Top 13 Đền chùa linh thiêng nhất Việt Nam
Vào dịp Tết đến xuân về mỗi gia đình đều đến những ngôi đền, chùa cầu cho mọi thành viên trong gia đình được bình an, mạnh khỏe làm ăn phát đạt. Các bạn thường ... xem thêm...không biết ngôi đền chùa nào có thể nghe thấy những điều bạn nói. Hãy để toplist giới thiệu cho bạn top những ngôi chùa linh thiêng nhất Việt Nam nhé!
-
Phủ Tây Hồ tại Hà Nội là di tích lịch sử cấp cuốc gia và là nơi vô cùng linh thiêng. Hàng năm có rất đông người tới Phủ Tây Hồ cầu tài cầu lộc cầu bình an. Phủ Tây Hồ Hà Nội được xem là một trong những chốn linh thiêng nhất hệ thống đền chùa ở Hà Nội, thu hút không chỉ những người dân Hà Nội, mà cả những du khách thập phương đến thắp hương cầu phúc. Phủ Tây Hồ thờ Chúa Liễu Hạnh. Trong hệ thống điện thần Việt Nam, Chúa Liễu Hạnh là một trong tứ bất tử (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh Thánh Mẫu), là vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ, mà bản chất là tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng có cội nguồn lâu đời và độc đáo của Việt Nam.
Các công trình kiến trúc của Phủ Tây Hồ, bao gồm cổng làm kiểu tam quan, kiến trúc chính 3 nếp (Tam tòa thánh mẫu); Phủ chính có quy mô lớn nhất. Mặt trước có cửa tam quan 2 tầng, mái giữa có ghi “Tây Hồ hiển tích”, được trang trí tỉ mỉ, công phu. Bốn cánh cửa giữa phần trên chạm tứ quý, phần dưới chạm tứ linh, giữa chạm đào thọ. Qua tam quan là phương đình 2 tầng, 8 mái. Di tích Phủ Tây Hồ hiện còn lưu giữ được khối di vật khá phong phú mang giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật thuộc thế kỷ XIX, XX như bộ tượng tròn gần 300 pho, hoành phi, câu đối…Đặc sắc nhất là bức đại tự ghi: “Thiên tiên trắc giáng” (Tiên trời xuất hiện) và bức hoành phi ở cửa cung đề: “Mẫu nghi thiên hạ” (làm mẹ của cả thiên hạ). Vậy nên vào dịp Tết đến xuân về lại có rất nhiều khách hành hương về đây. Không chỉ những người dân Hà Nội mà đa số du khách thập phương đến thăm Hà Nội đều đến Phủ Tây Hồ thắp hương cầu phúc với hi vọng năm mới may mắn và an lành.
-
Đền Trần là một đền tại đường Trần Thừa - Lộc Vượng- Nam Định. Đây là nơi thờ các vị vua nhà Trần cùng với các quan lại có công với triều đình. Đền Trần gồm 3 công trình kiến trúc chính đó là đền Thiên Trường, đền Cố Trạch, đền Trùng Hoa. Các công trình đều có kiến trúc chung và quy mô ngang nhau.
Hàng năm cứ mỗi độ tết đến xuân về, không khí hào hứng đón chờ lễ khai ấn Đền Trần rộn ràng khắp nơi. Ngay từ chiều và tối 14 tháng 01 âm lịch, cả thành Nam rộn ràng trong không khí chủ nhà đón khách thập phương về xin ấn, đi lễ. Khu di tích đền Trần gồm có đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần, được khởi dựng từ thời Hậu Lê và đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo, được dựng từ thời Nguyễn. Đến Đền Trần đầu năm, thắp nén hương thơm cầu xin một năm mới sức khỏe, công việc thuận lợi , học hành thành đạt, gặp nhiều may mắn.
Hàng năm cứ đến hội Đền Trần khai ấn, không chỉ người Nam Định mà người dân cả nước đổ về chờ đợi thời khắc nửa đêm để xin được một tấm ấn vua ban để được tấn lộc tấn tài trong năm mới dường như đã thành thông lệ. Theo quy định, Ấn vua ban được đóng trên giấy điệp vàng là dành cho "thường dân", còn Ấn đóng trên tấm lụa đỏ là dành cho khách quý, các vị quan chức cấp cao về dự. Cứ 10 Ấn khắc trên lụa đỏ chỉ có 1 tấm duy nhất là có giá trị vì được cắt ra từ tấm áo hoàng bào của các đời vua. Và nếu ai may mắn được tấm lụa đó thì được xem như đã đắc lộc, đắc thọ. -
Đền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km.
Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang xưa. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này. Khu di tích lịch sử đền Hùng gồm có đền Hạ và chùa, đền Giếng, đền Trung, đền Thượng, lăng vua Hùng.Lễ hội chính của Đền Hùng (nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ) là ngày 10/3 Âm lịch nhưng người dân đã đi lễ từ những ngày đầu năm mới. Nơi đây là cội nguồn của dân tộc Việt, là nơi các vua Hùng dựng nước. Người dân đi lễ chùa không đơn thuần chỉ là cầu may, cầu lộc mà còn để du ngoạn, bỏ lại những bộn bề cuộc sống ở phía sau để tận hưởng nơi tĩnh mịch, linh thiêng trong tiết trời mùa xuân. Lễ hội này thu hút được rất nhiều du khách trong và ngoài nước để bày tỏ lòng biết ơn tới các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.
-
Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.
Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ hàng triệu phật tử cùng du khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành. Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Ngày này, vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ "mở cửa rừng" hàm chứa ý nghĩa mới - mở cửa chùa. Lễ hội chùa Hương trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút. Chùa chính là chùa Hương Tích, có thể coi đây là một ngôi chùa Thiên tạo vì vốn dĩ chùa là một hang động đá thiên nhiên. Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán “Nam thiên đệ nhất động" do chúa Trịnh Sâm khắc vào năm 1770 trong dịp đến thăm nơi đây. Trong hang động có nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù rất gần gũi và ý nghĩa đối với cuộc sống con người. Chùa nổi tiếng linh thiêng, người ta tin rằng đầu năm lên được động Hương tích thắp nén nhang thành tâm cầu khấn chắc chắn mọi ước nguyện của mình đều trở thành hiện thực. Tiếng lành đòn xa chẳng thế mà mỗi năm chùa Hương đón hàng triệu phật tử về đây chiêm bái, du xuân thưởng ngoạn phong cảnh.
Chùa Hương trở thành một hành trình về với cõi Phật của phật tử và du khách bốn phương, trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Mùa xuân sắp đến bạn hãy một lần đến với chùa Hương biết đâu sau chuyến đi bạn cũng sẽ tìm thấy cho mình những cảm hứng mới, nguồn sinh khí và năng lượng mới để bắt đầu một năm với nhiều niềm vui và hạnh phúc. Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn … Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật.
-
Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cổ Mễ, Phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình - Chùa - Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng.
Ngôi đền có liên quan đến sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1076. Vào thời đó ở làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo... vốn là những nơi đặt kho lương thực của quân Lý ở bờ nam chiến tuyến Như Nguyệt (Sông Cầu). Núi Kho, núi Dinh, Thị Cầu cũng vốn là một vị trí chiến lược có thể kiểm soát con đường từ Lạng Sơn qua sông Cầu về Thăng Long xưa.
Đền Cổ Mễ thờ Bà Chúa Kho chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt. Vào đời nhà Lý, Bà có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã "thác" trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1077). Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho. Mọi người đến lễ đền người đi lễ để vay tiền làm ăn kinh doanh trong năm để có một năm làm ăn phát đạt kinh doanh thuận lợi. -
Muốn cầu duyên thì không thể không đến chùa Hà tại Hà Nội. Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình – Chùa Hà, trước thuộc thôn Bối Hà, xã Dịch Vọng, Huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội). Đã từ rất lâu rồi chùa Hà đã trở thành ngôi chùa cầu duyên linh thiêng có tiếng ở miền Bắc, không cứ ngày Tết, mà bất kể khi nào, nhất là vào ngày Rằm, ngày mồng 1, nếu có dịp ghé thăm chùa Hà chắc chắn bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi có rất đông các bạn trẻ đến đây để dâng hương và xem quẻ cầu duyên.
Mọi người truyền tai nhau rất nhiều về sự linh thiêng mà ngôi chùa mang lại, có bạn tâm sự rằng chỉ mới đi cầu duyên có một thời gian ngắn đã tìm thấy cho mình được ý chung nhân "vừa ý", còn có những bạn nhờ đến chùa mà được duyên đã xây dựng gia đình, có con cái, cuộc sống no đủ hạnh phúc.
Khi đi chùa Hà các bạn cũng không cần sắp lễ nhiều như ở những chùa khác mà chỉ đơn giản là một ít tiền vàng, hoa, trầu cau đựng trong một chiếc khay nhỏ và một thứ không thể thiếu là tiền lẻ. -
Đền Bắc Lệ là một trong những ngôi đền cổ kính bậc nhất tại Lạng Sơn, nơi những tán cây xum xuê tỏa bóng rùm lấy ngôi đền hàng trăm tuổi. Trải qua thăng trầm của lịch sử, của thời gian nhưng ngôi đền vẫn hiên ngang, vững chãi và là điểm đến tâm linh dành cho du khách tứ phương. Đền Bắc Lệ nằm tại xã Tân Thanh, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn và nằm cách trung tâm thành phố Lạng Sơn khoảng 80km. Để đến được nơi đây, bạn phải vượt qua một con đường bằng đất đỏ dài hơn 10km từ trung tâm thị trấn Hữu Lũng. Nơi đây là một quần thể kiến trúc nằm trên một ngọn đồi cao, phía bên dưới là những rặng cây xanh mát tỏa bóng không dưới hàng trăm tuổi. Đền là nơi thờ Bà Chúa Thượng Ngàn – nữ thần núi. Nhân dân nơi đây quan niệm rằng bà là người trông coi và ban phát nguồn tài sản quý giá cho con người từ núi rừng.
Đến với đền Bắc Lệ Lạng Sơn, du khách như được hòa mình vào không gian của núi rừng. Với kiến trúc 3 gian: Đệ Nhất - Đệ Nhị - Đệ Tam (cung cấm), ngôi đền có diện tích đến 126m2. Phía trước đền là một cổng Tam quan được xây dựng rất lớn để đón chào tất cả du khách thập phương. Sau nhiều lần tu sửa, ngôi đền vẫn giữ được những nét đẹp như ban đầu. Đền chính có cấu trúc chữ Đinh gồm tiền tế và hậu cung. Nhà tiền tế có phần mái được thiết kế với tượng long chầu lưỡng nghi tượng trưng cho trời đất, âm và dương để thể hiện sự hài hòa của vạn vạn vật trong tự nhiên. Lễ hội đền Bắc Lệ Lạng Sơn là một trong những lễ hội lớn tại Lạng Sơn, được tổ chức trong vòng 3 ngày từ ngày 18 đến hết ngày 20 tháng 9 âm lịch hàng năm. Lễ hội bao gồm nhiều phần lễ quan trọng phải kể tới là lễ tắm ngai, lễ chính tiệc, lễ rước… Mỗi năm cứ đến mùa lễ hội, đền lại thu hút hàng ngàn lượt khách từ khắp nơi ghé tới tham quan. Theo quan niệm của người dân, Bắc Lệ là một trong hai ngôi Đền thờ Mẫu linh thiêng của quốc gia, nên có nhiều du khách trong và ngoài nước về hành lễ cầu may. -
Chùa Duyên Ninh nổi tiếng là ngôi chùa cầu duyên, cầu tự linh thiêng, không còn xa lạ với các bạn trẻ ở mọi nơi. Chùa nằm ở làng cổ Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ngôi chùa là nơi thờ phật và các nhà sư ở thế kỷ thứ 10 như nhà sư Pháp Thuận, Khuông Việt và Vạn Hạnh. Người dân truyền nhau rằng, chùa Duyên Ninh là nơi các công chúa thời Đinh - Lê thường qua lại, cũng ở nơi này công chúa Lê Thị Phất Ngân và tướng công Lý Công Uẩn đã thề non hẹn biển rồi sinh ra Lý Phật Mã vào năm 1000.
Sau này, khi Lý Thái Tông trở về đây dẹp loạn đã đổi tên chùa thành chùa Duyên Ninh, cuối đời Hoàng hậu Phất Ngân đã về đây tu hành và trông coi mộ phần thân phụ là Hoàng đế Lê Đại Hành.
Tại đây, Hoàng hậu Phất Ngân đã tác hợp cho nhiều đôi lứa thành đôi và từ đó chùa Duyên Ninh đã trở thành ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở cố đô Hoa Lư. Cũng vì vậy mà người ta thường đến đây để cầu duyên và cầu tự nếu không may hiếm muộn đường con cái. -
Nếu ngoài Bắc có chúa Duyên Ninh, chùa Hà để cầu duyên thì trong Nam có chùa Ông rất thiêng. Chùa Ông quận 5 còn có tên gọi khác là miếu Quan Đế hay Nghĩa An Hội Quán tọa lạc ở 676 Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5, Hồ Chí Minh. Cổ tự này không chỉ đơn thuần là nơi của người Hoa gốc Triều Châu ở Sài Gòn mà còn là một công trình kiến trúc độc đáo lâu đời mang đậm giá trị lịch sử từ nửa cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Vào ngày 07/11/1993, chùa Ông quận 5 được Bộ Văn hóa – Thông tin chính thức công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Chùa Ông quận 5 hiện tại đang thờ phụng 3 vị thần chính là Quan Công (còn gọi là Quan Đế), Thiên Hậu nguyên quân (còn gọi là Thiên Hậu Thánh Mẫu), Tài Bạch tinh quân (còn gọi là Thần Tài). Thời điểm du khách từ thập phương đổ về chùa Ông quận 5 tham quan và chiêm bái đông nhất là vào ngày vía Bạch Hổ và Tết Nguyên Tiêu. Ngày vía Bạch Hổ là một trong những phong tục tập quán truyền thống xa xưa của người Hoa với mong muốn cầu may mắn, bình an và xua đuổi tiểu nhân đển quấy phá mình.
Còn vào dịp Tết ở chùa Ông tổ chức rất nhiều hoạt động thú vị như đấu đèn, phát lộc hay ca kịch Phúc Kiến làm cho cả khu Chợ Lớn trở nên náo nhiệt. Rất nhiều du khách sau khi hành hương và dâng lễ đã đến chỗ ngựa Xích Thố với niềm tin rằng chui qua bụng ngựa 3 vòng sau đó rung chuông leng keng sẽ giúp xua tan những điều không may giúp may mắn tài lộc cả năm được hanh thông.
-
Đền thờ Chử Đồng Tử có ở rất nhiều nơi trên Việt Nam. Ở huyện Khoái Châu - Hưng Yên, cách Hà Nội khoảng 25 km theo đê sông Hồng, có hai ngôi đền thờ Chử Đồng Tử đó là ngôi đền nằm ở thôn Đa Hòa, Bình Minh, bên dòng sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên nơi mà nàng công chúa Tiên Dung - con gái vua Hùng thứ 18 nên duyên với chàng Chử nghèo, ngôi đền thứ hai ở thôn Yên Vĩnh, Dạ Trạch, nơi chàng Chử cùng với nhị vị phu nhân về trời. Tuy hai ngôi đền đều thờ Chử Đồng Tử có kiểu dáng kiến trúc truyền thống nhưng lại có sự khác biệt đáng kể để phân biệt. Khách thập phương tới đây không chỉ để đứng trên con đê sông Hồng thưởng ngoạn phong cảnh bình yên của một vùng quê "xanh xanh lũy tre, ngô khoai biêng biếc, con đò sang ngang", hay ngắm nhìn những bãi phù sa cát trắng, những ánh nắng lung linh trên những hàng cau, mà còn để được đắm mình giữa chốn bồng lai tiên cảnh của đền Đa Hòa và dâng nén nhang tưởng nhớ tới đức thánh Chử Đồng Tử cùng vị phu nhân xinh đẹp Tiên Dung công chúa và nàng Tây Sa công chúa.
Cây cối nơi đây cũng được chọn lọc để tập trung vào chủ điểm khẳng định sự bất tử của đức thánh Chử Đồng Tử cũng như mối tình tuyệt mỹ của ngài. Xen vào đó là những lời hay, ý đẹp và tình yêu bất tử của con người toát lên qua mỗi lời, mỗi chữ của những bức hoành phi, câu đối của những bậc tao nhân, mặc khách mọi thời. Thật là một chốn Bồng Lai tiên cảnh nơi trần thế. Lễ hội Chử Đồng Tử được tổ chức từ ngày 10 đến 12 tháng hai âm lịch hàng năm ở cả hai ngôi đền này. Truyền thuyết về mối tình giữa nàng công chúa lá ngọc cành vàng với một chàng trai nghèo khó nhưng rất mực hiếu thảo từ lâu đã trở thành thiên tình sử đẹp nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.Đền Chử Đồng Tử Hưng Yên hiện nay đã và đang là một điểm tựa cho đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt. Đó là nét đẹp về đạo lý: “uống nước nhớ nguồn”, về sự thủy chung trong tình yêu. Triết lý sống ấy luôn luôn bất tử trong lòng mỗi người con đất Việt.
-
Bái Đính không chỉ là một trong những ngôi chùa cầu tài lộc linh thiêng nhất mỗi dịp đầu năm mà còn là địa chỉ không thể bỏ qua cho những tín đồ săn ảnh khi đến Ninh Bình. Là một điểm nhấn du lịch tâm linh ở Ninh Bình, Chùa Bái Đính là sự tổng hòa giữa những linh thiêng, trầm mặc của Bái Đính cổ tự và sự nguy nga của Bái Đính tân tự.
Chùa Bái Đính hiện nay là công trình kiến trúc Phật giáo đồ sộ nhất Việt Nam với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam đã được xác lập như: tượng Thích Ca bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, àng lang 500 vị La Hán dài nhất châu Á, tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Việt Nam, đại hồng chung lớn nhất Việt Nam… Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ sáu viên ngọc xá lợi, bảo vật quý của Đức Phật. Với những kỷ lục và vẻ đẹp kỳ vĩ Bái Đính xứng đáng là điểm đến tiếp theo trong chuyến hành trình tâm linh về với Ninh Bình.
Chùa Bái Đính hiện nay được mệnh danh là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á với kiến trúc vô cùng độc đáo, tọa lạc trên ngọn núi cao chót vót do đó khi đến đây du khách được phóng tầm mắt để chiêm ngưỡng toàn cảnh của Ninh Bình tạo nên điểm đặc biệt làm chúng ta choáng ngợp trước vẻ đẹp và sự hùng vĩ của ngôi chùa.
-
Chùa Yên Tử tại Quảng Ninh là một trong những ngôi chùa lớn ở Việt Nam, chùa Yên Tử nổi tiếng rất linh thiêng. Trên đỉnh núi thiêng Yên Tử còn có một khu di tích lịch sử với những ngôi chùa và tháp cổ cùng rừng cây cổ thụ lâu đời. Đỉnh Yên Tử cũng trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng, tu hành và lập ra giáo phái Phật giáo có tên là Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Lịch sử ghi chép lại rằng, sau khi truyền ngôi, vua Trần Nhân Tông đã khoác áo cà sa tu hành để có thể tìm đến sự thanh tịnh, quên hết những ganh đua, đố kị của cuộc sống. Từ đó, ông thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258 - 1308). Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Chùa Đồng Yên Tử Quảng Ninh đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa đồng lớn nhất và nằm ở độ cao nhất cả nước ta. Hơn nữa ngôi chùa linh thiêng này lại được được ví như một “kỳ quan mới” tại khu danh thắng đỉnh Yên Tử. Theo dân gian ta lưu truyền thì chùa Đồng linh thiêng chính là một nơi có thể cầu được “sinh lực của vũ trụ” cho mọi mặt của đời sống.
Ngôi chùa cũng chính là nơi mà các tín đồ, phật tử có một niềm tin vào sự linh ứng khó lý giải này. Sự linh thiêng, vẻ thẩm mỹ về kiến trúc đã giúp cho ngôi chùa thu hút được quảng đại quần chúng hành hương đến đây. Bởi vậy, hành hương Yên Tử đã trở thành tâm nguyện của nhiều du khách hành hương hướng về cõi Phật mỗi độ xuân về. Lễ hội Yên Tử mở hội vào mồng 9 tháng Giêng hàng năm.
-
Chùa Tây Thiên (khi xưa còn được gọi là Chùa Thượng) thuộc Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự, hiện nằm ở xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy không thuộc thủ đô Hà Nội nhưng khi đi du lịch Hà Nội, du khách vẫn có thể ghé qua đây tham quan và dâng hương ở ngôi chùa này. Chùa Tây Thiên chỉ nằm cách Hà Nội khoảng 85km về phía Tây Bắc.
Nằm cùng với chùa Tây Thiên là một loạt những địa điểm tôn giáo khác như Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, Đại Tháp Bảo Tây Thiên, Đền Thỏng, đền Cậu, đền Cô, Tịnh thất Tây Thiên… Tất cả đã làm nên một khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự vừa oai hùng lại vừa cổ kính, linh thiêng.
Không chỉ là các kiến trúc cổ Phật giáo mà chùa Tây Thiên còn được bao quanh bởi phong cảnh núi rừng Tam Đảo hùng vĩ, vừa nên thơ vừa trong lành. Đến đây, bất kỳ du khách nào cũng cảm nhận được sự bình lặng trong tâm hồn mình, thư giãn, thoải mãi khi lắng nghe tiếng suối róc rách, tiếng chim kêu líu lo, hồn nhiên.
Ở kế bên khu di tích này là một trong ba thiền viện lớn nhất Việt Nam – Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên. Nơi đây chính là cái nôi, là nơi đào tạo Phật Giáo lớn nhất Việt Nam cũng là nơi phát tích Phật giáo Việt Nam đầu tiên.