Top 10 Địa điểm nhất định phải ghé thăm khi đến Lý Sơn - Quảng Ngãi
Lý Sơn là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ngãi, nằm cách bờ khoảng 30km, với diện tích gần 10km2 và dân số hơn 20.000 người. Đảo Lý Sơn để lại ấn tượng khó quên ... xem thêm...trong lòng du khách với những ngày nắng ấm mênh mang, những bãi biển trong vắt và người dân vô cùng dễ mến. Được ví như “đảo tiên” giữa biển, bao la với làn nước xanh màu ngọc bích, đảo Lý Sơn nhất định sẽ là điểm đến khiến du khách luôn cảm thấy phấn khích. Hãy cùng Toplist khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Lý Sơn qua bài viết dưới đây bạn nhé!
-
Trên đảo Lý Sơn có nhiều thắng cảnh tự nhiên đẹp. Trong đó chùa Hang được ví như một tác phẩm điêu khắc đá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng đất này. Chùa Hang nằm ở phía Bắc núi Thới Lới trên đảo, nơi có miệng núi lửa trước đây tạo thành hồ nước lớn, khiến cảnh quan giữ được vẻ đẹp hoang sơ. Chùa Hang cách đình làng An Vĩnh - trung tâm của đảo không xa, nhưng đường lên chùa vòng qua eo núi, tạo cảm giác bất ngờ cho du khách khi gặp vẻ đẹp của những thảm cỏ, vạt ngô ven đường, phong cảnh xóm làng, cánh đồng trồng hành tỏi dưới chân núi. Đứng trên núi có thể ngắm toàn cảnh trời mây, non nước của biển đảo Lý Sơn. Từ đỉnh núi, du khách đi bộ vài chục bậc thang thì xuống tới chùa Hang ở lưng chừng núi.
Chùa Hang có tên chữ là “Thiên Khổng Thạch Tự”( Chùa đá trời sinh) được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông (1599-1618). Gọi là chùa Hang vì chùa nằm trong một hang đá lớn trong hệ thống hang động ở Lý Sơn. Lòng chùa rộng và cao. Các di tích khắc trên đá ở chùa cho biết những người đầu tiên ra đảo Lý Sơn lập làng An Hải, An Vĩnh đã dựng ngôi chùa này. Chùa Hang có cách đây gần 400 năm, từ thời kỳ ông bà ra đảo đầu tiên. Ở đây vừa thờ Phật, vừa là nơi thờ các vị tiền hiền đã góp công khai hoang, dựng xây các làng xóm trên đảo. Ngôi chùa mang ý nghĩa tâm linh, dân chúng ở nhiều nơi đổ về đây cầu nguyện, cầu cho gia đình làm ăn có kết quả hay cầu có con cái.
Vào những dịp lễ Vu Lan hay Phật Đản, ngày giỗ các vị tiên hiền, ngày tưởng nhớ tri ân đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải những lần ra khơi khai thác hải sản, đo đạc, dựng bia khẳng định chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa… thì các hoạt động tâm linh thường diễn ra ở nơi này. Ngư dân Lý Sơn tâm niệm, Phật bà Quan âm luôn chở che và phù hộ cho những chuyến “hải lộ bình an”. Ngày nay, chùa Hang là một trong những điểm thu hút nhiều khách du lịch của Lý Sơn.
-
Cổng Tò Vò là một địa danh nổi tiếng trên đảo lớn Lý Sơn - nơi mà bất cứ ai đặt chân đến Lý Sơn cũng nên đến thăm một lần. Với địa chất, địa hình và cảnh quan nơi đây thì quả không ngoa khi nói Đảo Lý Sơn được coi chính là đảo Jeju của Việt Nam vì theo những nhà khoa học cho hay thì Đảo Lý Sơn được hình thành nhờ sự phun trào của núi lửa các đây hàng triệu năm…. Nằm cách đất liền khoảng 30 km. Hòn đảo này không chỉ nổi tiếng với nghề trồng tỏi mà còn thu hút nhiều du khách trẻ đến khám phá bỏi nó ẩn chứa một vẻ đẹp xao xuyến lòng người mà khó có nơi nào có được…
Cổng Tò Vò ở đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi là một “vòm cổng” bằng đá cao khoảng 2,5m, có hình thù ngoạn mục, và hoàn toàn không có sự tác động nào của bàn tay con người. Theo các nhà địa chất, cổng Tò Vò được hình thành từ nham thạch núi lửa, là kết quả của hàng triệu năm núi lửa hoạt động tại đây. Quanh cổng Tò Vò là những bãi đá nham thạch đen bóng, hình thù kỳ lạ nhấp nhô trên làn nước trong veo của đảo Lý Sơn. Từ cổng Tò Vò nhìn về phía Nam là khu làng chài sung túc của các ngư dân trên đảo. Trong khi đó ở phía Bắc lại là cảnh tượng hùng vĩ của núi Giếng Tiên, một ngọn núi lửa đã tắt. Khung cảnh tuyệt vời khiến cổngTò Vò còn được gọi bằng một cái tên khác là Cổng Thiên Đường. Đây là địa điểm chụp ảnh được ưa chuộng hàng đầu của giới trẻ khi đến với đảo Lý Sơn.
-
Hòn Mù Cu là một trong ba hòn đảo ở Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Nằm ở phía đông cách cầu cảng Lý Sơn tầm 3km, gần nơi neo đậu tàu An Hải. Hòn Mù Cu nhô ra xa nhất đảo Lý Sơn nên rất đặc biệt và là nơi check-in rất thời thượng của giới trẻ. Ở đây rất đặc trưng bởi dải đá đen núi lửa trải dài và ngọn hải đăng đã cũ. Sự kết nối giữa đảo Lớn và hòn Mù cu là một con đường bê tông nhỏ, nhưng có võ. Con đường nhỏ ấy, ngọn hải đăng cũ ấy cùng kết hợp với dải đá đen đã cho ra lò một Mù Cu tuyệt đẹp.
Ngọn hải đăng ở hòn Mù Cu không khác gì các ngọn hải đăng các bạn đã từng gặp. Chỉ cần đi men theo con đường ven biển về hướng đông là sẽ gặp ngọn hải đăng này. Đây là điểm du khách hay check-in và thư giãn lúc bình minh hoặc hoàng hôn. Nó còn được gọi là hải đăng gần hòn Mù Cu, bao quanh là biển và bãi đá trầm tích.Dù không to lớn và khác biệt gì, nhưng hải đăng Mù Cu vẫn được lòng du khách. Bởi vẻ phong trần, một mình đứng vững giữa biển và đá núi lửa. Đừng bỏ qua địa điểm này khi đi Lý Sơn bạn nhé.
Buổi sớm tinh mơ mà thức dậy ở đây sẽ cảm nhận được sức sống của đất trời như chững lại. Những tiếng sóng vỗ nhè nhẹ vào bãi đá kết hợp làn gió dịu nhẹ mang đầy sức sống đến từng hơi thở. Tia nắng đầu tiên xuyên qua lớp hơi nước từ mặt biển rọi thẳng vào lớp nham thạch, tạo nên một khung hình đẹp đến từng cm. Thời khắc này là sự kết hợp hoàn hảo của đất trời làm say đắm lòng người đến đây.
-
Hang Câu được sóng và gió biển bào mòn, “khoét sâu” vào lòng núi và hình thành cách nay hàng ngàn năm từ nham thạch. Khung cảnh ở đây còn khá hoang sơ nhưng mang một vẻ đẹp rất thơ mộng, quyến rũ hút hồn du khách.Nằm ở thôn Đông, xã An Hải (đảo Lý Sơn), dưới chân núi Thới Lới, Hang Câu được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp hùng vĩ giữa một bên là núi cao, một bên là biển trời.
Ở Hang Câu bên cạnh khung cảnh hùng vĩ phía vực núi, với những mô đá bị sóng gió bào mòn nhô ra phía biển là những cồn đá phẳng lì, phủ một lớp rêu xanh được sóng biển ngày đêm vỗ vào tung bọt trắng xóa. Nước biển ở đây cũng trong xanh đến lạ. Đứng trên gành đá sát mép biển có thể nhìn thấy từng đàn cá bơi lội lăn tăn dưới nước có độ sâu đến vài mét. Và đây cũng là nơi dành để tắm biển hết sức thú vị. Bởi ngoài việc vừa ngâm mình vào dòng nước mát để làm dịu đi cái nắng gió của xứ đảo, bạn vừa có thể lặn ngắm san hô, quan sát các loài sinh vật biển bơi lội.
-
Du lịch Lý Sơn chiêm ngưỡng cột cờ Tổ quốc được xây trên đỉnh núi Thới Lới có chiều cao 20m, đế trụ cờ và móng cột cờ bằng bê tông cốt thép, mặt hướng ra quần đảo Hoàng Sa. Lá cờ có kích thước 4 x 6 m, mặt chính cột cờ ghi thông tin tọa độ, khẳng định cột mốc chủ quyền đất nước Việt Nam. Công trình có dạng kiến trúc gồm đài cột, thân cột cờ, bậc thềm và khuôn viên xung quanh có 4 bức phù điêu hình ngọn lửa dựa trên biểu trưng của Hội Sinh viên Việt Nam. Phần móng được chôn sâu dưới lớp đá với kỹ thuật kết cấu móng thường sử dụng cho những ngọn hải đăng vững chắc. Đài cột cờ cao 5m, có thân màu trắng được bọc ngang bởi khối màu đỏ mang sắc màu lá quốc kỳ.
Với tổng mức đầu tư công trình là 850 triệu đồng, trong đó sinh viên cả nước đóng góp 150 triệu đồng, ngân hàng Đầu tư và phát triển VN hỗ trợ 700 triệu đồng. Đây là công trình nằm trong chuỗi hoạt động “Sinh viên với biển đảo Tổ quốc” năm 2013, nhằm lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên VN lần thứ 9. Cột cờ Tổ quốc trên đỉnh Thới Lới ở đảo Lý Sơn không chỉ mang ý nghĩa nhân văn mà còn được ví như “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước. Đây là công trình thể hiện sự chung sức, đồng lòng, sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc của thế hệ trẻ cả nước.
-
Đảo Bé là một hòn đảo với diện tích chưa đầy 1 km2 thuộc huyện đảo Lý Sơn, nơi sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng với những bãi biển xanh trong, cát trắng trải dài. Chính vì điều đó, hòn đảo xinh đẹp này còn được ví như Madives Việt Nam. Đến với đảo Bé bạn sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành, một khung cảnh hoang sơ, thơ mộng và rất đỗi bình yên với những bãi cát trắng trải dài, cùng làn nước biển xanh trong. Dạo quanh bãi biển nơi đây bạn có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều dãy đá đen sẫm trải dọc bờ biển, đây là những trầm tích của núi lửa để lại cách đây hàng triệu năm trông rất bắt mắt.
Tại đây sẽ bạn được những người ngư dân hướng dẫn một số kĩ thuật lặn cơ bản giúp bạn tiếp cận những rặng san hô một cách dễ dàng hơn. Sau đó là lúc bạn sẽ được lênh đênh trên những chiếc thuyền thúng để đến với những rạn san hô đầy màu sắc của biển nơi đây. Không những thế, khi ngao du đến đảo Bé Lý Sơn bạn còn có cơ hội tìm hiểu cuộc sống bình dị của những ngư dân nơi đây, hay thưởng thức cho mình cốc chè xoa xoa ngon ngọt đặc trưng của mảnh đất miền Trung được bán ở rất nhiều quán giải khát ven đường của xã đảo này.
-
Núi Thới Lới - Đảo Lý Sơn là 1 trong 5 ngọn núi lửa độc đáo đã tắt từ lâu của huyện Đảo, cao gần 170m so với mặt nước biển. Ít ai biết rằng huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có lịch sử hình thành thời tiền sử lại trên 5 ngọn núi lửa. Những cảnh quan mà 5 ngọn núi lửa đã tắt này để lại là những thắng cảnh tuyệt tác thu hút du khách vượt sóng nước đến chiêm ngưỡng, khám phá. Nếu nhìn từ đất liền ra vào một ngày đẹp trời, có thể thấy Lý Sơn kiêu hãnh vươn ra biển với hình một hình chóp nhô lên, đó chính là đỉnh núi Thới Lới. Trong 5 ngọn núi hình thành nên đảo Lý Sơn thì núi Thới Lới được xem như núi toàn đá.
Du khách ghé Đảo Lý Sơn không một ai bỏ qua cơ hội được chinh phục ngọn núi lớn nhất của Đảo Lý Sơn này, đường lên đỉnh núi Thới Lới bằng xe máy, độ dốc tương đối lớn, cheo leo giữa lưng chừng vách đá, khung cảnh thơ mộng không thể làm Du Khách nán chân lại để lưu giữ những tấm hình cho riêng mình. Khi lên tới đỉnh núi Thới Lới, bất ngờ hiện ra một lòng chảo khổng lồ. Trong lòng chảo ấy luôn có một đàn bò bình yên gặm cỏ. Chúng kết bạn với đàn cò “ăn theo”, tạo cái cảm giác bình yên đến vô ưu.
Nhìn từ miệng núi lửa này, cánh đồng tỏi Lý Sơn đang vào vụ, trông chẳng khác nào một bức tranh với nhiều mảng màu đỏ - trắng rất bắt mắt. Màu đỏ là lớp đất bazan được lấy từ các miệng núi lửa về rải lên đồng tỏi, màu trắng là lớp cát được lấy từ biển về “bón lót” trước khi đặt những tép tỏi giống xuống đất, còn màu xanh là những luống cây phân định các bờ thửa bờ vùng. Hai loại đất cát trắng - đỏ ấy, với những đặc thù của nó đã làm nên hương vị độc đáo, không trộn lẫn của tỏi Lý Sơn với các loại tỏi ở những nơi khác.
-
Tọa lạc nằm ngay tiền sảnh của khu thắng cảnh chùa Đục là tượng Quán Thế Âm cao 27m, dẫn lên phía trên là các đền thờ cổ kính, rêu phong, nằm sâu bên trong lòng núi. Chùa Đục còn được gọi là chùa không sư, nơi mà Quan Thế Âm ngự trụ và giữ bình an cho đất đảo Lý Sơn. Từ Chùa nhìn theo hướng Phật Quan Âm bạn sẽ thấy một bức tranh đẹp như tranh vẽ, đỉnh núi còn là một đài ngoạn cảnh lý tưởng để bạn nhìn bao quát đảo biển Lý Sơn từ trên xuống. Ngôi chùa tọa lạc giữa lưng chừng sườn núi Giếng Tiền, ngọn núi lửa đã ngủ quên hàng ngàn năm trên đảo, du khách phải vượt qua hơn 100 bậc thang men theo sườn núi để đến được Chùa Đục.
Từ cổng Tò Vò đi theo lối mòn 100m bạn sẽ thấy điểm tham quan tâm linh nổi tiếng ở đây là Chùa Đục - Quan Âm Đài là tượng phật Quan Âm lớn nhất ở đảo Lý Sơn. Tượng Phật Quan Âm cao 25 m, dưới chân tượng đài là án thờ. Xung quanh án thờ là bốn con rồng đang giỡn nước. Tượng được bao bọc bởi một khuôn viên ngũ giác. Chùa Đục (có tên chữ là Đỉnh Liêm Tự) quần thể tâm linh này gồm: cổng chùa, Quan Âm Đài, 139 bậc thang và Chùa Đục toan trong hang trên sườn núi Giếng Tiền. Đến Chùa Đục bạn không những thấy bình an mà còn ngắm cảnh đẹp, hít thở không khí trong lành. Trước sân chùa phóng tầm mắt không xa sẽ nhìn thấy Đảo Bé đang nằm dịu dàng trên những cánh sóng. Thêm vài bước chân là miệng núi Giếng Tiền, nơi cảnh vật thiên nhiên kỳ vĩ.
-
Với mảnh chữ S cong cong chiều dài hơn 3000 km bám biển, nước ta nổi tiếng với những bãi cát dài lượn theo sóng, những ghềnh đá nhấp nhô, những đảo gần xa nước trong vắt. Ai yêu mến biển hẳn biết tới Lý Sơn. Mảnh đất quê hương ta giữa lòng biển đẹp như mộng như mơ. Nào là làn nước biếc, nào là trời cao, nào là rặng dừa nghiêng nghiêng đón gió. Và có cả những đồng hành tỏi nhuốm nắng, nhuốm mưa, nhuốm mồ hôi của người dân lao động. Lý Sơn là một huyện đảo của nước ta thuộc tình Quảng Ngãi. Nơi này được phát hiện ra cách đây độ 400 năm. Ngày Lý Sơn được phát hiện, khung cảnh hoang sơ bao quanh là ré. Ré là một loài cây họ gừng, mọc ở Lý Sơn nhiều đến mức mà người ta gọi huyện đảo này là Cù Lao Ré.
Người dân ngày một tới Lý Sơn nhiều hơn. Tới Lý Sơn họ đem theo những loài cây khác. Và hành, tỏi trở thành loài cây thứ hai bám rễ và sóng ở nơi này. Theo cánh sóng, hành tỏi từ đất liền đi ra biển cả nhưng cũng lại từ khơi xa kia, trở về là thứ hành tỏi thơm ngon đặc sản ít nơi đâu sánh bằng. Thương hiệu hành, tỏi Lý Sơn đi xa, khiến nhiều người gọi nơi đây là “vương quốc” của hành tỏi. Cánh đồng tỏi nằm ở gần khu vực cầu Cảng, sau khi lên khỏi cầu Cảng bạn có thể nhìn thấy cánh đồng tỏi mênh mông xanh rì. Do điều kiện và địa hình của đảo nên người dân chỉ có thể canh tác hành, tỏi. Tỏi Lý Sơn có mùi vị đặc trưng riêng mà không nơi nào có được vì thế tỏi Lý Sơn nổi tiếng khắp nơi.
-
Lý Sơn nổi tiếng là một hòn đảo đẹp được dân du lịch mệnh danh là một trong những đảo thiên đường ở Việt Nam. Nơi đây còn nổi tiếng là vương quốc tỏi. Nhưng ít ai biết ở Lý Sơn còn có một hồ trữ nước ngọt duy nhất ở Việt Nam được hình thành từ miệng của núi lửa. Lý Sơn là hòn đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 14 hải lý. Nước dùng của người dân ở đây được khai thác từ mạch nước ngầm, chủ yếu là nước lợ và không phải ở đâu cũng có thể tìm được những mạch nước ngầm như vậy. Thiếu nước ngọt cho sinh hoạt nên nước cho trồng trọt, tưới thiêu cũng khan hiếm. Mặt khác, đảo Lý Sơn là hòn đảo được hình thành từ hàng triệu năm của núi lửa mà tàn tích của nó là hai lòng chảo lớn: một ở núi Giếng Tiền, một ở núi Thới Lới.
Năm 1898, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo xây dựng hồ chứa nước trên đỉnh Thới Lới để phục vụ sinh hoạt sản xuất cho người dân nơi đây. Diện tích lòng hồ gần 10 ha. Trữ nước lên tới 300.000m3. Chi phí xây dựng trên 32 tỷ đồng đã giải quyết bài toán khó về vấn đề nước ngọt cho người dân đảo.Nước được dẫn về hồ thấp dưới chân núi, nơi có 24 van xả cấp nước trực tiếp về cánh đồng tỏi. Không chỉ đóng vai trò về mặt kinh tế, đời sống nhân dân trên đảo, hồ nước ngọt Thới Lới cũng là điểm hút lượng lớn du khách tới tham quan.