Top 15 thành ngữ hay về cuộc sống và ví dụ đặt câu chi tiết nhất
Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn, tiếng nói hàng ngày, cũng như là “chất liệu” để sáng tác thơ ca văn học. Bài viết sau hãy cùng Toplist tìm hiểu ý ... xem thêm...nghĩa một số thành ngữ hay về cuộc sống và ví dụ đặt câu chi tiết nhất nhé!
-
Đặt câu với thành ngữ "Học một biết mười"
Ý nghĩa thành ngữ "Học một biết mười": Thành ngữ ám chỉ những người học ít, nhưng lại suy ngẫm, hiểu biết được nhiều điều hay. Từ đó, tác giả dân gian nhắc nhở mọi người cần biết suy nghĩ rộng, từ một kiến thức có thể suy luận ra nhiều kiến thức khác nhau.
Đặt câu với thành ngữ:
- Thần đồng là những đứa bé có khả năng rất đặc biệt: học một biết mười.
- Nam là một học sinh học một biết mười
- Những con người thông minh thường học một biết mười
- Cậu bé ấy học một biết mười, khiến ai cũng phải ngưỡng mộ.
- Cô ấy học giỏi, học một biết mười, nên được thầy cô yêu quý, bạn bè tin tưởng
- Nhờ có khả năng học một biết mười, Minh Nguyệt luôn là học sinh xuất sắc nhất lớp và được thầy cô và bạn bè vô cùng ngưỡng mộ.
- Anh ta là người học một biết mười, trở thành người thông thái và sáng dạ nhất lớp.
- Cậu không nên học thụ động, chỉ biết các kiến thức trong sách giáo khoa, mà hãy trở thành người học một biết mười, hiểu thêm nhiều kiến thức bên ngoài khác.
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
-
Đặt câu với thành ngữ "Học hay cày biết"
Ý nghĩa thành ngữ "Học hay cày biết": lời khuyên quý giá cho mỗi người về tầm quan trọng của việc học tập và lao động. Theo đó, chúng ta cần học tập một cách hiệu quả và lao động một cách thông minh, sáng tạo để đạt được thành công trong cuộc sống.
Đặt câu với thành ngữ:
- Cô ấy sống ở đâu cũng được, vì cô ấy có khả năng học hay, cày biết.
- "Bạn phải quyết định rõ ràng, nếu muốn thành công thì phải có sự cố gắng, vì học hay cày biết sẽ giúp bạn có được những thành tựu lớn trong cuộc sống."
- Mẹ bảo: Anh Thành giỏi giang, học hay cày biết, ở đâu cũng sống được.
- Bác ấy sống đâu cũng được vì bác ấy có khả năng học hay cày biết.
- Mỗi chúng ta cần học hay cày biết để ngày càng hoàn thiện bản thân.
- Ngày xưa, người ta thường nói rằng "học hay cày biết" để nhắc nhở mọi người cần phải chăm chỉ học tập và lao động.
- Ông bà ta thường khuyên con cháu "học hay cày biết" để có thể thành công trong cuộc sống.
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) -
Đặt câu với thành ngữ "Mở mày mở mặt"
Ý nghĩa thành ngữ "Mở mày mở mặt": hãnh diện được với mọi người xung quanh
Đặt câu với thành ngữ":
- Thành tích học hành của An đã khiến gia đình phải mở mày mở mặt với hàng xóm.
- Lan học ngày học đêm và cố gắng học giỏi để cho bố mẹ mở mày mở mặt
- Lan được toàn thành phố tuyên dương vì đạt giải quốc gia khiến cho bố mẹ mở mày mở mặt.
- Thành tích của đội tuyển bóng đá Việt Nam đã khiến người dân cả nước mở mày mở mặt.
- Nhờ thành tích học tập xuất sắc, Lan đã khiến bố mẹ cô mở mày mở mặt với hàng xóm.
-
Đặt câu với thành ngữ "Mở cờ trong bụng"
Ý nghĩa với thành ngữ "Mở cờ trong bụng": Thành ngữ miêu tả cảm xúc vô cùng vui sướng, hạnh phúc trước một sự kiện nào đó.
Đặt câu với thành ngữ:
- Được đứng trong top đầu của lớp, tôi như mở cờ trong bụng.
- Bác kia như mở cờ trong bụng vì trúng số
- Được xếp khen gợi vào cuối tháng, tôi như mở cờ trong bụng.
- Cuối tuần, tôi được đi sang Mỹ du lịch, khi nghe tin, tôi vui như mở cờ trong bụng.
- Tôi không thể mở cờ trong bụng với bạn bè về những khó khăn mà tôi đang gặp phải.
- Anh ấy là người rất kín đáo, không bao giờ mở cờ trong bụng với ai.
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) -
Đặt câu với thành ngữ "ếch ngồi đáy giếng"
Ý nghĩa thành ngữ ếch ngồi đáy giếng: chỉ những người hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hạn chế, hoặc chỉ những người có tầm nhìn hạn hẹp, kém hiểu biết nhưng lại tự cao tự đại, luôn cho rằng mình giỏi hơn người khác.
Đặt câu có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng, ví dụ: “Với thời gian tìm hiểu chưa lâu, tôi biết rằng hiểu biết của mình về vấn đề đó chẳng khác gì ếch ngồi đáy giếng."
-
Đặt câu với thành ngữ "Vào sinh ra tử"
Ý nghĩa thành ngữ "Vào sinh ra tử": Thành ngữ chỉ việc xông pha nơi trận mạc nguy hiểm, luôn cận kề với cái chết.
Đặt câu với thành ngữ:
- Các chiến sĩ biên phòng đã không ngại vào sinh ra tử để bảo vệ Tổ quốc.
- Họ là đồng đội đã cùng nhau vào sinh ra tử nên rất thân thiết với nhau.
-
Đặt câu với thành ngữ "Một nắng hai sương"
Ý nghĩa thành ngữ "Một nắng hai sương": Thành ngữ nói về sự vất vả, cực nhọc của con người khi phải chịu đựng cảnh làm việc nặng nhọc triền miên trong điều kiện không thuận lợi.
Đặt câu với thành ngữ:
- Bác nông dân cần mẫn, một nắng hai sương trên cánh đồng lúa, vun bón cho từng hạt ngọc nảy nở.
- Hình ảnh người phụ nữ tảo tần, một nắng hai sương lo cho gia đình luôn khiến mỗi chúng ta cảm động và trân trọng.
- Dù cuộc sống một nắng hai sương, họ luôn giữ tinh thần lạc quan và niềm tin vào tương lai tươi sáng.
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) -
Đặt câu với thành ngữ "Mèo khen mèo dài đuôi"
Ý nghĩa thành ngữ "Mèo khen mèo dài đuôi": Chỉ những kẻ tự đề cao bản thân và nghĩ mình chiếm vị trí quan trọng.
Đặt câu với thành ngữ:
- Hai thợ làm bánh kẹo vai nhau lia lịa, miệng không ngớt lời khen ngợi chiếc bánh của mình to nhất, ngon nhất, khiến cho khách hàng đứng xem chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm vì mèo khen mèo dài đuôi.
- Mặc dù thất bại liên tục trong các cuộc thi sắc đẹp, nhưng hoa hậu làng vẫn luôn tự tin khẳng định nhan sắc của mình là số một, làm mọi người xung quanh phải bật cười và chế giễu rằng: "Đúng là mèo khen mèo dài đuôi".
- Bạn không nên quá tự đắc với kết quả nhỏ mình đạt được, bởi nó cũng chỉ như mèo khen mèo dài đuôi.
-
Đặt câu với thành ngữ "Thùng rỗng kêu to".
Ý nghĩa thành ngữ "Thùng rỗng kêu to": Thành ngữ ám chỉ những người có trình độ hiểu biết hạn chế, bất tài nhưng lại huênh hoang, hống hách, khoe khoang, cố gắng thể hiện mình giỏi hơn người khác.
Đặt câu với thành ngữ:
- Kẻ ngu dốt thường hay khoe khoang về kiến thức mình không có, đúng là thùng rỗng kêu to.
- Hắn ta là kẻ thùng rỗng kêu to, luôn tỏ ra mình thật tri thức bằng cách đeo cặp kính to đùng và trên tay luôn cầm một cuốn sách mà hắn chẳng bao giờ đọc tới.
- Anh ta rất xấu hổ vì bị mọi người phát hiện ra mình là người thùng rỗng kêu to.
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) -
Đặt câu với thành ngữ "Đếm cua trong lỗ".
Ý nghĩa thành ngữ "Đếm cua trong lỗ": Thành ngữ có hàm ý nói về việc chúng ta không nên tính toán, dự đoán, vạch ra những kế hoạch cho những điều mà ta không chắc chắn có được. Điều đó chỉ tốn công vô ích, không đem lại ích lợi gì cho bản thân ta.
Đặt câu với thành ngữ:
- Chúng ta chưa chắc chắn sẽ có suất vào vòng trong của giải đấu, mà nghĩ đến chuyện nâng cúp, quả thật giống như đếm cua trong lỗ vậy.
- Cô ấy đếm cua trong lỗ, luôn mơ mộng về dự định có căn nhà rộng lớn, trong khi bây giờ cô ấy đang thất nghiệp.
- Thấy hắn vẫn còn dự tính cho điều mãi mãi không bao giờ xảy ra, tôi phải bật cười vì hành động đếm cua trong lỗ ấy.
-
Đặt câu với thành ngữ "Đứng núi này trông núi nọ".
Ý nghĩa thành ngữ "Đứng núi này trông núi nọ": Thành ngữ phê phán những kẻ quá tham vọng, tham lam, không bao giờ bằng lòng với tất cả những gì mình đang có mà luôn so sánh, mơ tưởng đến những thứ cao sang hơn. Những người như này sẽ luôn chạy theo những điều phù phiếm, đánh mất đi những điều tốt đẹp từng thuộc về mình.
Đặt câu với thành ngữ:
- Thay vì hài lòng với những gì mình đang có, người đàn ông luôn so sánh cuộc sống của mình với những người khác, đứng núi này trông núi nọ. Cuối cùng, ông ta lại làm bản thân mình bất mãn, thiếu hạnh phúc.
- Mặc dù đã sở hữu một căn nhà đẹp và một công việc ổn định, người phụ nữ vẫn không ngừng đứng núi này trông núi nọ, mong muốn có được nhiều hơn những gì mình đang có.
- Cậu ta đứng núi này trông núi nọ, dẫn đến bị xao nhãng trong công việc hiện tại.
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) -
Đặt câu với thành ngữ "Ngựa non háu đá".
Ý nghĩa thành ngữ "Ngựa non háu đá": Thành ngữ ý chỉ những người trẻ tuổi thường có tính cách kiêu ngạo, hiếu thắng, hung hăng, thiếu sự chín chắn và suy nghĩ có phần nông nổi.
Đặt câu với thành ngữ:
- Chú bé mới 15 tuổi nhưng đã dám tranh luận gay gắt với người lớn, quả là ngựa non háu đá.
- Dù mới chập chững bước chân vào nghề nhưng cô ấy đã ngựa non háu đá, không chịu nghe ý kiến của người khác mà chỉ hành động theo ý muốn của mình.
- Người trẻ tuổi thường có những hành động ngựa non háu đá. Đây là điều khó tránh khỏi, nhưng chúng ta cần hạn chế đề cao cái tôi quá mức để lắng nghe lời góp ý từ người lớn.
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) -
Đặt câu với thành ngữ "Trứng mà đòi khôn hơn vịt"
Ý nghĩa thành ngữ "Trứng mà đòi khôn hơn vịt": Thành ngữ ám chỉ những con người ít tuổi, non dại, ít vốn kinh nghiệm sống nhưng lại huênh hoang, kiêu ngạo, thể hiện bản thân khôn ngoan hơn người từng trải đời.
Đặt câu với thành ngữ:
- Ai cũng ghét hắn, bởi hắn không có kinh nghiệm trong công việc nhưng lại tỏ ra hiểu biết hơn những người làm lâu năm, trứng mà đòi khôn hơn vịt.
- Bạn nên khiêm tốn hơn, chớ có trứng mà đòi khôn hơn vịt, kẻo sau này lại mang họa vào thân.
- Lan luôn cãi lời bố mẹ, đúng là trứng mà đòi khôn hơn vịt.
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet) -
Đặt câu với thành ngữ "Góp gió thành bão"
Ý nghĩa thành ngữ "Góp gió thành bão": Thành ngữ có hàm ý nói về việc khi con người tích cóp, tiết kiệm của cải, kinh nghiệm, công sức từng chút một, lâu dần người đó sẽ sở hữu tài sản lớn, có nhiều đóng góp cho xã hội và có nhiều kinh nghiệm sống hơn.
Đặt câu với thành ngữ:
- Anh ấy là người có tính tiết kiệm, luôn dành ra một khoản tiền nhỏ để gửi tiết kiệm, lâu dần góp gió thành bão, anh ta đã có thể tự mua một căn nhà.
- Bạn nên học hỏi, tích lũy kiến thức mỗi ngày, bởi góp gió thành bão, càng có nhiều kiến thức, bạn lại càng trở nên thông thái hơn.
- Mỗi người một công, góp gió thành bão, chỉ trong mấy tháng, con đê đã được mọi người sửa sang kiên cố hơn.
-
Đặt câu với thành ngữ "Ao sâu cá cả"
Ý nghĩa thành ngữ "Ao sâu cá cả": Thành ngữ khẳng định tầm quan trọng của môi trường sống. Môi trường xung quanh chúng ta có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thì bản thân ta mới có thể tiến bộ mỗi ngày.
Đặt câu với thành ngữ:
- Để có thể phát triển một cách nhanh chóng, cây cối cần trồng đúng loại đất, như ao sâu cá cả.
- Anh ta sống ở nơi đó như ao sâu cá cả, càng ngày càng thăng tiến cả sự nghiệp và kĩ năng mềm.