Top 7 Dàn ý phân tích Việt Bắc của Tố Hữu (Ngữ văn 12) hay nhất

Thai Ha 282 0 Báo lỗi

Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng tiêu biểu của phong trào thơ ca Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Những tác phẩm của ông như một vũ khí nhằm ... xem thêm...

  1. I. Mở bài

    “Chín năm làm một Điện Biên

    Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”

    (Tố Hữu)

    • Chặng đường kháng chiến chống Pháp đầy gian lao đã kết thúc với thắng lợi vẻ vang. Tháng 10 năm 1945, trung ương Đảng và chính phủ từ chiến khu Việt Bắc dời về thủ đô Hà Nội. Trong buổi chia tay đầy lưu luyến với đồng bào Việt Bắc, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc.
    • Bài thơ là khúc hát giao duyên, là lời nhắn gửi tâm tình giữa người về xuôi và người ở lại, lời giãi bày tình cảm thắm thiết và cả nỗi nhớ trùng điệp của người ra đi. Việt Bắc chính là một trong những tác phẩm thể hiện phong cách sáng tác thơ của Tố Hữu.

    II. Thân bài

    1. Khung cảnh chia tay

    * Lời của người ở lại:

    Bốn câu thơ đầu là lời của người ở lại hỏi người ra đi có còn nhớ “ta”, hỏi nhớ “núi, nguồn” là nhớ mảnh đất đã từng chung sống, gắn bó mười lăm năm nghĩa tình. Câu hỏi tu từ mượn cớ nhưng thực ra là nhắc nhở, nhắn nhủ người về xuôi đừng quên mảnh đất tình người.

    => Sự tình chung, tình cảm đạo lí. Hiệu quả của nghệ thuật câu hỏi tu từ để bộc lộ cảm xúc người nói, người ở lại kín đáo bộc lộ nỗi nhớ và tình yêu dành cho người về xuôi không phai mờ, trân trọng.

    * Lời của người ra đi:

    • Khung cảnh chia tay: Ở một bến sông, có tiếng hát làm nền. Nhân vật người đi kẻ ở bịn rịn, ban tay nắm chặt không rời, xúc động không nói nên lời.
    • Từ láy “bâng khuâng, bồn chồn” lột tả tâm trạng xốn xang, xao xuyến vì tình cảm bị níu kéo lại. Diễn tả nỗi lòng thương mến của người ở lại dành cho con người, Việt Bắc.
    • “Áo chàm” hình ảnh ẩn dụ Việt Bắc. Tượng trưng cho tâm hồn chất phác, chân thành, sâu nặng của người Việt Bắc
    • Nhớ lại những tháng ngày gian khổ ở chiến khu:
      • “Mưa nguồn suối lũ”: đất trời vần vũ, chìm trong mưa gió bão bùng, sự khắc nghiệt của mùa mưa Việt Bắc khiến cuộc sống trong rừng thêm khó khăn.
      • “Những mây cùng mù”: biện pháp chêm xen nhấn mạnh bầu trời u ám nặng nề, gian khổ đè nặng, ẩn dụ những ngày đầu khó khăn của kháng chiến
      • “Miếng cơm chấm muối”: vừa tả thực vừa ước lệch chỉ những thiếu thốn mọi mặt ở chiến khu.
      • Khi gian khổ có nhau đến khi vui sướng người đi kẻ ở, giờ phút chia tay lòng người ở lại bỗng xôn xao vì tiếc nuối nhớ nhung. Biện pháp hoán dụ “rừng núi” chỉ người Việt Bắc, nỗi nhớ thêm kín đáo, đại từ “ai” phong cách dân gian mộc mạc
      • Người Việt Bắc nhắc đến kỉ niệm lịch sử khó quên, tự hào về mảnh đất anh hùng.

    => Hình thức đối thoại, đoạn thơ diễn tả tình cảm người Việt Bắc dành cho cán bộ chiến sĩ thắm thiết, mặn nồng.


    2. Nỗi nhớ của người ra đi

    • “Ta với mình, mình với ta… Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”: Khẳng định tấm lòng thủy chung, một lòng mặn mà của người đi kẻ ở.
    • Nỗi nhớ của người ra đi được so sánh với nỗi nhớ người yêu: Tình quân dân bỗng trở nên thắm thiết như tình yêu lứa đôi.
    • Người ra đi luyến tiếc để nỗi nhớ vào thiên nhiên: nhớ về trăng vào những buổi chiều tà, nắng hiu hắt chiều sương, rừng nứa bờ tre, các địa danh quen thuộc như Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê…
    • Nhớ về con người Việt Bắc: cùng nhau chia sẻ ngọt bùi qua cơn đói rét, kỉ niệm ấm áp bên bộ đội và đồng bào cùng các điệu hát, hình ảnh mộc mạc của “cô em gái” lao động…

    => Tình cảm người chiến sĩ dành cho con người và quê hương Việt Bắc cũng là tình cảm nhà thơ dành cho nhân dân, đất nước, tình yêu cuộc sống kháng chiến


    3. Bức tranh tứ bình

    - Hai câu thơ đầu tiên:

    • “Hoa và người”: nỗi nhớ hướng đến đối tượng cụ thể
    • Đại từ nhân xưng “mình - ta” thể hiện tình yêu thương gắn bó sâu nặng của người đi kẻ ở
    • Điệp từ “ta về” đầu câu bộc lộ nỗi niềm xao xuyến, tâm trạng luyến lưu, vấn vương trong buổi chia tay, khơi gợi về quá khứ.

    - Bức tranh tứ bình:

    • Bức tranh mùa đông: Thiên nhiên có nét chấm phá sắc đỏ thắm tươi của hoa chuối, sự tương phản màu sắc gợi vẻ rực rỡ. Không gian bỗng trong sáng, ấm áp nhờ sắc đỏ, khiến nỗi nhớ thêm rạo rực lòng người.
    • Bức tranh màu xuân: Thiên nhiên Việt Bắc khoác trên mình gam màu xanh lá của núi rừng điểm tô dưới sắc trắng tinh khôi của hoa mơ. Động từ “nở” cùng tính từ “trắng” gợi những đóa hoa đang khoe sắc, độ xuân thì. Trong cảnh xuân con người miệt mài lao động, tạo bức tranh hài hòa.
    • Bức tranh mùa hè: Việt Bắc mang sắc vàng tươi xinh của rừng phách. Phong cảnh mùa hạ hiện ra cổ điển, hữu tình ngời sáng, lung linh.
    • Bức tranh mùa thu: Cảnh thu với vẻ đẹp của đêm trăng. Một nét huyền ảo, hiền hòa, mộng mơ. Vẻ đẹp mang theo bao ước mơ tươi sáng ở tương lai. Đoạn thơ khép lại bằng “khúc hát ân tình thủy chung”. Đó là tiếng hát của người ở lại, cũng là của người ra đi. Khúc hát của sự hy vọng thiết tha, tình quân dân đậm sâu..

    => Bức tranh thiên nhiên đẹp, con người đẹp, trong đó là tấm lòng đẹp theo cùng nỗi nhớ đẹp. Thể hiện tình quân dân, tình đất nước cao đẹp của nhà thơ.


    4. Khung cảnh ra trận

    - Bút pháp sử thi tác giả khắc họa đoàn quân sục sôi khí thế trên những nẻo đường ra trận.

    • Điệp từ “đêm đêm” tả thời gian dài, từ láy “rầm rập” âm thanh phối hợp cùng nhịp thơ 2/2 gợi tả bước chân hành quân đều nhịp, chắc khỏe.
    • Biện pháp nói quá “đất rung” chứng tỏ sức mạnh đoàn quân phi thường.
    • Chân dung đoàn quân tiêu biểu cho dân tộc anh hùng.

    - Đường hành quân gian lao, nguy hiểm nhưng chiến sĩ vẫn cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên, mây trời, niềm vui ngắm cảnh: cho thấy lòng yêu đời, lạc quan, tin vào tương lai.

    • Hoán dụ “mũ nan”: người chiến sĩ ra chiến trường mang theo mối tình quân dân để tiếp thêm động lực chiến đấu.
    • Hình ảnh súng và sao cụ thể mà giàu tính biểu tượng. đầu súng gợi cảnh chiến tranh, sao vẽ ra khung cảnh thanh bình, tương lai tươi sáng hay ánh sao còn ẩn dụ cho đôi mắt người yêu.

    - Hình ảnh đoàn dân công

    • Ánh đuốc sáng gợi không khí lao động hăng say, phá đá mở đường. Ánh sáng đó toát lên sức mạnh, khí thế và gieo lên niềm tin tươi sáng.
    • Hình ảnh “bước chân nát đá” tô đậm sức mạnh vĩ đại của đoàn dân công.
    • Đoàn dân công có vẻ đẹp của anh hùng ra trận, sức mạnh của chiến tranh nhân dân.

    - Đoàn quân ra trận gởi về bao chiến công vang dội, làm chấn động địa cầu:

    • Liệt kê các địa danh để thấy chiến thắng dồn dập, tưng bừng
    • Điệp từ “vui” diễn tả niềm hồ hởi, phấn khích vô biên trong chiến thắng

    => Đoạn thơ tái hiện chân dung Việt Bắc trong những ngày ra trận, qua đó ca ngợi Việt Bắc anh hùng, đất nước anh hùng.


    III. Kết bài

    Việt Bắc là bài thơ xuất sắc ghi đậm dấu ấn của Tố Hữu. Tác phẩm không chỉ hài hào giữa cổ điển và hiện đại, cảnh và người, tình và lý mà còn là chất thơ dân gian, sử thi anh hùng ca đặc biệt chỉ có ở Tố Hữu.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. I. Mở bài

    • Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu: là một nhà thơ lớn, một nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông luôn phản ánh những chặng đường đấu tranh gian khổ song cũng nhiều thắng lợi của dân tộc.
    • Giới thiệu bài thơ Việt Bắc: hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của bài thơ.

    II. Thân bài

    1. Ý nghĩa nhan đề

    • “Việt Bắc” là một địa danh, là cái nôi của cách mạng Việt Nam tiền khởi nghĩa, là cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp.
    • Việt Bắc là nơi lưu giữ nhiều kỉ niệm giữa cán bộ cách mạng và đồng bào nơi đây.

    2. Phân tích bài thơ Việt Bắc

    a. Tâm trạng lưu luyến bịn rịn trong buổi chia tay

    • Bốn câu đầu: sử dụng điệp cấu trúc “mình về mình có nhớ” là lời ướm hỏi, khơi gợi lại những kỉ niệm về “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”, về thiên nhiên Việt Bắc nghĩa tình.
    • Bốn câu thơ tiếp: nỗi lòng lưu luyến của cả người ở lại và ra đi thể hiện qua những từ ngữ diễn tả tâm trạng trực tiếp: “da diết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn”; không khí buổi chia tay thân tình, gần gũi: “áo chàm”, “cầm tay nhau”.
    • Mười hai câu tiếp theo, lời của người ở lại hỏi người ra đi có còn nhớ đến:
      • Nhớ đến thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc trong những ngày kháng chiến: mưa nguồn, suối lũ, mây mù, trám bùi, măng mai.
      • Nhớ đến những ân tình trong khó khăn gian khổ: “miếng cơm chấm muối” nhưng vẫn “đậm đà lòng son”.
      • Nhớ đến quãng thời gian hoạt động cách mạng: kháng Nhật, Việt Minh, Tân Trào, Hồng Thái, ...

    b. Nỗi lòng của người ra đi

    • Bốn câu thơ tiếp khẳng định nghĩa tình thủy chung, mặn mà, “ta với mình, mình với ta”: thể hiện sự gắn bó, thấu hiểu nhau giữ người đi, kẻ ở.
    • Người đi bày tỏ nỗi nhớ đến thiên nhiên Việt Bắc: “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”, “bản khói cùng sương”, “rừng nứa bờ tre”, ... thiên nhiên Việt Bắc qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
    • Đối tượng của nỗi nhớ:
      • Nhớ những con người dù gian khó, vất vả nhưng vẫn có tấm lòng thủy chung, cùng chia sẻ mọi “đắng cay ngọt bùi” trong kháng chiến: “chia củ sắn lùi”, “bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”.
      • Nhớ đến những kỉ niệm ấm áp giữa bộ đội và đồng bào Việt Bắc: “lớp học i tờ”, “giờ liên hoan”, “ca vang núi đèo”.
      • Nhớ hình ảnh những con người mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của người lao động: “người mẹ”, “cô em gái”.
      • Nhớ hình ảnh quân dân Việt Bắc đoàn kết đánh giặc: “ta cùng đánh Tây”, “cả chiến khu một lòng”; khí thế hào hùng của quân dân ta trong các trận đánh: “rầm rập như là đất rung”, “quân đi điệp điệp trùng trùng”, “dân công đỏ đuốc từng đoàn”, ...
      • Nhớ những chiến công, những niềm vui thắng trận: “tin vui thắng trận trăm miền ... núi Hồng”

    => Tất cả tạo nên một bức tranh sử thi hoành tráng để ca ngợi sức mạnh của nhân dân anh hùng.


    4. Niềm tự hào, niềm tin gửi gắm Việt Bắc

    • Nhớ hình ảnh tươi sáng nơi nguồn cội của cuộc cách mạng: ngọn cờ đỏ thắm, rực rỡ sao vàng, có trung ương Đảng, có chính phủ và có Bác Hồ.
    • Đoạn thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh, khả năng lãnh đạo của Đảng trong các cuộc cách mạng, niềm tự hào vào những chiến công Việt Bắc.

    III. Kết bài

    • Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc.
    • Cảm nhận chung về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. I. Mở bài

    • Giới thiệu khái quát về nhà thơ Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc.
    • Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc.

    II. Thân bài

    1. Đoạn 1: Khung cảnh chia tay

    * Lời của người ở lại:

    • Bốn câu thơ đầu là lời của người ở lại hỏi người ra đi có còn nhớ “ta”, hỏi nhớ “núi, nguồn” là nhớ mảnh đất đã từng chung sống, gắn bó mười lăm năm nghĩa tình. Câu hỏi tu từ mượn cớ nhưng thực ra là nhắc nhở, nhắn nhủ người về xuôi đừng quên mảnh đất tình người => Sự tình chung, tình cảm đạo lí. Hiệu quả của nghệ thuật câu hỏi tu từ để bộc lộ cảm xúc người nói, người ở lại kín đáo bộc lộ nỗi nhớ và tình yêu dành cho người về xuôi không phai mờ, trân trọng.

    * Lời của người ra đi:

    • Khung cảnh chia tay: Ở một bến sông, có tiếng hát làm nền. Nhân vật người đi kẻ ở bịn rịn, ban tay nắm chặt không rời, xúc động không nói nên lời.
    • Từ láy “bâng khuâng, bồn chồn” lột tả tâm trạng xốn xang, xao xuyến vì tình cảm bị níu kéo lại. Diễn tả nỗi lòng thương mến của người ở lại dành cho con người, Việt Bắc.
    • “Áo chàm” hình ảnh ẩn dụ Việt Bắc. Tượng trưng cho tâm hồn chất phác, chân thành, sâu nặng của người Việt Bắc.
    • Nhớ lại những tháng ngày gian khổ ở chiến khu
      • “Mưa nguồn suối lũ”: đất trời vần vũ, chìm trong mưa gió bão bùng, sự khắc nghiệt của mùa mưa Việt Bắc khiến cuộc sống trong rừng thêm khó khăn.
      • “Những mây cùng mù”: biện pháp chêm xen nhấn mạnh bầu trời u ám nặng nề, gian khổ đè nặng, ẩn dụ những ngày đầu khó khăn của kháng chiến
      • “Miếng cơm chấm muối”: vừa tả thực vừa ước lệch chỉ những thiếu thốn mọi mặt ở chiến khu.
      • Khi gian khổ có nhau đến khi vui sướng người đi kẻ ở, giờ phút chia tay lòng người ở lại bỗng xôn xao vì tiếc nuối nhớ nhung. Biện pháp hoán dụ “rừng núi” chỉ người Việt Bắc, nỗi nhớ thêm kín đáo, đại từ “ai” phong cách dân gian mộc mạc
      • Người Việt Bắc nhắc đến kỉ niệm lịch sử khó quên, tự hào về mảnh đất anh hùng.

    => Hình thức đối thoại, đoạn thơ diễn tả tình cảm người Việt Bắc dành cho cán bộ chiến sĩ thắm thiết, mặn nồng.


    2. Đoạn 2: Nỗi nhớ của người ra đi

    • “Ta với mình, mình với ta… Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”: Khẳng định tấm lòng thủy chung, một lòng mặn mà của người đi kẻ ở.
    • Nỗi nhớ của người ra đi được so sánh với nỗi nhớ người yêu: Tình quân dân bỗng trở nên thắm thiết như tình yêu lứa đôi.
    • Người ra đi luyến tiếc để nỗi nhớ vào thiên nhiên: nhớ về trăng vào những buổi chiều tà, nắng hiu hắt chiều sương, rừng nứa bờ tre, các địa danh quen thuộc như Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê…
    • Nhớ về con người Việt Bắc: cùng nhau chia sẻ ngọt bùi qua cơn đói rét, kỉ niệm ấm áp bên bộ đội và đồng bào cùng các điệu hát, hình ảnh mộc mạc của “cô em gái” lao động…

    => Tình cảm người chiến sĩ dành cho con người và quê hương Việt Bắc cũng là tình cảm nhà thơ dành cho nhân dân, đất nước, tình yêu cuộc sống kháng chiến


    3. Đoạn 3: Bức tranh tứ bình

    - Hai câu thơ đầu tiên:

    • “Hoa và người”: nỗi nhớ hướng đến đối tượng cụ thể
    • Đại từ nhân xưng “mình - ta” thể hiện tình yêu thương gắn bó sâu nặng của người đi kẻ ở
    • Điệp từ “ta về” đầu câu bộc lộ nỗi niềm xao xuyến, tâm trạng luyến lưu, vấn vương trong buổi chia tay, khơi gợi về quá khứ.

    - Bức tranh mùa đông

    • Sử dụng bút pháp chấm phá cổ điển, gợi chứ không tả, màu xanh thẫm của núi rừng mang cảm giác thâm u, lạnh lẽo và có phần khắc nghiệt.
    • Màu đỏ tươi của hoa chuối và màu vàng nhạt của nắng điểm tô trên cái nền xanh thẳm của núi rừng đã phần nào xua tan cái lạnh lẽo thay vào đó là chút cảm giác ấm áp, mang đến hình ảnh Tây Bắc tươi đẹp chứ không quá khắc nghiệt, nhằm cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.
    • Hình ảnh con người mang tầm vóc mạnh mẽ, chủ động tự tin trong lao động, sẵn sàng chinh phục thiên nhiên núi rừng Tây Bắc.

    - Bức tranh mùa xuân

    • Sắc trắng của hoa mơ gợi bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, thanh khiết và đầy hy vọng.
    • Hình ảnh con người trong công việc lao động nhẹ nhàng, nhưng lại tôn lên nét đẹp của sự tài hoa, khéo léo và cần cù.

    - Bức tranh mùa hạ

    • Mùa hè hiện ra thông qua sự kết hợp giữa sắc vàng và tiếng ve, khiến bức tranh thiên nhiên trở nên ấn tượng bởi sự rộn ràng, nhộn nhịp và rực rỡ.
    • Từ “đổ” gợi ra sự chuyển mùa nhanh chóng và đồng loạt của núi rừng Tây Bắc.
    • Hình ảnh “cô em gái hái măng một mình” gợi ra sự thầm lặng trong lao động, hi sinh sinh vì kháng chiến và tình cảm trân trọng, gần gũi yêu thương của Tố Hữu đối với con người Việt Bắc.

    - Bức tranh mùa thu

    • Hình ảnh vầng trăng gợi ra nhiều ý nghĩa, là những đêm thức trắng cùng trăng chờ giặc, là biểu trưng cho sự ấm no, sum vầy, cũng là biểu tượng cho sự gắn kết, thủy chung.
    • Hình ảnh con người Việt Bắc không còn là hình ảnh trong lao động mà là thông qua tiếng hát để thể hiện nỗi niềm tiếc nuối, ân tình thủy chung phút chia ly.

    4. Đoạn 4: Khung cảnh ra trận

    - Bút pháp sử thi tác giả khắc họa đoàn quân sục sôi khí thế trên những nẻo đường ra trận.

    • Điệp từ “đêm đêm” tả thời gian dài, từ láy “rầm rập” âm thanh phối hợp cùng nhịp thơ 2/2 gợi tả bước chân hành quân đều nhịp, chắc khỏe.
    • Biện pháp nói quá “đất rung” chứng tỏ sức mạnh đoàn quân phi thường.
    • Chân dung đoàn quân tiêu biểu cho dân tộc anh hùng.

    - Đường hành quân gian lao, nguy hiểm nhưng chiến sĩ vẫn cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên, mây trời, niềm vui ngắm cảnh: cho thấy lòng yêu đời, lạc quan, tin vào tương lai.

    • Hoán dụ “mũ nan”: người chiến sĩ ra chiến trường mang theo mối tình quân dân để tiếp thêm động lực chiến đấu
      Hình ảnh súng và sao cụ thể mà giàu tính biểu tượng. đầu súng gợi cảnh chiến tranh, sao vẽ ra khung cảnh thanh bình, tương lai tươi sáng hay ánh sao còn ẩn dụ cho đôi mắt người yêu.

    - Hình ảnh đoàn dân công

    • Ánh đuốc sáng gợi không khí lao động hăng say, phá đá mở đường. Ánh sáng đó toát lên sức mạnh, khí thế và gieo lên niềm tin tươi sáng.
    • Hình ảnh “bước chân nát đá” tô đậm sức mạnh vĩ đại của đoàn dân công.
    • Đoàn dân công có vẻ đẹp của anh hùng ra trận, sức mạnh của chiến tranh nhân dân.

    - Đoàn quân ra trận gởi về bao chiến công vang dội, làm chấn động địa cầu:

    • Liệt kê các địa danh để thấy chiến thắng dồn dập, tưng bừng
    • Điệp từ “vui” diễn tả niềm hồ hởi, phấn khích vô biên trong chiến thắng

    => Đoạn thơ tái hiện chân dung Việt Bắc trong những ngày ra trận, qua đó ca ngợi Việt Bắc anh hùng, đất nước anh hùng.


    III. Kết bài

    Cảm nhận chung về bài thơ Việt Bắc của tác giả Tố Hữu.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. I. Mở bài

    • Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc.
    • Cảm nhận chung về bài thơ Việt Bắc.

    II. Thân bài

    1. Hoàn cảnh sáng tác

    • Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc bắt tay vào xây dựng một cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất nước được mở ra.
    • Tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.

    2. Cảm nhận bài thơ Việt Bắc

    a. Khung cảnh chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn:

    * Lời của người ở lại:

    • Bốn câu thơ đầu là lời của người ở lại hỏi người ra đi có còn nhớ “ta”, hỏi nhớ “núi, nguồn” là nhớ mảnh đất đã từng chung sống, gắn bó mười lăm năm nghĩa tình. Câu hỏi tu từ mượn cớ nhưng thực ra là nhắc nhở, nhắn nhủ người về xuôi đừng quên mảnh đất tình người.

    => Sự tình chung, tình cảm đạo lí. Hiệu quả của nghệ thuật câu hỏi tu từ để bộc lộ cảm xúc người nói, người ở lại kín đáo bộc lộ nỗi nhớ và tình yêu dành cho người về xuôi không phai mờ, trân trọng.


    * Lời của người ra đi:

    • Khung cảnh chia tay: Ở một bến sông, có tiếng hát làm nền. Nhân vật người đi kẻ ở bịn rịn, ban tay nắm chặt không rời, xúc động không nói nên lời.
    • Từ láy “bâng khuâng, bồn chồn” lột tả tâm trạng xốn xang, xao xuyến vì tình cảm bị níu kéo lại. Diễn tả nỗi lòng thương mến của người ở lại dành cho con người, Việt Bắc.
    • “Áo chàm” hình ảnh ẩn dụ Việt Bắc. Tượng trưng cho tâm hồn chất phác, chân thành, sâu nặng của người Việt Bắc.
    • Nhớ lại những tháng ngày gian khổ ở chiến khu:
      • “Mưa nguồn suối lũ”: đất trời vần vũ, chìm trong mưa gió bão bùng, sự khắc nghiệt của mùa mưa Việt Bắc khiến cuộc sống trong rừng thêm khó khăn.
      • “Những mây cùng mù”: biện pháp chêm xen nhấn mạnh bầu trời u ám nặng nề, gian khổ đè nặng, ẩn dụ những ngày đầu khó khăn của kháng chiến
      • “Miếng cơm chấm muối”: vừa tả thực vừa ước lệch chỉ những thiếu thốn mọi mặt ở chiến khu.
      • Khi gian khổ có nhau đến khi vui sướng người đi kẻ ở, giờ phút chia tay lòng người ở lại bỗng xôn xao vì tiếc nuối nhớ nhung. Biện pháp hoán dụ “rừng núi” chỉ người Việt Bắc, nỗi nhớ thêm kín đáo, đại từ “ai” phong cách dân gian mộc mạc
      • Người Việt Bắc nhắc đến kỉ niệm lịch sử khó quên, tự hào về mảnh đất anh hùng.

    => Hình thức đối thoại, đoạn thơ diễn tả tình cảm người Việt Bắc dành cho cán bộ chiến sĩ thắm thiết, mặn nồng.


    b. Nỗi nhớ của người ra đi

    • “Ta với mình, mình với ta… Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”: Khẳng định tấm lòng thủy chung, một lòng mặn mà của người đi kẻ ở.
    • Nỗi nhớ của người ra đi được so sánh với nỗi nhớ người yêu: Tình quân dân bỗng trở nên thắm thiết như tình yêu lứa đôi.
    • Người ra đi luyến tiếc để nỗi nhớ vào thiên nhiên: nhớ về trăng vào những buổi chiều tà, nắng hiu hắt chiều sương, rừng nứa bờ tre, các địa danh quen thuộc như Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê…
    • Nhớ về con người Việt Bắc: cùng nhau chia sẻ ngọt bùi qua cơn đói rét, kỉ niệm ấm áp bên bộ đội và đồng bào cùng các điệu hát, hình ảnh mộc mạc của “cô em gái” lao động…

    => Tình cảm người chiến sĩ dành cho con người và quê hương Việt Bắc cũng là tình cảm nhà thơ dành cho nhân dân, đất nước, tình yêu cuộc sống kháng chiến


    c. Bức tranh thiên nhiên và con người Việt Bắc

    - Hai câu thơ đầu tiên:

    • “Hoa và người”: nỗi nhớ hướng đến đối tượng cụ thể
    • Đại từ nhân xưng “mình - ta” thể hiện tình yêu thương gắn bó sâu nặng của người đi kẻ ở
    • Điệp từ “ta về” đầu câu bộc lộ nỗi niềm xao xuyến, tâm trạng luyến lưu, vấn vương trong buổi chia tay, khơi gợi về quá khứ.

    - Bức tranh mùa đông

    • Sử dụng bút pháp chấm phá cổ điển, gợi chứ không tả, màu xanh thẫm của núi rừng mang cảm giác thâm u, lạnh lẽo và có phần khắc nghiệt.
    • Màu đỏ tươi của hoa chuối và màu vàng nhạt của nắng điểm tô trên cái nền xanh thẳm của núi rừng đã phần nào xua tan cái lạnh lẽo thay vào đó là chút cảm giác ấm áp, mang đến hình ảnh Tây Bắc tươi đẹp chứ không quá khắc nghiệt, nhằm cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.
    • Hình ảnh con người mang tầm vóc mạnh mẽ, chủ động tự tin trong lao động, sẵn sàng chinh phục thiên nhiên núi rừng Tây Bắc.

    - Bức tranh mùa xuân

    • Sắc trắng của hoa mơ gợi bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, thanh khiết và đầy hy vọng.
    • Hình ảnh con người trong công việc lao động nhẹ nhàng, nhưng lại tôn lên nét đẹp của sự tài hoa, khéo léo và cần cù.

    - Bức tranh mùa hạ

    • Mùa hè hiện ra thông qua sự kết hợp giữa sắc vàng và tiếng ve, khiến bức tranh thiên nhiên trở nên ấn tượng bởi sự rộn ràng, nhộn nhịp và rực rỡ.
    • Từ “đổ” gợi ra sự chuyển mùa nhanh chóng và đồng loạt của núi rừng Tây Bắc.
    • Hình ảnh “cô em gái hái măng một mình” gợi ra sự thầm lặng trong lao động, hi sinh sinh vì kháng chiến và tình cảm trân trọng, gần gũi yêu thương của Tố Hữu đối với con người Việt Bắc.

    - Bức tranh mùa thu

    • Hình ảnh vầng trăng gợi ra nhiều ý nghĩa, là những đêm thức trắng cùng trăng chờ giặc, là biểu trưng cho sự ấm no, sum vầy, cũng là biểu tượng cho sự gắn kết, thủy chung.
    • Hình ảnh con người Việt Bắc không còn là hình ảnh trong lao động mà là thông qua tiếng hát để thể hiện nỗi niềm tiếc nuối, ân tình thủy chung phút chia ly.

    d. Khung cảnh ra trận của đoàn quân Việt Bắc

    - Bút pháp sử thi tác giả khắc họa đoàn quân sục sôi khí thế trên những nẻo đường ra trận.

      • Điệp từ “đêm đêm” tả thời gian dài, từ láy “rầm rập” âm thanh phối hợp cùng nhịp thơ 2/2 gợi tả bước chân hành quân đều nhịp, chắc khỏe.
      • Biện pháp nói quá “đất rung” chứng tỏ sức mạnh đoàn quân phi thường.
      • Chân dung đoàn quân tiêu biểu cho dân tộc anh hùng.

      - Đường hành quân gian lao, nguy hiểm nhưng chiến sĩ vẫn cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên, mây trời, niềm vui ngắm cảnh: cho thấy lòng yêu đời, lạc quan, tin vào tương lai.

      • Hoán dụ “mũ nan”: người chiến sĩ ra chiến trường mang theo mối tình quân dân để tiếp thêm động lực chiến đấu
      • Hình ảnh súng và sao cụ thể mà giàu tính biểu tượng. đầu súng gợi cảnh chiến tranh, sao vẽ ra khung cảnh thanh bình, tương lai tươi sáng hay ánh sao còn ẩn dụ cho đôi mắt người yêu.

      - Hình ảnh đoàn dân công

      • Ánh đuốc sáng gợi không khí lao động hăng say, phá đá mở đường. Ánh sáng đó toát lên sức mạnh, khí thế và gieo lên niềm tin tươi sáng.
      • Hình ảnh “bước chân nát đá” tô đậm sức mạnh vĩ đại của đoàn dân công.
      • Đoàn dân công có vẻ đẹp của anh hùng ra trận, sức mạnh của chiến tranh nhân dân.

      - Đoàn quân ra trận gởi về bao chiến công vang dội, làm chấn động địa cầu:

      • Liệt kê các địa danh để thấy chiến thắng dồn dập, tưng bừng
      • Điệp từ “vui” diễn tả niềm hồ hởi, phấn khích vô biên trong chiến thắng

      => Đoạn thơ tái hiện chân dung Việt Bắc trong những ngày ra trận, qua đó ca ngợi Việt Bắc anh hùng, đất nước anh hùng.


      III. Kết bài

      Cảm nhận chung về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu.

      Hình minh hoạ
      Hình minh hoạ
    • I. Mở bài

      • Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu và phong cách thơ ca của ông, bài thơ Việt Bắc.
      • Dẫn vào đoạn thơ nói về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc.

      II. Thân bài

      1. Bức tranh mùa đông

      • Sử dụng bút pháp chấm phá cổ điển, gợi chứ không tả, màu xanh thẫm của núi rừng mang cảm giác thâm u, lạnh lẽo và có phần khắc nghiệt.
      • Màu đỏ tươi của hoa chuối và màu vàng nhạt của nắng điểm tô trên cái nền xanh thẳm của núi rừng đã phần nào xua tan cái lạnh lẽo thay vào đó là chút cảm giác ấm áp, mang đến hình ảnh Tây Bắc tươi đẹp chứ không quá khắc nghiệt, nhằm cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.
      • Hình ảnh con người mang tầm vóc mạnh mẽ, chủ động tự tin trong lao động, sẵn sàng chinh phục thiên nhiên núi rừng Tây Bắc.

      2. Bức tranh mùa xuân

      • Sắc trắng của hoa mơ gợi bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, thanh khiết và đầy hy vọng.
      • Hình ảnh con người trong công việc lao động nhẹ nhàng, nhưng lại tôn lên nét đẹp của sự tài hoa, khéo léo và cần cù.

      3. Bức tranh mùa hạ

      • Mùa hè hiện ra thông qua sự kết hợp giữa sắc vàng và tiếng ve, khiến bức tranh thiên nhiên trở nên ấn tượng bởi sự rộn ràng, nhộn nhịp và rực rỡ.
      • Từ "đổ" gợi ra sự chuyển mùa nhanh chóng và đồng loạt của núi rừng Tây Bắc.
      • Hình ảnh "cô em gái hái măng một mình" gợi ra sự thầm lặng trong lao động, hi sinh sinh vì kháng chiến và tình cảm trân trọng, gần gũi yêu thương của Tố Hữu đối với con người Việt Bắc.

      4. Bức tranh mùa thu

      • Hình ảnh vầng trăng gợi ra nhiều ý nghĩa, là những đêm thức trắng cùng trăng chờ giặc, là biểu trưng cho sự ấm no, sum vầy, cũng là biểu tượng cho sự gắn kết, thủy chung.
      • Hình ảnh con người Việt Bắc không còn là hình ảnh trong lao động mà là thông qua tiếng hát để thể hiện nỗi niềm tiếc nuối, ân tình thủy chung phút chia ly.

      III. Kết bài

      Nêu cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ khi nói về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc.

      Hình minh hoạ
      Hình minh hoạ
    • I. Mở bài

      • Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu: là một nhà thơ lớn, một nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông luôn phản ánh những chặng đường đấu tranh gian khổ song cũng nhiều thắng lợi của dân tộc.
      • Giới thiệu bài thơ Việt Bắc: hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của bài thơ.

      II. Thân bài

      1. Ý nghĩa nhan đề

      • Việt Bắc là một địa danh – là cái nôi của cách mạng Việt Nam tiền khởi nghĩa, là cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp.
      • Việt Bắc là nơi lưu giữ nhiều kỉ niệm giữa cán bộ cách mạng và đồng bào nơi đây.

      2. Lời của người ở lại (20 câu thơ đầu)

      - Tám câu thơ đầu là tâm trạng lưu luyến bịn rịn trong buổi chia tay:

      • Bốn câu trên, sử dụng điệp cấu trúc “mình về mình co nhớ” là lời ướm hỏi, khơi gợi lại những kỉ niệm về “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”, về thiên nhiên Việt Bắc nghĩa tình.
      • Cách xưng hô “mình - ta” như lời tâm tình của đôi lứa yêu nhau khiến cuộc chia tay trở nên thân mật, giản dị. Cách xưng hô còn gợi nhớ đến những câu đối đáp trong điệu hát giao duyên khiến những câu thơ nói về cách mạng không khô khan mà trở nên đằm thắm, sâu lắng.
      • Bốn câu thơ tiếp là nỗi lòng lưu luyến của cả người ở lại và ra đi thể hiện qua những từ ngữ diễn tả tâm trạng trực tiếp: “da diết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn”; không khí buổi chia tay thân tình, gần gũi: “áo chàm”, “cầm tay nhau”.

      - Mười hai câu tiếp theo, với việc sử dụng điệp từ “nhớ”, là lời nhắn nhủ dưới hình thức câu hỏi:

      • Nhớ đến thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc trong những ngày kháng chiến: mưa nguồn, suối lũ, mây mù, trám bùi, măng mai.
      • Nhớ đến những ân tình trong khó khăn gian khổ: “miếng cơm chấm muối” nhưng vẫn “đậm đà lòng son”.
      • Nhớ đến quang thời gian hoạt động cách mạng: kháng Nhật, Việt Minh, Tân Trào, Hồng Thái, ...
      • Đại từ xưng hô “mình” thể hiện sự gắn bó, thân thiết giữa kẻ ở, người đi. Nó giống như cách xưng hô tâm tình, thủ thỉ chân thành.

      3. Lời của người ra đi

      • Bốn câu thơ tiếp khẳng định nghĩa tình thủy chung, mặn mà, “ta với mình, mình với ta”: thể hiện sự gắn bó, thấu hiểu nhau giữ người đi, kẻ ở.
      • Người đi bày tỏ nỗi nhớ đến thiên nhiên Việt Bắc: “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”, “bản khói cùng sương”, “rừng nứa bờ tre”,... thiên nhiên Việt Bắc qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
      • Nhớ đến con người Việt Bắc:
        • Những con người dù gian khó, vất vả những vẫn có tâm lòng thủy chung, cùng chia sẻ mọi “đắng cay ngọt bùi” trong kháng chiến: “chia củ sắn lùi”, “bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”.
        • Nhớ đến những kỉ niệm ấm áp giữa bộ đội và đồng bào Việt Bắc: “lớp họ i tờ”, “giờ liên hoan”, “ca vang núi đèo”.
        • Nhớ hình ảnh những con người mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của người lao động: “người mẹ”, “cô em gái”.
      • Nhớ hình ảnh quân dân Việt Bắc đoàn kết đánh giặc: “ta cùng đánh Tây”, “cả chiến khu một lòng”; khí thế hào hùng của quân dân ta trong các trận đánh: “rầm rập như là đất rung”, “quân đi điệp điệp trùng trùng”, “dân công đỏ đuốc từng đoàn”, ...
      • Nhớ những chiến công, những niềm vui thắng trận: “tin vui thắng trận trăm miền ... núi Hồng”
      • Nhận xét: nhịp thơ dồn dập như âm hưởng bước hành quân, hình ảnh kì vĩ... tất cả tạo nên một bức tranh sử thi hoành tráng để ca ngợi sức mạnh của nhân dân anh hùng.

      4. Niềm tự hào, niềm tin gửi gắm Việt Bắc Cách mạng (16 câu thơ cuối)

      • Nhớ hình ảnh tươi sáng nơi nguồn cội của cuộc cách mạng: ngọn cờ đỏ thắm, rực rỡ sao vàng, có trung ương Đảng, có chính phủ và có Bác Hồ.
      • Đoạn thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh, khả năng lãnh đạo của Đảng trong các cuộc cách mạng, niềm tự hào vào những chiến công Việt Bắc.

      III. Kết bài

      • Khái quát giá trị nghệ thuật: sử dụng thể dân tộc: thể thơ lục bát để nói về tình cảm cách mạng, lối đối đáp, sử dụng đại từ xưng hô linh hoạt (mình – ta), ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi…
      • Khái quát giá trị nội dung: Bài thơ là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến, là bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
      Hình minh hoạ
      Hình minh hoạ
    • 1. Mở bài:

      • Dẫn dắt.
      • Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc

      2. Thân bài:

      a. (20 câu đầu): Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi

      * 4 câu thơ đầu: lời hỏi của người ở lại.

      • Cách xưng hô mình – ta:
        • Gợi nghĩa tình thân thiết, gắn bó
        • Là cách gọi quen thuộc trong ca dao dân ca.

      => Tạo không khí trữ tình cảm xúc.

      • “Mười lăm năm”: tính từ thời kháng Nhật (khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi những người kháng chiến trở về Thủ đô (tháng 10 – 1954)
      • Câu hỏi tu từ: Kỉ niệm thời gian gắn bó lâu dài, keo sơn, bền chặt.
      • Điệp từ “nhớ”: nhấn mạnh nỗi nhớ sâu sắc, thường trực, da diết.
      • Hình ảnh: cây – núi, sông – nguồn gợi mối qua hệ khăng khít, thủy chung, ân tình giữa kháng chiến và Việt Bắc.

      => Người ở lại thiết tha, luyến tiếc, khơi gợi trong lòng người ra đi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình.

      * 4 câu tiếp: lời đáp của người ra đi.

      • Từ láy: tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn => sự day dứt, lưu luyến, bối rối trong tâm trạng và hành động của người ra đi.
      • Hình ảnh hoán dụ: “áo chàm” => gợi hình ảnh bình dị, thân thương của những người dân Việt Bắc.
      • Hành động: cầm tay => sự luyến tiếc và nghĩa tình keo sơn gắn bó giữa cách mạng và Việt Bắc, gợi nhớ những cuộc chia tay trong văn học trung đại (nhưng đây là cuộc chia tay trong niềm vui chiến thắng).

      => Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến.

      * 12 câu tiếp “Mình đi… cây đa”: Tác giả gợi những kỉ niệm về Việt Bắc trong những năm kháng chiến.

      • Hình ảnh: suối lũ, mây mù, miếng cơm chấm muối => Đây là những hình ảnh rất thực gợi được sự gian khổ của cuộc kháng chiến, vừa cụ thể hoá mối thù của cách mạng đối với thực dân Pháp.
      • Chi tiết “Trám bùi….để già” => diễn tả cảm giác trống vắng gợi nhớ quá khứ sâu nặng. Tác giả mượn cái thừa để nói cái thiếu.
      • “Hắt hiu…lòng son” => phép đối, đảo ngữ gợi nhớ đến mái tranh nghèo. Họ là những người nghèo nhưng giàu tình nghĩa, son sắt, thuỷ chung với cách mạng.
      • 6 câu hỏi tu từ lặp đi lặp lại => câu hỏi đau đáu, khơi gợi, nhắc nhớ mọi người hãy luôn nhớ về Việt Bắc.
      • Địa danh: mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào => gắn liền với Việt Bắc, là hình ảnh tiêu biểu của thủ đô kháng chiến.
      • Phép điệp: mình đi…, mình về…, nhớ… => lời nhắn gọi tha thiết, nhắc nhớ những kỉ niệm về một thời ở Việt Bắc.
      • “Mình đi, mình có nhớ mình" => ý thơ đa nghĩa một cách thú vị. Cả kẻ ở, người đi đều gói gọn trong chữ “mình” tha thiết. Mình là một mà cũng là hai, là hai nhưng cũng là một bởi sự gắn kết của cách mạng, của kháng chiến.

      => Chân dung một Việt Bắc gian nan mà nghĩa tình, thơ mộng, rất đối hào hùng trong nỗi nhớ của người ra đi.


      b. (70 câu sau): Lời của người ra đi

      * 4 câu đầu “Ta với… bấy nhiêu…”: Khẳng định tình nghĩa thủy chung son sắt.

      • Đại từ mình – ta: được sử dụng linh hoạt và tạo sự hòa quyện, gắn bó máu thịt;
      • Giọng điệu: tha thiết như một lời thề thủy chung son sắt.
      • Từ láy: mặn mà, đinh ninh => Khẳng định nghĩa tình đậm đà, bền chặt, trước sau như một của cách mạng đối với Việt Bắc.
      • So sánh: bao nhiêu … bấy nhiêu => gợi tình cảm bao la, chan chứa giữa cách mạng và Việt Bắc.

      * 28 câu tiếp “Nhớ gì… thuỷ chung…”: nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng và cuộc sống con người ở Việt Bắc.

      • 18 câu tiếp “Nhớ gì… suối xa…”: Nỗi nhớ về cuộc sống ở Việt Bắc.
        • Biện pháp so sánh: “nhớ… người yêu” => So sánh nỗi nhớ Việt Bắc với nỗi nhớ người yêu, sắc thái cao nhất của nỗi nhớ.
        • Phép tiểu đối:
          • “Trăng lên đầu núi / nắng chiều lưng nương” => Nỗi nhớ từ đêm sang ngày, bao trùm cả không gian lẫn thời gian.
          • “Bát cơm sẻ nửa / chăn sui đắp cùng” => Hình ảnh cảm động cho thấy sự san sẻ khó khăn gian khổ, chia sớt ngọt bùi, đắng cay giữa người dân Việt Bắc và những người cách mạng.
        • Phép điệp: nhớ, nhớ từng…, nhớ sao…=> Nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, sâu sắc.
        • Hình ảnh: người thương đi về, người mẹ nắng cháy lưng,… => Những hình ảnh thân thương, cảm động về con người Việt Bắc.
        • Những kỉ niệm: đắng cay ngọt bùi, bát cơm sẻ nửa, những giờ liên hoan,…

      => Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân gắn bó như trong một gia đình.

      => Con người và cuộc sống Việt Bắc: khổ cực, lam lũ mà thủy chung, son sắt.

      => Thiên nhiên, núi rừng, cuộc sống và con người ở Việt Bắc luôn in đậm trong tâm trí những người về xuôi tình cảm chân thành, tha thiết của người cán bộ kháng chiến

      • 10 câu sau “Ta về… thuỷ chung”: Nỗi nhớ về bức tranh tứ bình của Việt Bắc.
        • 2 câu đầu: nỗi nhớ chung và cảm xúc chủ đạo cho cả khổ thơ;
        • 8 câu sau: bức tranh tứ bình của Việt Bắc:
          • Mùa đông:
            • Hình ảnh: hoa chuối đỏ tươi + người lao động trên đèo cao => bình dị, khoẻ khoắn;
            • Màu sắc: xanh + đỏ + “nắng ánh” => màu sắc ấm áp.
          • Mùa xuân:
            • Hình ảnh: mơ nở trắng rừng + người đan nón => đẹp, nên thơ.
            • Màu sắc: trắng + trắng => tinh khiết, thanh nhã.
            • Âm thanh: hiệp vần “ơ” (mơ – nở), “ưng” (rừng – từng) cảm nhận tinh tế, âm thanh của rừng mơ đồng loạt nở hoa.
          • Mùa hạ:
            • Hình ảnh: rừng phách đổ vàng + em gái hái măng
            • Màu sắc: vàng
            • Âm thanh: tiếng ve
            • => Vẻ đẹp đặc trưng rộn rã, rực rỡ, đặc trưng của mùa hè.
          • Mùa thu:
            • Hình ảnh: ánh trăng
            • Âm thanh: tiếng hát ân tình thuỷ chung
            • => Vẻ đẹp thanh bình, hiền hoà.
      • Nghệ thuật:
        • Phép điệp: ta về, ta nhớ, nhớ,…
        • Đại từ xưng hô: mình – ta…
        • Nhịp điệu đều đặn, cân xứng, nhịp nhàng…
        • Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, lời thơ giàu nhạc điệu,…

      => Mỗi mùa mỗi cảnh, đều mang vẻ đẹp riêng trong vẻ đẹp chung: đó là sự hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, giữa người và cảnh, cảnh và người cùng làm cho nhau thêm đẹp, làm cho bức tranh thêm sinh động.

      => Thiên nhiên cảnh vật quen thuộc, bình dị, gần gũi nhưng rất thơ mộng, trữ tình và nỗi nhớ sâu sắc của người cán bộ cách mạng về Việt Bắc.


      * 22 câu tiếp “Nhớ khi… núi Hồng”: Nhớ cuộc kháng chiến anh hùng ở Việt Bắc.

      - 10 câu đầu “Nhớ khi… Nhị Hà…”: Thiên nhiên cùng con người sát cánh đánh giặc.

      • Phép điệp: nhớ… => gắn với những kỉ niệm trong những ngày Việt Bắc kề vai sát cánh cùng với CM trong chiến đấu.
      • Biện pháp nhân hóa: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”,… biến thiên nhiên thành một lực lượng kháng chiến, thể hiện tình đoàn kết đặc biệt giữa thiên nhiên và con người Việt Bắc đối với Cách mạng, khẳng định tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Rừng mang tính chất của con người VN quả cảm và biết phân biệt địch – ta,…Tác giả nhìn thiên nhiên xuất phát từ lòng yêu nước gắn với yêu Cách mạng.
      • Câu hỏi tu từ: hỏi để khẳng định nỗi nhớ thường trực, sâu sắc về những địa danh gắn liền với Việt Bắc.
      • Từ chỉ địa danh: Phủ Thông, đèo Giàng,… => thân thuộc, gắn liền với Việt Bắc.

      - 12 câu sau “Những đường… núi Hồng”: Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong những ngày ra quân sôi động làm nên chiến thắng.

      • 8 câu đầu: khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc:
        • Các động từ mạnh: rầm rập, rung, bật => tạo thành những chuyển rung dữ dội, thể hiện sức mạnh vô địch của cuộc kháng chiến.
        • Các từ láy: điệp điệp, trùng trùng => khí thế mạnh mẽ không gì có thể ngăn cản nổi.
        • Biện pháp cường điệu: Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay => sức mạnh của thời đại, của ý chí tiêu diệt giặc, của tinh thần đoàn kết có thể làm nên những điều tưởng chừng không thể.
        • Nhịp điệu: dồn dập, mạnh mẽ như những bước hành quân của quân dân Việt Bắc, thể hiện khí thế ra trận của cả một dân tộc trong trận chiến quyết định với kẻ thù.
      • 4 câu sau: khí thế chiến thắng ở các chiến trường khác:
        • Phép điệp: “vui”, “vui + lên/về…”
        • Liệt kê: các địa danh (…)
        • Giọng điệu thơ: hồ hởi, vui tươi

      => Niềm vui to lớn, rộng khắp của cuộc kháng chiến.

      => Việt Bắc anh hùng trong kháng chiến, trở thành điểm đến của tất cả các cánh quân, của ý chí Việt Nam để tạo nên một cuộc đụng đầu lịch sử, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.


      * 16 câu cuối: Nỗi nhớ Việt Bắc, nhớ cuộc kháng chiến, nhớ quê hương cách mạng của người VN.

      • Câu hỏi tu từ: khơi gợi tình cảm thiêng liêng về Việt Bắc.
      • Các hình ảnh: ngọn cờ đỏ thắm, sao vàng rực rỡ, cụ Hồ sáng soi, Trung ương, Chính phủ, mái đình, cây đa,…=> những hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng thể hiện cái nhìn lạc quan của tác giả. Đó là những hình ảnh biểu tượng của cách mạng, là tương lai của dân tộc.
      • Phép điệp: Ở đâu… Nhìn lên…, Ở đâu… Trông về…=> nhấn mạnh: Việt Bắc là cái nôi của cách mạng, là cội nguồn của sự sống.
      • Biện pháp đối lập: u ám >< sáng soi => đề cao vai trò của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Bác chính là chỗ dựa tinh thần tươi sáng nhất cho cách mạng và nhân dân Việt Nam
      • Cách xưng hô mình – ta…

      III. Kết bài:

      Cảm nhận chung về bài thơ.

      Hình minh hoạ
      Hình minh hoạ




    xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |