hiện vật lịch sử: Trên nóc của Dinh Độc Lập có trưng bày chiếc trực thăng UH-1 của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, bên cạnh là vị trí hai quả bom mà phi công Nguyễn Thành Trung ném phát nổ. Chiếc xe Mercedes Benz 200 W110 biển số VN-13-78 của Đức là một trong những chiếc xe mà Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu dùng để di chuyển. Xe Jeep M152A2 được lực lượng Cách mạng giải phóng dùng để chở ông Dương Văn Minh, vị Tổng thống cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa ra đài phát thanh Sài Gòn để đọc tuyên bố đầu hàng vào trưa ngày 30/4/1975. Cũng nhờ vào yếu tố lịch sử của các hiện vật như xe tăng 390, xe tăng 843 và máy bay chiến đấu F5E đã góp phần đưa dinh Thống Nhất trở thành điểm du lịch hấp dẫn hơn trong lòng khách du lịch.
- Những tác phẩm nghệ thuật có gì trị: Ngoài ra, khi đến tham quan Dinh Độc Lập, bạn còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm nghệ thuật có gì trị: Bức tranh sơn dầu miêu tả khung cảnh làng quê của đất nước Việt Nam của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Bức tranh sơn dầu thể hiện cảnh chị em Thúy Kiều, Thúy Vân gặp Kim Trọng trong ngày Tết Thanh minh. Và hàng chục bình gốm cổ đại của Trung Quốc thời Minh – Thanh cũng được trang trí ở đây.
Giờ mở cửa, giá vé:
- Buổi sáng 7h30 – 11h00, buổi chiều từ 13h00 – 16h00 các ngày trong tuần.
- Giá vé: Đối với người lớn là 40k; sinh viên 20k, học sinh từ 6 đến 17 tuổi là 10k. Nếu khách theo đoàn từ 20 người sẽ được giảm một phần ba giá vé.
Dinh Độc Lập - chứng nhân lịch sử của dân tộc Việt Nam, là một điểm tham quan văn hóa, lịch sử hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: P. Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
Giờ mở cửa: 08:00 – 15:30
-
Toà nhà Bưu điện Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng của thành phố. Khác với các công trình kiến trúc đậm nét Pháp ở trên, Bưu điện Trung tâm Sài Gòn có nhiều đặc trưng của phong cách kiến trúc châu Âu kết hợp với châu Á. Mặt tiền của bưu điện được trang trí những bảng tên một số danh nhân Pháp như Laplace, Voltaire, Arage, cùng một số ô vuông trang trí được tạo hình quen thuộc... Trên vòng cung ngôi nhà có chiếc đồng hồ lớn. Bước chân vào phía trên trong, khách thấy hai bên tường cao là hai bản đồ lịch sử của Sài Gòn, các kiến trúc gothic và hơn 35 quầy phục vụ khách hàng. Hiện nay, nơi đây còn có các quầy bán đồ lưu niệm với các sản phẩm thủ công mang đậm bản sắc Việt Nam.
- Nằm ở vị trí trung tâm của thành phố, vẻ đẹp độc đáo của toà nhà bưu điện thành phố càng được tôn lên. Trước mặt nó là nhà thờ Đức Bà với tháp chuông cao vút. Nhìn sang hai bên là những tòa nhà cao tầng hiện đại. Sự kết hợp hài hòa này biến nơi đây thành một địa điểm vừa mang nét đẹp cổ kính, lại vừa tràn ngập hơi thở của cuộc sống hiện đại.
- Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở số 2 đường Quảng trường Công xã Paris (phường Bến Nghé, quận 1). Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng từ những năm 1886–1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á.
- Đặc điểm ấn tượng nhất khi tham quan bên trong tòa nhà là những mái vòm cong tròn lớn ở cửa vào, dọc trầnBên trong tòa nhà là hệ thống vòm cung sát cửa chính và vòm cung dài bên trong. Vòm cung lớn được chống đỡ bởi bốn trụ sắt nằm bốn góc, mỗi cột chống đỡ bốn kèo sắt tỏa ra bốn phía. Trên vòm mái trong tiền sảnh của toà nhà có hai bản đồ lịch sử. Tấm bên phải là bản đồ Sài Gòn và xung quanh năm 1892, bên trái là bản đồ đường dây điện của Việt Nam và Campuchia năm 1936. Bên ngoài, phía trước ngôi nhà trang trí theo từng ô hình chữ nhật, trên đó ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành điện. Trên các ô có đắp hình người đội vòng nguyệt quế, cùng chiếc đồng hồ lớn. Phía dưới đồng hồ vẫn còn lưu giữ năm khởi công xây dựng và khánh thành của tòa nhà.Mặt tiền của bưu điện được trang trí những bảng tên một số danh nhân Pháp như Laplace, Voltaire, Arage, Gay-Lvssac.
- Ngày nay, với sự phát triển của internet, điện thoại di động và các dịch vụ vận chuyển khác, bưu điện trung tâm Sài Gòn không còn tấp nập khách đến giao dịch như trước đây. Tồn tại ở mảnh đất này 150 năm, bưu điện trung tâm Sài Gòn đã chứng kiến không biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, bao nhiêu sự đổi thay diễn ra ở thành phố phương Nam của đất nước này. Ngày nay, bưu điện Sài Gòn trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua của du khách khắp nơi mỗi lần đến thăm TP.HCM.
- Người ta đến đây, một phần để ngắm nét kiến trúc độc đáo của bưu điện này, được đắm mình vào một thế giới của sự cổ xưa, từ chiếc hòm bỏ thư, cho đến các quầy gọi điện thoại. Người ta cũng có thể nghỉ chân trên những chiếc ghế dài bằng gỗ đánh bóng véc-ni, mà tuổi đời dễ cũng cả trăm năm. Bước vào trong bưu điện, ngỡ như thời gian đang trôi rất chậm, bởi ở bất kỳ góc nào, cũng có thể bắt gặp một thoáng Sài Gòn xưa.
Bưu điện trung tâm vẫn hoạt động bình thường phục vụ người dân với các dịch vụ liên lạc hiện đại bên cạnh nhiều dịch vụ truyền thống như bưu phẩm ghi số hẹn giờ, phát chuyển nhanh, văn hóa phẩm lưu niệm, điện hoa, điện thoại...
Địa chỉ: 02 Công xã Paris, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
Giờ mở cửa: 07:30–18:00
-
Nếu như chợ Đồng Xuân là nét văn hóa của Hà Nội thì Chợ Bến Thành chính là một trong nét đặc sắc của Sài Gòn mà khi nhắc đến ai cũng sẽ nhớ đến đầu tiên. Thật sự sẽ là một điều tiếc nuối lớn khi đặt chân đến đây mà bạn bỏ lỡ chợ Bến Thành.
- Chợ Bến Thành nằm ở Cửa Nam – nơi giao cắt giữa các con đường Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lê Thánh Tôn và công trường Quách Thị Trang, phường Bến Nghé, quận 1 và là ngôi chợ lâu đời nhất tại đây. Biểu tượng nổi bật nhất của chợ chính là hình ảnh đồng hồ ở ngay cửa nam của ngôi chợ tựa như đồng hồ Big Ben ở London.
- Chợ có lịch sử hình thành từ đầu thế kỷ 17, lúc đó chợ nằm gần sông Sài Gòn và là nơi mua bán của các tiểu thương. Đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, bến này dùng để phục vụ cho khách vãng lai và quân nhân vào thành. Vì vậy, chợ có tên là Chợ Bến Thành.
- Với diện tích trên 13.000m2, chợ bán bán chủ yếu các mặt hàng quần áo, vải sơi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây và hoa tươi. Ngoài ra, chợ còn rất phong phú với các quán ăn vặt, món ăn đậm chất các vùng ở miền Nam.
- Len lỏi giữa các gian hàng, du khách chắc chắn sẽ choáng ngợp với sự đa dạng mặt hàng ở đây. Bạn có thể dễ dàng tìm cho mình những món đồ ưng ý từ những quà lưu niệm bé tí như vòng cổ, hoa tai, ví, khăn,… đến những trang phục truyền thống hay cặp sách,…Không quên nhắc đến ẩm thực đa dạng và phong phú của chợ Bến Thành.
- Chè Sài Gòn chắc hẳn không còn lạ với người dân khắp các vùng miền, đến với chợ, bạn sẽ choáng ngợp với hàng dài các sạp chè đủ mọi màu sắc từ màu xanh của cốm, màu vàng của chuối, ngô, màu trắng của nước cốt dừa, màu tím của khoai môn, màu đỏ của sương sa hạt lựu,… Và đặc biệt, ở cổng số 7 có 1 quán chè hơn 40 năm chuyên về các món chè Nam Bộ.
- Các món ăn chính phải kể đến cơm tấm, cơm sườn, bún mắm, bún riêu, gỏi cuốn, bún thịt nướng, xôi bảy màu. Các món ăn vặt thì vô vàn như bánh tráng trộn, bánh bèo Huế, các món ốc, bánh bột,“Rực rỡ – Nhộn nhịp” là những gì có thể thấy ở Chợ Bến Thành khi trăng lên. Dường như đây mới là thời điểm “sống thật” của khu chợ này. Nhiều hoạt động giao thương, nhiều khách du lịch và người dân địa phương tham quan, thưởng thức các món ăn, sẵn sàng sống với một “Sài Gòn thứ 2” – Sài Gòn về đêm.
Nếu nhắc đến Sài Gòn là nhắc đến sự náo nhiệt, sống nhanh thì cần phải cảm nhận và hiểu rõ hơn rằng: cái nhanh của ban ngày là công việc, sự lo toan cuộc sống và cái nhanh của ban đêm chính là màu sắc của những bữa tiệc.
Địa chỉ: P. Bến Thành, Quận 1, TP. HCM
-
Thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng là một thành phố năng động nhiều màu sắc cùng nhiều điểm vui chơi giải trí. Nếu có cơ hội ghé thăm Sài Gòn bạn sẽ không thể bỏ qua Nhà thờ Đức Bà – một trong những địa điểm kiến trúc đặc biệt nhất của thành phố mang tên Bác.
Ngay sau khi chiếm được Sài Gòn năm 1859, Pháp đã gấp rút cho lập nhà thờ để làm nơi cử hành Thánh Lễ cho người công giáo. Sau nhiều lần chuyển đổi và tu sửa, đô đốc Nam Kỳ Duperre đã tổ chức một cuộc thi vẽ đồ án thiết kế cho nhà thờ mới. Vượt qua hàng chục đồ án thiết kế khác, đồ án của kiến trúc sư J. Bourard đã được chọn mang đậm phong cách kiến trúc Roman pha trộn nghệ thuật Gothic. Sau khi đồ án được chọn, nhà thờ chính thức được khởi công năm 1877 và chính kiến trúc sư J. Bourard đã đứng ra trực tiếp giám sát xây dựng công trình. Mọi vật liệu xây dựng như xi măng, sắt, thép,… đều được đưa từ Pháp sang. Sau 3 năm, công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng và tiêu tốn hết khoảng 2.500.000 franc Pháo theo tỉ giá thời bấy giờ.
- Vương cung thánh đường Chánh tòa Đức Bà tọa lạc ngay tại trung tâm thành phố ở địa chỉ số 1, Công Xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Ngày nay nhà thờ Đức Bà là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Sài Gòn không chỉ thu hút sự quan tâm của hàng triệu lượt du khách cả trong và ngoài nước đến tham quan, tham dự Thánh lễ mà còn là nơi tụ tập của các bạn trẻ năng động.
- Trải qua 130 năm biến động chính trị, lịch sử, nhà thờ Đức Bà vẫn sừng sững đứng đó mà dường như không ảnh hưởng bởi thời gian. Toà thánh đường có chu vi 91 x 35,5 m, chiều cao 21 m một công trình khá đặc biệt khi nằm giữa quảng trường, không hề có hàng rào và khuôn viên ngăn cách, nhà thờ Đức Bà thực sự là một điểm nhấn trong không gian đô thị thành phố.
- Lúc đầu chưa có đỉnh nhọn trên 2 tòa tháp chuông, năm 1894 mới được gắn thêm theo phương án của kiến trúc sư Gardes, 2 tòa tháp chuông cao 57m. Năm 1920, ở mỗi bên tháp chuông người ta đặt thêm 1 cây thánh giá cao 3,5m , ngang 2 m. Tổng chiều cao của nhà thờ từ mặt đất lên đỉnh là 60.5m. Tháp chuông sở hữu 6 quả chuông với tổng trọng lượng là 25.850kg nặng nhất Đông Dương thời đó.
- Nội thất thánh đường được thiết kế thành một lòng chính, hai lòng phụ, tiếp đến là hai dãy nhà nguyện. Thánh đường có sức chứa khoảng 1.200 người, với hai hàng cột chính hình chữ nhật gồm tổng cộng 12 chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Đằng sau những cột chính là hành lang với các khoang đặt khoảng hơn 20 bàn thờ với các tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng tinh xảo. Hệ thống chiếu sáng của thánh đường được thiết kế bằng điện. Ban ngày thì được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, thông qua các cửa kính màu và các lỗ thông gió.
- Kiến trúc của thánh đường đã tạo nên một hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời trong nội thất đem lại một cảm giác tĩnh lặng và trang nghiêm. Ánh sáng huyền ảo cũng làm các chi tiết kiến trúc, nội thất bên trong thánh đường nổi bật và huyền ảo hơn.
- Công viên trước thành đường có một bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình được tạc tại Ý, chuyển về Sài Gòn năm 1959 bằng đường thủy. Bức tượng cao 4,6 m, nặng 5,8 tấn, bằng đá cẩm thạch trắng, không đánh bóng, còn giữ được vẻ thô sơ. Kiến trúc độc đáo lại sở hữu những cổ vật quý hiếm, chừng ấy thôi đã đủ để nhà thờ Đức Bà Sài Gòn trở thành điểm đến không thể thiếu của du khách gần xa. Nhà thờ Đức Bà quả thực là một công trình kiến trúc mang đậm phong cách Châu Âu, một “góc bình yên” giữa lòng Sài Gòn.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là một niềm tự hào của người dân thành phố Hồ Chí Minh, là một minh chứng cho sự phát triển và hội nhập của thành phố.
Địa chỉ: 01 Công xã Paris, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
-
Phố đi bộ Nguyễn Huệ từ lâu đã trở thành một điểm đến không chỉ hấp dẫn khách du lịch mà còn với chính người dân địa phương tại Sài Gòn. Bên cạnh còn phố chính, xung quanh con phố này cũng có rất nhiều điều thú vị mà có thể các bạn chưa biết đến. Con phố đi bộ sôi động này nằm ở trên đường Nguyễn Huệ, thuộc địa bàn quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, kéo dài từ trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố đến Bến Bạch Đằng.
- Kể từ ngày khánh thành đến nay, đây luôn luôn là một trong những điểm đến, vui chơi sầm uất nhất Sài Gòn bởi không gian thoáng đãng, nhiều hoạt động thú vị, hữu ích cũng như các khu chung cư đẹp, các cửa hàng, quán ăn, quán cafe nhộn nhịp
- Phố đi bộ Nguyễn Huệ được nhiều người ví giống như một con phố ở nước ngoài nào đó, không dây điện, không rác, đường phố ngăn nắp với những làn kẻ dành riêng cho người đi bộ ở khắp nơi. Con đường dài được lát đá Granite sạch bóng cùng 2 đài phun nước, hệ thống cây xanh và hoa được bày trí sinh động. Vào buổi tối, ánh đèn ở đây cũng như ánh sáng từ các quán ăn, nhà hàng, quán cafe tỏa sáng lung linh tạo nên những khoảnh khắc đẹp. Vì thế, với những bạn nào đam mê chụp ảnh, thích có những bức ảnh thật lung linh thì chỉ cần ra đây là có đủ mọi bối cảnh cần thiết.
- Các khoảng sân rộng lớn là chỗ dành cho các xe 2 bánh chạy thông minh hay trượt patin sôi động, thu hút từ trẻ em cho đến giới trẻ.Vào buổi tối, nhất là các ngày thứ 7 hoặc chủ nhật cuối tuần thì dọc từ đầu phố đến cuối phố đâu đâu cũng có nhóm các bạn trẻ, những người đam mê nghệ thuật tụ tập tại đây để giao lưu và biểu diễn. Các bạn sẽ bắt gặp những người nghệ sĩ đường phố đang trải mình vào buổi trình diễn. Từ tiếng đàn bầu dân gian đến những bản guitar sâu lắng làm say lòng người đi bộ hay một màn hiphop chất lừ. Thỉnh thoảng, có những dịp lớn bạn sẽ thấy sân khấu được dàn dựng hoành tráng, dàn âm thanh, ánh sáng chuyên nghiệp tại đây và lượng người tăng gấp nhiều lần ngày thường.
- Hoặc trải nghiệm đơn giản nhất mà bạn có thể thử đó là ngồi ngắm nhìn không khí sôi động đang diễn ra tại phố đi bộ. Lặng ngắm những đứa trẻ trong sáng nô đùa, những gia đình dắt con đi chơi, những cặp tình nhân đang nắm tay nhau tình tứ hay những nhóm bạn trẻ đang “check-in” tấm hình ưng ý nhất,… Đôi khi đó chính là những khoảnh khắc yên bình nhất trong cuộc sống.
- Theo như người xưa kể lại, vào cuối thế kỉ 20, con đường này cứ đến mỗi dịp Tết là lại tấp nập người mua, kẻ bán đủ mọi loại hoa rực rỡ và nhiều sắc màu. Cho đến nay, con phố này không còn là nơi buôn bán, giao thương nữa mà trở thành con đường hoa thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch vào dịp Tết. Nơi đây được sắp đặt, bày biện một cách công phu nhất, sắp xếp các loài hoa, kết hợp và cắt tỉa tạo nên những không gian đẹp, đặc trưng cho từng năm. Trở thành con đường hoa Nguyễn Huệ cho mọi người đi du xuân vãn cảnh. Nằm ngay trên chính con phố đi bộ Nguyễn Huệ, địa điểm này thu hút nhiều khách du lịch yêu sách. Vừa có thể đi dạo vãn cảnh ngày cuối tuần, vừa được lạc vào thế giới sách yêu thích. Quả là một chuyến đi vừa tiện nghi, vừa bổ ích mà cực kỳ thoải mái. Phố đi bộ Nguyễn Huệ luôn là điểm đến hấp dẫn với cả người dân Sài Thành lẫn khách du lịch. Vì nó luôn luôn mang một sức hút nhộn nhịp lạ thường, nhiều địa điểm lạ để khám phá và gây tò mò. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ tìm được cho mình một phố đi bộ riêng trong lòng.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ - điểm đến lý tưởng để tận hưởng những phút giây thư giãn, giải trí và khám phá văn hóa Sài Gòn.
Địa chỉ: Đường Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
-
Phố Tây Bùi ViệnSài Gòn nổi tiếng với rất nhiều những điểm du lịch giải trí hấp dẫn. Trong đó không thể bỏ qua Phố tây Bùi Viện – nơi giải trí quen thuộc của mọi du khách và người dân nơi đây.
Khu phố ăn chơi nức tiếng của Sài Thành thuộc phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Phố Tây trải dài trên các con đường Bùi Viện, Đề Thám, Phạm Ngũ Lão, Đỗ Quang Đẩu. Khu phố bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 8/2017 và thu hút được rất nhiều sự quan tâm của người dân Sài Gòn và du khách thập phương. Trước năm 1975, nơi đây được gọi là “Ngã tư Quốc tế”. cái tên này vốn dic không có tên trên bản đồ mà được dùng để nói về khu vực năm con đường xung quanh rạp công nhân . Đó là 5 đường: Bùi Viện (Bảo Hộ Thoại), Đề Thám (Dismude), Đỗ Quang Đẩu, Trần Hưng Đạo (Gallieni), Phạm Ngũ Lão (Colonel Grimauld).Phố tây” do người dân sau này đặt ra. Bởi lẽ nơi đây có rất nhiều du khách tây từ mọi nơi trên thế giới tập trung lại. Đa phần đều là Tây ba lô.
Con phố này từ lâu đã vô cùng đa văn hóa, đa Quốc gia với rất nhiều du khách châu Á, châu Âu và cả châu Mỹ. Con phố tây này mở cửa cho người dân đi lại, vui chơi vào 2 ngày cuối tuần với rất nhiều những hoạt động giải trí hấp dẫn. Ghé thăm nơi đây, bạn sẽ thấy rất nhiều những hoạt động biểu diễn thú vị trên vỉa hè hoặc dưới lòng đường. Ở đây cũng diễn ra những trò chơi dân gian như nhảy dây, chơi ô ăn quan thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là với những du khách nước ngoài. Ngoài ra tới với nơi đây bạn còn được thưởng thức rất nhiều những tiết mục ca nhạc hấp dẫn. Từ những tiết mục ca nhạc truyền thống cho tới hiện đại đều được đem ra trình diễn.
Giữa con phố đầy nhộn nhịp và sầm uất này, bỗng dưng lại xuất hiện hồ bơi. Ngay giữa những con hẻm san sát cùng những khách sạn sang trọng có một hồ nước xanh mát. Ngay tại đây phục vụ rất nhiều những món ăn ngon miệng. Hồ bơi này thuộc hệ thống phục vụ của khách sạn Beautiful SaiGon Hotel cùng nhà hàng The Oasis.
Phố Tây Bùi Viện là điểm du lịch vô cùng hấp dẫn với nhiều hoạt động giải trí cùng những món ngon đường phố hấp dẫn. Cùng xách balo lên và khám phá ngay thôi nào!
Địa chỉ: Đường Bùi Viện, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP. HCM