Top 10 Địa điểm du lịch hấp dẫn nhất tỉnh An Giang
Là một phần của tứ giác Long Xuyên, An Giang là tỉnh đứng đầu trong khu vực miền Tây Nam Bộ về dân số, đứng thứ 4 về diện tích và cũng là tỉnh duy nhất có đến ... xem thêm...2 thành phố trực thuộc: Châu Đốc, Long Xuyên thuộc đô thị loại II. Phát triển là vậy, nhưng An Giang vẫn giữ được trong mình những nét đẹp sơ khai lẫn hiện đại. Vì thế không khó để giải thích tại sao lượng du khách trong và ngoài nước đổ về An Giang mỗi năm ngày một nhiều.
-
Núi Sam có tên khác là Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn là một núi nằm trong vùng Bảy Núi, từ trung tâm thành phố Châu Đốc đi 5km nữa tới một ngã ba dưới chân núi, rẽ trái là đường lên đỉnh núi Sam. Thật không gì thú vị bằng bạn men theo con đường quanh co ngắm nhìn những cây bụi, cây chồi ven đường, đặc biệt loài hoa quý phái nơi đây. Hoa Ti gôn là loài hoa đặc trưng của vùng núi Sam này, những bông hoa tươi hồng bò leo quấn quít trên cây điệp, cây bằng lăng... hòa cùng tiếng chim ca ríu rít sẽ làm bạn quên đi những mệt nhọc, khiến bạn ngẩn ngơ rồi dừng lại, nhắm mắt, im lặng và lắng nghe.
Gần tháp Pháo Đài là một ngôi miếu nhỏ của bác sĩ Mô, là một nhân sĩ của phong trào Duy Tân chống Pháp. Ngôi biệt thự này có kiến trúc hài hòa, tao nhã nằm trên sườn núi. Nhà được xây từ những viên đá hoa cương, ngói đỏ mô phỏng cách điệu pháo đài thời trung cổ của Châu Âu.
Long Sơn Tự là một ngôi chùa đẹp với nhiều tượng Phật, bồ tát uy nghi, tự tại như đang nhìn bao quát thế gian. Thỉnh thoảng tiếng chuông chùa ngân vọng giữa núi rừng hoang sơ, tĩnh mịch khiến lòng khách du lâng lâng như thoát tục. Dọc đường núi có rất nhiều chòi, quán núp dưới những tán cây cổ thụ, du khách có thể thư thả nằm nghỉ, nghe tiếng gió thổi vào lá xào xạc và tiếng chim ca ríu rít. Hoặc nếu có cảm hứng, du khách cũng có thể dừng chân bên đường lai rai những món đặc sản vùng này như bò xào lá giang hay gỏi sầu đâu lạ miệng và hấp dẫn.
-
Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc ngay chân núi Sam, tượng Bà được người dân phát hiện và khiêng xuống từ đỉnh núi Sam bằng 9 cô gái đồng trinh, theo như lời dạy của bà qua miệng "cô Đồng" nên người dân đã lập miếu để tôn thờ. Miếu là một công trình kiến trúc đẹp, tôn nghiêm, là một di tích nổi tiếng khắp đồng bằng Sông Cửu Long thu hút gần 2 triệu lượt du khách đến tham quan mỗi năm. Khách hành hương, khách du lịch đến từ khắp nơi trong cả nước tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, kéo dài nhiều tháng.
Nơi đây có tổ chức lễ hội hằng năm diễn ra vào ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch, được gọi là lễ hội Bà Chúa Xứ hay lễ Vía Bà. Vào dịp này, mọi người sẽ đổ về dự lễ tham gia các trò như: hát bội, múa võ, ca nhạc ngũ âm, đánh cờ,...Ngày nay, Miếu Bà Chúa Xứ – Núi Sam Châu Đốc không chỉ là nơi hành hương linh thiêng mà còn là điểm tham quan rất hấp dẫn du khách. Trong bầu khí nhộn nhịp thẫm đẫm niềm tin tin ngưỡng ở đây là những quang cảnh tuyệt vời từ núi Sam sừng sững, mang lại những làn gió thanh mát làm tâm hồn người người thêm tươi mới và dư tràn an vui.
-
Tức Dụp là căn cứ địa vững chắc của quân và dân An Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, có độ cao khoảng 300m và chu vi khoảng 2200m. Đồi Tức Dụp được thiên nhiên ưu ái ban tặng một hệ thống chi chít các hang động như những tổ ong vĩ đại, thông nhau bởi muôn vàn ngõ ngách và kẹt đá.
Đã hơn 30 năm im tiếng súng, nhưng những trận đánh phá của kẻ thù vẫn còn in hằng dấu tích trên những mặt đá, duy chỉ có cỏ cây là xanh tươi trở lại. Bốn mùa nước trong xanh và rực rỡ màu sắc. Các hang động, các ngõ ngách vẫn còn nguyên vẹn như xưa sẽ cho bạn những hình ảnh thật nhất về cuộc chiến đẫm máu giành độc lập, thắng lợi của ông cha ta. Mỗi hang là mỗi vẻ đẹp độc đáo, đan xen nhau đủ kiểu. Sau vài giờ tham quan, bạn có thể theo lối cũ xuống thăm nhà bảo tàng nơi đây. Nhưng với chút máu phiêu lưu, bạn có thể tự khám phá hàng chục lối đi riêng, vượt qua nhiều mỏm đá. Bạn sẽ tự thưởng cho mình cái thú len lỏi, tìm tòi và sau cùng đứng trên những tảng đá sừng sững như một viên tướng chỉ huy trận mạc đang quan sát toàn cảnh xung quanh.
Bạn tha hồ hít thở không khí trong lành và thu vào tầm nhìn bao cảnh quan kỳ thú mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Tức Dụp.
-
Tây An Cổ Tự là một ngôi chùa Phật giáo tọa lạc tại ngã ba dưới chân Núi Sam, là sự giao thoa độc đáo giữa nền văn hóa Việt Nam và Ấn Độ. Chùa cất theo lối chữ "Tam", được xây dựng bằng những vật liệu bền chắc như: Gạch ngói, xi măng. Nơi cổng tam quan là tượng Quan Âm Thị Kính, mặt tiền chùa là tháp thờ phật cao 2 tầng, chính điện là dãy nhà rộng, lợp ngói đại ống, cột gỗ căm xe, hai bên là lầu chiêng và lầu trống trên đỉnh trang trí các tượng tứ linh vô cùng mỹ thuật.
Đến với Tây An Cổ Tự, ta như có được một khoảng thời gian xa rời cuộc sống nhộn nhịp ngoài kia, ngồi giữa một khung cảnh tĩnh lặng, nghe tiếng chuông chùa ngân vang - lòng bỗng nhẹ nhàng đến lạ thường.
Nếu du khách không muốn thăm viếng chùa Tây An vào ban ngày vì ngại nắng và khách hành hương đông đúc thì cũng có thể đến tham quan và lễ phật vào buổi tối. Với lối kiến trúc đặt biệt hơn những ngôi chùa khác nên về nhà chùa có cho lắp những cái đèn màu vàng để chiếu sáng làm cho ngôi chùa trở nên uy nghi, trán lệ như những tòa lâu đài lộng lẫy trong màn đêm. -
Thánh đường Mubarak là một điểm đến thú vị tiếp theo tại An Giang với những kiến trúc nghệ thuật độc đáo mang đậm màu sắc tôn giáo của người Chăm và những lễ hội mang tính đặc trưng của đạo Hồi. Không gian bên ngoài tại thánh đường vô cùng rộng lớn và thoáng mát, bên trong thánh đường không thờ bất kỳ một vị thần nào nhưng có hậu tẩm - là nơi chức sắc hướng dẫn tín đồ làm lễ. Nằm lặng lẽ bên bờ sông Hậu, làng Châu Giang với các thánh đường trắng như một chốn yên bình bên sự nhộn nhịp của thành phố vùng biên Châu Đốc.
Đi khỏi một đoạn ngắn khu vực thánh địa, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều người dân địa phương mặc trang phục truyền thống sinh hoạt trong làng hàng ngày. Đến chiều, du khách lại được nhâm nhi những món ăn dân dã trên những gánh hàng rong nơi đây như: bánh tằm, chuối hấp, xôi sắn,... Bạn cũng nên tự thưởng cho mình 1 - 2 phần để thưởng thức trên đường khám phá những địa danh tiếp theo của An Giang.
-
Theo tiếng địa phương nơi đây "Búng" có nghĩa là hồ, đầm, "Bình" là do nước nơi đây lúc nào cũng êm ả, lâu lâu lại gợn chút sóng nhỏ lăn tăn, còn "Thiên" có nghĩa là trời ban. Búng Bình Thiên - An Giang trở mình vào mùa nước nổi, mùa của nước về tạo một làn gió mới trong bức tranh miền Tây quyến rũ. Du khách đến đây sẽ thấy được sự êm ả, thanh bình, dịu mát giữa một màu xanh ngắt của nước, của trời. Vẫn mang trên mình đầy phù sa, nhưng không hiểu sao nước tại đây vẫn một màu xanh mát mẻ tựa như chiếc gương soi khổng lồ chứ không đục màu vàng màu mỡ như những con sông tại miền Tây. Nếu muốn tận hưởng trọn vẹn cảm giác, du khách có thể mướn thuyền để du ngoạn Búng Bình Thiên, cảm nhận thích thú khi tay mình nhẹ nhàng vẫy nước trong hồ. Giá của một thuyền dao động trong khoảng 350.000 đến 400.000đ một thuyền có thể chở được từ 3 - 4 du khách.
Nếu đi đúng dịp, du khách còn được tham gia lễ hội Búng Bình Thiên, từ các hoạt động văn hóa như đua thuyền, bơi lội đến những trò chơi nhân gian mùa nước nổi như chống xuồng đua, nơm cá,...Về đêm, du khách lại được ngân nga trong những điệu hò tại sân khấu trên hồ, không quá rực rỡ nhưng lại gần gũi lạ thường.
-
Hành trình xuôi về An Giang thăm rừng tràm Trà Sư nơi có hệ sinh thái điển hình vùng sông nước miền Tây. Chỉ với 48.000/1 du khách, hẳn là bạn nên mướn một chiếc thuyền nhỏ nơi đây (chở từ 3 - 4 người) đi sâu vào rừng tràm thì mới có thể hưởng ngoạn hết được những cảnh đẹp nơi đây. Những người dân trong vùng là những người chèo thuyền cũng là những hướng dẫn viên đầy tâm huyết sẽ kể cho bạn nghe lịch sử tại rừng tràm này. Thuyền sẽ đi rất chậm, sẽ đủ để bạn cảm nhận hết những vẻ đẹp hoang sơ, kì bí nơi đây.
Rừng tràm đẹp nhất vào mùa nước nổi, bèo cám phủ một tấm thảm màu xanh lên mặt đường, hai bên tràm như hai vòng tay che mát; thỉnh thoảng, tiếng mái chèo, tiếng cá, tiếng chim.. làm xao động cả một rừng cây xanh mát. Tại khu rừng có một đài quan sát để du khách có thể xem tổng thể toàn bộ rừng tràm, từ trên đài quan sát này du khách sẽ thấy được một số ngọn núi trong dãy thất sơn ở thành phố Châu Đốc như núi Ông Két, núi ông Cấm, tượng phật Di Lạc,...
Sau khi tham quan cả khu rừng, du khách có thể dừng chân, nghỉ ngơi tại mái chòi, cùng thưởng thức những món ăn dân dã tại đây như cá lóc nướng lá rơm, canh chua cá linh bông điên điển, chuột đồng nướng muối ớt.
-
Cánh đồng Tà Pạ cách thị trấn Tri Tôn 1km, nhìn từ xa Tà Pạ giống như một bức tranh ngút ngàn được phủ một màu xanh tươi mát của lúa non, lác đác điểm tô của những ngọn thốt nốt cao vút. Thốt nốt có thể vươn cao lên đến 30m với thân cao to, thẳng tắp và khi nhìn từ phía xa xa, thân thốt nốt trông như thân cây dừa. Có những vùng đất chỉ có vài cây được trồng giữa đồng ruộng, thốt nốt sừng sững ngự trị giữa cánh đồng ấy như vệ sĩ oai vệ, hùng dũng trấn giữ những thửa ruộng.
Cây thốt nốt giản dị mộc mạc và cánh đồng bát ngát đã vẽ nên bức tranh phong cảnh đẹp nao lòng, đậm chất miền Tây thôn quê dân dã thanh bình. Có dịp bước vào những khu rừng thốt nốt trong khoảnh khắc bình minh tươi đẹp, bạn sẽ được đắm mình trong khung cảnh đẹp mê hồn với những tia nắng sớm lấp lánh len lỏi qua từng kẽ lá. Vẻ đẹp huyền ảo của những làn sương mỏng ban mai lẫn trong nét rực rỡ nổi bật của khoảnh khắc bình minh hẳn sẽ mê hoặc và quyến rũ lữ khách phương xa, khiến bạn lơ lửng trong dòng chảy cảm xúc của riêng mình.
-
Đã đi An Giang, ắt nên dừng chân ghé lại chợ Tịnh Biên - chợ vùng biên giới đặc biệt này. Rời siêu thị cửa khẩu, khách thường ghé chợ Tịnh Biên để ăn uống và lại mua vài sản phẩm địa phương trước khi quay về. Chợ biên giới Tịnh Biên có bề ngoài cũng giống như những chợ trong nội địa nhưng hàng hoá rất phong phú và đa dạng. Ở đây chuyên bán hàng khối cho những người buôn chuyến và cung cấp hàng hoá cho các đầu mối ở các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Hàng hóa bán trong nhà lồng chợ, sạp liền sạp bày bán ngang dọc đầy đủ các loại hàng. Nhưng có lẽ, một trong những mặt hàng khiến du khách trầm trồ nhất đó là đồng hồ. Có rất nhiều kiểu dáng đồng hồ nam, nữ rất đẹp và hiện đại do Thái Lan và Trung Quốc sản xuất, giá trung bình từ 300.000 đến 600.000 đồng/chiếc. Các siêu thị lớn trong nội địa thường có giá niêm yết gấp đôi trong khi cùng một mặt hàng, cùng một mẫu mã.
Việt Nam có nhiều khu thương mại vùng biên, cửa khẩu thông thương với các nước láng giềng nhưng một chuyến viếng thăm vùng biên cương tây nam trù phú này sẽ là một chuyến du hành nhiều thú vị nhất là những người ở các vùng miền khác ngoài đồng bằng sông Cửu Long khi có dịp “hành phương Nam”. Việt Nam có nhiều khu thương mại vùng biên, cửa khẩu thông thương với các nước láng giềng nhưng một chuyến viếng thăm vùng biên cương tây nam trù phú này sẽ là một chuyến du hành nhiều thú vị nhất là những người ở các vùng miền khác ngoài đồng bằng sông Cửu Long khi có dịp "du hành Phương Nam".
-
Top cuối cùng này, xin giới thiệu đến du khách những món ăn đặc sản của vùng đất An Giang:
- Mắm Châu Đốc là một trong những đặc sản không thể không nhắc đến khi tham quan du lịch vùng đất này. Phải thử một lần thì bạn mới có thể tấm tắc nói rằng: "Không ngoa khi nói, mắm Châu Đốc là số 1". Du khách có thể mua mắm tại các sạp lớn trong chợ Châu Đốc hoặc dưới chân núi Sam. Giá tầm khoảng 100.000 đồng/1 ký.
- Cơm tấm nhuyễn Long Xuyên không được nấu như những cách thông thường mà phải xới cơm, nấu chín bằng hơi nước cho nên cơm sẽ không bao giờ bị khê hay nhão. Có thể là vì cơm tấm nhuyễn nên cái gì cũng bé bé xinh xinh: từ hạt cơm to bằng đầu nhan đến những lát dưa bổ đôi, bì thịt nhỏ nhỏ ngắn ngắn chứ không dài bằng gang tay như những đĩa cơm tấm bình thường ta ăn. Một đĩa cơm dao động từ 15.000 - 20000 đồng. Có rất nhiều quán cơm tấm nhuyễn tại thành phố Long Xuyên để bạn lựa chọn.
- Lẩu mắm Châu Đốc: Là một nét đặc trưng trong ẩm thực Châu Đốc, lẩu mắm Châu Đốc khiến bất cứ ai thử qua cũng không khỏi thán phục vì sự kết hợp hài hòa của mắm, cùng bao nguyên liệu khác, thành món lẩu thơm ngon đến khó kềm chế. Châu Đốc gọi là xứ sở của mắm, nổi tiếng với làng mắm Châu Đốc đã rất nhiều tuổi, nên các món ăn chế biến từ mắm nhiều cũng không khiến người ta phải thắc mắc. Món lẩu mắm ra đời có lẽ cũng là điều hiển nhiên khi người miền Tây nói chung và người Châu Đốc An Giang nói riêng lại khéo léo chuyện bếp núc đến như thế. Từ nhúm lá ngoài vườn như sầu đâu cũng có thể kếp hợp với khô cá lóc, để trở thành món gỏi sầu đâu khô cá lóc rất ngon, thì không có lý do gì để thiếu vắng món lẩu nấu từ mắm Châu Đốc nức danh. Một nồi lẩu giá trung bình khoảng 200.000 có thể ăn được 3 - 4 người. Một số quan lẩu mắm nổi tiếng tại thành phố Châu Đốc như: Quán cơm Bảy Bồng, quán lẩu Đồng Quê đều nằm trên đường Trưng Nữ Vương - thành phố Châu Đốc.
Nguyễn Hoàng Chương 2019-03-05 14:04:10
Bài viết được chọn làm video của toplist.vn