Top 6 Dàn ý phân tích bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Ngữ văn 10) hay nhất
Bài thơ "Nhàn" là một tuyên ngôn về lối sống hòa hợp với thiên nhiên, đứng ngoài vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao, là lời tâm sự về cuộc sống và sở thích ... xem thêm...cá nhân, thể hiện một quan niệm nhân sinh độc đáo của nhà thơ. Dưới đây là một số dàn ý phân tích bài thơ "Nhàn" của Nguyễn Bỉnh Khiêm hay nhất:
-
I. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi tập:
- Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn nhất Việt Nam thế kỉ XVI với những sáng tác ghi dấu mốc lớn trên con đường phát triển lịch sử văn học.
- Bạch vân quốc ngữ thi tập là tập thơ Nôm nổi tiếng của ông.
- Giới thiệu bài thơ Nhàn (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung): là bài thơ Nôm số 73 trong tập Bạch vân quốc ngữ thi tập, làm khi tác giả cáo quan về ở ẩn, nói về cuộc sống thanh nhàn nơi thôn dã và triết lí sống của tác giả.
II. Thân bài
* Hai câu đề: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Mai, cuốc, cần câu: Là những dụng cụ lao động cần thiết, quen thuộc của người nông dân.
- Phép liệt kê kết hợp với số từ “một”: Gợi hình ảnh người nông dân đang điểm lại công cụ làm việc của mình và mọi thứ đã sẵn sàng.
- Nhịp thơ 2-2-3 thong thả đều đặn
=> Cuộc sống ở quê nhà của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn bó với công việc nặng nhọc, vất vả, lam lũ của một lão canh điền. Nhưng tác giả rất yêu và tự hào về thú vui điền viên ấy.
- Trạng thái “thơ thẩn”: chăm chú vào công việc, tỉ mẩn
=> Tâm trạng hài lòng, vui vẻ cùng trạng thái ung dung, tự tại của nhà thơ.
- Cụm từ phủ định “dầu ai vui thú nào”: Phủ nhận những thú vui mà người đời thường hay theo đuổi.
=> Hai câu thơ khái quát hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà vất vả, lam lũ, mệt nhọc nhưng tâm hồn lúc nào cũng thư thái, thanh thản.
=> Tâm thế ung dung, tự tại, triết lí sống nhàn của ẩn sĩ “nhàn tâm”.
* Hai câu thực: Quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Nghệ thuật đối: ta - người, dại - khôn: Nhấn mạnh quan niệm sống mang tính triết lí, thâm trầm của nhà thơ.
- Nghệ thuật ẩn dụ:
- “Nơi vắng vẻ”: Tượng trưng cho chốn yên tĩnh, thưa người, nhịp sống yên bình, êm ả. Ở đây ngụ ý chỉ chốn quê nhà.
- “Chốn lao xao”: Tượng trưng cho chốn ồn ào, đông đúc huyên náo, tấp nập, cuộc sống xô bồ, bon chen, giành giật, đố kị. Ở đây chỉ chốn quan trường.
- Cách nói ngược: Ta dại – người khôn:
- Ban đầu có vẻ hợp lí vì ở chốn quan trường mới đem lại cho con người tiền tài danh vọng, còn ở thôn dã cuộc sống vất vả, cực khổ.
- Tuy nhiên, dại thực chất là khôn bởi ở nơi quê mùa con người mới được sống an nhiên, thanh thản. Khôn thực chất là dại bởi chốn quan trường con người không được sống là chính mình.
⇒ Thể hiện quan niệm sống “lánh đục về trong” của Nguyễn Bỉnh Khiêm
⇒ Thái độ tự tin vào sự lựa chọn của bản thân và hóm hỉnh mỉa mai quan niệm sống bon chen của thiên hạ.
* Hai câu luận: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở chốn quê nhà.
- Sự xuất hiện của bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
- Cuộc sống gắn bó, hài hòa với tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Việc ăn uống: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.
- Là những món ăn thôn quê dân giã, giản dị thanh đạm và có nguồn gốc tự nhiên, tự cung tự cấp
- Chuyện sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
- Thói quen sinh hoạt tự nhiên, thoải mái, có sự giao hòa, quấn quýt giữa con người với thiên nhiên.
- Cách ngắt nhịp 4/3 nhịp nhàng, kết hợp với cách điệp cấu trúc câu.
=> Gợi sự tuần hoàn, nhịp nhàng thư thái, thong thả.
=> Hai câu thơ miêu tả bức tranh bốn mùa có cả cảnh đẹp, cả cảnh sinh hoạt của con người
=> Sự hài lòng về cuộc sống đạm bạc, giản dị, hòa hợp với tự thiên mà vẫn thanh cao, tự do thoải mái của Nguyễn Bỉnh Kiêm.
* Hai câu kết: Triết lí sống nhàn
- Sử dụng điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao
=> Thể hiện sự tự thức tỉnh, tự cảnh tỉnh mình và đời, khuyên mọi người nên xem nhẹ vinh hoa phù phiếm.
- Động từ “nhìn xem”: Tô đậm thế đứng cao hơn người đầy tự tin của Nguyễn Bỉnh Khiêm
⇒ Triết lí sống Nhàn: Biết từ bỏ những thứ vinh hoa phù phiếm vì đó chỉ là một giấc mộng, khi con người nhắm mắt xuôi tay mọi thứ trở nên vô nghĩa, chỉ có tâm hồn, nhân cách mới tồn tại mãi mãi.
⇒ Thể hiện vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Coi khinh danh lợi, cốt cách thanh cao, tâm hồn trong sáng.
* Nghệ thuật
- Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, dễ cảm
- Cách kể, tả tự nhiên, gần gũi
- Các biện pháp tu từ: Liệt kê, đối lập, điển tích điển cố.
- Nhịp thơ chậm, nhẹ nhàng, hóm hỉnh
III. Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nhàn
- Thể hiện những cảm nhận của mình về bài thơ: Là bài thơ hay, giàu ý nghĩa.
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi tập:
-
I. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ Nhàn
- Ví dụ: Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông chán chường cuộc sống đời bao nhiều cạm bẩy và phù phiếm. cuộc sống làm quan của ông không được vui, không được như ý muốn của ông, chính vì thế mà ông muốn có cuộc sống giản dị và bình thường. để nói lên cuộc sống nhà hạ mà mình lựa chọn ông đã sáng tác nên bài thơ Nhàn, bài thơ là tất cả nỗi niềm và niềm hạnh phsuc với cuộc sống giản dị của ông.
II. Thân bài: Cảm nhận về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
1. Hai câu thơ đầu:
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
- Mai, cuốc, những dụng cụ lao động hết sức giản dị vfa thô sơ
- Một, một mình và lẻ loi
- Câu thơ thể hiện rằng tác giả đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lao động, dù một mình nhưng tác giả vẫn vui tươi
- Dù có khó khăn hay khổ cực, tác giả vẫn vui thú với cuộc sống ấy.
2. Hai câu thực:
“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chỗ lao xao”
- Câu thơ thể hiện sự đối lập về cách chọn nơi sống, niềm vui của Nguyễn Bỉnh Khiêm với người đời
- Qua đó thể hiện nhân cách cao quý của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
3. Hai câu luận
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
- Thời gian thu hạ xuân đông, thể hiện sự chủ động của con người trước thiên nhiên
- Sự giản dị trong ăn uống và sinh hoạt
- Cuộc sống giản dị nhưng vui tươi và nhàn nhã của tác giả.
4. Hai câu kết
“Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao”
- Thể hiện sự vui thú, nhàn hạ của tác giả
- Không màn đến sự đời.
III. Kết bài
- Nêu cảm nhận của em về bài thơ Nhàn
- Ví dụ: Bài thơ Nhàn là một bài thơ thể hiện phẩm cách của một con người, một con người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thích những điều gainr dị và đơn sơ.
-
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Giới thiệu tác phẩm Nhàn
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
II. Thân bài
- Cuộc sống được Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện qua bài thơ là cuộc sống giản dị, đạm bạc:\
- Ông giống như một lão nông sống cuộc sống tự cung tự cấp với các dụng cụ mai, cuốc, cần câu.
- Dù cho mọi người xung quanh có những thú vui khác thì ông vẫn kiên định với lối sống của mình.
- Những bữa ăn đạm bạc với măng trúc, giá đỗ và nếp sinh hoạt nhịp nhàng của bốn mùa xuân - hạ - thu - đông.
- Nhân cách cao quý của tác giả:
- Ông chủ động tìm đến cuộc sống "nơi vắng vẻ" để rời xa nơi quan trường thị phi luôn ẩn chứa những lọc lừa, thủ đoạn.
- Tự cho mình là kẻ ngu dại nhưng thực chất đó là cái dại của con người có bản lĩnh.
- Ông quan niệm phú quý giống như một giấc chiêm bao và lên tiếng cảnh tỉnh con người hãy đủ tỉnh táo để không bị danh lợi cám dỗ.
III. Thân bài
Khái quá lại vấn đề.
-
I. Mở bài
- Giới thuyết về quan niệm sống “nhàn” trong văn học trung đại: Nhàn là triết lí sống, là phạm trù tư tưởng khá phổ biến của con người trung đại, mỗi người lại có cách thể hiện riêng.
- Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và quan niệm sống Nhàn của ông: Sống thuận theo lẽ tự nhiên, hòa hợp với thiên nhiên, cuộc sống bình dị, lánh đục về trong, xem nhẹ vinh hoa phú quý, sống trong sạch.
II. Thân bài
1. Nhan đề
- “Nhàn” có nghĩa là nhàn hạ, rỗi rãi, thảnh thơi. Đây là trạng thái khi con người có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải suy nghĩ.
- “Nhàn: được biểu hiện ở hai phương diện: Nhàn thân – sự rảnh rỗi chân tay, thể xác và nhàn tâm – sự thư thái, thảnh thơi trong tâm hồn.
=> Chữ “nhàn” trong bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhàn tâm, chứ không phải nhàn thân. Khác với Nguyễn Trãi (trong bài Cảnh ngày hè) nhàn thân chứ không nhàn tâm.
2. Nhàn là sự thảnh thơi, ung dung trong lòng với thú điền viên
- Những hình ảnh bình dị, thân thuộc: mai, quốc, cần câu: Chỉ nhữung công việc lao động cụ thể của người nông dân quê đào đất, vụ xới, câu cá
- Số từ “một” được lặp lại kết hợp với phép liệt kê: Thể hiện công việc lao động bận rộn, vất vả thường xuyên
=> Câu thơ đầu cho ta biết cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ở quê nhà với những công việc nặng nhọc, vất vả lấm láp
- “Thơ thẩn”: Dáng vẻ ung dung, tự tại
- Cụn từ “dầu ai vui thú nào”: Phủ nhận những thú vui đời thường mà người đời ganh nhau theo đuổi.
=> Tâm thế của tác giả: Vui vẻ, xem những công việc nặng nhọc ấy là thú vui điền viên.
=> Quan niệm sống nhàn: Dù thân bận rộn, cực nhọc nhưng tâm hồn luôn ung dung, tự tại, thư thái.
3. Nhàn là quan niệm sống
- Phép đối: Ta - người, dại - khôn, nơi vắng vẻ - chốn lao xao: Nhấn mạnh quan niệm và triết lí sống của tác giả.
- Phép ẩn dụ:
- Nơi vắng vẻ: Chốn làng quê yên bình, tĩnh tại, chốn bình yên của tâm hồn
- Chốn lao xao: Chốn quan trường bon chen, ngổn ngang tranh giành, đấu đá.
- Cách nói ngược: Ta dại – người khôn: Cái dại của một nhân cách thanh cao và cái khôn của những con người vụ lợi
=> Cách nói hóm hỉnh pha chút mỉa mai, vừa để răn mình vừa để dạy đời.
=> Quan niệm sống nhàn: Xa lánh chốn quan trường với những bon chen danh lợi, trở về với cuộc sống thôn dã giản dị, bình yên.
4. Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên
- Xuất hiện bức tranh 4 mùa: Xuân – hạ - thu – đông: Gợi về thiên nhiên làng quê Bắc bộ.
- Thức ăn: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá: Thức ăn đơn sơ, giản dị, có sẵn trong tự nhiên, mùa nào thức đấy
- Sinh hoạt: Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao: Sinh hoạt theo sự thay đổi của thiên nhiên, sống hòa vào cùng thiên nhiên, thanh cao, giản dị.
- Cách ngắt nhịp 4/3 rất nhịp nhàng, cùng giọng điệu vui tươi thoải mái: Gợi nhịp sống thong dong, ung dung.
=> Quan niệm sống nhàn: Sống thuận theo tự nhiên, hưởng thụ những gì có sẵn trong thiên nhiên, không mưu cầu, bon chen.
5. Triết lí sống nhàn
- Sử dụng điển tích điển cố Thuần Vu Phần: Nhận ra phú quý chỉ là giấc mộng chiêm bao không có thật.
- Động từ “nhìn xem”: Tâm thế ngẩng cao đầu, đứng cao hơn người đầy tự tin của Nguyễn Bỉnh Khiêm
=> Quan niệm sống nhàn: Coi vinh hoa phú quý chỉ là giấc mộng phù du, cái tồn tại duy nhất nhân cách, tâm hồn của con người. Đưa ra bài học cho con người: Đừng đua chen theo vòng danh lợi mà hãy tìm đến cuộc sống thành thơi, thanh thản.
III. Kết bài
- Khái quát triết lí sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Liên hệ, mở rộng: Ngoài Nguyễn Bỉnh Khiêm, triết lí sống Nhàn còn thể hiện sâu sắc trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ,..
-
I. Mở bài
- Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm (những đặc điểm về con người, các sáng tác tiêu biểu, đặc điểm sáng tác...).
- Giới thiệu khái quát về bài thơ "Nhàn" (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ...).
- Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận: Hình tượng người ở ẩn trong bài thơ "Nhàn".
II. Thân bài
1. Cuộc sống ung dung, tự tại và giản dị
- Biện pháp điệp ngữ "một" được lặp đi lặp lại nhiều lần kết hợp với phép liệt kê "mai", "cuốc", "cần câu" đã gợi lên hình ảnh một người nông dân với tư thế an nhàn.
- Từ láy "thơ thẩn" giàu sức gợi đã lột tả tâm thế thảnh thơi, ung dung, không vướng ưu tư, muộn phiền.
2. Một con người sống trong sạch, tránh xa vòng danh lợi để giữ tâm hồn, nhân cách thanh sạch của mình
- "Nơi vắng vẻ' và "chốn lao xao" là những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.
- "Nơi vắng vẻ" là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, bình yên trong tâm hồn
- "Chốn lao xao" là chốn quan trường - nơi luôn chứa đầy những bon chen, giành giật quyền tước, danh vị.
- Nghệ thuật đối độc đáo và đặc sắc "ta" - "người", "dại" - "khôn", "nơi vắng vẻ" - "chốn lao xao" đã thể hiện một cách chân thực và rõ nét thái độ của tác giả, đó là sự khẳng định lối sống của chính bản thân mình, "lánh đục tìm trong".
- Một con người sống hòa mình vào thiên nhiên
- Những món ăn dân dã, đời thường như măng, giá.
- Những thói quen sinh hoạt rất đỗi giản dị, hòa mình vào thiên nhiên, vạn vật.
3. Một con người với "triết lí nhàn" sâu sắc và giàu ý nghĩa
- Mượn điển tích giấc mộng đêm hòe: Coi phú quý tựa như một giấc chiêm bao, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện sự tự thức tỉnh của bản thân và khuyên mọi người nên coi vinh hoa, phú quý, danh vị chỉ như một giấc chiêm bao, những thứ phù phiếm.
- Triết lí nhàn với ý nghĩa độc đáo, sâu xa
- Nên tránh xa chốn vinh hoa, phù phiếm xem chúng chỉ như những giấc chiêm bao để giữ cho tâm hồn mình được thanh sạch.
- Cần sống ung dung, giản dị và hòa hợp với thiên nhiên, vạn vật.
III. Kết bài
Khái quát về hình tượng người ở ẩn trong bài thơ "Nhàn" và nêu cảm nghĩ của bản thân
-
I. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.
- Sơ lược về triết lí nhân sinh trong bài thơ " Nhàn".
II. Thân bài
- Hoàn cảnh sáng tác, thể loại.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn lánh đục, tìm trong về sống gần gũi làng quê bình dị để giữ lại cốt cách thanh cao.
- Triết lí nhân sinh ở đời: Cái đẹp trong tâm hồn mới là điều quý giá, công danh, phú quý như một giấc mơ.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn sống thong thả, ung dung, với những sinh hoạt rất đời thường và thú vui tao nhã.
- Ngôn ngữ thơ mộc mạc, tự nhiên, giản dị, cách ngắt nhịp đặc biệt diễn tả lối sống nhàn tản, thư thái.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm mượn điển tích trong truyện đời Đường, so sánh "phú quý" giống như "chiêm bao" để bộc lộ thái độ xem thường phú quý.
III. Kết bài
- Khẳng định triết lí nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Suy nghĩ của bản thân về hai câu thơ cuối.