Top 10 Địa điểm tham quan du lịch đẹp nhất Thái Bình
Thái Bình là một tỉnh ven biển ở Đồng bằng sông Hồng, tới đây bạn sẽ được khám phá những điểm du lịch hấp dẫn từ chùa chiền đến các bãi biển tuyệt đẹp. Chỉ cần ... xem thêm...một chiếc moto đầy xăng, một chiếc ba lô nhỏ gọn và một khoản tiền trên dưới một triệu đồng, bạn có thể đi du lịch Thái Bình trong vòng vài ngày để khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn và hoang sơ không nơi nào có được. Xách ba lô lên và đi thôi.
-
Chùa Keo tên chữ là chùa Thần Quang, nằm ở Vũ Thư, Thái Bình. Theo sử cũ, chùa Keo được xây dựng từ thời Lý Thánh Tông, đến nay đã nhiều lần trùng tu. Có lẽ ở nước ta chưa có một ngôi chùa nào lại được tới 57.000 mét vuông với 107 gian chùa lớn (trước là 154 gian) làm toàn bằng gỗ lim. Những con đường dài hàng trăm mét, lát toàn đá xanh rộng gần 2 mét và 350 cây cột lim lớn nhỏ, đều được kê trên những hòn đá tảng lớn, cổ bồng, chạm cánh sen. Tổ chức không gian kiến trúc ở đây thật tài tình, phức tạp một cách trật tự, theo kiểu “tiền Phật hậu Thần”. Khu chùa phía trước và khu đền thờ Không Lộ thiền sư phía sau. Bố cục kiến trúc dường như là phá quy luật, như việc đặt gác chuông ba tầng vào cuối dây chuyền của quần thể.
Kiến trúc của gác chuông là sự đồ sộ của hình khối, sự phong phú hài hòa của nhịp điệu và chi tiết, chỉ ba tầng cao 11,06 mét nhưng lại gây được ấn tượng đồ sộ. Bốn cây cột lim chính cao suốt hai tầng, cùng với hệ thống cột hiên và những hàng lan can con tiện, đã được kết nối khéo léo. Các tảng cột gác chuông thuần bằng đá, tạc kiểu hình đôn lớn, chạm hình hoa sen kép rất đẹp. Độc đáo nhất là hệ thống dui bay, tầng tầng lớp lớp vươn lên đỡ mái. Các đầu dui bay phía ngoài vươn ra, choãi xuống theo chiều mái, làm tăng thêm chiều cao của công trình. Đứng xa trông như 200 cánh tay Phật Bà Quan Âm từ mái tầng hai, tầng ba vươn ra vẫy chào khách thập phương. Tôi đã thấy những người khách nước ngoài dừng lại hàng giờ trước tòa gác chuông ba tầng này, sửng sốt và ngắm nghía mãi tầng tầng lớp lớp mái cong cổ kính và hàng ngàn bộ phận chạm trổ tinh vi, mà ngay đến những người thợ lành nghề nhất được mời đến trùng tu cũng không biết hết tên gọi.
-
Nhà thờ Chính tòa Thái Bình được khánh thành vào năm 2007 và được đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam. Tọa lạc trên khuôn viên rộng trên 6.201,6 mét vuông, nhà thờ Chính Tòa Thái Bình mang đậm những dấu ấn trong Kinh Thánh. Ngôi Thánh đường được khoác trên mình chiếc áo màu kem sáng, màu của phù sa, gợi nhớ miền quê lúa của lưu vực sông Hồng và sông Trà Lý.
Hai ngọn tháp cao 46 m được thiết kế như hai ngọn nến cháy sáng, được nâng đỡ bởi hai bàn tay vững chãi đang hướng thẳng lên trời cao, luôn tỏa sáng lung linh nhiệm màu, cùng với tiếng ngân vang của 3 quả chuông, kêu gọi mọi người đến với Chúa. Gian cung thánh được thiết kế như một chiếc trống đồng, với những bức phù điêu họa tiết những hoa văn thể hiện những cảnh sinh hoạt thường ngày, như săn bắn, hái lượm hay những cánh chim Lạc Việt. Gian cung thánh tương đối rộng, có thể phục vụ hàng trăm linh mục đồng tế trong các dịp lễ trọng. Nền cung thánh được lát đá granite màu đỏ, nhìn xa, giống như một tấm thảm đỏ khổng lồ, thể hiện sự uy nghi tráng lệ, xứng đáng là nơi diễn ra Thánh Lễ.
-
Nhà thờ Bác Trạch là là một trong những địa điểm lâu đời nổi tiếng, đáng tự hào của người dân Thái Bình nơi đây. Bác Trạch được biết đến là một trong những nhà thờ lớn nhất tại Việt Nam nên thu hút nhiều lượng khách du lịch đến đây check in. Sau gần 10 năm khánh thành, nhà thờ Bác Trạch không chỉ là một địa điểm yên bình, mà còn có nhiều góc sống ảo rất được lòng du khách. Những bức ảnh được chụp tại địa điểm này thường xuyên được cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ và trầm trồ.
Nơi đây được xây dựng khá công phu với hàng tấn vật liệu xây dựng kết hợp với kiến trúc tượng tròn, phù điêu. Tranh vẽ mang đến cho bạn không gian sống động. Hơn thế nữa, bạn sẽ bị ấn tượng bởi hơn 100 bộ cửa trong kính ngoài chớp. Sở hữu lối kiến trúc độc đáo, mang đậm phong cách Gothic và kiến trúc Hy Lạc, bạn sẽ có được bức ảnh phong cách Vintage, khi đến Nhà thờ Bác Trạch.
-
Cách thành phố Thái Bình khoảng 35 km, đi theo tỉnh lộ Kiến Xương đi Tiền Hải là đến bãi biển Đồng Châu nằm trên địa phận xã Đông Minh huyện Tiền Hải. Biển Đồng Châu tuy không đẹp lắm nhưng lại sở hữu khí hậu cực kì trong lành, thích hợp cho việc dưỡng bệnh, nghỉ ngơi và đặc biệt, hải sản ở đây rất rẻ và ngon. Do cát có bùn nên bãi biển rất thích hợp với việc nuôi trồng hải sản. Du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những cánh đồng vạng (ngao) với vô vàn chòi canh, góp phần không nhỏ tạo nên sự đặc biệt cho Đồng Châu.
Vì là khu du lịch biển, nên du khách tới đây thường đi vào mùa hè. Khoảng thời gian khám phá vùng biển Đồng Châu đẹp nhất là khoảng tháng 7, tháng 8. Bởi lúc này là thời điểm nắng nóng, ít mưa, rất thích hợp cho việc bơi lội, vui chơi dưới biển. Bãi biển Đồng Châu lại mang rất nhiều nét đẹp hoang sơ, tạo nên sự ấn tượng, độc đáo cho du khách tới đây. Bạn còn có thể đi tàu hoặc xuồng gắn máy từ bãi biển Đồng Châu ra bãi biển Cồn Thủ, Cồn Vành để khám phá cũng là trải nghiệm vô cùng thú vị. Khi tới đây, bạn không những được tắm biển với không gian yên tĩnh, thơ mộng mà còn được khám phá khung cảnh thiên nhiên với những rừng thông, phi lao xanh ngắt rất tuyệt vời.
-
Đến với làng chiếu Hới, khách du lịch sẽ được quan sát công đoạn làm chiếu của người địa phương một cách cụ thể nhất. Từ sự cầu kỳ về nguyên liệu đến việc lựa cói rồi lên khung dệt. Nghề dệt ở làng chiếu Hới đã xuất hiện từ nhiều đời nay, nên chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa to lớn. Làng Hới nổi tiếng với nghề dệt chiếu lâu đời không chỉ ở Thái Bình, mà còn được biết đến ở cả ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng, nên khách du lịch đến đây khá đông.
Làng nghề dệt chiếu Hới nằm cách trung tâm thành phố Thái Bình khoảng 40 km. Tuy khá xa xôi, nhưng khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài rất thích đến làng dệt chiếu Hới. Bạn sẽ được tìm về những cánh đồng thôn quê nhuộm màu kí ức xưa cũ để đến được điểm dừng chân này. Người dân nơi đây vẫn giữ cho mình ngọn lửa nghề, yêu nghề đến thế và ngày càng đưa tiếng tăm sản phẩm chiếu Hới của mình vang xa.
-
Cồn Vành nằm trong Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, được UNESCO công nhận từ năm 1994 và là một trong các điểm đến duy nhất ở Việt Nam giữ được hệ sinh thái cũng như bãi biển nguyên sơ, thu hút những người ưa thích khám phá. Cồn Vành nằm cách đất liền 7 km thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải. Với một vị trí địa lý đắc địa, Cồn Vành nằm ở cửa sông Ba Lạt, nơi cửa sông Hồng hòa mình vào biển cả tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hữu tình và tĩnh lặng.
Cồn Vành hiện là điểm đến ưa thích của những du khách thích khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, làng chài với những người dân miền biển hiền hòa, hiếu khách. Sáng sớm, khi bình minh lên, trên bãi biển Cồn Vành từng đoàn tàu thuyền đánh bắt cá cập bờ. Du khách có thể ghé vào một ghe thuyền mua hải sản còn tươi nguyên như cua, tôm, bề bề, ngao, sứa… Những đặc sản của biển này được những người dân làng chài bán với giá rất rẻ so với thị trường. Thú vị hơn du khách có thể ghé vào các lều quán hoang sơ của Cồn Vành nhờ luộc hộ hải sản và thưởng thức trong không khí biển trong lành. Du lịch Cồn Vành phù hợp cho chuyến đi chơi 2 ngày.
-
Thuộc huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình, làng Bách Thuận là làng vườn trù phú với những vườn cây cảnh và cây ăn quả tốt tươi. Rìa làng là bãi phù sa màu mỡ - nơi trồng mía, chuối và dâu nuôi tằm. Đến thăm làng Bách Thuận, chúng ta sẽ ngỡ mình vừa lạc vào một công viên thu nhỏ với những hàng ngâu xanh thẫm, cây hòe xanh tươi nằm dọc theo hai bên đường làng. Thiên nhiên đã ưu đãi, ban tặng cho Bách Thuận những điều kiện tuyệt vời để phát triển nghề vườn truyền thống. Tại đây, du khách sẽ tìm thấy đủ loại hoa quả như: Mít, chuối, quýt, cam, hồng xiêm, vải, nhãn, chanh, mận, roi, ổi, táo…
Bên cạnh những vườn cây ăn quả đó là những vườn cây cảnh, cây thế có thể khiến bất cứ du khách nào ghé thăm cũng phải mê mẩn. Mỗi loại cây cảnh ở đây đều mang một dáng vẻ riêng với những tên gọi khác nhau tùy vào cách chủ nhân uốn tỉa. Đến làng Bách Thuận vào dịp nước lên, du khách sẽ có những kỉ niệm vô cùng đặc biệt khi con đường làng ngập nước và lột xác, biến thành những dòng sông nhỏ. Muốn di chuyển từ nhà này sang nhà kia đều phải sử dụng thuyền. Sẽ là trải nghiệm vô cùng thú vị khi ngồi trên những con thuyền nhỏ để thăm thú từng mảnh vườn và đưa tay hái và thưởng thức những chùm quả trĩu ngọt.
-
Cồn Đen nằm cách đất liền 3 km thuộc xã Thái Đô, Thái Thuỵ, Thái Bình; cách Thị trấn Diêm Điền 15 km về phía Nam và cách trung tâm Thành phố Thái Bình khoảng 40 km về phía Tây. Cồn Đen có địa hình tương đối bằng phẳng với dải cát dài khoảng 3 km, chiều rộng chỗ lớn nhất khoảng 700 m, chỗ hẹp nhất 450 m; được hình thành do kiến tạo bồi đắp phù sa và bùn cát của sông Trà Lý. Cồn Đen được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004, đến nay khung cảnh tự nhiên trên cồn vẫn hoang sơ, được nhiều người đánh giá là cồn biển đẹp nhất miền Bắc với vùng cảnh quan trải dài bao gồm các bãi cát mịn và khu vực nuôi ngao.
Với những bãi cát trải dài, độ dốc vừa phải, quanh năm sóng vỗ êm đềm, Cồn Đen cũng là nơi rất thích hợp để tắm biển mỗi dịp hè về. Bạn cũng có thể tổ chức picnic và các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, bóng chuyền bãi biển sau những giờ phút vui đùa cùng sóng nước. Đi dạo dọc rừng thông xanh trải dài theo cồn cát, cùng nhau khám phá thảm thực vật còn nguyên sơ, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển độc đáo (cây vẹt, bần, sú, hoa muống biển, dừa nước...) hòa mình vào không gian biển khơi bao la, cảm nhận vị mặn mòi của biển.
-
Tồn tại hơn 500 năm, làng nghề chạm bạc Đồng Xâm nổi tiếng với những sản phẩm tinh xảo mang tính nghệ thuật rất cao. Hàng chạm bạc Ðồng Xâm nổi trội so với hàng bạc của các nơi khác ở kiểu thức lạ về hình khối, các đồ án trang trí tinh vi nhưng cân đối, lộng lẫy mà nổi rõ được chủ đề chính… thể hiện sự tài hoa của các nghệ nhân Đồng Xâm lưu truyền đã qua bao thế hệ. Có lẽ chính vì điều đó mà rất nhiều người tìm đến Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm để tìm hiểu kĩ hơn về làng nghề này.
Đến nay, sản phẩm làng nghề chạm bạc được đăng ký thương hiệu, sở hữu trí tuệ và xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể của làng nghề như Đồng Xâm là rất hiếm. Chính vì vậy, để các làng nghề chạm bạc có thể duy trì và phát triển nghề, rất cần những chính sách hỗ trợ cần thiết - vừa giúp tạo việc làm cho người dân, vừa giữ lại nét văn hóa đặc sắc của các địa phương.
-
Điểm đến tiếp theo bạn có thể cân nhắc khi có dịp vi vu Thái Bình chính là đền Đồng Bằng. Địa điểm này là một bảo tàng mỹ thuật điêu khắc gỗ tuyệt đẹp được người dân Thái Bình gìn giữ nhiều năm. Toàn bộ khu di tích danh thắng là cả một quần thể rộng lớn, nhuốm màu thời gian từ ngoài cổng đến khuôn viên bên trong. Vẻ đẹp của ngôi đền ngoài vẻ đẹp của kiến trúc những nét xưa dáng cũ còn vương lại trên những nét trạm khắc tinh xảo của cố nhân.
Đền Đồng Bằng tọa lạc bên dòng sông cổ Mai Diêm, giữa đồng lúa bát ngát thuộc trang Đào Động, tổng Vọng Lỗ, huyện Phụ Phượng nay là làng Đồng Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình. Trong đền vẫn còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí từ thời Lý đến thời Nguyễn. Các bài vị và những công trình kiến trúc đồ gỗ độc đáo như cuốn thư, hoành phi, câu đối, đại tự... Với bề dày lịch sử của mình, đền Đồng Bằng sẽ mang đến cho bạn nhiều cảm xúc khó tả khi ghé thăm.
Trung Thành Nguyễn 2017-05-15 21:51:43
Bài viết được lựa chọn làm video cho kênh youtube của Toplist. Thanks tác giả :)Bình An 2017-05-19 20:45:12
oki, cảm ơn nhóm video