Top 6 Dẫn chứng về những tấm gương có lòng nhân ái hay nhất
Tình yêu thương con người thể hiện qua lòng nhân ái. Không phải tự nhiên mà các cuộc thi như thi hoa hậu từ trong nước tới quốc tế đều đề cau giá trị của lòng ... xem thêm...nhân ái. Bởi nó là một phẩm chất tốt đẹp của con người và cần thiết trong cuộc sống. Dưới đây là những dẫn chứng về lòng nhân ái hay và mới nhất:
-
Vị cha già của dân tộc Việt Nam từng nói “Dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng bác ái” và chính Người là biểu tượng cao cả về lòng nhân ái của nhân dân Việt Nam. Lòng nhân ái, vị tha của Hồ Chí Minh xuất phát từ lẽ sống “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” và dành tất cả cho mọi kiếp người, không phân biệt miền xuôi hay miền ngược, già trẻ, gái trai, hễ là người Việt Nam yêu nước đều có chỗ trong trái tim và tấm lòng nhân ái của Người.
Tấm lòng nhân ái của Người là sự gắn chặt giữa lòng yêu nước, thương dân như hình với bóng, thông cảm sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh; lấy nguyện vọng, ham muốn của nhân dân làm nguyện vọng, ham muốn của mình. Bác đã nêu rõ mục tiêu của Nhà nước: “Một là, làm cho dân có ăn. Hai là, làm cho dân có mặc. Ba là, làm cho dân có chỗ ở. Bốn là, làm cho dân được học hành”.
Tấm lòng nhân ái, hết lòng vì con người của Bác không chỉ dành riêng cho dân tộc Việt Nam mà còn cho cả nhân loại cần lao. Trong những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã không cầm nổi nước mắt khi chứng kiến biết bao cảnh đời nghèo khổ ăn xin ngoài đường; Thực dân Pháp bắt người lao động da đen nhảy xuống biển bị sóng nhấn chìm, …
Bác là một trong những tấm gương về lòng nhân ái, là biểu tượng của tấm lòng vị tha, khoan dung và nhân hậu đối với những người mắc sai lầm, khuyết điểm. Người nói: “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Đối với những đồng bào lầm đường lạc lối, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ”. Đối với kẻ thù, trong bức thư gửi Pháp Người có viết “Trước lòng bác ái thì máu Pháp hay máu Việt đều là máu, người Pháp hay là người Việt đều là người”. Chính vì vậy, Bác đã cảm hoá được nhân sĩ, tri thức, quan lại chế độ cũ và chính kẻ thù, họ đã dốc lòng theo cách mạng, kháng chiến cứu nước cùng toàn thể nhân dân.
-
Cô giáo Trần Thị Thanh Hòa – Hiệu trưởng Trường mầm non Sao Mai, xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, cũng là một trong những tấm gương giàu lòng nhân ái được người dân yêu mến, không chỉ hăng say, tâm huyết với nghề cô còn là cầu nối thân thiện giữa nhà trường và phụ huynh học sinh, với những đoàn từ thiện, mang đến nhiều công trình từ thiện thiết thực, có ý nghĩa, đặc biệt với một xã miền núi, vùng sâu vùng xa còn khó khăn thiếu thốn thì điều đó còn có ý nghĩa hơn.
Những thầy cô giáo dành cả cuộc đời đem con chữ cho những trẻ em ở vùng sâu, vùng xa. Các thầy cô giáo đã vượt suối, băng rừng. Không chỉ truyền dạy cho các em, thầy cô chính là cầu nối giữa các mạnh thường quân và gia đình nhằm chia sẻ khó khăn, quyên góp bút, sách vở để các em có thể tiếp tục đến trường.
-
Dịch bênh tuy đã qua song thời điểm đất nước khó khăn mới thấy con người ta đối xử với nhau giàu lòng nhân ái. Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách từ mưa bão đến những đợt dịch COVID-19 bùng phát. Ngoài sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, thì trong cộng đồng xã hội với tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rác”, có không ít các cá nhân, tổ chức, nhà hảo tâm đã và đang tích cực trong công tác thiện nguyện với mong muốn của ít lòng nhiều giúp đỡ bà con vượt qua khó khăn. Những hành động thiết thực, ý nghĩa, giàu lòng nhân ái ấy khiến chúng ta thêm cảm nhận được sự ấm áp của tình người.
Những bữa cơm ấm áp tình thương, những quà nhỏ vật dụng sinh hoạt, nước rửa tay khẩu trang, hay chỉ vài ký gạo được các tổ chức cá nhân gửi tặng người bán vé số, lao động nghèo; Cô chủ trọ dễ mến giảm tiền trọ; “ATM gạo” đầy ắp tình người; những phần quà bằng tiền mặt hay nhu yếu phẩm, vật dụng y tế, những suất ăn miễn phí, những khu “chợ 0 đồng” … xuất hiện ngày càng nhiều. Đã có biết bao y, bác sĩ không nề hà khó khăn, không sợ hiểm nguy sẵn sàng tình nguyện xung phong lao vào chính tâm dịch để mong khống chế dịch bệnh cho người dân sớm trở lại cuộc sống bình thường.
Khi có lời kêu gọi ủng hộ Quỹ Vắc xin COVID-19, hàng triệu người dân đã đồng lòng ủng hộ, có những đơn vị, doanh nghiệp đã sẵn sàng ủng hộ cả trăm tỷ đồng.
Trong những lúc khó khăn, hoạn nạn, tình yêu thương, sự sẻ chia của nhân dân Việt Nam càng được bộc lộ rõ nét và sâu sắc hơn bao giờ hết. Những cánh tay nối dài thêm những yêu thương và chính tình yêu thương, sự sẻ chia ấy đã tạo thành sức mạnh đoàn kết to lớn, giúp dân tộc ta vượt qua bao thách thức của dịch bệnh. -
Ở địa chỉ 30 ô chợ Dừa tại Hà Nội có quán bún bò của người chủ Châu Ngọc Diệp. Sáng thứ 6 hàng tuần, anh cũng tổ chức chương trình “Bát bún 1000 đồng” cho những người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn như vô gia cư, mồ hôi… Điều đặc biệt là bát bún ấy vẫn đầy đủ các thành phần như chân giò, thịt bò, rau hành, thường có giá vài chục nghìn đồng.
Hành động của anh chính là biểu hiện của tình yêu thương và lòng nhân ái. Cái giá 1000 đồng chỉ mang tính chất “cho có” còn về bản chất đó là một bữa ăn hoàn toàn miễn phí. Nhờ việc làm tốt đẹp của anh, chúng ta được chứng kiến nụ cười của những người lao động vất vả, những đôi mắt lấp lánh của những đứa trẻ thơ, niềm xúc động của những người ăn xin vì họ đã mấy ngày không có gì vào bụng. Một bát bún của anh có thể cứu giúp một sinh mệnh trong cảnh cùng đường, đói khát đến kiệt sức.
Việc làm của anh xuất phát từ chính sự chân thành, đồng cảm với những mảnh đất bất hạnh chứ không hề toan tính vụ lợi tên tuổi cho bản thân. Bởi vậy, nó rất được ủng hộ, trân trọng và anh là một tấm gương xứng đáng được tôn vinh. Chương trình của anh dù chỉ là một đóng góp nhỏ cho cộng đồng nhưng cũng đã thúc đẩy và lan tỏa tình yêu thương đến tất cả mọi người.
-
Đó là câu chuyện về lòng nhân ái của anh Dương Hồng Quý phải nhập viện cấp cứu vì mắc bệnh về mạch máu não. Sau khi được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai thăm khám và kết luận, biết mình khó qua khỏi, anh đã nói với các thành viên trong gia đình về tâm nguyện được hiến tạng cứu giúp những người khác. Thế rồi, điều gì đến đã đến, anh rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Đội ngũ y, bác sĩ đã hết lòng điều trị nhưng không có kết quả. Thực hiện tâm nguyện của anh, chị Hoàng Thanh Phương - vợ anh cùng gia đình liên hệ với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình và Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia để xin được hiến tạng của anh Quý cho y học. Tiếp nhận thông tin, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia phối hợp Bệnh viện Bạch Mai đưa anh Quý về Bệnh viện Việt Đức thực hiện ca hiến - ghép tạng quý giá này. Anh Dương Hồng Quý đã tặng lại phổi, tim, gan và hai thận cho những người bệnh đang chờ được ghép tạng.
Tại Bệnh viện Việt Đức, phổi của anh Quý được ghép cho một bệnh nhân nam 17 tuổi mắc bệnh mô bào ở phổi giai đoạn cuối; trái tim anh được ghép cho một bệnh nhân nam 60 tuổi bị giãn cơ tim giai đoạn cuối, nguy cơ tử vong rất cao; gan được ghép cho bệnh nhân nữ 63 tuổi bị u gan; một thận được ghép cho bệnh nhân nam 41 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối; thận còn lại được chuyển vào Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) ghép cho bệnh nhi 15 tuổi. Điều kỳ diệu ngỡ chỉ có trong cổ tích đã xảy ra. Cả năm người bệnh, trong lúc sự sống chỉ còn tính từng ngày, bỗng được hồi sinh nhờ nguồn tạng hiến của anh Quý. Chiều 26-12-2018, Bệnh viện Việt Đức tiếp tục sử dụng mạch máu của anh Quý (được lưu trữ tại ngân hàng mô của bệnh viện) để nối mạch máu thành công cho bệnh nhân trong một ca ghép gan phức tạp. Đây cũng là lần đầu, y học nước ta ghi nhận một trường hợp hiến tạng trọn vẹn về mọi nghĩa. Để tri ân nghĩa cử cao đẹp này, sáng 2-1-2019, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã truy tặng Kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân cho anh Dương Hồng Quý.
Trước đó, Thiếu tá quân đội Lê Hải Ninh, 45 tuổi, ở huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình); anh Nguyễn Ngọc Khiêm, 30 tuổi, ở huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình); kỹ sư Nguyễn Xuân Hải, 37 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội); cháu Nguyễn Vân Nhi, 12 tuổi, ở quận Ba Đình (Hà Nội) và cháu Nguyễn Hải An, 7 tuổi, ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cũng viết lên những câu chuyện xúc động về tấm lòng nhân ái cao cả, đã cho đi một phần thân thể của mình để nối dài sự sống cho người khác. Sau khi bị chết não, Thiếu tá Lê Hải Ninh đã hiến tặng tim, phổi, hai thận và hai giác mạc; anh Nguyễn Ngọc Khiêm hiến tặng tim, gan, hai thận, hai giác mạc; kỹ sư Nguyễn Xuân Hải hiến tặng hai thận và hai giác mạc. Hai cháu Vân Nhi và Hải An hiến tặng giác mạc khi qua đời.
Có thể nói đây là tấm gương sáng về lòng nhân ái, nhân văn sâu sắc. Dù ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng họ đã sống một cuộc đời cao cả và trọn vẹn. Sự ra đi ấy không còn là trở về cát bụi mà từ đó sự sống được hồi sinh. Họ đã làm lên những câu chuyện cổ tích giữa đời thường, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho toàn xã hội, rằng “cho đi là còn mãi”.
-
Đó là ba nàng hậu Tiểu Vy, Đỗ Mỹ Linh và Lương Thùy Linh đều lọt top hoa hậu nhân ái khi tham gia đấu trường hoa hậu uy tín nhất thế giới.
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh: Cô đã lọt top 40, giành chiến thắng trong phần thi Head to Head challenge của nhóm 18 và đặc biệt trong đêm chung kết Miss World 2017, Đỗ Mỹ Linh đã trở thành đại diện đầu tiên từ trước đến nay của Việt Nam giành được danh hiệu Hoa hậu Nhân ái với dự án “Cõng điện lên bản”.
Dự án được thực hiện tại thôn Cu Vai, xã Xà Hồ, Trạm Tấu, một huyện vùng sâu của tỉnh Yên Bái, nơi người dân từ trước đến nay chưa bao giờ biết đến ánh sáng của đèn điện. Đây cũng là một trong những thôn nghèo nhất của cả nước.
Người đẹp Hà Thành kể, đúng thời điểm đến Trạm Tấu, cô gặp không ít nguy hiểm ảnh hưởng của cơn bão số 8 kèm theo mưa lũ. Để di chuyển đến thôn Cu Vai, cô phải đi bộ quãng đường bùn đất 4 km trong 4 tiếng đồng hồ. Con đường duy nhất dẫn đến thôn bị sạt lở nặng, mạng điện thoại cũng bị đứt khiến cô và ekip bị mắc kẹt suốt 7 ngày. Cô không thể nào quên những ngày cô sống cùng người dân, chỉ ăn cơm trắng chan nước lọc hoặc măng muối.
Đỗ Mỹ Linh cho biết, cũng chính nhờ những trải nghiệm chân thực ấy, dự án "Cõng điện lên bản" của cô khi mang đến Miss World 2017 dự thi đã gây xúc động cho ban giám khảo. Và thành tích là một trong 5 người đẹp được trao danh hiệu "Người đẹp Nhân ái" là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực, sự kiên trì của Đỗ Mỹ Linh trong hành trình giúp cuộc sống của người dân vùng cao trở nên tốt đẹp hơn.
Hoa hậu Tiểu Vy: Đăng quang khi mới chỉ là một cô gái 18 tuổi, Tiểu Vy mang trên vai trọng trách đại diện Việt Nam tại đấu trường nhan sắc lớn nhất thế giới - Miss World 2018.Sự nỗ lực của Tiểu Vy đã được đền đáp xứng đáng khi cô lọt top 5 phần thi quan trọng nhất đó là Người đẹp Nhân ái, đồng thời lọt top 30 chung cuộc. Cụ thể, Hoa hậu Trần Tiểu Vy đã mang đến một dự án hết sức ý nghĩa và cấp thiết cho bà con Bản Nịu, một trong những vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn của Việt Nam. Đó là dự án “Hành trình của nước”. “Hành trình của nước” không chỉ là một dự án trong khuôn khổ Miss World, mà còn trở thành một sứ mệnh, một hành trình thiện nguyện không bao giờ dừng lại của Tiểu Vy sau này.
Hoa hậu Lương Thùy Linh: Nối tiếp thành công nhiều năm liền của Việt Nam, dự án nhân ái "Đắp đường, xây ước mơ" của Hoa hậu Lương Thùy Linh chính thức vào Top 10 dự án nhân ái hay nhất tại Miss World 2019.