Top 6 Dàn ý bài văn thuyết minh về cây phượng vĩ chi tiết nhất

Bình An 13528 0 Báo lỗi

Đối với các bạn học sinh, dấu hiệu của mùa hè không phải là nắng, là mưa mà chính là những chùm phượng bắt đầu lập lòe đơm bông. Loài hoa học trò gần gũi thân ... xem thêm...

  1. I. Mở bài: giới thiệu về cây phượng

    Ví dụ:

    “Cánh phượng hồng... còn ép hoài trang vở

    Mỗi hè về... nỗi nhớ lại miên man

    Tuổi thanh xuân... lời thương ấy nồng nàn

    Những kỉ niệm... vẫn ngập tràn rung động”


    II. Thân bài: thuyết minh về cây phượng

    1. Khái quát về cây phượng:

    • Là kỉ niệm học trò
    • Là kí ức tuổi thơ
    • Tượng trưng cho lứa tuổi học trò
    • Là một loài cây thân gỗ

    2. Chi tiết về cây phượng

    a. Cấu tạo của cây phượng:

    • Thân cây phượng: to vừa, cao khoảng 5-7m, vỏ cây sần sùi
    • Ngọn phượng có nhiều nhánh phượng
    • Lá phượng mọc xen kẽ, đối xứng qua một cành
    • Hoa phượng màu đỏ

    b. Đặc điểm của cây phượng:

    • Cây có tuổi đời khoảng 30 năm
    • Thường ra hoa vào mùa hè
    • Thường mọc ở vùng trung du hay ven biển

    3. Ý nghĩa của cây phượng:

    • Biểu tượng cho thời học sinh
    • Che mát, tạo không gian mát mẻ
    • Làm đẹp tường học, phố phường
    • Làm thơ ca, cảm hứng sáng tác
    • Là kỉ niệm tuổi thơ, một thời đẹp đẽ của học sinh
    • Báo hiệu mùa hè tới


    III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây phượng

    Do mùa nở hoa của phượng trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của học sinh nghỉ hè. Do đó, nó gắn liền với nhiều kỉ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi "hoa học trò". Vẻ đẹp rực rỡ, chói ngời của phượng vĩ đã làm say đắm biết bao nhiêu người, biết bao nhiêu câu chuyện, thơ văn, nhạc họa,… có hình bóng phượng vĩ đã ra đời, làm xao xuyến tâm hồn nhiều thế hệ. Trong mỗi chúng ta, nếu đã trải qua thời áo trắng đến trường, ắt hẳn mỗi người đều mang trong mình một kỉ niệm đặc biệt, gắn liền với cây phượng thân yêu.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. I. Mở bài

    Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta, không ai là không đến trường. mỗi ngày đến trường là một niềm vui, một kỉ niệm đẹp của thời học sinh. Thời đi học trong mỗi ai cũng có những ấn tượng đẹp, những kỉ niệm đẹp. Và đối với học sinh thì không thể bỏ qua một loài hoa rất thân thuộc với mỗi người, đó là hoa phượng. bài viết này chúng ta đi tìm hiểu về cây phượng.


    II. Thân bài

    1. Nguồn gốc

    • Có tên là Phượng vĩ, hay phượng vỹ, xoan tây, điệp tây hoặc hoa nắng.
    • Họ Fabaceae
    • Sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
    • Tên theo tiếng anh Flamboyant, Royal poinciana và Mohur tree
    • Tên theo tiếng trung là phượng hoàng mộc, kim hoàng

    2. Đặc điểm

    a. Thân cây

    • Thuộc thân gỗ
    • Có lớp vỏ xù xì
    • Có màu nâu sẫm

    b. Lá

    • Nhỏ
    • Lá mọc đối xứng qua một xương lá
    • Thuộc họ lá kép lông chim
    • Màu xanh lục

    c. Tán lá

    • Rộng
    • Dài, vươn xa
    • Nhỏ chi chít
    • Tạo bóng mát

    d. Rễ

    • Cắm sâu xuống đất
    • Có phần nổi trên mặt đất dài ngoằn ngèo

    e. Hoa

    • Màu đỏ
    • 5 cánh
    • Có lốm đốm màu vàng

    f. Quả

    • Dẹp
    • Chứa nhiều hạt
    • Có vị ngọt

    3. Sinh trưởng

    • Cây tái sinh bằng chồi và hạt rất mạnh
    • Phát triển tốt trên mọi loại địa hình: ven biển, đồi núi, trung du.
    • Mọc khỏe, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ trồng
    • Tuổi đời không cao, khoảng 30 tuổi

    4. Khu vực nhiều phượng

    • Hoa kỳ
    • Khu vực Caribe
    • Nó là loài cây biểu tượng chính thức của quần đảo Bắc Mariana (CNMI).

    5. Ý nghĩa của cây phượng

    • Che mát, tạo không gian mát mẻ
    • Làm đẹp tường học, phố phường
    • Làm thơ ca, cảm hứng sáng tác
    • Là kỉ niệm tuổi thơ, một thời đẹp đẽ của học sinh
    • Báo hiệu mùa hè tới


    III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây phượng

    Cây phượng là một người bạn, là một kỉ niệm vô cùng đẹp đối với mỗi người học sinh. Nó mang lại cho ta một thời cắp sách đến trường đầy niềm vui. Có thể nói phượng là người bạn chân thành của học sinh.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. I. MỞ BÀI

    Dẫn dắt, giới thiệu về cây phượng (loài cây thân thuộc với tuổi học trò, thường trồng trong sân trường, lưu giữ nhiều kỉ niệm,...).

    Những câu hát như vang vọng đâu đây: “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng. Em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Hoa phượng loài cây gắn bởi với tuổi học trò và những kỉ niệm đẹp đẽ của một thời học sinh, hoa phượng cũng là loại cây mà tôi rất yêu quý.


    II. THÂN BÀI

    1. Giới thiệu khái quát về cây phượng:

    • Tên gọi: phượng, phượng vĩ, điệp tây,..
    • Nguồn gốc: từ Madagascar, trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy.
    • Nơi sinh sống chủ yếu: vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.

    2. Đặc điểm của cây phượng:

    • Loại cây: cây to, thân gỗ
    • Chiều cao thân cây: có thể cao đến 20 mét.
    • Lá cây: lá phức, bề ngoài lá giống lông chim, màu lục nhạt,...
    • Hoa phượng: có hình dáng giống chim phượng xòe đuôi, cánh hoa lớn gồm 4 cánh màu đỏ tươi dài 8 cm, cánh hoa thứ 5 mọc thẳng có lốm đốm màu trắng-vàng, cam- vàng hay trắng-đỏ,...
    • Quả phượng: thuộc loại quả đậu, khi chín có màu nâu sẫm, quả dài, rất nặng.

    3. Vai trò của cây phượng:

    • Tán cây rộng, che bóng mát.
    • Hoa nở đẹp, tăng vẻ mỹ quan cho không gian được trồng.
    • Hạt rất bùi, có thể ăn được.
    • Nở hoa làm dấu chỉ thời gian cho mùa hè.
    • Cánh hoa đẹp thường được dùng ép vào vở, lưu lại kỉ niệm tuổi học trò.
    • Làm nguồn tài liệu sáng tác cho văn nghệ, thơ ca,...

    4. Ý nghĩa của cây phượng:

    • Gắn với nhiều kỉ niệm bên mái trường.
    • Loài cây mang nhiều ý nghĩa biểu trưng, gửi gắm nhiều tình cảm của lứa tuổi học trò.


    III. KẾT BÀI

    Khái quát cảm nghĩ của bản thân về cây phượng (loài cây ý nghĩa, chất chứa nhiều cảm xúc, nỗi niềm,....).

    Dù năm tháng đã qua đi, nhưng cây phương vĩ vẫn nằm nguyên đó, che nắng mưa cho học trò và tạo nên những sắc hoa làm đẹp cho đời. Chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn của biết bao thế hệ học trò.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. 1. Mở bài: Giới thiệu về cây phượng


    “Cây gì mọc ở sân trường

    Cùng em năm tháng thân thương bạn bè

    Nấp trong cành lá tiếng ve

    Sắc hoa đỏ rực gọi hè đến mau?"

    Đồng hành với màu đỏ rực của chúng tôi có lẽ chẳng có gì khác ngoài những hàng lưu bút, những dòng nhật kí theo năm tháng và là cả những món quà nho nhỏ lưu niệm dành tặng cho nhau của những cô cậu học trò nhí nhố.

    Chúng tôi cũng duờng như là nhân chứng cho những tình yêu lãng mạn mơ mộng vu vơ của thời học trò áo trắng cắp sách. Chúng tôi đặc biệt là thế đấy, luôn gắn liền với tuổi học trò. Và tôi không biết từ bao giờ, mọi người xem chúng tôi là một biểu hiện của mùa hạ, của một thời học trò. Và cũng tự khi nào … loài phượng vĩ chúng tôi còn có một biêt danh khác, một tên gọi khác: “Hoa học trò”?


    2. Thân bài:

    a. Nguồn gốc:

    Tên, nơi sống,..

    b. Đặc điểm

    • Thân cây: thuộc thân gỗ, có lớp vỏ xù xì, màu nâu sẫm
    • Lá: Nhỏ, mọc đối xứng qua một xương lá, thuộc họ lá kép lông chim có màu xanh lục

    Tán lá: Rộng và dài, vươn xa

    • Rễ: Cắm sâu xuống đất, có phần nổi trên mặt đất dài ngoằng ngèo
    • Hoa :Màu đỏ, 5 cánh, có lốm đốm màu vàng
    • Quả: Dẹp, chứa nhiều hạt, có vị ngọt

    c. Sinh trưởng và phát triển

    • Cây tái sinh bằng chồi và hạt rất mạnh
    • Phát triển tốt trên mọi loại địa hình: ven biển, đồi núi, trung du.
    • Mọc khỏe, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ trồng
    • Tuổi đời không cao, khoảng 30 tuổi

    d. Khu vực nhiều phượng

    • Hoa kì, Caribe

    e. Ý nghĩa của cây phượng

    • Che mát, tạo không gian mát mẻ
    • Làm đẹp tường học, phố phường
    • Làm thơ ca, cảm hứng sáng tác
    • Là kỉ niệm tuổi thơ, một thời đẹp đẽ của học sinh
    • Báo hiệu mùa hè tới


    3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây phượng

    Vì cái đẹp của phượng vỹ, và vì sự bền bỉ của cây phượng qua bao nhiêu năm tháng, dù trụi cành giữa mùa đông nhưng xanh tươi trong những tháng ngày còn lại trong năm, và vì tán lá xanh um mở rộng như chiếc dù che nắng mưa, phượng vỹ có lẽ vì thế được ưa chuộng trong những khuôn viên học đường, những công viên, dọc theo hai bên đường phố hầu tạo được bóng mát trên đường, và làm cảnh đẹp mỗi mùa phượng nở.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. 1. Mở bài: Cây phượng hay phượng vĩ, xoan tây, điệp tây là một loài thực vật có hoa sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Phượng vĩ là một loài cây vốn rất quen thuộc trong đời sống con người. Người ta trồng phượng vĩ ở khắp mọi nơi để lấy bóng mát. Vào mùa hoa nở, cả cây đỏ rực màu hoa gây ấn tượng mạnh mẽ. Thuyết minh cây phượng vĩ.


    2. Thân bài:

    * Nguồn gốc cây phượng vĩ:

    • Loài cây phượng có nguồn gốc từ Madagascar. Từ loài cây hoang dại, với tán hoa ấn tượng, ngày nay người ta đã trồng nó ở khắp nơi trên thế giới để lấy bóng mát và làm đẹp không gian.
    • Tại Việt Nam, phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. Hiện nay, phượng vĩ là loài cây được trồng rộng rãi từ miền Bắc và miền Nam trên vỉa hè, công viên, trường học và trong các không gian cây xanh khác.

    * Đặc điểm hình thái cây phượng vĩ:

    • Phượng là loài cây gỗ lớn cao từ 10 đến 15 m, vỏ thân màu xám trắng, nhẵn, phân cành nhánh nhiều, lớn, dài, mọc nghiêng, tán rộng. Lá kép lông chim 2 lần với 20 đôi lá phụ, lá rụng thưa vào mùa khô tháng 1-3 hàng năm, sắc lá có màu xanh bóng.
    • Thân cây phượng ít khi mọc thẳng mà thường phân ra thành nhiều cành nhánh xum xuê. Gốc cây thường to bè, gồ ghề, rễ nổi lên khỏi mặt đất. Người ta phát hiện cây phượng trong rừng thường mọc thành đám lớn và chiếm một khoảng không gian rất rộng.
    • Hoa nở đỏ rực vào những cơn mưa đầu mùa cuối tháng 4 đầu tháng 5. Hoa cụm lớn dài 20-30 cm, nang hoa xếp thưa, xòe rộng, hoa lớn màu đỏ tươi hay đỏ cam với cánh tràng có cuống dài, phiến rộng, dúm răn reo, trong đó có cánh lớn màu cam đỏ và các vạch đốm màu trắng, nhị có bao phấn cong màu đỏ.
    • Quả Phượng rất lớn, dài 20-60 cm, rộng 4-6 cm, dẹp, vỏ hóa gỗ, hạt cứng, dài, đen có vân màu. Phượng cần khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới để phát triển tốt, nhưng nó có thể chịu được các điều kiện khô hạn và cả ở đất mặn.


    * Sinh trưởng và phát triển của cây phượng vĩ:

    • Cây phượng vĩ được trồng bằng hạt hoặc bằng chồi. Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh, có thể trồng ở mọi loại địa hình khác nhau như: Vùng đồi núi, khu vực trung du, tại các đường phố, trường học, ven biển…
    • Cây phượng thuộc loại ưa ánh sáng nên cứ được trồng ở những nơi nhiều ánh sáng là cây phát triển mạnh, thường không kén đất nên rất dễ trồng… Phượng vĩ có sức sống mạnh mẽ, chịu được khô hạn, phát triển nhanh, phân tán rộng, là loại cây trồng lấy bóng mát điển hình của nhiều quốc gia trên thế giới.
    • Cây thường nở hoa vào khoảng tháng 5-6 hằng năm. Hoa phượng thường nở khá đồng loạt tạo nên một bức tranh màu đỏ thật ấn tượng.
    • Nhược điểm lớn là tuổi thọ không cao: cây trồng trên đường phố chỉ 30 tuổi là đã già cỗi, thân có dấu hiệu mục rỗng, sâu bệnh, nấm bắt đầu tấn công. Còn cây trồng trong công viên, trường học thì có thể có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 40-50 năm tuổi.


    * Vai trò, lợi ích của cây phượng vĩ:

    • Trong điều kiện hoang dã, nó là loài đang nguy cấp, nhưng nó được con người trồng ở rất nhiều nơi. Ngoài giá trị là cây cảnh, nó còn có tác dụng như một loài cây tạo bóng râm trong điều kiện nhiệt đới, do thông thường nó có thể cao tới một độ cao vừa phải rồi bắt đầu phân tán rộng tạo bóng che khá lớn. Lá phượng nhỏ, mau hoai mục không gây ô nhiễm môi trường. Cây phượng khá thân thiện đối với môi trường sống của con người nên được chọn làm giống cây trồng ở nhiều nơi.
    • Quả phượng khô chắc với nhiều dáng hình độc đáo, thường được dùng làm đồ trang trí hoặc khí cụ âm nhạc.
    • Gỗ phượng thuộc nhóm gỗ tạp, thuộc loại trung bình, dùng trong xây dựng, đồ gỗ dân dụng, đóng hòm, xẻ ván. Cây cho vỏ và rễ làm thuốc hạ nhiệt, chống sốt. Vỏ cây có thể sắc nước uống trị sốt rét, đầy bụng, tê thấp, giảm huyết áp. Lá trị tê thấp và đầy hơi.
    • Cây phượng với bộ rễ đồ sộ, thường nổi lên trên mặt đất, có vai trò chống xói mòn, bảo vệ đất rất tốt. Ở nhiều nơi, người ta trồng phượng trên các đồi trọc để cải tạo đất.


    * Hình ảnh cây phượng vĩ trong đời sống con người:

    • Cây phượng vĩ từ lâu đã được con người yêu mến và tôn vinh trong cuộc sống của mình. Tại nhiều quốc gia, cây phượng - được xem như là một “vũ công có điệu múa mê hồn” bởi sắc đỏ đầy ấn tượng và khả năng sinh tồn của nó. Bơi thế, người ta thường trồng cây phượng ngay trong những khuôn viên thân thiện và gần gũi như đường phố, trường học, cơ quan, trước cổng nhà, thậm chí là trong vườn hoa cây cảnh.
    • Với những chùm nụ chi chít trên cành xen lẫn trong khóm hoa đỏ rực trong ngày hè nắng cháy, cây phượng được xem như loài cây có sức sống mãnh liệt, vượt lên trên nghịch cảnh để sinh tồn và tỏa sáng.


    3. Kết bài:
    Gặp gỡ chuyện trò hay uống cốc nước mát dưới gốc cây phượng, nói chuyện về cuộc sống luôn là thú vui của người nông dân. Những em bé thường hay nhặt cánh hoa phượng chơi trò xếp hoa hay tìm bắt những con học trò quanh gốc phượng gợi nhớ về những tháng ngày tuổi thơ yên bình và tươi đẹp của mọi vùng quê. Mỗi khi nhìn cánh hoa phượng đỏ rơi đầy trên sân trường hay góc phố nào đó không khỏi khiến ta bồi hồi nhớ về kỉ niệm thời học trò trong trắng, hồn nhiên và thơ mộng. Có thể nói, sắc đỏ hoa phượng vĩ đã in dấu ấn đậm nét, trở thành một phần tươi đẹp trong bất kì người học sinh nào.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  6. I. Mở bài:

    • Giới thiệu về đối tượng thuyết minh là cây phượng

    Trong cuộc sống và những kỷ niệm học sinh, mùa hạ thường đến bằng mùa thi, cùng với những nhánh phượng vỹ đỏ ối lấp ló báo hiệu ngày chia tay. Cùng với màu đỏ rực của phượng vỹ, là những hàng lưu bút, là những món quà nho nhỏ lưu niệm tặng nhau của những cô cậu học trò. Phượng vỹ dường như là nhân chứng cho những tình yêu, lãng mạn mơ mộng vu vơ của thời học trò áo trắng cắp sách.


    I. Thân bài:

    1. Nguồn gốc:

    • Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, tại đó người ta tìm thấy nó trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy.
    • Họ đặt tên hoa theo tiếng Pháp là Flamboyant (ngọn lửa bốc cháy), (các bạn có thể viết là từ xa xưa nếu không biết)

    2. Họ hàng:

    • Hoa phượng vàng, phượng đỏ, phượng tím,...
    • Phượng vĩ được miêu tả như là loài cây nhiều màu sắc nhất trên thế giới.
    • Các bông hoa màu đỏ/da cam rực rỡ của nó cũng như các lá màu xanh lục sáng làm cho nó rất dễ nhận thấy.

    3. Đặc điểm

    a. Đặc điểm bên ngoài:

    • Thân: gỗ, xù xì, có màu nâu sẫm
    • Cành lá: dài, vươn xa, nhánh nhỏ chi chít, tạo bóng mát
    • Lá: nhỏ, mọc đối xứng, họ lá kép lông chim
    • Rễ: cắm sâu xuống đất, phần nổi lên ngoằn nghèo giống như một con rắn
    • Hoa: 5 cánh, bốn cánh màu đỏ tươi, cánh còn lại lớn hơn một chút, có nhiều lốm đốm màu vàng
    • Quả: kép, dẹp, hai mảnh vỏ xếp lại chứa nhiều hạt nổi lên phía trên, ăn rất ngọt và bùi

    b. Đặc điểm sinh sản:

    • Phượng vĩ nở hoa từ khoảng tháng 4 đến tháng 6, tùy theo khu vực.
    • Vào hè, phượng ra hoa rồi kết trái. Trái ban đầu màu xanh, khi khô dần chuyển sang màu nâu rồi rụng

    4. Công dụng:

    • Che bóng mát, tạo không khí trong lành mát mẻ
    • Làm đẹp cho phố phường, trường học,...
    • Là đề tài của thơ ca, nhạc họa,...
    • Mang ý nghĩa to lớn với học sinh, gắn liền với tuổi học trò tươi đẹp, gieo vào lòng họ những lưu luyến một thời cắp sách


    III. Kết bài:

    • Khẳng định lại vai trò của phượng
    • Cảm nghĩ của em về cây phượng
    • Cũng có lẽ vì vẻ đẹp của phượng vỹ mà biết bao người, từ Âu đến Á, đã viết biết bao nhiêu mẩu truyện, làm biết bao nhiêu bài thơ, hoạ bao bức tranh, và nhất là phối âm bao nhiêu bản nhạc riêng cho phượng vỹ, ví dụ như bản "Poinciana", và có phải vì thế, bao tâm hồn thi sĩ bắt đầu biết nhớ, và biết mong "Sớm Nở Phượng yêu".
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |