Top 10 Địa danh bỏ hoang ở Đà Lạt chụp ảnh sống ảo đẹp nhất

Yến Nhi 2433 0 Báo lỗi

Đến Đà Lạt, hầu hết chúng ta không thể bỏ qua Quảng trường Lâm Viên, hồ Xuân Hương, Dinh Đà Lạt, Ga Đà Lạt… Đây đều là những điểm check in nổi tiếng và đặc ... xem thêm...

  1. Tu viện bỏ hoang đầy bí ẩn trên đường Hùng Vương, Đà Lạt đang là điểm đến của nhiều người, không phải bởi sắc màu của những vườn hoa, cũng không phải bởi con đường quanh co bên rừng thông… mà bởi nét kiến trúc nguyên sơ phủ màu rêu mốc và những câu chuyện ma mị thêu dệt theo thời gian. Nhà nguyện dòng Franciscaines - tu viện bỏ hoang phủ màu rêu mốc nằm tách biệt trong rừng thông lẩn khuất quanh co. Đây vốn là Tập viện của dòng nữ tu Phan Sinh thừa Sai Đức mẹ, được thành lập từ 1877, có mặt ở Việt Nam năm 1932 và đến 1979 thì tu viện đóng cửa bây giờ.


    Địa danh này có kiến trúc phương Đông và phương Tây kết hợp. Hệ thống mái ngói phương Đông kéo dài, những ô cửa sổ và cửa chính lại mang đặc trưng của kiến trúc Gothic phương Tây. Tu viện gắn với câu chuyện ma mị về câu chuyện cô gái chết bi thảm trong trang phục cô dâu trong tu viện. Vết rêu mốc của thời gian của một kiến trúc tôn giáo đẹp cùng với câu chuyện truyền tai này càng làm cho Tu viện có sức hút, tò mò. Nếu bạn là người thích cảm giác huyền bí, cổ kính thì tu viện bỏ hoang này chắc chắn là nơi cho bạn những bức ảnh rất ưng ý.


    Địa chỉ: Đường Hùng Vương, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng

    Tu viện bỏ hoang
    Tu viện bỏ hoang
    Tu viện bỏ hoang
    Tu viện bỏ hoang

  2. Sân bay Cam Ly là một sân bay nhỏ ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam. Đây là nơi đóng quân của Học viện Quân sự. Sân bay này được quân đội Việt Nam quản lý và sử dụng, phục vụ máy bay quân sự. Hiện tại không có tuyến bay thương mại nào ở sân bay này. Sân bay có diện tích trên 500.00 m2, đường băng dài hơn 1.300m. Đây từng là sân bay gắn liền với công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trên cao nguyên Langbiang, cũng từng đưa đón người dân giữa Sài Gòn và Đà lạt. Sân bay chấm dứt hoạt động và bị bỏ hoang nhiều năm trước khi bàn giao cho Quân chủng phòng không không quân năm 2010.


    Phần lớn diện tích của Sân bay Cam Ly vẫn bị bỏ không trong khi đường băng sân bay được sử dụng như đường giao thông của cư dân trong khu vực. Các bãi cỏ bên đường băng trở thành nơi chăn thả gia súc. Sân bay cũng trở thành điểm ghé thăm của nhiều du khách ưa khám phá khi đến Đà Lạt. Nếu có cơ hội đến Đà Lạt, bạn có thể tận dụng khoảng không gian rộng lớn, hùng vĩ này để check in những bức ảnh thật chất và ngầu. Chắc hẳn nhiều người sẽ phải trầm trồ đấy.


    Địa chỉ: Phường 5, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng

    Sân bay Cam Ly
    Sân bay Cam Ly
    Sân bay Cam Ly
    Sân bay Cam Ly
  3. Phân Viện Sinh học Tây Nguyên là một tòa nhà nằm nổi bật trên đỉnh đồi Tùng Lâm, xung quanh là rừng thông ngút ngàn. Tòa nhà được Pháp xây dựng từ những năm 50 của thế kỷ trước với lối kiến trúc độc đáo, lạ mắt theo hơi hướng Pháp cổ điển. Từ xa xa, tòa nhà như một lâu đài cổ kính, thu hút sự tò mò, khám phá của không ít du khách khi đến với Đà Lạt.


    Được xây dựng từ năm 1950, Phân viện sinh học Tây Nguyên là một căn nhà gồm 4 tầng với tổng cộng 115 phòng, chính thức đưa vào hoạt động từ năm 1985. Tại bảo tàng hiện nay có tất cả 7 gian trưng bày và 6 phòng lưu trữ. Mục đích chính của bảo tàng nhằm tuyên truyền bảo vệ môi trường sống, cấm săn bắt thú rừng, lưu trữ và bảo tồn nhiều nguồn gen quý, phục vụ nhu cầu tham quan của du khách, học sinh, sinh viên tại thành phố.


    Tuy hiện nay, Phân Viện Sinh học Tây Nguyên vẫn còn hoạt động, nhưng dấu vết thời gian vẫn in hằn rõ trên toàn bộ tòa nhà. Địa điểm này thu hút người xem bởi khu trưng bày những tiêu bản mẫu xương, sừng của nhiều loài động vật quý hiếm như của khủng long, voi, hổ. Phân Viện sinh học Tây Nguyên còn khiến người ta ấn tượng bởi con đường hầm độc đáo. Chắc chắn bạn sẽ có được những bức ảnh để đời khi đến với địa danh này đấy.


    Địa chỉ: 116 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng

    Phân Viện Sinh học Tây Nguyên
    Phân Viện Sinh học Tây Nguyên
    Phân Viện Sinh học Tây Nguyên
    Phân Viện Sinh học Tây Nguyên
  4. Nếu bạn đang dành cho mình một chuyến khám phá Đà Lạt cổ xưa, chắc chắn bạn không thể bỏ qua địa điểm Đường hầm tàu răng cưa Đà Lạt. Ẩn mình sau núi rừng, cây cối, ít ai biết được đây từng là tuyến đường tàu Đà Lạt - Tháp Chàm vượt đèo nổi tiếng, khiến nhiều quốc gia ngưỡng mộ. Đường hầm tàu hỏa Đà Lạt thuộc con đường xe lửa răng cưa do thực dân Pháp xây dựng đã lâu, dài 84 km, nối Tháp Chàm, Ninh Thuận với Đà Lạt. Đây là một đường hầm bị bỏ hoang từ lâu, in hằn vết cũ kỹ với những thảm rêu lấm tấm trên tường bao cùng những bụi cỏ bao quanh miệng hầm.


    Theo những người dân địa phương, con đường sắt nối dài được khởi công xây dựng từ năm 1903, qua 29 năm mới hoàn thành và tốn rất nhiều chi phí. Để xây dựng được đoạn đường sắt từ Sông Pha đến Đà Lạt dài 43km, các công nhân phải liên tục lao động trong khoảng 13 năm. Đoạn đường này có rừng núi hiểm trở, độ dốc lớn, có nhiều công nhân người Việt đã phải bỏ mạng do bệnh sốt rét, do tai nạn sập hầm.


    Hiện tại, còn có khoảng 6 đường hầm tàu hỏa có ngắn, có dài từ khu vực Trại Mát, Cầu Đất. Một số đường hầm hoàn toàn biến mất khi trở thành những khu dân cư sinh sống. Hòa mình vào không gian núi rừng, hằn rõ dấu vết thời gian, khung cảnh đường hầm như một bức tranh đẹp, hút hồn biết bao du khách đặt chân đến đây.


    Địa chỉ: Quốc lộ 20, Thôn Đa Thọ, Xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng

    Đường hầm tàu răng cưa Đà Lạt
    Đường hầm tàu răng cưa Đà Lạt
    Đường hầm tàu răng cưa Đà Lạt
    Đường hầm tàu răng cưa Đà Lạt
  5. Dinh Tỉnh Trường tọa lạc trên một đỉnh đồi cao, người dân hay gọi là đồi dinh ở ngay trung tâm thành phố. Nơi đây được xem là vị trí đắc địa với tầm nhìn thoáng, rộng nhìn về đủ các hướng của Đà Lạt. Dinh Tỉnh Trưởng Đà Lạt được xây dựng từ trước năm 1910, gắn với lịch sử hình thành phát triển của thành phố Đà Lạt. Dinh thự này là một tòa nhà đồ sộ tọa lạc trên đỉnh đồi cao hơn 1.500m với kiến trúc đẹp bậc nhất Đà Lạt. Dấu vết vàng son kiến trúc của dinh thự vẫn khiến nhiều người say mê, tìm đến. Những cây cổ thụ được trồng cùng thời điểm xây dựng căn biệt thự cũng đóng vai trò hình thành nên sự độc đáo của khu Dinh Tỉnh Trường.


    Nếu đặt chân đến Đà Lạt, thì nơi đây chắc chắn là điểm dừng chân thú vị cho du khách. Dinh Tỉnh Trường có kiến trúc độc đáo, màu rêu xanh cổ kính, đặc biệt, tại đây du khách có thể phóng tầm mắt bao quát cả thành phố mộng mơ. Từ Festival hoa Đà Lạt 2015, dinh thự này là nơi triển lãm kỷ vật văn hóa người Đà Lạt, với hơn 1.500 kỷ vật do các cá nhân, gia đình ở Đà Lạt đóng góp. Tới đây. du khách còn có cơ hội tham quan và tìm hiểu thêm về con người và lịch sử đà Lạt.


    Địa chỉ: Đường Lý Tự Trọng, Phường 1, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng

    Dinh Tỉnh Trường
    Dinh Tỉnh Trường
    Dinh Tỉnh Trường
    Dinh Tỉnh Trường
  6. Vào đầu những năm 1971 chính quyền sài gòn cho nhân dân xây dựng khu nhà lao thiếu nhi Đà Lạt với tên gọi khác là trung tâm giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt. Một mặt tên gọi là giáo huấn nhưng lại là nơi giam giữ các chiến sĩ nhỏ tuổi tham gia hoạt động cách mạng. có lòng yêu nước và còn đưa một số tù nhân khác từ các nơi về đây giam giữ với khoảng hơn 600 người trong đó ước tính có hơn 200 tù nhân nữ.


    Vào năm 2016 nơi đây được trùng tu lại thành nơi vui chơi giải trí của các em nhỏ học tập. Hàng ghế trắng thiếu nhi tự tin với triệu góc sống ảo tuyệt đẹp cho du khách đặt chân tới đây. Dãy ghế trắng mang nét tinh khiết nhưng cũng không kém phần cảm xúc được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Một nơi đầy lãng mạn mang khung cảnh vừa hiện thực vừa có thể được ví như trong truyện cổ tích. Cảnh sắc thiên nhiên hài hòa giữa những hàng thông xanh với những bải cỏ xanh non còn đọng lại những giọt sương. Tuy nhiên, đến đầu năm 2018, những hàng ghế đã được sơn lại bằng màu đỏ, nhiều du khách đã có những ý kiến trái chiều về sự thay đổi này. Nếu có cơ hội, bạn hãy tới và cho chúng tôi biết cảm nhận của mình nhé.


    Địa chỉ: Số 13 Đinh Tiên Hoàng, Phường 2, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng

    Dãy ghế trắng thiếu nhi
    Dãy ghế trắng thiếu nhi
    Dãy ghế trắng thiếu nhi
    Dãy ghế trắng thiếu nhi
  7. Du khách đến với Đà Lạt chắc hẳn đều một lần đến với khu du lịch Hồ Tuyền Lâm để thưởng lãm phong cảnh non nước hữu tình và những khu rừng thông trùng trùng điệp điệp. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ẩn khuất sau những tán cây, có một ngọn đồi mang tên Thập Giá đã trở thành điểm dừng chân tình cờ trong chuyến đi của biết bao phượt thủ chân chính.


    Tọa lạc trên một ngọn đồi biệt lập, ngọn thập giá sừng sững cao gần 3m, rộng gần 2m, được xây dựng từ xi măng kiên cố đã bị một lớp rêu phong phủ kín xám xịt. Ngay phía dưới ngọn đồi là một hầm nhỏ với mái vòm rộng, bên trong rỗng tạo nên một không gian có phần đầy ma mị thu hút những người đam mê sống ảo với những góc ảnh hoài cổ pha chút yếu tố ma quái. Không ai biết Thập Giá xuất hiện ở đây với ý nghĩa gì, cũng như ai đã dựng nên nó. Một sự đối lập ngẫu nhiên, khi một biểu tượng của Thiên Chúa giáo nằm ở một vị trí có vẻ như gần với Phật giáo. Nhưng chắc chắn không gian bao quanh và nét cổ xưa của chính ngọn Thập Giá sẽ cho bạn một bức ảnh chất như nước cất đó nhé!


    Địa chỉ: Phường 4, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng

    Đồi Thập Giá Đà Lạt
    Đồi Thập Giá Đà Lạt
    Đồi Thập Giá Đà Lạt
    Đồi Thập Giá Đà Lạt
  8. Biệt thự số 4 Đường Thủ Khoa Huân là một trong những địa chỉ ngôi nhà ma Đà Lạt được kiểm chứng là có ma thực sự bởi một cán bộ công chức của thành phố. Ông đã kể lại câu chuyện rùng rợn mà mình cùng các đồng nghiệp đã trải qua khi ngủ lại trong ngôi nhà này.‎ Cứ hễ đến đêm, những cánh cửa sổ bắt đầu rung lên bần bật mặc dù bên ngoài trời lặng gió. Tiếng động cứ lặp đi lặp lại hết đêm này sang đêm khác mặc cho họ đã chèn cửa lại, tưởng như có hàng trăm người đang muốn phá cửa đi vào vậy.

    Căn nhà ma Đà Lạt này được tương truyền rằng, tầng hầm của nó khi xưa được dùng làm nơi giam giữ và tra tấn các chiến sĩ cách mạng, nhiều người đã phải bỏ mạng tại đây vì đói, vì roi vọt, vì những đau đớn mà họ phải trải qua. Những linh hồn của họ, đa số là còn rất trẻ, vẫn còn vất vưởng, lại vãng xung quanh ngôi nhà này, chẳng thể siêu thoát được.‎ Căn biệt thự ma nằm cô lập giữa ngọn đồi với những ngọn thông bao xung quanh đầy bí ẩn, khiến cho ai có ý định khám phá ngôi nhà cũng đều phải cân nhắc kỹ lưỡng để tránh gặp phải những điều không nên thấy.


    Trước đây, tầng hầm của biệt thự số 4 là nơi giam giữ những chiến sĩ cách mạng bị hành hình, cũng vì vậy mà những lời đồn càng làm cho ngôi nhà càng bí ẩn hơn. Do bị bỏ hoang, cũ kĩ màu rêu xanh lại hòa mình trong không gian núi rừng nên chắc chắn là điểm check in cực chất cho du khách.


    Địa chỉ: Số 4 Đường Thủ Khoa Huân, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng

    Biệt thự số 4 Đường Thủ Khoa Huân
    Biệt thự số 4 Đường Thủ Khoa Huân
    Biệt thự số 4 Đường Thủ Khoa Huân
    Biệt thự số 4 Đường Thủ Khoa Huân
  9. Ngôi nhà ma đèo Prenn tọa lạc trên những quả đồi trọc riêng biệt đối diện nhau ngay đầu đèo Prenn, cửa ngõ vào thành phố Đà Lạt, hai ngôi biệt thự này tồn tại hàng trăm năm nay như minh chứng cho chất lượng vượt trội của kỹ thuật xây cất nhà của người Pháp. Với tên gọi kiêu hãnh, Biệt Thự Hoa Dã Quỳ đã từng là nơi chứng kiến những cuộc ăn chơi ngày đêm bất tận của những quan viên người Pháp cho đến khi thời cuộc thay đổi, họ về nước để lại nỗi trống trải và hiu quạnh đến đáng sợ cho nơi này. Kể từ thời điểm giao thoa đó, hai căn biệt thự được bỏ hoang hoàn toàn phó mặc cho bụi thời gian khỏa lấp, cùng cái lạnh đặc biệt của Đà Lạt khiến nơi này trở nên kì bí và hấp dẫn lạ thường.


    Đây cũng là một ngôi nhà ma cực nổi tiếng cho du khách ghé thăm ngay trên đèo Prenn. Không gian chung của căn biệt thự khá rộng, lại nằm tách biệt trên căn đồi trọc khiến cho nó càng trở nên ma mị, đã nhiều người phải lắc đầu khi có ý rủ tới đây. Tuy nhiên, ngôi nhà hòa mình trong núi rừng Đà Lạt, kiến trúc theo kiểu Pháp độc đáo, mang trên mình sự hoang sơ, bí ẩn lại có sức hút với những du khách thích khám phá, tò mò.


    Địa chỉ: Đèo Prenn, Phường 3, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng

    Ngôi nhà ma đèo Prenn
    Ngôi nhà ma đèo Prenn
    Ngôi nhà ma đèo Prenn
    Ngôi nhà ma đèo Prenn
  10. Cầu sắt hồ Tuyền Lâm thực ra chỉ là một cây cầu bắc qua suối bình thường để xe cộ qua lại mà thôi. Tuy nhiên, từ khi nó xuất hiện trong MV “Đố em biết anh đang nghĩ gì” của Đen Vâu và sau đó là “Ta còn yêu nhau” của Đức Phúc thì các tín đồ "sống ảo" bắt đầu săn lùng cầu sắt này. Cái tên “cầu sắt” ra đời cũng bởi chiếc cầu làm bằng sắt, nhiều đoạn đã hoen rỉ, cũ kĩ. Ấy vậy mà trông từ xa, cây cầu lên hình siêu ảo diệu với background rừng thông xanh vút cho ra đời những shoot hình ngàn like.


    Cầu sắt hồ Tuyền Lâm không có một cái tên nhất định nào mà vì nguyên liệu chủ yếu là làm từ sắt bắt ngang qua suối nên người ta gọi nó là cầu sắt. Với background là những khung sắt cũ kỹ kết hợp với khung cảnh thiên nhiên mà nổi bật là rừng thông sâu hun hút phía sau mà cây cầu sắt này trở nên huyền ảo, ma mị đến lạ. Ở đây, bạn phóng tầm nhìn ra xa có thể thu hết được sự bình yên chốn núi rừng Đà Lạt và hứa hẹn với những bức ảnh cực chất để bạn có thể khoe với hội bạn bè. Tuy nhiên, nếu quyết định check in ở đây, bạn phải chú ý, kiểm tra xung quanh cầu để giữ an toàn vì dưới cầu khá nguy hiểm nếu không may bị ngã hay những đường dây điện hai bên cầu cũng vậy.


    Địa chỉ: Trên đường đi hồ Tuyền Lâm (Hướng đến Làng Đất Sét), TP. Đà Lạt, Lâm Đồng

    Cầu sắt hồ Tuyền Lâm
    Cầu sắt hồ Tuyền Lâm
    Cầu sắt hồ Tuyền Lâm
    Cầu sắt hồ Tuyền Lâm




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |