Top 11 Di tích tôn giáo tín ngưỡng nổi tiếng nhất Việt Nam
Tôn giáo tín ngưỡng vừa là hợp phần quan trọng của một nền văn hóa vừa làm nên sắc thái của nền văn hóa ấy. Văn hóa tâm linh là di sản đặc biệt của mỗi dân ... xem thêm...tộc, chứa đựng nhiều giá trị truyền thống đặc sắc cần được nghiên cứu, bảo tồn và phát triển. Hãy cùng Toplist khám phá những di tích tôn giáo, tín ngưỡng nổi tiếng nhất ở Việt Nam nhé!
-
Khu di tích Đền Hùng - quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.
Di tích lịch sử, văn hóa đặc biệt quan trọng này được xây dựng vào thế kỷ XV, Toàn bộ Khu di tích có 4 đền: Đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng, lăng vua Hùng, hài hóa với cảnh sắc thiên nhiên, có địa thế cao ngoạn mục, hùng vĩ. Tương truyền nơi đây người con trưởng của Lạc Long Quân và Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
Quần thể di tích bao gồm:
- Đền Hạ được xây dựng vào thời Hậu Lê (XVII - XVIII). Kiến trúc kiểu chữ "nhị" gồm hai tòa Tiền bái và Hậu cung, mỗi tòa ba gian, cách nhau 1,5m
- Đền Trung (Hùng Vương Tổ Miếu) được xây dựng vào thời Trần (XII). Kiến trúc kiểu hình chữ "nhất", có ba gian quay về hướng Nam, dài 7.2m, rộng 3.7m.
- Đền Thượng (Cửu Trùng Tiên Điện) kiến trúc kiểu chữ Vương, được xây dựng qua bốn cấp khác nhau gồm: Nhà chuông trống (cấp I), đại bái (cấp II), tiền tế (cấp III) và hậu cung (cấp IV)
- Lăng Hùng Vương: Tương truyền là mộ của cùa Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía Đông của đền Thượng, mặt quay theo hướng Đông Nam; có vị thế đầu đội sơn, chân đạp thuỷ.
- Đền Giếng (Ngọc Tỉnh): Đền được xây dựng vào thế kỷ XVIII, theo lối kiến trúc kiểu chữ Công. Trong đền có giếng Ngọc, bốn mùa đầy nước, trong vắt gương soi. Đền là nơi thờ hai công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung - con gái của vua Hùng thứ 18 thường hay chải tóc và soi gương ở giếng này.
Ngày 22/10/2020, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành Quyết định số 3040/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Vị trí: Nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Lễ hội: 10/3 Âm lịch hàng năm
-
Khu di tích danh thắng Yên Tử là một quần thể gồm 11 chùa, hàng trăm am, tháp, tượng, rừng cây cổ thụ và cảnh vật thiên nhiên nằm rải rác từ dốc Đỏ theo chiều cao dần đến đỉnh núi. Khu danh thắng Yên Tử là nơi ra đời của Thiền phái Trúc Lâm từ cuối thế kỷ XIII. Núi Yên Tử nằm ở vùng núi hình vòng cung ở phía đông bắc, có chùa Đồng với độ cao 1068 mét. Từ xa xưa, núi rừng Yên Tử đã nổi tiếng với phong cảnh kỳ vĩ và được liệt vào Danh sơn đất Việt.
Núi Yên Tử có chiều cao 1.068 m từ xưa đã được coi là danh sơn đất Việt. Ngay từ thế kỷ thứ 10, đạo sĩ Yên Kỳ Sinh đã đến tu hành và đắc đạo ở đây, nhưng Yên Tử chỉ thực sự nổi tiếng khi Vua Trần Nhân Tông – một ông vua đang thời thịnh trị (cuối thế kỷ 13) đã từ bỏ ngai vàng đến đây tu hành, nghiên cứu Phật pháp và trở thành vị Tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm với Phật danh Điều Ngự Giác Hoàng. Vị Tổ thứ hai và ba kế tục sự nghiệp của ông là Pháp Hoa Đồng Kiên Cương và Huyền Quang Lý Đạo Tái. Từ đó, Yên Tử trở thành kinh đô tư tưởng của Phật giáo Việt Nam, đánh dấu sự phát triển triết học và tư tưởng của dân tộc đương thời.
Hiện nay hệ thống cáp treo Yên Tử đã đi vào hoạt động, đưa du khách tới Chùa Hoa Yên với độ cao 543m, nơi có hai cây đại 700 năm tuổi. Từ đây du khách tiếp tục leo núi tới các ngôi chùa nằm rải rác trên đường đi chùa Đồng.
Ngày 27/9/2012, Khu Di tích Danh thắng Yên Tử được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg.
Vị trí: Xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
Lễ hội: Bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng âm lịch và kéo dài đến cuối tháng 3 âm lịch
-
Khu di tích danh thắng Tây Thiên có diện tích khoảng 148ha, được gọi là miền đất Phật. Tây Thiên nằm trong vùng lòng chảo của dãy núi Tam Đảo, ở độ cao từ 54m đến 1.100m so với mực nước biển. Nơi đây có phong cảnh hữu tình với Thiền viện Trúc Lâm, những mãi đình cổ xưa suối Vàng, Thác Bạc, khe Trường Sinh, suối Giải Oan, cây đa chín cội.
Tây Thiên là danh thắng thờ đạo Mẫu, đây cũng là nơi phát tích đầu tiên của Phật giáo Việt Nam. Cứ độ Tết đến, Xuân về, du khách thập phương lại tụ hội về đây như để “Đến với Phật - Về với Mẫu” (đến với Phật là đến với thế giới vĩnh hằng, nơi Tây Thiên cực lạc; còn về với Mẫu là được về trong lòng mẹ, được mẹ chở che, ban cho yêu thương, sức khoẻ, tài lộc).
Bước vào khu di tích, du khách sẽ bắt gặp cây đa đa chín cội ngả bóng mát xuống Hữu Huyền Cung (Đền Thõng). Phía sau là suối Giải Oan. Ngược lên phía trên là Thác Bạc - dòng nước thơm của núi rừng Tây Thiên, với độ cao hơn 40m nước đổ xuống trắng xóa như dát bạc, chảy ra hợp lưu với suối Vàng và Hồ Sen rồi chảy ra khe Giải Oan. Ngược lên Đầm Sen, Ao Dứa, núi Rùng Rình, nơi đây còn lưu giữ một hệ động thực vật rất có giá trị. Từ đây ngược lên khoảng 3 cây số nữa sẽ tới chùa Đồng Cổ. Nơi đây thờ hai pho tượng Phật, cho tới nay niên đại và lai lịch của hai pho tượng vẫn là một ẩn số mà các nhà khảo cổ vẫn chưa tìm ra lời giải.
Rừng Tây Thiên có những cây thông đã sống hàng ngàn năm tuổi. Sự đa dạng sinh học vùng với hệ thống các đình chùa có giá trị văn hóa và khảo cổ khiến Tây Thiên có sức hấp dẫn lớn đối với du khách và các nhà nghiên cứu.
Ngày 23 tháng 12 năm 2015, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên – Tam Đảo được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Vị trí: Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Tây Thiên nằm trên sườn ngọn núi Thạch Bàn thuộc dãy Tam Đảo
-
Đền Cờn không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng mà còn có cảnh quan thanh tịnh, sơn thủy hữu tình. Nơi đây gắn liền sự tích kỳ bí về Tứ vị Thánh Nương nhà Nam Tống. Đền Cờn là nơi thờ tự Tứ vị Thánh Nương: Thái hậu Dương Nguyệt Quả, bà nhũ mẫu và hai nàng công chúa. Hai vị công chúa có tên là Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Hương.
Đặc biệt, Đền Cờn còn nổi tiếng bởi là ngôi đền duy nhất khi có tới 3 bậc đế vương vào cầu đảo đánh tan giặc giã và đều được toại nguyện.
- Năm 1312, vua Trần Anh Tông khi đem quân vào đánh Chiêm Thành, đã dừng nghỉ ở Đền Cờn, vua đã dâng lễ vật tạ ơn và trận đó vua đánh thắng giặc Chiêm. Trở về, nhà vua đã làm lễ tạ ơn và phong thần nữ Đền Cờn.
- Trong 10 năm (1418-1428) lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn, anh hùng Lê Lợi đã nhiều lần dâng lễ vật đến chùa Côn để lấy bùa hộ mệnh, đánh giặc. Sau khi lên ngôi, bà Lệ đã dùng nhiều mỹ từ để kính trọng và ca tụng đền Cờn.
- Đặc biệt vào năm 1470, vua Lê Thánh Tông dẫn 5.000 chiến thuyền và 25.000 quân đi chinh phạt Chiêm Thành, đã qua đền Cờn dâng lễ vật, cầu phù hộ đánh giặc. Trong trận chiến đó, nhà vua đã giành được chiến thắng hoàn toàn và thậm chí còn bắt được vua Chiêm.
Do Tứ Vị Thánh Nương hiển linh phù trợ đánh thắng giặc nên nhà vua đã ban cấp tiền bạc xây dựng đền bề thế, uy nghiêm, trở thành trung tâm tín ngưỡng của cư dân vùng biển. Cũng chính vì sự linh thiêng của ngôi đền này mà hằng năm, đông đảo du khách thập phương đều đổ về đây, để cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình.
Đền Cờn được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia theo QĐ số: 68 - VH/QĐ ngày 29/01/1993 - Bộ Văn Hóa - Thông Tin.
Vị trí: Xã ven biển Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Lễ hội: Tổ chức trong ba ngày 19-20-21 tháng giêng âm lịch hàng năm
-
Chùa Hương Tích được mệnh danh là “Hoan Châu đệ nhất danh lam”, là một danh lam cổ tự được xếp hạng di tích cấp quốc gia và là điểm đến du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn, hàng năm thu hút hơn 15 vạn lượt du khách thập phương đến chiêm bái và lễ Phật. Chùa ở đây thờ Quan Âm Bồ Tát.
Chùa Hương Tích gắn với một truyền thuyết rất ly kỳ. Đó là câu chuyện về công chúa Diệu Thiện, con gái vua Trang Vương nước Sở. Truyền thuyết kể rằng khi công chúa biết rằng cha cô sẽ gả cô cho một vị quan quân đội trong một tòa án tàn bạo, cô đã bỏ trốn và ẩn náu trong một ngôi đền. Trong một lần xảy ra hỏa hoạn, công chúa được Đức Phật che chở và bảo vệ, và đưa đến núi Hồng Lĩnh dựng am tu hành ở đây.
Sau này, cô nghe tin cha mình bị bệnh, cô đã hy sinh đôi mắt và bàn tay của mình để cứu ông. Đức Phật cảm động trước phép lạ này, khiến mắt Diệu Thiện sáng lại, hai tay mọc lại. Nàng tu hành đắc đạo, hóa thành Phật Quan Âm ngàn mắt, ngàn tay.
Chùa Hương Tích nằm trên độ cao 650m so với mực nước biển, xung quanh bao phủ bới núi rừng chính vì vậy khung cảnh ở đây rất hùng vĩ. Chùa có ba khu vực bao gồm: Am Thánh Mẫu, đền Thiên Vương, Thượng Điện. Cung Tam Bảo là nơi đặc sắc nhất ở chùa. Hiện nay, trong cung Tam Bảo có khoảng 54 tượng Phật. Những pho tượng này đều được làm bằng những loại gỗ rất quý hiếm có niên đại hàng nghìn năm lịch sử.
Năm 1990, Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam đã công nhận chùa Hương Tích là di tích văn hóa - thắng cảnh cấp quốc gia.
Vị trí: Nằm trên dãy Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
-
Nằm ở phía đông Hồ Tây, chùa Trấn Quốc với tuổi đời hơn 1500 năm là ngôi chùa cổ và linh thiêng bậc nhất Hà Nội. Chùa Trấn Quốc từng là trung tâm Phật giáo của Thăng Long dưới thời Lý Trần, nay đã trở thành một địa điểm tâm linh hấp dẫn ở thủ đô, hàng năm thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan, chiêm bái. Đặc biệt năm 2016, chùa Trấn Quốc được tờ "Daily Mail" của Anh bình chọn là một trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.
Khởi dựng từ thế kỷ VI, đời Lý Nam Đế, chùa có tên là Khai Quốc (mở nước) và nằm ở phía ngoài đê Yên Phụ. Năm 1615, bãi sông bị lở sát vào chùa nên đã được dời vào trong đê và nằm bên sóng nước Hồ Tây, chùa đổi tên nhiều lần: An Quốc, Trấn Quốc, Trấn Bắc...
Chùa có quy mô bề thế bao gồm ba nếp nhà tiền đường, thiên hướng, thượng điện nối liền thành hình chữ công (I), 2 dãy hành lang, gác chuông, nhà tổ và nhà bia. Trong chùa hiện còn 14 tấm bia đá ghi lại nhiều tư liệu quý và mô tả đầy đủ các quá trình tu tạo chùa. Đặc biệt chùa còn có vườn tháp lớn và rất nhiều tháp. Ở khuôn viên chùa có cây bồ đề sum suê cành lá, đó là quà tặng của Tổng thống Ấn Độ khi ông đến thăm Hà Nội năm 1959.
Vị trị: Số 46 Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
-
Thành Cổ Loa là một trong những thành cổ nhất Việt Nam, được xây dựng từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên để làm Kinh đô nước Âu Lạc, nay thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội. Thành có thiết kế kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành). Tương truyền có tới 9 vòng, ngoài thành là hào sâu ngập nước, thuyền bè có thể đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: thành ngoài (chu vi 8km), thành giữa (hình đa giác, chu vi 6,5km), và thành trong (hình chữ nhật, chu vi 1,6km).
Thành gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú của dân tộc Việt, về việc Vua An Dương Vương định đô xây thành, về việc chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc, về mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu - Trọng Thuỷ... Từ bao đời nay, dấu vết của ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật được huyền thoại hoá đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này mới chỉ nêu những nét khái quát nhất về khu di tích có giá trị đặc biệt của Thủ đô ngàn năm tuổi.
Khái quát về kiến trúc thành Cổ Loa: Qua cồng làng, cũng là cũng là cổng thành trong là tới đình làng Cổ Loa. Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu. Trong am có một tảng đá hình người cụt đầu, mọi người tương truyền đó là tượng Mỵ Châu. Qua Am Mỵ Châu là tới đền Thượng An Dương Vương, trước đền là giếng Ngọc, theo dân gian kể lại là nơi Trọng Thủy tự vẫn vì hối hận.
Ngày 15/11/2021, UBND thành phố Hà Nội ký Quyết định số 4839/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa.
Vị trí: Khu di tích Cổ Loa nằm trên địa phận 3 xã Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng thuộc huyện Đông Anh (Hà Nội)
-
Văn Miếu - Trường đại học cổ nhất Việt Nam, được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An - người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kể sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ.
Văn Miếu được bao quanh bởi những bức tường gạch. Bên trong cũng có tường ngăn chia làm 5 khu vực, mỗi khu đều có tường ngăn và cửa ra vào:
- Khu thứ nhất: Từ cổng chính Văn Miếu Môn, đến cổng Đại Trung Môn, hai bên có các cổng nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn.
- Khu thứ hai: Từ Đại Trung Môn đến Khuê Văn Các (Khuê Văn Các trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội)
- Khu thứ ba: Gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời), có hình vuông. Hai bên hồ là nhà bia tiến sĩ. Mỗi tấm bia làm bằng đá có khắc tên Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng Giáp, Tiến sĩ. Bia được đặt trên lưng rùa đá. Tại khu di tích này hiện còn lưu giữ 82 tấm bia khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779 là những di vật quý giá nhất.
- Khu thứ tư: Là khu trung tâm và công trình chính của Khổng Miếu, gồm hai công trình lớn bố trí song song và nối tiếp nhau. Tòa nhà ngoài là Bái đường, Tòa trong là Thượng cung
Vào tháng 3-2010, 82 tấm bia Tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đến ngày 27-7-2011, 82 bia Tiến sĩ tiếp tục được công nhận là Di sản tư liệu thế giới trên phạm vi toàn cầu.
Vị trí: Đường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội
-
Chùa Thiên Mụ là một trong những kiến trúc cổ nhất và đẹp nhất ở Huế. Với niên đại hàng trăm năm và kiến trúc tuyệt đẹp, Chùa Thiên Mụ, Huế chưa từng đánh mất sức hút với du khách quốc tế và nội địa.
Chùa gắn với truyền thuyết, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Chính vì thế, nơi đây còn gọi là Thiên Mụ Sơn. Tư tưởng lớn của Chúa Nguyễn Hoàng dường như được dân chúng ủng hộ. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1961 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi.
Năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tần cho trùng tu chùa. Năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc quả Đại Hồng Chung (cao 2,5m, đường kính 1,4m, nặng 2.052kg). Năm 1715, Chúa lại cho xây dựng thêm một tấm bia đá thanh cao 2,6m, rộng 1,25m đặt trên lưng một con rùa làm bằng đá cẩm thạch dài 2,2m, rộng 1,6m.
Hai công trình kiến trúc chính của chùa là Tháp Phước Duyên và Điện Đại Hùng:
- Tháp Phước Duyên được vua Thiệu Trị xây dựng vào năm 1844. Tháp hình bát giác, cao 7 tầng (21m)
- Điện Đại Hùng là ngôi điện chính trong chùa, có kiến trúc nguy nga đồ sộ; ngoài bức tượng Phật bằng đồng trong điện còn có vô số tượng và một khánh đồng đúc năm 1677; một bức hoành phi bằng gỗ được sơn son thếp vàng do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng năm 1714.
Di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia (Kiến trúc nghệ thuật) theo Quyết định số 1964-QĐVH/TT ngày 27/8/1996 của Bộ Văn hóa và Thông tin.
Vị trí: Đường Nguyễn Phúc Nguyên, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
-
Tháp Bà Pô Nagar là một di tích lịch sử văn hóa, một công trình tiêu biểu và độc đáo của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chămpa, tọa lạc trên đồi Cù Lao, mặt hướng ra biển Đông. Xưa kia, nơi đây là một trong những trung tâm tín ngưỡng của vương quốc Chăm, thờ Nữ thần Po Nagar - Mẹ xứ sở của người Chăm, cũng là Thiên Y A Na Thánh Mẫu - một trong ba vị nữ thần cai quản ba miền của Việt Nam: Miền Bắc với sự nổi trội của mẫu Liễu Hạnh, miền Trung với Thiên Y A Na Thánh Mẫu và miền Nam là Linh sơn Thánh Mẫu (Bà Đen).
Theo truyền thuyết, Nữ vương Po Nagar, hay còn gọi là Yang Po Nagar, được tạo nên mây trời và bọt biển. Bà là người tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quý, cây cối, lúa gạo và là người có công dạy người dân trồng lúa, chăn nuôi, dệt vải và đưa người Chămpa đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Quần thể kiến trúc Tháp bà Po Nagar được chia thành 3 khu vực: Khu tháp cổng, Khu tiền đình và Khu đền tháp.
Khu tháp cổng: Đây là chiếc cổng chào hoành tráng với hình dáng và kiến trúc hòa hợp với tổng thể khu đền. Qua sự bào mòn của thời gian, thì phần tháp cổng đã không còn nữa, mà chỉ còn những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.
Khu vực tiền đình: Có bốn hàng cột lớn xây bằng gạch nung, bao gồm 10 cột lớn phía trong và 12 cột nhỏ hình bát giác ở phía ngoài. Đặc điểm thu hút sự quan tâm của nhiều người đó là gạch xây tháp Chăm là gạch loại lớn và được xây dựng hầu như không có chất kết dính.
Khu đền tháp: Có 2 dãy tháp, dãy tháp phía trước có 3 ngôi tháp, trong đó, ngôi tháp cao nhất chính là tháp bà Ponagar. Còn dãy tháp phía sau vốn có dấu vết của 3 ngôi tháp khác nằm song song với nhau, nhưng nay chỉ còn 1.Vị trí: 61 đường Hai Tháng Tư, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Lễ hội: Từ 20 đến 23 tháng 3 âm lịch hàng năm
-
Đền Linh Sơn Thánh Mẫu tọa lạc tại Thành phố Tây Ninh và là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng thuộc quần thể Núi Bà Đen. Đây là khu điện thờ vị nữ thần Linh Sơn Thánh Mẫu - một trong ba vị nữ thần cai quản ba miền của Việt Nam: Miền Bắc với sự nổi trội của mẫu Liễu Hạnh, miền Trung với Thiên Y A Na Thánh Mẫu và miền Nam là Linh sơn Thánh Mẫu (Bà Đen).
Truyền thuyết kể rằng hình tượng Linh Sơn Thánh Mẫu hay Bà Đen xuất phát từ câu chuyện về người con gái có mặt đen tên Lý Thị Thiên Hương được Vua Bảo Đại ban sắc phong và mỹ tự "Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù chi thần" vào năm 1935. Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho rằng tín ngưỡng này khởi nguồn dựa trên văn hóa Hindu cùng các hình tượng thần như Mariamman (Ấn Độ), Kali (Indonesia), Niềng Khmau (Campuchia)... nổi tiếng.
Trong chánh điện, bộ tượng Bà được đặt ngay tại vị trí trung tâm, phía sau và xung quanh bố trí những gian thờ nhỏ hơn thì ở các ngôi chùa, tượng sẽ được phối thờ với vai trò là vị hộ trì Tam Bảo. Điều này đồng nghĩa với việc có nơi bàn thờ Linh Sơn Thánh Mẫu sẽ đặt phía sau khu vực thờ Phật và đối diện bàn thờ Tổ theo quy tắc "Tiền Phật hậu Thánh".
Địa chỉ: Xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
Lễ hội: Lễ vía Linh Sơn Thánh Mẫu từ ngày 4 đến 6-5 Âm lịch hàng năm