Top 8 Dấu hiệu cho thấy bạn đang ở trong mối quan hệ hời hợt
Mối quan hệ hời hợt là một mối quan hệ chỉ có vẻ bề ngoài. Nó chỉ được xây dựng dựa trên từ những thứ phù phiếm như ngoại hình, tiền tài, địa vị. Đó là khi hai ... xem thêm...người không bị ràng buộc bởi những giá trị và mục tiêu chung trong cuộc sống. Về bản chất, họ ở bên nhau vì thuận tiện và chỉ tìm cách thỏa mãn những nhu cầu bên ngoài. Theo thời gian, sự thất vọng và oán hận có thể vô tình tích tụ, gây tổn thương đến sức khỏe tinh thần và cả thể chất. Vậy đâu là dấu hiệu cho thấy bạn đang ở trong mối quan hệ hời hợt, hãy cùng Toplist tìm hiểu nhé.
-
Giao tiếp là yếu tố trọng yếu cần phải có trong một mối quan hệ. Giao tiếp là nền tảng cơ bản tạo nên một mối quan hệ bền vững, lành mạnh và hạnh phúc. Dù thế, trong một mối quan hệ, những cuộc trò chuyện thường không diễn ra suôn sẻ, đôi khi là diễn ra với tần suất rất thấp, dẫn đến sự đứt gãy trong mối liên kết giữa hai người.
Chúng ta có thể giao tiếp bằng nhiều cách, với mức độ và tần suất khác nhau. Nhưng nếu những cuộc trò chuyện nhằm chia sẻ cảm nghĩ, cảm xúc và những mong muốn của nhau không diễn ra, đó có thể là dấu hiệu cho thấy đối phương không mong muốn bạn can thiệp quá nhiều vào đời sống của họ cũng như không muốn bạn hiểu quá nhiều về họ. Những mối quan hệ hời hợt thiếu đi sự thân mật về tình cảm - đó có lẽ là dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy mối quan hệ của bạn với người ấy đang cạn kiệt.Giả dụ bạn không bao giờ tiết lộ cảm xúc của mình, tìm sự an ủi từ người khác khi gặp khó khăn và cũng không mong mình trở thành chỗ dựa của ai đó trong những lúc yếu mềm. Sự thiếu vắng những cuộc trò chuyện chân thành sẽ dần tạo nên khoảng cách giữa hai bạn. Từ đó, bạn có thể thường xuyên cảm thấy mình không được thấu hiểu, cảm thấy không được yêu thương và thường xuyên so sánh bản thân mình với những người khác.
-
Dấu hiệu đầu tiên và khá dễ nhận biết đó là tránh nói về những dự định tương lai, thậm chí tương lai gần. Liệu người bạn đồng hành trên con đường tình cảm của bạn có thường né tránh khi nói về những kế hoạch cho ngày lễ sắp tới, những sự kiện cả hai có thể đi cùng nhau hay quan trọng hơn cả là một hôn lễ trong tương lai.
Nếu đối phương thường xuyên né tránh khi bạn bắt đầu gợi lên những chủ đề liên quan đến sự lâu dài trong tương lai của cả hai, bạn có thể đang ở trong một mối quan hệ hời hợt. Nếu bạn đang mong chờ một “cái kết hạnh phúc mãi mãi về sau” cho chuyện tình cảm của cả hai, đối phương có lẽ không là một “ứng viên sáng giá” cho dự định này của bạn. Nếu không bao giờ nghĩ về tương lai hoặc không biết điều mà đối phương mong muốn thực hiện trong cuộc sống của họ, thì đó là mối quan hệ thiếu sự liên kết và không đảm bảo dài lâu giữa hai bên. -
Mỗi chúng ta hoàn toàn có quyền giữ kín một số chuyện cho riêng mình. Dù thế, khi bạn đã cam kết đồng hành cùng một người, bạn nên tin tưởng và chia sẻ với họ một số chuyện quan trọng có thể giúp gắn kết tình cảm của cả hai. Nếu đối phương thường xuyên giấu bạn những chuyện như được thăng tiến, đề cử trong công việc, hay một số chuyện người trong gia đình cần biết như quê quán và tình trạng mối quan hệ giữa người ấy với gia đình của họ.
Hoặc ngay cả khi bạn đang nói chuyện trước mặt người ấy, người ấy cũng không muốn nghe những lời đạo lý về cuộc sống của bạn bởi vì người ấy không muốn tham gia vào cuộc sống của bạn nữa và người ấy không còn hứng thú đến bất kì việc gì của bạn nữa. Có lẽ họ chưa thực sự cảm thấy bạn là đối tượng đủ tin tưởng để gắn kết lâu dài cùng họ trên quãng đường sắp tới.
-
Liệu đối phương có thường xuyên viện cớ để không đi hện hò, hay gặp mặt bạn bạn dù ngay cả khi rất lâu rồi hai người chưa gặp nhau, kể cả bằng những lý do… vớ vẩn nhất. Nếu như bạn cảm thấy đau lòng vì điều này, bạn cần phải có một cuộc trò chuyện thẳng thắn với đối phương để tìm hiểu lý do vì sao họ lại liên tục viện cớ và mục đích của những hành động ấy là gì.
Nếu bạn thường xuyên bị đối phương từ chối với những lý do khác nhau hoặc một lý do lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn sẽ cần một cuộc trò chuyện thẳng thắn với họ để tìm hiểu lý do vì sao họ cứ liên tục viện cớ và mục đích của những hành động ấy là gì. Và khi đó bạn cũng cần chút lí trí trước khi đưa ra các tình huống có thể xảy ra với bạn. -
Đây là một kiểu tình yêu “bí mật” mà rất nhiều cặp đôi đang gặp phải. Khi mà tình yêu của bạn không công khai trên mạng xã hội hay bạn bè, người thân thì có lẽ đây là dấu hiệu khởi đầu cho một mối quan hệ hời hợt. Có rất nhiều lý do để không công khai người yêu như: vì họ đang tìm kiếm một sự lựa chọn tốt hơn, hoặc vì bạn đang là một sự lựa chọn an toàn chứ không phải phương án tối ưu mà bạn đang nhắm tới, cũng có thể cho họ thích có nhiều mối tình.
Tuy nhiên, nếu bạn và người ấy đã bên nhau trong một khoảng thời gian dài và họ chưa bao giờ ngỏ ý mời bạn gặp gỡ gia đình họ, bạn bè họ đây là dấu hiệu cho thấy họ không muốn đi đường dài cùng bạn. Có thể, bạn nên trò chuyện nghiêm túc với đối phương và tìm hiểu mong muốn thật sự của họ trong mối quan hệ này là gì. Nếu tình yêu không công khai có thể dẫn đến sự bất an cho đối phương, từ đó có thể dẫn tới dấu hiệu kiểm soát trong mối quan hệ đó. Do đó, bạn nên nhìn lại mối quan hệ của mình và xem xét dừng lại hay tiếp tục với mối quan hệ đó.
-
Để thực sự thấu hiểu lẫn nhau, cả hai người trong một mối quan hệ sẽ cần những tương tác thân mật, những cuộc trò chuyện chân thành, sự quan sát và quan tâm lẫn nhau trong cuộc sống và trong công việc. Tuy nhiên những điều này dường như khá khó xảy ra trong một mối quan hệ hời hợt, vì ai cũng muốn có một không gian của riêng mình không muốn ai xen vào.
Nếu bạn cảm thấy mơ hồ về sở thích, thói quen của đối phương như thích làm gì khi có thời gian rảnh, thường nghe thể loại nhạc gì, thích đọc thể loại sách gì… Có lẽ hai bạn chưa thực sự thấu hiểu sau ngần ấy thời gian bên nhau. Cũng có thể nửa kia chưa thực sự muốn chia sẻ những điều đó với bạn. Bạn không có mối liên hệ đủ sâu sắc để xây dựng nền tảng của sự tin tưởng và hỗ trợ cần thiết cho một mối quan hệ lâu dài. -
Kiểm soát trong tình yêu là một hành động rất thường xuyên bắt gặp trong một mối quan hệ. Tuy nhiên, việc quá kiểm soát lại là dấu hiệu cảnh báo cho một mối quan hệ không tốt. Hành động này có thể là từ một phía hoặc cả hai phía. Bạn luôn muốn biết đối phương đang ở đâu, làm gì, với ai, đi đâu, đi với ai… và không tin tưởng nhau.
Điều này xảy ra có thể do bạn đang không tự tin vào bản thân mình, không tin vào tình cảm mà đối phương dành cho mình hoặc đối phương có những hành động không tạo được sự tin tưởng nơi mình. Cũng có thể bạn đang không tin tưởng về mối quan hệ của hai người.Đừng để sự kiểm soát và sự không tin tưởng phá hủy mối quan hệ của bạn. Hãy tìm hiểu cách giải quyết vấn đề này thông qua giao tiếp, sự hiểu biết và lòng tin vào đối phương.
-
Một mối quan hệ hời hợt dựa trên những thứ phù phiếm thay vì được dựng xây từ những giá trị tình cảm và sự chân thành. Do đó, trong mối quan hệ như thế này, đối phương chỉ quan tâm đến những giá trị vật chất từ phía bạn như tiền tài, địa vị, danh vọng mà không cần quan tâm đến cảm xúc hay tình cảm họ nhận được từ phía bạn. Họ luôn nghĩ đến việc làm sao cho mình được sung sướng, vật chất đong đầy là đủ.
Nếu người đó không đáp ứng được các yêu cầu của họ, họ sẽ ít khi nghĩ đến hôn nhân và có thể chia tay hoặc ly dị khi hết giá trị lợi dụng. Một mối quan hệ thực sự cần được dựng xây trên cơ sở tình cảm và sự chân thành, không chỉ là những thứ phù phiếm. Hãy cẩn trọng khi bắt đầu một mối quan hệ mới và đừng để bản thân bị lừa dối bởi những lời nói ngọt ngào hoặc những thứ vật chất.