Top 7 Địa điểm chụp selfie đẹp nhất cho giới trẻ tại Bình Phước
Chỉ cách TP.HCM hơn 2 giờ đồng hồ di chuyển, Bình Phước chắc chắn là cái tên lạ trong bản đồ du lịch của của các bạn trẻ. Nhưng bạn sẽ tiếc nếu bỏ qua những ... xem thêm...điểm đến tuyệt đẹp này để có những bức ảnh selfie đẹp tuyệt vời nhất. Khi đến nơi đây bạn không chỉ được tham quan những địa điểm du lịch đẹp mà còn được thưởng thức các món ăn ngon làm thu hút vị giác của thực khách. Các khu sinh thái, khu vườn quốc gia được bảo tồn với những loài chim thú quý hiếm, nơi đây mang lại cho bạn của một thiên nhiên hoang sơ, đa dạng và phong phú, tạo cho bạn cảm giác mới mẻ khi du lịch tại nơi đây. Sau đây là các địa điểm chụp hình sống ảo tại Bình Phước mà bạn không thể bỏ qua
-
Tràng cỏ Bù Lạch khu phức hợp giữa rừng và hồ tạo nên, thuộc địa phận xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng. Để tham quan địa danh này du khách phải vượt qua những con đường nhỏ, đá lởm chởm. Tràng cỏ Bù Lạch là khu phức hợp giữa những cánh đồng cỏ xanh mướt, hồ nước với rừng nguyên sinh đã tạo cho khung cảnh nơi đây vô cùng sinh động. Đến đây, chắc chắn bạn sẽ phải choáng ngợp bởi khung cảnh rộng lớn của hương cỏ đồng quê - một vẻ đẹp kì diệu của bãi cỏ non xanh mướt "ôm khéo" bờ hồ trong veo, lăn tợn gợn sóng theo làn gió mới.
Ghé Trảng cỏ Bù Lạch, bạn có thể thư thái ngắm cảnh, cắm trại, câu cá và tận hưởng một kỳ vi vu mới lạ của Bình Phước. Những bức hình yên bình, xanh mát. Bước chân vào khu trảng cỏ du khách sẽ trầm trồ thán phục trước những bãi cỏ non xanh mướt chạy dài cả một vùng rộng lớn. Vào sâu bên trong, du khách sẽ thấy một mặt hồ trong xanh, êm dịu, những làn nước đu đưa nhẹ nhàng theo cơn gió. Bạn yêu thích sự bình yên hãy đến Trảng cỏ Bù Lạch để tận hưởng và selfie những bức hình trong khung cảnh đẹp như viên ngọc bích.
-
Hồ suối Gia là một con đập thủy lợi nhỏ dùng để dự trữ nước và cung cấp nước cho tỉnh Bình Phước. Nước ở đây rất trong lành, mát rượi vào mùa hè, nên nó trở thành một địa điểm lý tưởng dành cho các bạn trẻ yêu thích dã ngoại, bơi lội, ngắm cảnh. Hồ Suối Giai nằm ở địa phận xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, cách TP. HCM khoảng 80km về phía Tây Bắc. Hồi xa xưa thì nơi đây là đầu nguồn của một dòng suối nhỏ, đến năm 1978 trở thành hồ như hiện nay.
Nước trong hồ mát rượi, trong veo. Mùa này cho dù sáng hay chiều thì nhiệt độ nước rất mát mẻ vào khoảng 30 độ C, tắm cực kỳ mát. Đến tháng 9-12 thì nước rất lạnh. Độ sâu của hồ từ 8-10 mét, lòng hồ ít bùn đất nên thú vị nhất ở đây đó là bơi lội, chèo ghe hay lưới cá. Mặt hồ phẳng lặng như gương, ít sóng nên bơi lội ở đây rất an toàn. Cái tên Suối Giai có nghĩa là Suối của Giai Nhân, ý nói cảnh đẹp như những nàng tiên giai nhân giáng trần. Hồ có chiều ngang hơn 1,5 km, nằm gọn giữa hai quả đồi và có thể quan sát lòng hồ từ trên cao là đường xe chạy. Chiều dài của khoảng 10km. Hiện nay trên hồ không có nhiều cư dân sinh sống, bao quanh lòng hồ là những rừng cao su của các nông trường, trong lòng hồ có vài bè cái nuôi xuất khẩu, bao gồm cá lăng, cá bống tượng và một số cá khác. Tại hồ Suối Giai có duy nhất một ngôi nhà đã định cư tại đây gần 10 năm, có đầu tư 1 số thiết bị có thể phục vụ du khách phượt, thỏa sức chụp những bức hình đầy thơ mộng. -
Bình Phước có rất nhiều thác nước đẹp tuyệt vời cho bạn chụp selfie và thác Đứng là sự lựa chọn hoàn hảo. Thác Đứng cao khoảng 4 - 6m, rộng 10m, được mệnh danh là một trong những thác nước đẹp nhất Bình Phước. Thác Đứng gồm nhiều khối đá hình lục lăng xếp chồng lên nhau, các trụ đá lớn trụ lại thành nhiều hình cột thẳng tắp; phía hai bên bờ là bạt ngàn cây xanh và nương rẫy.
Thác nằm ẩn mình trong rừng sâu, thuộc địa phận xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng. Nước từ thượng nguồn đổ xuống lưu vực tạo nên dòng thác kiêu sa, tung bọt trắng xóa. Giữa màu xanh bạt ngàn của rừng cây và nương rẫy, từ cách xa vài trăm mét, du khách vẫn có thể nghe thấy tiếng nước đổ ào ào của thác Đứng. Đứng trên đầu ngọn thác nhìn xuống, du khách thấy dòng nước đổ xuống hạ lưu cuồn cuộn và chảy dài vô tận, làm tôn thêm vẻ đẹp hùng vĩ của thác. Vào mùa mưa, lượng nước dồi dào, thác nước mang màu vàng đặc trưng của vùng đất đỏ bazan đầy ấn tượng. Cuối mùa mưa và vào mùa khô, thác nước trong xanh, bình yên và thơ mộng. Đây là một thắng cảnh đẹp, chứa đựng các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của người S'Tiêng ở Bù Đăng.
-
Tây Cát Tiên là địa danh thuộc quần thể khu dự trữ sinh quyển vườn quốc gia Cát Tiên, được công nhận di sản văn hóa thế giới năm 1998. Nơi này còn là khu du lịch sinh thái lý tưởng ở miền Ðông Nam Bộ, vùng đất còn giữ nguyên vẹn tính tự nhiên. Bên cạnh đó, khu rừng này còn là nơi bảo tồn rất nhiều động vật quý hiếm. Hệ sinh thái rừng khá đa dạng và phong phú, đây là nơi bảo tồn các loại động, thực vật quý hiếm trong đó có tê giác một sừng chỉ có duy nhất ở Việt Nam. Địa hình của rừng là sự xen kẽ giữa các bàu, đầm, suối, ghềnh thác, cùng các vùng ngập nước và bán ngập nước.
Rừng Nguyên sinh Tây Cát Tiên nằm trên địa bàn huyện Bù Đăng và Đồng Phú. Bầu không khí rất mát mẻ, thoáng đãng tạo cho mọi người khi đến đây có cảm giác thư giãn và bình yên đến vô cùng, nếu bạn nào đang tìm cho mình một chốn vùa yên tĩnh vừa có cảnh đẹp thì Rừng Nguyên sinh Tây Cát Tiên chính là điểm lí tưởng đó.
-
Vườn quốc gia Bù Gia Mập có diện tích lớn nhất ở tỉnh Bình Phước, thuộc huyện Phước Long, nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Phước, đây là đoạn cuối của dãy Trường Sơn Nam hùng vĩ. Vườn quốc gia Bù Gia Mập có hệ động thực vật rất phong phú và đa dạng. Đây còn là nơi bảo tồn những giống quý của hệ động thực vật cùng các loại cây thuốc nam quý hiếm nằm trong sách đỏ của Việt Nam. Đồng thời cũng là địa điểm du lịch hấp dẫn cho những ai ưa thích mạo hiểm, khám phá thiên nhiên hoang dã.
Tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập là nơi bảo tồn các nguồn gen quý hiếm của động thực vật ở khu vực miền Đông Nam Bộ. Các tín đồ phượt thủ luôn chọn nơi này là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất để khám phá. Đặc biệt, vào dịp cuối tuần, du khách có thể tham gia vận động dã ngoại với mô hình du lịch mạo hiểm và khám phá.
-
Bà Rá là ngọn núi cao nhất ở bình Phước. Đứng từ trên cao, du khách có thể thoải mái phóng tầm mắt nhìn hồ thủy điện thác Mơ đẹp long lanh. Mặc dù được quy hoạch thành khu du lịch nhưng quang cảnh nơi đây vẫn còn nét hoang sơ, rừng rạp phủ kín lối đi. Nếu không muốn đi bộ, du khách có thể sử dụng dịch vụ cáp treo.
Khi đến với núi Bà Rá bạn sẽ được tận hưởng khung cảnh thiên nhiên thơ mộng cùng những chiêm nghiệm lịch sử tâm linh. Núi Bà Rá với tổng chiều cao là 733 mét trên đỉnh núi được xây dựng thành nhiều khu đền chùa, tượng Phật nối dài với nhau tạo thành một khung cảnh yên bình đến khó tả. Trong nhang khói mờ sương từ đây chúng ta có thể nhìn thấy toàn cảnh thị xã Phước Long nhộn nhịp, tấp nập. Từ chân núi men theo con đường thị xã quanh co, chúng ta có thể lên đỉnh núi bằng lối đi bộ để chinh phục hơn 700 bậc tam cấp, với những đoạn dốc tưởng chừng như chỉ thở một cái thôi cũng đủ làm ta chênh vênh giữa núi rừng, hoặc chúng ta có thể đi lên bằng cáp treo Bà Rá được khánh thành cách đây không lâu để có thể ngắm trọn con đường lên núi đầy thử thách những bước chân chưa mòn.
-
Bom Bo ngày nay thêm xinh đẹp và rộn ràng hơn kể từ khi tỉnh triển khai xây dựng các dự án thuộc Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’Tiêng sóc Bom Bo. Thăm nơi đây, du khách sẽ có dịp ôn lại những năm tháng kháng chiến hào hùng của đồng bào dân tộc S’Tiêng hướng về cách mạng với hoạt động giã gạo nuôi quân; được hòa mình vào những âm thanh rộn ràng của tiếng chày xen lẫn tiếng cồng chiêng; uống rượu cần, thưởng thức món thịt nướng, nghe già làng kể chuyện về buôn sóc bên ánh lửa hồng.
Nơi đây có những ngôi nhà truyền thống cho con bác khám phá và chụp hình, những góc nhỏ bình yên, con người và văn hóa nên đây cũng thật đẹp. Ngoài ra, du khách còn được tham gia, tìm hiểu về các lễ hội, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống độc đáo của đồng bào S'Tiêng tại khu bảo tồn. Những hoạt động này mang ý nghĩa giao thoa văn hóa giữa người dân nơi đây với du khách và tạo điều kiện cho đồng bào S’Tiêng có thêm động lực, ý thức trong việc bảo tồn, gìn giữ văn hóa của dân tộc mình. Qua đó, góp phần giới thiệu, quảng bá đến du khách về nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào S’Tiêng ở Bình Phước nói riêng và đồng bào S’Tiêng cả nước nói chung; đồng thời đưa phong trào văn hóa, văn nghệ của đồng bào S’Tiêng và của địa phương ngày càng phát triển đi lên.