Top 6 Địa điểm hành hương Công giáo tại Ba Lan

Jane TrucVy 26 0 Báo lỗi

Sự phát triển Công giáo ở Ba Lan qua nhiều thế kỷ kể từ lễ rửa tội của nhà cai trị đầu tiên của đất nước-Mieszko I vào năm 966, đã để lại dấu ấn của hơn 400 ... xem thêm...

  1. Tu viện Jasna Gora được thành lập năm 1382 trên một ngọn đồi cao 300m, và ngọn tháp cao hơn 100m của nó có thể nhìn thấy từ xa như đang vươn cao trên mặt đất để chỉ đường cho những người hành hương. Hàng năm có từ 3 đến 4 triệu người tới từ 66 quốc gia khác nhau. Đặc biệt vào những ngày lễ lớn, nhà thờ Jasna Gora thu hút hàng hơn trăm nghìn tín đồ. Nơi đây có một trung tâm hành hương riêng biệt ở phía tây, nhằm cung cấp chỗ ở cùng nhà hàng. Ngoài ra, các sự kiện dành cho quần chúng sẽ được tổ chức ở không gian rộng mở tại phía đông.


    Jasna Gora đã nổi tiếng thế giới nhờ "Black Madonna" (Đức Bà Đen) được lưu giữ trong tu viện suốt hai năm sau khi thành lập. Hình ảnh này từng được công tước Vladislav II mang đến Czestochowa từ thị trấn Belz của Ukraine và hiện được coi là Thánh tích thiêng liêng nhất của đất nước. Theo truyền thuyết, tấm gỗ mà hình ảnh được vẽ lên là từ một chiếc bàn của Thánh Gia, và bức chân dung từ cây bút của Thánh Luca. Hoàng đế Constantine đã mang hình ảnh này đến Constantinople, đi qua nhưng con đường khó khăn, cuối cùng nó đến Ukraine.


    Ban đầu, tu viện này chỉ là một nhà thờ nhỏ không dễ thấy. Tuy nhiên, với sự nổi tiếng của Black Madonna nên ngày càng có nhiều người hành hương bị thu hút - những người đã quyên góp để nhà thờ có thể trở nên tráng lệ. Bước vào bên trong, mọi người thực sự sẽ đều choáng ngợp bởi lớp trang trí lộng lẫy kiểu Baroque ánh vàng. Năm 1430, tu viện bị tấn công và hình ảnh của Black Madonna bị mạo phạm. Thật không may sau đó, nó không thể được khôi phục hoàn toàn như ban đầu. Nhưng trên bức tranh mới, dấu vết của những nhát kiếm được khắc lại để tưởng nhớ về sự hủy diệt.


    Khi tu viện Jasna Gora được phát triển thành một pháo đài hùng mạnh vào thế kỷ 17, nó đã tồn tại sau cuộc bao vây kéo dài một tháng của quân đội Thụy Điển năm 1655 trong chiến tranh Thụy Điển-Ba Lan lần thứ hai. Vào thời điểm đó, nó phải đối mặt với 3.000 quân xâm lược, chống lại 260 quân phòng thủ, nhưng pháo đài vẫn được giữ vững. Vì vậy người ta luôn đặt câu hỏi rằng “Liệu đây có phải là một phép lạ của Black Madonna?”


    Sau chiến thắng trước người Thụy Điển, vua Ba Lan John II. Casimir đã đặt tất cả các vùng đất của đế chế dưới sự bảo vệ của Mẹ Thiên Chúa trong nhà thờ Lviv, và thậm chí còn phong bà làm “Nữ hoàng biểu tượng của Ba Lan”. Jasna Gora từ đó trở thành biểu tượng tự do chính trị và tôn giáo của người Ba Lan và đóng vai trò như một yếu tố ràng buộc, đặc biệt là trong thời kỳ đất nước bị chia cắt.

    Jasna Gora
    Jasna Gora
    Jasna Gora
    Jasna Gora

  2. Trong khi Jasna Góra có thể khẳng định là địa điểm hành hương thường được ghé thăm nhiều nhất tại Ba Lan, thì Swiety Krzyz lại rất xứng đáng với danh hiệu là địa điểm lâu đời nhất của đất nước này.


    Nằm trong dãy núi Swietokrzyskie (công viên quốc gia dãy núi Holy Cross), một tu viện Benedictine đã được ghi nhận tại đây vào thế kỷ 11. Nó là địa điểm của nhà thờ Thiên Chúa giáo đầu tiên ở Ba Lan, được xây dựng theo sáng kiến của công chúa Dobrawa (Doubravka của Bohemia) - vợ của nhà cai trị đầu tiên - Mieszko I. Đúng như tên gọi của nó, địa điểm hành hương được kết nối với thánh tích gỗ thánh giá nơi Chúa Jesus bị đóng đinh. Theo truyền thuyết, các thánh tích đã được Thánh Emeric của Hungary tặng cho các tu sĩ của tu viện.


    Vào thời điểm còn là một hoàng tử, Thánh Emeric đã được mời đến Ba Lan trong một chuyến thám hiểm săn bắn bởi Boleslaw I - vị vua đăng quang đầu tiên của Ba Lan. Emeric bị lạc trong rừng khi ông chạm trán với một con nai có thánh giá sáng chói giữa gạc của nó. Và không lâu sau đó, một thiên thần hứa sẽ cứu ông để đổi lấy vật sở hữu quý giá nhất, đó chính là thánh tích của thánh giá mà Emeric đang đeo. Được cho là đã được thiên thần dẫn đến nơi an toàn là tu viện Benedictine, Emeric nhớ đến lời hứa và để lại thánh tích thánh giá tại địa điểm này.


    Theo biên niên sử thời trung cổ Jan Dlugosz, sau đó, Vua Boleslaw I đã xây dựng một quần thể nhà thờ cùng tu viện xứng đáng trên ngọn đồi để cất giữ các thánh tích. Địa điểm này bắt đầu trở nên nổi tiếng đặc biệt như một nơi hành hương dưới triều đại vua Wladyslaw Jagiello vào thế kỷ 14 - khi nhà vua đến thăm tu viện cũng như các thánh tích trước khi làm lễ rửa tội và đăng quang.


    Ngày nay, Swiety Krzyz là nhà của một vương cung thánh đường kiểu Baroque muộn với nội thất theo phong cách cổ điển, được xây dựng vào cuối thế kỷ 18, mặc dù tu viện Benedictine cũ vẫn còn tồn tại.

    Swiety Krzyz - Đền thánh giá
    Swiety Krzyz - Đền thánh giá
    Swiety Krzyz - Đền thánh giá
    Swiety Krzyz - Đền thánh giá
  3. Toà vương cung thánh đường với năm gian giữa, có mái vòm bằng vàng cao 45 mét ở Stary Lichen (Old Lichen), khiến nó trở thành một trong những địa điểm hành hương ấn tượng nhất trong tất cả các địa điểm hành hương tại Ba Lan.


    Vương cung thánh đường này chính là một phần của đền thờ Đức Mẹ, được xây dựng xung quanh biểu tượng kỳ diệu của Đức Mẹ Sầu Bi và Nữ Hoàng Ba Lan. Với thiết kế lấy cảm hứng từ vương cung thánh đường Thánh Peter của Rome, nơi đây bao gồm một tòa tháp cao 140m.


    Nằm gần Konin ở miền trung Ba Lan, nó có không gian cho khoảng 7.500 tín đồ; cùng với các khu vực ngoài trời, toàn bộ quần thể thánh đường có khả năng chào đón hơn 100.000 khách hành hương. Sau 10 năm xây dựng, nơi đây cuối cùng đã hoàn thành vào năm 2004 với bức tranh kỳ diệu Đức Mẹ Sầu Bi, Nữ hoàng Ba Lan, được đặt trên bàn thờ chính.


    Lịch sử hình thành của nó bắt đầu từ giữa thế kỷ 19 về những điều mặc khải do Đức Trinh Nữ Maria ban cho người chăn cừu Mikolaj Sikatka. Trong những điều mặc khải cho Sikatka, bà kêu gọi mọi người cầu nguyện, sám hối và thay đổi lối sống; bà cũng cảnh báo về trận dịch tả sắp xảy ra vào năm 1852. Đức Trinh Nữ Maria cũng yêu cầu di chuyển hình ảnh của mình đến một nơi khác. Và sau đó, hình ảnh được chuyển đến nhà thờ giáo xứ Thánh Dorothy ở Lichen - nơi nó tồn tại trong 150 năm. Hình ảnh này đã được trao vương miện bởi Giáo Hoàng vào năm 1967, trước khi nó cuối cùng được đặt trong bàn thờ chính của vương cung thánh đường Old Lichen mới, được xây dựng năm 2006.


    Theo truyền miệng, ngay cả trước khi Đức Maria hiện ra với Sikatka, hình ảnh của bà được cho là đã hiện ra với người lính Ba Lan-Tomasz Klossowski, khi người này đang bị thương trong kột trận chiến. Bà hứa sẽ cứu Klossowski và yêu cầu ông ấy tìm chính xác bức ảnh của bà rồi đặt nó gần nhà của ông. Nhiều năm sau, Klossowski được cho là đã tìm thấy hình ảnh giống hệt tại một nhà nguyện gần Czestochowa. Sau khi được phép mang nó về nhà, ông đã đặt nó trên một cây thông trong Rừng Grablin. Chính ở nơi này, hình ảnh đó về sau đã hiện ra của Sikatka. Những lần hiện ra đều được nhà thờ địa phương điều tra, cuối cùng dẫn đến sự phát triển của ngôi đền mang tên Đức Maria.


    Ngày nay, Old Lichen trở thành một trong những địa điểm hành hương nổi tiếng nhất Ba Lan, đón khoảng 1,5 triệu người hành hương mỗi năm.

    Old Lichen
    Old Lichen
    Old Lichen
    Old Lichen
  4. Là địa điểm hành hương duy nhất của Ba Lan trở thành Di sản Thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1999. Khu bảo tồn, cảnh quan và công viên hành hương Kalwaria Zebrzydowska gần Krakow bao gồm hơn 40 nhà thờ cùng các nhà nguyện kiểu Baroque. Phần lớn, chúng được xây dựng bởi thống đốc Mikolaj Zebrzydowski và gia đình ông vào thế kỷ 17, được mô phỏng theo bản đồ năm 1585 của Jerusalem.


    Nơi đây có một phần xây dựng mang phong cách giống với Núi Sọ; nghĩa là các trạm thánh giá trong khuôn viên của các nhà thờ hoặc tu viện thường sẽ được đặt ở những nơi có cảnh quan đồi núi đẹp như tranh vẽ, về mặt không gian thì tương tự như cách bố trí của các tòa nhà ở Jerusalem. Việc xây dựng như vậy đã trở nên phổ biến ở Châu Âu vào thế kỷ 17, và Kalwaria Zebrzydowska là nơi đầu tiên được xây dựng ở “Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva”. Nó vừa là nơi tôn nghiêm của Đức Mẹ, vừa là nơi dành riêng cho việc tôn sùng “Cuộc khổ nạn của Chúa Jesus Kito”. Điều này làm cho nó trở thành một địa điểm đặc biệt phổ biến đối với những người hành hương trong Tuần Thánh dẫn đến Lễ Phục sinh.


    Nằm trên những ngọn đồi và khu rừng ở chân núi Carpathian, nổi bật nhất của địa điểm này là vương cung thánh đường Đức Maria. Nó là tòa đầu tiên được xây dựng với sự giúp đỡ của các kiến trúc sư người Ý và Hà Lan, đồng thời là nơi lưu giữ biểu tượng kỳ diệu của Đức Mẹ Kalwaria.


    Là địa điểm hành hương nổi tiếng tiếp nhận hơn 1 triệu du khách đến thăm mỗi năm, Kalwaria Zebrzydowska cũng là một trong những địa điểm hành hương có mối liên hệ chặt chẽ nhất với cuộc đời Đức Giáo Hoàng John Paul II. Ông đã thường xuyên đến đó trong suốt thời thơ ấu của mình cho đến khi trưởng thành, để thăm tượng Đức Mẹ Kalwaria và tham gia hành hương cùng cha với anh trai sau sự qua đời của mẹ ông. Đức Giáo Hoàng John Paul II cũng đã đến thăm nó nhiều lần nữa với tư cách là linh mục và tổng giám mục của Krakow.

    Kalwaria Zebrzydowska
    Kalwaria Zebrzydowska
    Kalwaria Zebrzydowska
    Kalwaria Zebrzydowska
  5. Nằm gần thành phố Lublin, nhà nguyện hơn 700 năm tuổi ở thị trấn Wawolnica lưu giữ tác phẩm điêu khắc bằng gỗ theo phong cách Gothic về Đức Mẹ Keblo.


    Nơi này bắt nguồn từ các tài liệu bằng văn bản về sự hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria trong cuộc xâm lược của người Tatar vào thị trấn Keblo năm 1278 - khi sự xuất hiện của bà được cho là đã cứu sống các tù nhân Ba Lan, và góp phần vào sự thất bại của người Tatar ở Ba Lan trong một trận chiến gần đó.


    Theo hồ sơ của giáo xứ, người Tatars đã dựng trại ở Keblo để thu thập đồ ăn cắp và bắt tù nhân. Họ đặt bức tượng Đức Trinh Nữ Maria đã đánh cắp trên một tảng đá lớn để chế giễu trước mặt những tù nhân đang cầu nguyện với bà. Khi nhận được tin đồng bào của mình bị đánh bại trong trận chiến ở Opole, thì họ nhanh chóng chuẩn bị chạy trốn cùng với hàng hóa cùng tù nhân. Vào thời điểm đó, những người Tatars được cho là đã nhìn thấy tượng Đức Mẹ bỗng nhiên bay lên không trung, bao quanh bởi ánh sáng hào quang. Quá bàng hoàng, họ đành bỏ lại tất cả rồi bỏ trốn.


    Các tù nhân Ba Lan tin rằng Đức Trinh Nữ Maria đã giúp họ lấy lại được tự do. Khi tin tức về các cuộc hiện ra lan truyền, địa điểm này nhanh chóng trở thành nơi hành hương, dẫn đến việc chủ đất địa phương Otto Jastrzebczyk đã xây dựng một nhà nguyện bằng gỗ để đặt bức tượng.


    Bức tượng trong nhà nguyện ngày nay có từ thế kỷ 15, vì bức ban đầu đã bị lửa thiêu rụi. Năm 1700, nó được chuyển đến nhà thờ giáo xứ ở Wawolnica vì nhà thờ hiện tại đã xuống cấp, không thể đáp ứng được lượng lớn khách hành hương thường xuyên đến xem bức tượng. Nhà thờ sau đó được xây dựng lại theo hình thức hiện tại từ năm 1907 đến năm 1914. Nó được Giáo Hoàng John Paul II nâng lên hàng tiểu vương cung thánh đường vào năm 2001.


    Để ghi nhận nhiều thế kỷ thờ phượng và những phép lạ được cho là do sự can thiệp của Đức Maria, tượng Đức Mẹ Keblo đã được đăng quang với vương miện của Giáo Hoàng vào dịp kỷ niệm 700 năm các cuộc hiện ra (năm 1978). Đồng thời với lễ đăng quang, một cuốn sách vàng đã được thiết lập để mọi người viết ra những lời chứng về các phép lạ đã xảy ra sau khi cầu nguyện với Đức Mẹ Keblo.


    Wawolnica đặc biệt được viếng thăm về những vấn đề liên quan đến sức khỏe, và cũng là phương sách cuối cùng khi người ta không còn hy vọng nào khác. Nhiều trường hợp đã được phục hồi khi dường như không thể về mặt y tế, đã và đang tiếp tục được ghi lại bởi các tín hữu sau khi viếng thăm nơi đây. Một linh mục đến từ Jasna Gora cũng đã nói rằng nhà nguyện này thường xuyên có nhiều phép lạ được báo cáo còn nhiều hơn cả ở Jasna Gora.

    Wawolnica
    Wawolnica
    Wawolnica
    Wawolnica
  6. Nhà nguyện Lagiewniki và Nhà Nguyện Lòng Chúa Thương Xót, được biết đến trên toàn thế giới nhờ mối liên hệ với nữ tu Faustyna Kowalska, thuộc dòng tu Đức Mẹ Thương Xót. Thị kiến của Kowalska về Chúa Kito đã dẫn đến việc bức tranh Lòng Chúa Thương Xót kỳ diệu được đặt tại địa điểm này, và những bản sao của nó được các nhà thờ trên khắp thế giới chấp nhận như một hình thức sùng kính Công giáo.


    Năm 1931, nữ tu Faustyna được thị kiến về Chúa Kito của Lòng Thương Xót. Dựa trên những mô tả của bà, bức tranh này đã được các họa sĩ tái tạo vào những năm 1930 và 1940. Bức cuối cùng trong số những bức tranh vẽ được đặt ở Lagiewniki, và nơi đây trở thành một địa điểm hành hương sau khi những hình ảnh được biết đến, đồng thời nó đã được ghi nhận với nhiều phép lạ kể từ đó.


    Toàn bộ địa điểm hành hương tại Lagiewniki bao gồm hai phần kiến trúc riêng biệt. Đầu tiên là các tòa nhà tu viện theo phong cách tân Gothic của những nữ tu - nơi có nhà nguyện chứa bức tranh Lòng Chúa Thương Xót năm 1944, và bên dưới là thánh tích của nữ tu Faustyna. Thứ hai là một vương cung thánh đường hiện đại có hình elip cùng tháp quan sát cao 77 mét, khiến nó trông giống như một chiếc thuyền. Hài cốt của Faustyna cũng được chuyển đến vương cung thánh đường, và hiện bà được chôn cất ở đó.


    Xây dựng từ năm 1999 đến 2002, vương cung thánh đường này là kết quả của việc Lagiewniki ngày càng được nhiều người biết đến như một địa điểm hành hương. Nó mở cửa cho những người đến đây lần đầu tiên sau thế chiến thứ hai, và dần trở nên phổ biến hơn trong những thập kỷ sau đó. Nơi đây thường được Thánh John Paul II (trước khi ông trở thành Giáo Hoàng) đến thăm. Nó cũng được quan tâm nhiều hơn sau khi quyển nhật ký của nữ tu Faustyna được xuất bản năm 1981. Mối quan tâm đến Lagiewniki ngày càng tăng lên sau khi Giáo hoàng John Paul II công khai gọi nó là thủ đô của lòng sùng kính Lòng Chúa Thương Xót vào năm 1985, Faustyna được phong Thánh vào năm 2000.


    Lagiewniki hiện nay rất nổi tiếng với những người hành hương, nó đã được ba vị Giáo Hoàng là John Paul II, Benedict XVI và Francis đến thăm.

    Lagiewniki
    Lagiewniki
    Lagiewniki
    Lagiewniki



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |