Top 10 dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh mẹ cần đặc biệt lưu ý

Bà Già Đau Khổ 577 0 Báo lỗi

Trẻ mới sinh rất non nớt và nhạy cảm, thế nên mẹ cần theo dõi những dấu hiệu bất thường của con để can thiệp kịp thời. Ngay cả đối với những mẹ sinh lần đầu ... xem thêm...

  1. Trẻ sơ sinh hệ miễn dịch yếu, nếu trẻ hắt hơi vài cái hoặc ho húng hắng chút xíu thôi thì cũng không đáng ngại. Có thể do một hạt bụi chui vào mũi hoặc họng của bé thôi mẹ nhé.


    Tuy nhiên, nếu bé ho, khóc quá nhiều hoặc ăn quá nhiều là biểu hiện bất thường của dạ dày, hệ tiêu hóa. Nếu bé ho ra mật xanh là đấu hiệu bị lồng ruột, ruột bị tắc, còn nôn mửa có màu như bã cà phê là hiện tượng xuất huyết nội. Nếu bé nôn sau khi bị chấn thương não thì cần phải đi khám ngay vì đây là dấu hiệu bất thường. Không những thế nếu chấn thương sọ não không kèm theo nôn mửa cũng cần phải đi khám bác sĩ ngay.

    Ho, khóc quá nhiều - Con có thể bị bệnh dạ dày
    Ho, khóc quá nhiều - Con có thể bị bệnh dạ dày
    Ho, khóc quá nhiều - Con có thể bị bệnh dạ dày
    Ho, khóc quá nhiều - Con có thể bị bệnh dạ dày

  2. Các mẹ không cần lo lắng nếu tay chân của trẻ sơ sinh có màu hơi xanh. Có thể bàn tay, bàn chân bé có màu xanh do bị lạnh, nếu được giữ ấm nó sẽ hồng trở lại. Mặt, lưỡi và môi của bé cũng trở nên hơi xanh nếu bé khóc ngặt nhưng khi bé nín nó sẽ trở lại bình thường.


    Tuy nhiên các mẹ chú ý, nếu da bé xanh tím lâu, đặc biệt kèm theo tình trạng khó thở, nặng nhọc, ăn uống kém thì đây chính là đấu hiệu cảnh báo bé có vấn đề về tim và phổi. Lúc này, mẹ cần phải đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.

    Da xanh - Dấu hiệu tim, phổi
    Da xanh - Dấu hiệu tim, phổi
    Da xanh - Dấu hiệu tim, phổi
    Da xanh - Dấu hiệu tim, phổi
  3. Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ và bú. Cả khi thức lẫn khi ngủ, bé ít cử động hơn bình thường, ít vận động, quẫy đạp thì đó là biểu hiện không bình thường. Nếu bé ngủ quá nhiều hoặc quá ít, hoặc bé ngủ li bì, đánh thức dậy vẫn lờ đờ, mệt mỏi, khi mẹ không đánh thức nữa là lại lịm đi thì mẹ phải mang trẻ đến bệnh viện khám ngay nhé.

    Nếu bé ngủ quá nhiều hoặc quá ít, hoặc bé ngủ li bì, đánh thức dậy vẫn lờ đờ, mệt mỏi, khi mẹ ko đánh thức nữa là lại lịm đi thì mẹ phải mang trẻ đến bệnh viện khám ngay.
    Nếu bé ngủ quá nhiều hoặc quá ít, hoặc bé ngủ li bì, đánh thức dậy vẫn lờ đờ, mệt mỏi, khi mẹ ko đánh thức nữa là lại lịm đi thì mẹ phải mang trẻ đến bệnh viện khám ngay.
    Ngủ li bì
    Ngủ li bì
  4. Cá mẹ nên thường xuyên đếm nhịp thở của con. Nếu trên 60 lần/phút thì mẹ nên đếm khoảng 3 đến 4 lần. Nếu lần nào cũng trên 60 lần trong một phút thì đó là biểu biện bé thở nhanh. Lúc này mẹ nên quan sát xem lúc bé nằm yên, bé thở có mệt không, có hổn hển không, xem vùng bẹ sườn bé từ dưới vú đến bờ sườn có lõm sâu vào rõ rệt không? Nếu có thì trẻ có hiện tượng thở rút lõm ngực nặng. Đây là hiện tượng bất thường mẹ cần cho con đi bệnh viện ngay.


    Ngoài ra, mẹ nghe tiếng con thở xem có êm hay rên rĩ, rên è è, xem môi và quanh môi con có tím hay hồng hào. Việc bé thở nhanh, thở rên, thở lõm ngực, tím tái là dấu hiệu trẻ bị khó thở nặng. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay.

    Co giật và thở bất thường - Dấu hiệu con bị khó thở
    Co giật và thở bất thường - Dấu hiệu con bị khó thở
    Co giật và thở bất thường - Dấu hiệu con bị khó thở
    Co giật và thở bất thường - Dấu hiệu con bị khó thở
  5. Thông thường một số trẻ mới sinh ra bị vàng da, sau vài ngày sẽ hết, điều này được các bác sĩ tại bệnh viện quan sát và điều trị. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó mẹ con trở về nhà sớm thì việc quan sát da con là rất quan trọng. Vàng da ở trẻ sơ sinh là một chứng bệnh nguy hiểm và được chia ra làm hai dạng và vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.


    Trong trường hợp vàng da sinh lý không đáng lo ngại. Còn khi trẻ bị vàng da bệnh lý có thể tổn làm thương đến não gây ra các cơn động kinh và bị dị tật vĩnh viễn. Khi bé có biểu hiện vàng da nên đưa trẻ đi khám ngay, bên cạnh đó các bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ ăn uống bình thường để giúp đảo thải chất bilirubin dư thừa gây vàng da ra ngoài theo đường phân và nước tiểu.

    Trẻ bị vàng da
    Trẻ bị vàng da
    Vàng da
    Vàng da
  6. Hầu như trẻ sơ sinh đều có bụng nhô hơi cao, đặc biệt là sau khi ăn xong, tuy nhiên nó thường mềm. Nếu mẹ thấy bụng con có dấu hiệu sưng phồng, sờ vào thấy cứng và không đi cầu đến vài ngày hoặc bị nôn ói thì mẹ phải đưa con đến bác sĩ nhi khoa để khám ngay.


    Có thể trẻ đã bị đầy hơi, táo bón nhưng không loại trừ trường hợp là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng nào đó trong đường ruột của bé.

    Bụng nhô cao - Con có vấn đề về đường ruột.
    Bụng nhô cao - Con có vấn đề về đường ruột.
    Bụng nhô cao - Con có vấn đề về đường ruột.
    Bụng nhô cao - Con có vấn đề về đường ruột.
  7. Trẻ bú kém tức là trẻ bú ít hơn nửa số lượng một lần bú hoặc số lần bú trong ngày. Chằng hạn, trẻ bú mỗi ngày 100ml, 7 lần trong 1 ngày, nếu trẻ bú ít hơn 4 lần hoặc mỗi lần ít hơn 50ml là bú ít.


    Khi thấy con có những biểu hiện đó mẹ cần hết sức chú ý, tuyệt đối không được chủ quan hoặc tự ý áp dụng các phương pháp chữa trị thiếu khoa học. Cách tốt nhất là mẹ hãy đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị đúng cách.

    Trẻ bú kém tức là trẻ bú ít hơn nửa số lượng một lần bú hoặc số lần bú trong ngày
    Trẻ bú kém tức là trẻ bú ít hơn nửa số lượng một lần bú hoặc số lần bú trong ngày
    Bú kém
    Bú kém
  8. Trẻ em với hệ miễn dịch, sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị sốt cao do nhiễm trùng vi rút, vi khuẩn, thời tiết thay đổi, mọc răng,… Nhưng khi trẻ sốt cao trên 38 độ C bạn cần chú ý để có cách thức xử lý phù hợp.

    Nếu bé dưới 2 tháng tuổi bị sốt cao: Có thể bé bị cảm sốt (chỉ có dấu hiệu sót và cơ thể mệt mỏi) hay viêm màng não, viêm não do mô cầu (kèm theo xuất hiện các ban giống như vết bầm tím hoặc đốm nhỏ hình sao). Bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt vì bệnh viêm màng não và viêm não do mô cầu rất nguy hiểm đến tính mạng, diễn biến nhanh và nặng.

    Nếu bé trên 2 tháng tuổi: Khi bị sốt cao, bạn cần hỏi bác sỹ khoa nhi để được tư vấn kịp thời, cho bé uống thuốc hạ sốt như paracetamol với liều 10mg/kg/1 lần và 4-6 tiếng sau có thể cho bé uống tiếp liều thứ 2, ăn và uống thực phẩm giải nhiệt, đắp các loại lá giúp bé hạ sốt như lá rau diếp cá, lá rau tần,…


    Tuy nhiên nếu trẻ không hạ sốt dù đã uống thuốc, hoặc sốt kéo dài hơn 5 ngày hay sốt cao kèm theo triệu chứng mất nước, co giật hãy đi bé khám tại các cơ sở y tế vì khả năng bị nhiễm khuẩn cao.

    Sốt cao trên 38 độ C
    Sốt cao trên 38 độ C
    Sốt cao trên 38 độ C
    Sốt cao trên 38 độ C
  9. Nhiều bà mẹ nghĩ rằng, tã lót của em bé luôn khô ráo và không phải thay nhiều lần điều này chứng tỏ em bé rất khỏe mạnh. Nhưng trên thực tế đây là một quan niệm sai lầm, theo các bác sĩ nhi khoa cho biết, trung bình một em bé sơ sinh 6 ngày tuổi, mỗi ngày phải thay 6 lần tã, bỉm.


    Khi trẻ chưa đầy một tháng tuổi, mỗi ngày trẻ sẽ làm ướt từ 6 miếng tã trở lên và đi tiểu 3 - 4 lần. Không có gì là bất thường khi cha mẹ của trẻ sơ sinh phải thay tã cho bé ít nhất 10 lần trong ngày ở giai đoạn đầu đời. Nếu trẻ không thải ra đủ lượng nước tiểu hoặc phân, đó là một dấu hiệu cho thấy trẻ không nhận đủ chất dinh dưỡng, và bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Luôn nhớ rằng số lần đi tiểu giảm sút sau tháng đầu tiên vì đây là lúc ruột của trẻ đang dần hoàn thiện.

    Trong ngày ít phải thay tã cho trẻ
    Trong ngày ít phải thay tã cho trẻ
    Trong ngày ít phải thay tã cho trẻ
    Trong ngày ít phải thay tã cho trẻ
  10. Nếu một đứa trẻ không phản ứng với các yêu cầu và không trả lời ngay cả khi ai đó gọi tên, bé có thể gặp vấn đề về thính giác. Điều này cũng là lý do bố mẹ cần đưa bé đến bác sĩ kiểm tra.


    Nếu trẻ của bạn đã được 2 tháng tuổi mà vẫn chưa biết cười, ánh mắt có thể ngây ngô hoặc không có phản ứng gì với âm thanh nghe được, bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra năng lực, trí tuệ và khả năng nghe của trẻ.

    Giảm thính lực
    Giảm thính lực
    Giảm thính lực
    Giảm thính lực




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |