Top 7 Địa danh nổi tiếng ở đất Nga Sơn - Thanh Hóa

Mai Ngọc Mạnh 7345 0 Báo lỗi

Nga Sơn là 1 huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa, đến với Nga Sơn là đến với sự tích dưa hấu đỏ Mai An Tiêm, với cuộc khởi nghĩa Ba Đình hùng tráng, với động Từ Thức ... xem thêm...

  1. Top 1

    Động Từ Thức

    Được xem là một trong những hang động đẹp nhất xứ Thanh, động Từ Thức hay còn gọi là động Bích Đào (xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn) đã thu hút nhiều du khách bởi màu sắc lung linh, huyền ảo như chính câu chuyện tình của chàng Từ Thức gặp nàng tiên Giáng Hương lưu truyền trong dân gian. Động Từ Thức nằm trên dãy núi Tam Điệp hùng vĩ, tiếp giáp với huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và được coi là một trong những hang động đẹp gắn liền với truyền thuyết về người trần gặp Tiên.


    Theo truyền thuyết, Từ Thức là người Tống Sơn, nay là huyện Hà Trung (Thanh Hóa) làm quan tri huyện ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Thường ngày, Từ Thức vốn thích ngao du sơn thủy, thưởng ngoạn phong cảnh và làm thơ. Trong một lần dự hội xem hoa, chàng bắt gặp một thiếu nữ tuyệt sắc giai nhân, khi ngắm hoa đã vô ý làm gãy cành mẫu đơn và bị nhà chùa giữ lại. Thấy vậy, chàng liền cởi chiếc áo gấm đang mặc để chuộc tội cho người thiếu nữ. Thời gian sau, vì không muốn danh lợi ràng buộc nên Từ Thức đã từ quan về quê vui thú điền viên.


    Một hôm, trông ra cửa biển Thần Phù, chàng thấy có áng mây ngũ sắc kết thành hình hoa sen. Từ Thức bèn chèo thuyền ra phía núi và đã lạc động Bích Đào. Khi vừa bước vào động, Từ Thức thấy một tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ. Rồi chàng được người chủ tòa lâu đài gả cho con gái tên Giáng Hương làm vợ. Giáng Hương chính là người con gái năm trước chàng đã cởi áo gấm chuộc lỗi khi còn làm tri huyện Tiên Du.


    Sống với nhau được một năm, dù thuận hoà, êm ấm, Từ Thức chợt nhớ nhà, xin được về thăm. Cảm thông nỗi niềm của chồng, Giáng Hương sắm xe và gài sẵn phong thư kín nói lời ly biệt. Khi đến quê, tất cả đều đổi thay, Từ Thức hỏi một cụ già râu tóc bạc phơ thì mới biết đó là cháu nội của mình. Chàng đã đi quá lâu. Từ Thức muốn trở lại cõi tiên với vợ, nhưng xe mây đã biến mất. Mở phong thư ra thì thấy lời từ biệt của Giáng Hương. Chàng buồn bã, thất vọng đi về phía Tây Nam theo dãy núi Hoàng Sơn (ở xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống) rồi sau đó biệt tích đến ngày nay. Từ đó, động Bích Đào còn có tên gọi là động Từ Thức.

    Động Từ Thức
    Động Từ Thức
    Động Từ Thức
    Động Từ Thức

  2. Top 2

    Đền thờ Mai An Tiêm

    Đền thờ Mai An Tiêm thuộc xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, cách huyện lỵ Nga Sơn 5km về phía Đông Bắc. Ngôi đền nhỏ đơn sơ nép mình bên sườn núi nhưng chứa đựng cả một huyền thoại đẹp được lưu truyền bao đời nay. Kiến trúc của ngôi đền khá đơn giản, đền được kết cấu theo hình chữ Đinh gồm 5 gian Tiền Bái và 4 gian Hậu cung được mô phỏng theo kiến trúc đình, đền Việt Nam, có cổng tứ trụ truyền thống. Nội thất trong đền được bố trí trang nghiêm, gọn gàng. Đến thăm ngôi đền của nhân vật huyền sử - Mai An Tiêm, người khai sinh ra quả dưa hấu đỏ ai cũng có tâm trạng xúc động về một biểu tượng về tinh thần vượt khó, cần cù, sáng tạo trong lao động.


    Tương truyền: Vào thời vua Hùng Vương thứ 6, Mai Yển - hiệu An Tiêm nguyên ư Thượng thư Lại Bộ Xuân Thu, do có nhiều công trạng nên được nhà vua rất yêu mến và gả con gái cho. Được vua yêu quý nên chàng bị các lạc hầu, lạc tướng ghen ghét, gièm pha tìm cách hãm hại; một lần vì làm phật ý vua nên chàng và gia đình bị đày ra đảo hoang sinh sống. Nhờ có loài quạ tha quả về ăn, Mai Yển đã tìm cách đuổi quạ đi và ăn thử thấy ngon, ngọt lạ thường bèn đem hạt gieo, mùa đầu đã cho nhiều quả và thứ quả đó đã nuôi sống gia đình Mai Yển, sau này người ta gọi đó là quả dưa hấu. Vụ này tiếp nối vụ kia, dưa hấu ngày càng nhiều, gia đình Mai Yển dùng không hết liền nghĩ cách, khắc chữ vào vỏ quả, bỏ xuống biển, thủy triều đã đẩy những quả dưa vào bờ, quan quân thấy vậy liền tâu lên nhà vua, mọi người cùng ăn và vui mừng khen ngon. Vua biết Mai Yển và vợ con không chết mà còn nhớ đến nhà vua, tìm cách dâng quả ngon; vua liền ra lệnh đưa Mai Yển về đất liền để phong lại chức tước.


    Với ý nghĩa dân gian sâu sắc, vào năm Duy Tân thứ nhất, vua sắc phong cho thôn Ngoại, huyện Nga sơn thờ phụng Mai Yển hiệu An Tiêm Dực Bảo Trung Hưng linh phù chi thần. Đến năm Khải Định thứ 9, vua gia phong Đoan túc tôn thần, sắc cho thôn Ngoại tiếp tục thờ phụng. Đặc biệt chuẩn phong cho phép phụng thờ, dùng theo lễ quốc khánh.


    Năm 1989, đền thờ Mai An Tiêm thuộc xã Nga Phú, huyện Nga Sơn đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Hàng năm, vào ngày 12 đến 15 tháng 3 âm lịch, tại đền thờ Mai An Tiêm, chính quyền và nhân dân địa phương thường tổ chức lễ hội để tưởng nhớ, tri ân Mai An Tiêm, người có công khai phá, mở mang bờ cõi, thủy tổ của nghề canh nông cho dân trong vùng. Hình ảnh Mai An Tiêm và sự tích quả dưa hấu là sức sống mãnh liệt của dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước.

    Đền thờ Mai An Tiêm
    Đền thờ Mai An Tiêm
    Đền thờ Mai An Tiêm
    Đền thờ Mai An Tiêm
  3. Cửa biển Thần Phù (chữ Hán: 神符海口), còn gọi Thần Đầu (神投) hay Thần Thụ (神授), vốn là một cửa biển hiểm yếu xa xưa nằm trên tuyến đường thủy hành quân Nam tiến của người Việt nên được gắn với nhiều truyền thuyết ly kỳ trong dân gian và sử sách. Cửa Thần Phù ngày nay đã bị phù sa bồi đắp và trở thành vùng đất nằm cách bờ biển hơn 10 km. Trước đây khu vực này thuộc tỉnh Ninh Bình, dưới thời Nguyễn, một phần được tách về tỉnh Thanh Hóa. Cửa biển Thần Phù hiện nằm trên tuyến sông Nhà Lê, thuộc ranh giới giữa 2 xã Yên Lâm, Yên Mô, Ninh Bình và Nga Điền, Nga Sơn, Thanh Hóa. Khu vực Thần Phù nay ở thượng nguồn lưu vực sông Càn, con sông cùng với dãy núi Tam Điệp là ranh giới giữa 2 miền Trung - Bắc Việt Nam.

    Theo Nam Ông mộng lục, Vua Lý Thái Tông mang quân Nam tiến để đánh dẹp Chiêm Thành, đến cửa biển này gặp gió to sóng dữ, không đi được; may nhờ một đạo sĩ có phép thuật cao cường dẹp yên sóng dữ. Khi ban sự trở về, đạo sĩ mất ở dọc đường. Vua cho lập đền thờ ở cửa biển, phong hiệu là "Áp Lãng Chân Nhân Đại Vương" (người giúp nhà vua dẹp yên được sóng dữ) và gọi tên nơi đây là cửa biển Thần Phù. Hiện nay đền thờ và những di chứng khác vẫn còn ở thôn Yên Phẩm, Phù Sa, Anh Tốt, Đông Yên, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

    Cửa Thần Phù
    Cửa Thần Phù
    Cửa Thần Phù
    Cửa Thần Phù
  4. Top 4

    Đền thờ Lê Thị Hoa

    Lê Thị Hoa là một nữ tướng của Hai Bà Trưng, khởi nghĩa tại vùng Nga Sơn giúp Hai Bà Trưng đánh giặc Đông Hán. Sau khi đánh đuổi được Tô Định, quân xâm lược bị quét sạch ra khỏi bờ cõi, Hai Bà Trưng xưng vương và thành lập hệ thống chính quyền độc lập, bà Lê Thị Hoa đã từ chối làm quan chỉ xin được trở lại Nga Sơn để tiếp tục tổ chức dân khai hoang, lập làng, lấn biển. Năm 43, Mã Viện đem đại binh sang đàn áp, bà đã mau chóng tập hợp lực lượng để chiến đấu chống quân thù một cách quyết liệt, nhưng sau thất bại, bà đã anh dũng hy sinh ngay trên đất Nga Sơn mà bà đã giàu công khai khẩn.

    Tấm lòng trung trinh với dân với nước và sự hy sinh anh dũng của bà Lê Thị Hoa, ngay từ thuở ấy, nhân dân Nga Sơn đã lập đền thờ bà ở xã Nga Thiện (Nga Sơn) vẫn còn đến ngày nay. Đền thờ bà có đôi câu đối bất hủ:

    Thệ báo Tô cừu, thanh Bắc khấu

    Nghĩa phù Trưng chủ, phục Nam bang.


    Nghĩa là: Thề trả mối thù với Tô Định, trừ khử giặc Bắc.

    Giữ nghĩa phò Trưng Vương, khôi phục nước Nam.

    Đền thờ Lê Thị Hoa
    Đền thờ Lê Thị Hoa
    Đền thờ Lê Thị Hoa
    Đền thờ Lê Thị Hoa
  5. Top 5

    Chùa Tiên

    Chùa Tiên toạ lạc tại xóm 6 xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Chùa được xây dựng trên một mảnh đất rộng 3,5 ha, cảnh quan đẹp, hấp dẫn và yên tĩnh. Đây là nơi để du khách có thể thăm quan, chiêm ngưỡng và chiêm nghiệm những giáo lý của nhà phật đối với chúng sinh. Đây cũng là nơi để ta đi tìm chút bình yên, thanh thản trong tâm hồn sau những tháng ngày bon chen giữa bộn bề cuộc sống đời thường.


    Về thăm Nga Sơn, mà không ghé chùa Tiên quả là một điều đáng tiếc. Bởi khung cảnh thiên nhiên và con người nơi đây làm lòng ta lắng lại. Đến với chùa Tiên, ta như đi lạc vào một thế giới khác, thế giới của sự tĩnh tại, của bình yên, lạc đạo. Cách quốc lộ 10 chỉ khoảng 500m, nhưng ngay từ những bước chân đầu tiên bước trên con đường vào chùa, du khách đã hoàn toàn không cảm nhận thấy sự ồn ào náo nhiệt bên ngoài, thay vào đó là tiếng chim ca hót véo von, là màu xanh ngút ngàn của những rừng cây thăm thẳm, là những dãy núi đã sừng sững uy nghiêm và thấp thoáng mái chùa Tiên cổ kính.


    Bước chân trong khuôn viên của chùa, lòng ta sẽ thấy thư thái hơn rất nhiều. Bởi tràn ngập trước mắt ta là một không gian xanh bình yên, sạch sẽ. Những cây Nhãn cành lá xum xuê, những cây hoa Đại tỏa mùi hương ngào ngạt, và một cánh đồng cây Thèn Én (một loại nguyên liệu để làm hương thắp trong chùa) trải rộng. Nghe đâu đó có tiếng chuông, tiếng gõ mõ, tiếng tụng kinh,…..lòng ta như cởi mở hơn, nhẹ nhàng hơn như đang được đặt chân trên đất Phật.
    Di chỉ khảo cổ học chùa Tiên được phát hiện năm 1974. Di chỉ rộng 500m2, tầng văn hoá dày 0m60, tìm thấy gốm thô. Theo truyền thuyết, chùa Tiên gắn liền với truyền thuyết về động Từ Thức, truyền thuyết kể lại rằng, chính chùa Tiên là nơi đã diễn ra lễ hội vườn đào, nơi Từ Thức gặp Giáng Hương lần đầu tiên. Trên thực tế, để có được như ngày hôm nay, chùa Tiên cũng đã phải trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, phát triển cùng với những biến thiên lịch sử của dân tộc.

    Tản bộ trong khuôn viên chùa, để lòng mình tự do tự tại, sẽ thấy đây thật sự là nơi lí tưởng để con người ta đi tìm sự bình yên trong cõi lòng. Sân chùa không quá rộng, nhưng cực kì thoáng mát. Xa xa là hồ sen, nơi đó có tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, với ánh mắt từ bi đang nhìn về chúng sinh. Không gian nội tự của chùa cũng không quá đồ sộ. Bước vào đây, ta có thể cảm nhận được sự tôn nghiêm nơi cửa Phật, những bức tượng muôn hình, muôn trạng, hình ảnh những vị Phật từ bi hỉ xả,…..khiến con người ta thấy mình thật nhỏ bé trong cuộc đời. Ngẫm nghĩ về những lời Phật dạy, càng thấy thấm thía biết nhường nào?

    Hiện nay, chùa Tiên đã được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia, đây vừa là niềm vinh hạnh cho nhân dân Nga Sơn nói chung, và nhân dân Nga An nói riêng, nhưng cũng chính vì vậy, trách nhiệm bảo tồn, tôn tạo chùa của nhân dân nơi đây càng phải được đề cao hơn nữa. Về Nga An thăm chùa Tiên, đồng thời thưởng thức văn hóa ẩm thực của mảnh đất này, quả là sự kết hợp hợp lý giữa đạo và đời.

    Quang cảnh chùa Tiên
    Quang cảnh chùa Tiên
    Toàn cảnh đồi Phủ Thông và hồ Đồng Vụa mùa nước cạn
    Toàn cảnh đồi Phủ Thông và hồ Đồng Vụa mùa nước cạn
  6. Top 6

    Chùa Vân Hoàn

    Chùa Vân Hoàn ngày nay, xưa kia có tên là Sùng Nghiêm Linh Tự rồi đổi tên thành chùa Vân Lỗi, là ngôi chùa lớn đầu tiên của huyện Nga Sơn được chép trong sử sách. Theo hoa văn trên các bia đá quanh Chùa, thì Chùa được dựng vào thời Nhà Lý (khoảng thế kỷ 12-14).

    Các Tăng ni đã chọn vị trí rất đẹp để xây dựng ngôi chùa này. Chùa có 11 văn Bia khắc vào vách đá. Trong một văn bia Phạm Ni Hạnh, một nhà thơ lớn thời bấy giò miêu tả. "Đông có xóm làng, cửa nhà đông đúc, có thể làm nơi chung đỉnh của hào gia" "Nam gần sông lớn chảy tới biển khơi, có thể làm chốn mênh mông cho thế giới". Tuy có sông kinh len lỏi hương địa ly, núi Ma Ni có thể làm chốn quen cho các vùng quận huyện. Bắc kề đường lớn ăn thông tới thần đầu hải khẩu, có thể làm nơi nghỉ tốt cho kẻ lạ người quen.


    Trong Bài minh của Phạm Ni Hạnh viết ở Chùa Vân Lỗi ta có thể thấy mục đích của việc mở chùa ở đây là cầu cho kẻ sống, người chết, lên được cõi phúc, để cứu vớt chúng sinh ra khởi biển mê Cái không khí đạo Phật ở đây cũng được ông miêu tả rõ: "Thần non hộ vệ Thí chủ cúng dàng Sớm chiều không ngớt Tấp nập giàu sang". Tại ngôi chùa cổ kính này, trong kháng chiến chông Pháp, nhân dân làng Vân Hoàn đã nuôi dấu mẹ Trần Xuân Soạn để ông an tâm cùng nghĩa quân Ba Đình chống giặc. Tháng 5 năm 1950 tại Chùa Vân Lỗi đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Nga Sơn lần thứ 3, với nghị quyết lịch sử: Rào làng chống càn thắng lợi. Tại ngôi chùa này cũng là nơi diễn ra Đại hội thành lập Đảng bộ huyện Kim Sơn của tỉnh Ninh Bình.

    Nhà Thơ Hữu Loan, một người con của núi Vân Lỗi (Vân Hoàn), nơi có chùa Vân Hoàn
    Nhà Thơ Hữu Loan, một người con của núi Vân Lỗi (Vân Hoàn), nơi có chùa Vân Hoàn
    Chùa Vân Hoàn
    Chùa Vân Hoàn
  7. Chiến khu Ba Đình là một di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia ở Việt Nam, nằm trên địa bàn xã Ba Đình, nằm cách huyện lỵ huyện Nga Sơn, Thanh Hóa khoảng 3 km về phía Tây Bắc. Nơi đây là căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Ba Đình chống Pháp cuối thế kỷ XIX, do Đinh Công Tráng, Phạm Bành và Hoàng Bật Đạt lãnh đạo.


    Nơi đây nguyên xưa là một vùng trũng ngập nước, bùn lầy của 3 làng: làng Mậu (Mậu Thịnh), làng Thượng (Thượng Thọ), làng Mỹ Khê. Mỗi làng đều có một ngôi đình riêng, từ đình làng này có thể nhìn thấy đình của hai làng kia. Ngoài ra, 3 làng còn có chung một ngôi nghè thờ tự ở làng Mỹ Khê, gọi là Tam Đình.

    Tháng 7 năm 1885, sau khi kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên chiến khu Tân Sở (Quảng Trị) ban dụ Cần Vương kêu gọi toàn dân kháng chiến chống Pháp. Tại Thanh Hóa, có các nghĩa sĩ như Đinh Công Tráng..., quan lại như Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt... cùng nổi lên chiêu mộ nghĩa quân hưởng ứng. Mặc dù khởi sự độc lập, nhưng các cánh nghĩa quân đã tìm cách bắt liên lạc để cùng hội quan và phối hợp đánh trả quân Pháp. Tháng 3 năm 1886, các lãnh tụ phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa tổ chức cuộc họp tại Đồng Biên (Bồng Trung nay thuộc xã Vĩnh Tâm, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) bàn kế hoạch chống Pháp. Các thủ lĩnh nghĩa quân đã quyết định xây dựng một căn cứ chính ở vùng đồng bằng phía bắc Nga Sơn làm nơi bảo vệ cửa ngõ miền Trung và là bàn đạp tỏa ra đánh Pháp ở đồng bằng. Bên cạnh căn cứ chính, còn có các căn cứ hỗ trợ như căn cứ ở Quảng Hóa của Trần Xuân Soạn, ở Phi Lai của Cao Điển, ở Mã Cao của Hà Văn Mao... cùng liên kết thành hệ thống liên hoàn.

    Khu di tích lịch sử Chiến khu Ba Đình
    Khu di tích lịch sử Chiến khu Ba Đình
    Khu di tích lịch sử Chiến khu Ba Đình
    Khu di tích lịch sử Chiến khu Ba Đình



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |