Top 10 Đại gian thần trong lịch sử Trung Hoa
Trong lịch sử Trung Hoa, có rất nhiều những nhân sĩ, trung thần vì nước vì dân mà không quản gian lao khó nhọc, một lòng xây dựng, hưng thịnh đất nước. Có thể ... xem thêm...kể đến như Gia Cát Lượng, Quách Tử Nghi, Nhạc Phi, Lưu Bá Ôn... tuy nhiên, có trung thần thì cũng có gian thần sâu dân mọt nước. Chính bởi những gian thần này mà những triều đại cường thịnh được xây dựng bởi những bậc vua sáng, tôi hiền trước kia, bị hủy hoại chỉ trong vài năm ngắn ngủi. Mời bạn hãy cùng Toplist đến với danh sách những đại gian thần trong lịch sử Trung Hoa.
-
Bá Bỉ là con của Bá Khích Uyển (Một danh thần nước Sở thời Xuân Thu - Chiến Quốc). Bá Bỉ là con cháu một gia tộc ở nước Sở. Sau do gia tộc gặp nạn, một mình Bá Hi trốn thoát sang nước Ngô xin được nương nhờ. Nhờ Ngũ Tử Tư giới thiệu, ông ta được một chức quan bên cạnh vua Ngô Hạp Lư. Bá Bỉ là người không có tài quân sự như Tôn Vũ, hay trị nước như Ngũ Tử Tư nhưng ông ta là người giỏi xiêm nịnh nên rất được lòng vua Ngô và được trọng dụng. Bá Phỉ là người rất quan trọng trong việc công tử Ngô Phù Sai chiếm được ngôi thái tử của công tử cả Chung Lũy. Chính vì thế sau khi Hạp Lư mất đi, Bá Bỉ rất được Phù Sai trọng dụng. Bá Bỉ lại là người rất tham lam, hay vơ vét tiền bạc. Thừa tướng Văn Chủng của nước Việt đã đút lót nhiều vàng bạc để Bá Bỉ nói đỡ cứu vua Việt là Câu Tiễn thoát chết khi nước Việt bị nước Ngô đánh bại và sau này chính Bá Bỉ đã giúp cho Câu Tiễn thoát khỏi thân phận con tin trở về nước Việt. Sau này nước Việt diệt nước Ngô của Phù Sai. Câu Tiễn đã tịch thu hết gia sản của Bá Bỉ sung công, phế thành dân thường.
Sau này gia tộc gặp nạn, Bá Bỉ thoát được, lại gặp biến cố Ngô đánh Sở, Bá Bỉ trốn sang nước Ngô nương nhờ Ngũ Tử Tu. Sau được Ngũ Tử Tu tiến cử, Bá Bỉ được vua Ngô là Hạp Lư cho giữ chức Đại Phu cùng Ngũ Tử Tu bàn việc nước. Về tài quân sự Bá Bỉ không bằng Tôn Vũ, tài trị quốc ông ta không so được với Ngũ Tử Tu, nhưng vốn có miệng lưỡi giảo hoạt, tài xu nịnh nên được lòng Ngô Hạp Lư. Hơn nữa Bá Bỉ cũng có công lớn trong việc giúp Phù Sai đoạt ngôi thái tử từ anh mình là Chung Lũy, nên sau khi Phù Sai lên ngôi Bá Bỉ lại càng được trọng dụng hơn nữa. Nhiều người đánh giá Bá Bỉ không có tài, quan điểm này hơi cực đoan, vì Bá Bỉ rất được hai đời vua Ngô tin dùng, ông ta từng là tổng công trình sư trong việc xây dựng Đài Cô Tô (cung vua Ngô) được vua hết lòng khen ngợi, Bá Phỉ từng giữ chức thái tể (tương đương thừa tướng của Ngũ Tử Tư). Quyền lực của Bá Bỉ bao trùm nước Ngô sau khi Ngũ Tử Tư bị vua Ngô Phù Sai bức uống thuốc độc chết. Tài liệu về Bá Bỉ có được rất ít.
-
Lưu Tỵ vốn là cháu của Hán Cao Tổ Lưu Bang, có công giúp Hán Cao Tổ bình loạn Anh Bố nên đã được phân phong làm Ngô vương, đóng ở Nghiễm Lăng, cai quản ba quận, 53 thành. Cha của Lưu Tị là Lưu Trọng (Lưu Hỉ), con trai thứ hai của Lưu Thái Công, thái thượng hoàng nhà Hán và là anh của Hán Cao Tổ Lưu Bang[1]. Năm thứ bảy đời Hán Cao Tổ đã phong Lưu Trọng làm Đại vương, Lưu Tị cũng được phong làm Bái hầu. Tuy nhiên sau đó quân Hung Nô sang xâm lấn, Lưu Trọng không chống lại, phải chạy sang Lạc Dương. Hán Cao Tổ nể tình là cốt nhục nên không giết, chỉ phế làm Cáp Dương Hầu. Năm 193 TCN, Lưu Trọng mất khi Lưu Tị đã thụ phong ở đất Ngô nên được tôn thụy hiệu là Khoảnh vương. Lưu Tỵ vốn có tướng phản phúc, lại có dã tâm muốn thâu tóm thiên hạ từ lâu. Năm 174 TCN, con Lưu Tị là Ngô Thái tử Lưu Hiền vào kinh đô triều kiến Hán Văn Đế, uống rượu đánh cờ với thái tử Khải. Hai bên xảy tranh chấp, Ngô thái tử tính cách thô bạo, không biết trên dưới khiêm nhường, nên xảy ra xô xát với Hoàng Thái Tử, hai bên đánh nhau, trong lúc hỗn chiến Hoàng Thái Tử đã lỡ tay đánh chết Lưu Hiền.
Ngay sau đó, triều thần tiếp tục kiến nghị tước thêm đất của Ngô vương. Ngô vương Tị hoảng sợ sau này sẽ bị mất hết đất đai quyền hành nên quyết định làm phản. Ngô vương Tị nghe tiếng Giao Tây vương Lưu Ngang dũng mãnh thiện chiến, chư hầu thường nể sợ, sai đại phu Ưng Cao kêu gọi Lưu Ngang cùng làm phản. Sau đó Lưu Tị đích thân đến gặp Lưu Ngang ước hẹn kế hoạch tây tiến. Từ đó trở đi, Lưu Tỵ ngày càng oán hận triều đình hơn. Năm 157 TCN, Hán Văn đế qua đời, thái tử Lưu Khải lên nối ngôi, tức Hán Cảnh đế. Cảnh Đế tin dùng Tiều Thố, nhiều lần nghe theo kiến nghị của Tiều Thố, làm giảm thế lực của chư hầu. Nhân chuyện đó, Lưu Tỵ quyết định khởi xướng loạn 7 nước. Loạn 7 nước kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch năm 154 TCN thì bị dẹp. Quân làm phản thất bại hoàn toàn, các vua chư hầu làm phản đều mất mạng. Triều đình treo giải thưởng 1000 cân vàng cho ai lấy được đầu Lưu Tỵ và sai sứ giả đến Đông Việt thuyết phục giết Ngô vương. Người Đông Việt bèn lừa Ngô vương, dụ ra ủy lạo quân sĩ rồi sai người hành thích giết chết Ngô vương, sai người cắt đầu ngày đêm mang về Trường An dâng Hán Cảnh Đế.
-
Nhĩ Chu Vinh tự là Thiên Bảo, người Bắc Tú Dung, là tướng lĩnh, quyền thần nhà Bắc Ngụy thời Nam Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc. Cha của Nhĩ Chu Vinh là Nhĩ Chu Tân Hưng kế vị làm tù trưởng bộ lạc không lâu, tương truyền có một lần đuổi theo bầy ngựa, gặp một con rắn trắng, đầu có 2 sừng, bò ở trước ngựa của ông, trù trừ không đi. Nhĩ Chu Tân Hưng lấy làm kỳ quái, bèn khấn rằng: "Nếu ngươi là thần, hãy khiến việc chăn nuôi của tôi ngày càng phồn thịnh!" Khấn xong, rắn trắng biến mất. Không lâu sau, Nhĩ Chu Vinh ra đời, có màu da trắng trẻo hiếm có, gương mặt đẹp đẽ, mọi người đều cho rằng ông là rắn trắng đầu thai. Sau đó, việc chăn nuôi của gia tộc Nhĩ Chu ngày càng phồn thịnh, lương thực vật phẩm nhiều không đếm xuể. Mỗi khi triều đình xuất binh đánh trận, Nhĩ Chu Tân Hưng lại đem chiến mã, lương thực trong nhà tặng cho quân đội, rất được Hiếu Văn Đế khen ngợi và tín nhiệm, được phong làm Hữu tướng quân, Quang lộc đại phu. Sau khi nhà Bắc Ngụy dời đô về Lạc Dương, Tân Hưng còn đặc biệt được cho phép mùa đông vào triều, mùa hè trở về bộ lạc. Mỗi khi vào triều, vương công quan lại tranh nhau tặng ông ta các vật phẩm quý báu, ông ta cũng tặng lại ngựa hay. Tân Hưng chuyển sang làm Tán kỵ thường thị, Bình Bắc tướng quân, Tú Dung đệ nhất lĩnh dân tù trưởng. Vào mỗi năm hai quý xuân thu, ông đều cùng với vợ con trai gái kiểm đếm đàn gia súc ở nơi có sông suối, lấy săn bắn làm vui.
Nhĩ Chu Tân Hưng hưởng thọ 47 tuổi. Bắc Ngụy Hiếu Minh Đế Nguyên Hủ truy tặng Tán kỵ thường thị, Bình Bắc tướng quân, Hằng Châu[6] thứ sử, thụy hiệu là Giản. Sau này Nhĩ Chu Vinh truy tặng cha mình làm Thị trung, Thái sư, Tướng quốc, Tây Hà quận vương. Nhĩ Chu Vinh là một quân sự gia kiệt xuất, nhưng ông không phải là chính trị gia, quyền mưu gia. Chịu ảnh hưởng của Ngụy thư, người đời sau đánh giá ông: Công sánh Tào Tháo, tội tày Đổng Trác. Đối với chính sự, dân tình, ông chẳng quan tâm, chỉ biết dùng vũ lực giải quyết vấn đề. Đối với việc bổ nhiệm quan lại, Nhĩ Chu Vinh xin cho ai thì không được không thành công, ông từng phái người của mình đi giành lấy quan chức, đuổi đi người mà triều đình mới bổ nhiệm. Nhĩ Chu Vinh có công lớn trong việc dẹp yên loạn lạc cho triều Bắc Ngụy, tuy nhiên cậy thế cậy quyền, nên sau này đã bị Hiếu Trang Đế giết chết. Cái chết Nhĩ Chu Vinh, khiến cho triều đình Bắc Ngụy rơi vào cuộc chiến giữa gia tộc Nhĩ Chu với quân Triều Đình. Triều đình Bắc ngụy vì thế mà ngày càng suy yếu để rồi dẫn đến diệt vong. -
Dương Quốc Trung tên thật là Dương Chiêu vốn là anh họ của Dương Quý Phi. Nổi tiếng trong lịch sử vì là anh họ của Dương Quý phi, Dương Quốc Trung từ khi làm Tướng quốc đã độc bá triều cương, tham nhũng cùng kéo bè kết phái. Vì thế lực to lớn, Dương Quốc Trung có mâu thuẫn sâu sắc với An Lộc Sơn - một Tiết độ sứ thuộc phiên trấn, là một trong các nguyên nhân lớn dẫn đến loạn An Sử. Dương Quốc Trung vốn là một người lười biếng, quanh năm chỉ biết đến bài bạc. Tuy nhiên được Dương Quý Phi cất nhắc, Dương Quốc Trung đã được Đường Huyền Tông tin tưởng. Từ năm 746, Quốc Trung liên tục thăng tiến, ngoi lên chức Ngự sử trung thừa. Lợi dụng địa vị và vị trí của em gái họ mình, Dương Quốc Trung đã hãm hại nhiều trung thần của Đường Triều. Đầu năm 753, Dương Quốc Trung được Huyền Tông phong làm Tể tướng. Ông ta làm tể tướng 19 năm, là vị tể tướng tại vị lâu nhất dưới thời Huyền Tông, và trong 19 năm đó, đã làm cho quốc lực nhà Đường suy yếu trầm trọng, là mầm mống là họa loạn về sau của nhà Đường. Chính Dương Quốc Trung cũng là người khiến An Lộc Sơn tạo phản. Người sau cho rằng, chính Dương Quốc Trung đã đào hố chôn "Khai Nguyên Thịnh Thế".
Năm Thiên Bảo thứ 14 (755), An Lộc Sơn phát động binh biến, lấy danh nghĩa diệt trừ gian thần Dương Quốc Trung dấy binh, sử gọi là Loạn An Sử. Đồng Quan vốn dĩ là một nơi hiểm yếu, nếu được bố trí mạnh mẽ với một lực lượng chốt chặn, thì sẽ giúp Trường An cầm cự an toàn lâu dài hơn, nhưng Dương Quốc Trung lại dâng một kế rất ư là hạ sách: Mở cổng nghênh chiến đối đầu trực tiếp với quân An Lộc Sơn. Tháng Sáu năm ấy, kế hạ sách này đã khiến Đồng Quan bị vây hãm, tướng Ca Thư Hàn bị trấn thủ và bị bắt, và làm cả Trường An bị chấn động. Đường Huyền Tông toan thiện nhượng cho Thái tử Lý Hanh, nhưng Dương Quốc Trung đề nghị triều đình dời đến Tứ Xuyên. Khi đến Mã Ngôi Dịch nay là Hưng Bình, Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây), tướng sĩ mỏi mệt đói khát, cự tuyệt tiếp tục hành quân. Thái tử Lý Hanh, cùng Lý Phụ Quốc và Cao Lực Sĩ kế hoạch cổ động, Đại tướng quân Trần Huyền Lễ bèn nói:"Hôm nay thiên hạ băng ly, bệ hạ chấn động, chẳng lẽ không phải là do Dương Quốc Trung xâm hại, bóc lột dân chúng, làm cho triều dã oán hận sao? Nếu không giết hắn để tạ lỗi với thiên hạ, thì làm sao xoa dịu cái nỗi hận của kẻ sĩ thiên hạ đây?". Cuối cùng, Thái tử Lý Hanh cùng Trần Huyền Lễ đến trước Huyền Tông thỉnh giết toàn bộ gia tộc họ Dương. Nghe tin ấy, Dương Quốc Trung trốn đến Tây môn, binh sĩ xếp thành hàng, lớp lớp kéo đến tranh nhau chém giết. Vợ của Dương Quốc Trung là Bùi Nhu, cùng con trai Dương Hi toan chạy trốn cũng đều bị quân lính giết hại. Những người chết trong biến loạn này đều là thân thích họ Dương, bao gồm các vị Dương Quý phi, Quắc Quốc phu nhân và Hàn Quốc phu nhân.
-
Sái Kinh hay Thái Kinh (1047-1126) là thừa tướng nhà Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người giữ chức vụ quan đầu triều nhiều lần nhất thời Bắc Tống. Thái Kinh được cử đi làm Huyện uý huyện Tiền Đường, còn Sái Biện đi làm chủ bạ Giang Âm. Sái Biện được Thừa tướng Vương An Thạch đang thi hành "Khang Ninh biến pháp" quý mến và gả con gái cho nên thăng tiến rất nhanh, lên chức Trung thư xá nhân kiêm Thị giảng. Thái Kinh tỏ ra là người ủng hộ biến pháp của Vương An Thạch, nhờ có em là con rể Thừa tướng nên ông được thăng làm Thôi quan ở Thư châu. Sau đó ông được mời về triều giữ chức Khởi cư lang. Sau đó Sái Kinh nhận nhiệm vụ làm sứ giả sang nước Liêu ở phương bắc. Do ngoại giao thành công, ông cũng được thăng làm Trung thư xá nhân như Sái Biện. Nhờ viết chữ đẹp, Thái Kinh được thăng làm Đãi chế tại Long đồ các và đến niên hiệu Nguyên Hựu thời Tống Triết Tông, Sái Kinh được bổ nhiệm kiêm thêm chức Tri phủ phủ Khai Phong. Thời Tống Triết Tông, vua còn nhỏ và Cao thái hậu nhiếp chính. Vương An Thạch thất thế, Tư Mã Quang lên cầm quyền (1086). Thái Kinh được giao nhiệm vụ phải hoàn thành các chế độ cũ về sai dịch. Những người khác đều do thời gian quá gấp gáp không thể hoàn thành, riêng Thái Kinh hoàn thành đúng kỳ hạn nên được phong thưởng.
Thái Kinh là người xảo quyệt, biết luồn cúi để tiến thân, nhiều lần lên voi xuống chó. Chức vụ cao nhất Thái Kinh từng giữ là Thừa tướng. Tuy giữ chức vụ cao, nhưng Thái Kinh không lo lắng việc xây dựng phát triển quốc gia, cũng như trợ giúp Hoàng đế xây dựng vương triều vững mạnh mà chỉ biết xúi giục, vào hùa với Tống Huy Tông ăn chơi, hưởng thụ. Việc này khiến tiêu tốn rất nhiều tiền của, công sức của nhân dân, khiến nhân dân oán thán. Ngoài ra Thái Kinh còn lợi dụng chức quyền, hãm hại nhiều quan lại trong triều đình, khiến họ mất chức hoặc phải thuyên chuyển đi nơi khác. Cuối đời Sái Kinh bị con mình là Sái Du lập mưu khiến Tống Huy Tông ép ông phải từ chức. Sau khi từ chức, Sái Kinh suy sụp, ngã bệnh. Sau bị lưu đày ở Lĩnh Nam, trên đường lưu đày, Thái Kinh bị dân chúng oán ghét, không bán lương thực, thực phẩm cho. Ít lâu sau thì qua đời. Hoàn cảnh lúc đó khó khăn không có quan tài, người nhà mang xác ông gói vào vải xanh xấu mà dân gian thường dùng rồi chôn tại nghĩa địa ở địa phương.
-
Trương Bang Xương (1083 - 1127), Trương Bang Xương nhờ thi đậu Tiến sĩ, bắt đầu ra làm quan lên tới chức Đại Tư thành, do lạm dụng quyền hành nên bị giáng chức đưa đi làm Tri châu. Khi Tống Huy Tông lên nối ngôi, triều đình rất thiếu quan lại nên triệu Trương Bang Xương về triều giữ chức Lễ bộ Thị lang, chẳng bao lâu lại được thăng lên Trung thư Thị lang, tức đã chiếm một ghế trong Trung thư tĩnh, nắm ít nhiều cơ mật trong triều. Trong thời gian này, Trương Bang Xương ra sức giao du kết thân với Hoàng tử Triệu Hoàn, sau này được Huy Tông nhường ngôi, lấy hiệu là Tống Khâm Tông thì ông lại càng được tin cậy và trọng dụng hơn nữa. Cùng thời điểm ấy ở phương bắc, bộ lạc Nữ Chân dần dần hùng mạnh lên rồi đến năm 1115, thủ lĩnh Hoàn Nhan A Cốt Đả tự xưng đế, kiến lập Đại Kim, sử sách gọi là Kim Thái Tổ. Đến năm 1123, khi Kim Thái Tổ mất, con là Kim Thái Tông mới tiêu diệt được nước Liêu, bắt đầu nghĩ tới việc bành trướng lãnh thổ xuống phương nam. Trước đó, triều Kim đã rất nhiều lần đưa quân xâm phạm biên giới Nhà Tống cướp bóc, nhằm dò xét động tĩnh của đối phương. Khi nhận thấy Bắc Tống ngày càng suy yếu, Kim Thái Tông mới quyết định phái hai đạo quân cùng lúc đánh xuống phương nam, dưới sự chỉ huy của Đại tướng Hàn Ly Bất.
Trương Bang Xương xuất thân là tiến sĩ, rất giỏi nịnh bợ người khác, vì thế còn đường làm quan của ông ta rất rộng mở. Khi Tống Khâm Tông lên kế vị, ông ta được làm tể tướng, trở thành nhân vật quyền lực trong triều đình. Tháng mười năm thứ bảy Tuyên Hòa (năm 1125), quân Kim chia làm hai đường tấn công triều Tống. Trương Bang Xương sợ địch như sợ cọp, sợ chiến tranh khi xảy xa, làm ảnh hưởng đến tiền đồ, vì thế chủ trương làm hòa. Sau khi quân Kim đánh xuống, Trương Bang Xương chấp nhận, cam tâm làm bù nhìn cho chúng và được người Kim dựng lên làm Hoàng đế. Sau này, khi quân Kim rút đi, Trương Bang Xương vì sợ hãi dân chúng và các thế lực của triều đình cũ nên đã từ bỏ ngôi vị bù nhìn. Sau khi Tống Cao Tông kế vị, Trương Bang Xương ra sức lấy lòng, không những bảo toàn được sinh mạng của cả nhà, mà còn được làm tiết độ sứ Thái Bảo, Phong Quốc Quân, còn được phong là Đồng An quân vương, có thể nói đây là điều mỉa mai của triều Tống. Năm 1127, Lý Cương cùng các vị đại thần dâng sớ yêu cầu Tống Cao Tống trừng trị kẻ bán nước Trương Bang Xương, Cao Tông biết rõ tội ác của Trương Bang Xương, liền quyết tâm, ra lệnh cho Trương Bang Xương tự xử. Trương Bang Xương phải treo cổ tự sát.
-
A Hợp Mã là đại thần “Lý Tài” thời Nguyên Thế Tổ. Sinh ra ở vùng Hoa Lạt Tử Mô Phí Nạp Khách Thắc (nay thuộc vùng Toshkent thuộc cộng hòa Uzbekistan). Ông ta sớm đã đi theo Án Trần Na Nhan - cha ruột của hoàng hậu của Hốt Tất Liệt, sau đó làm cận thần ở cung Oát Nhĩ Đóa của Hoàng hậu Sát Tất. Năm Trung Thống thứ tư thời Nguyên Thế Tổ (năm 1263), A Hợp Mã bắt đầu bước vào chính trường, năm thứ hai đã được đặc cách đề bạt làm Trung Thư Tỉnh giải quyết chính sự, được coi như chức vụ Phụ Tể Tướng, được thăng làm Vinh Lộc Đại Phu.
Kẻ thù của A Hợp Mã rất nhiều, trời giận người oán, ai ai cũng muốn giết ông ta. Sau này, A Hợp Mã và thái tử Chân Kim mâu thuẫn ngày càng lớn, Chân Kim quyết định giết chết A Hợp Mã. Vào đêm ngày mùng bảy tháng ba năm 1282, Chân Kim cuối cùng đã lập kế hoạch hành thích A Hợp Mã. Sau khi A Hợp Mã chết, trong nhà ông ta tìm được hai tấm da người, những tội ác khác của ông ta cũng được phơi bày. Hốt Tất Liệt nổi giận, ra lệnh vứt xác của A Hợp Mã ra ngoài thành để dã thú ăn thịt. Không lâu sau vợ, thiếp, con cái, và cả tay chân trong bè đảng của A Hợp Mã bị giết chết, đồng thời có 714 thành viên trong bè phái cũng lần lượt bị trị tội.
-
Nghiêm Tung (1480 - 1567), tự Duy Trung, hiệu Giới Hề, còn có hiệu là Miễn Am, người Phân Nghi Giang Tây, sinh ra trong một gia đình bình thường, 25 tuổi đỗ tiến sỹ, gia nhập quan trường. Vì mang bệnh, tu dưỡng tại nhà mười năm. Năm thứ mười một Chính Đức thời Minh Vũ Tông (năm 1516) về triều phục chức, nhưng không được như ý, cho đến năm Gia Tĩnh thứ bảy thời Minh Thế Tông mới bắt đầu làm Tả Thị Lang ở bộ Lễ. Để có được chức quan cao hơn, ông ta dốc sức phò trợ cấp trên Hạ Ngôn, được Hạ Ngôn giới thiệu. Nghiêm Tung một bước lên mây, được phong làm Sử bộ Hữu Thị Lang, không lâu sau được thăng chức làm Nam Kinh lễ Bộ thượng thư, tiếp sau đó được làm Nam Kinh sử bộ thượng thư, leo lên được chức vụ cao. Hạ Ngôn sau khi làm Đẩu Phụ Đại Thần, liền điều Nghiêm Tung về Bắc Kinh, phong làm thượng thư bộ Lễ, làm chức quan cao. Nghiêm Tung lại không bằng lòng, trở mặt đặt điều nịnh bợ Thế Tông, được Thế Tông tin dùng, phong ông ta là Thái Tử Thái Bao, nâng lên chức quan nhất phẩm, đồng thời thưởng cho nhiều tiền bạc, giúp cho Nghiêm Tung đạt được mục đích vừa thăng quan vừa phát tài.
Nhưng ông ta vong ân bội nghĩa, báo thù Hạ Ngôn - người đã nâng đỡ ông ta, dẫm lên xác Hạ Ngôn mà leo lên chức Thủ Phụ. Ông ta hãm hại đồng liêu, kết bè kết đảng, tham ô tham nhũng, giàu nhất nhì thiên hạ. Vây cánh bè phái và con cháu của ông ta tác oai tác quái, lộng hành triều chính. Nghiêm Tung chuyên quyền loạn chính, khiến triều Minh suy yếu, biên cương bị xâm hại, dân chúng lầm than, nhưng ông ta lại tìm người chịu tội thay mình. Năm Gia Tĩnh thứ bốn mốt (năm 1562), tội ác của Nghiêm Tung bị phơi bày, Thế Tông lệnh cho Nghiêm Túc bãi chức, cho về quê tu dưỡng. Con cháu và vây cánh của ông ta bị phái đến vùng biên ải. Con trai của Nghiêm Tung là Nghiêm Thế Phiên và tay chân La Long Văn trên đường đi đày đã trốn về quê, chiêu nạp những kẻ lưu manh, tung hoành ở quê hương, làm rất nhiều việc ác, bị triều đình chặt đầu. Nghiêm Tung bị điều xuống làm thứ dân, gia sản bị tịch thu, người nhà và vây cánh bị trị tội. Năm Long Khánh thứ nhất ( năm 1567), Nghiêm Tung 87 tuổi sống trong nghèo khổ bệnh tật, chết trong sự phỉ nhổ của mọi người. Khi ông ta chết, mộ không những không có quan tài mai táng, lại càng không có người đến hỏi thăm, cho đến những năm đầu Vạn Lịch, Trương Cư Chính chấp chính, mới dặn dò Nghi huyện lệnh mai táng cho ông ta.
-
Ngao Bái hay Ngạo Bái là một viên tướng người Mãn Châu của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Ngao Bái chính là Mãn Châu đệ nhất dũng sĩ (Ba Đồ Lỗ) dưới thời vua Khang Hi, tham gia chinh chiến từ thời Hoàng Thái Cực, Ngao Bái với sức khỏe vốn có, sự dũng cảm thiện chiến, tàn bạo đã lập không ít công lao cho người Mãn Châu cũng như nhà Thanh trong việc xâm lăng phương Nam. Dưới triều Khang Hi, ông là một trong tứ trụ đại thần quyền cao, chức trọng. Ngao Bái ngạo mạn khinh thường vua nhỏ, thường cáo bệnh ốm không vào triều, khiến Khang Hi phải đến tận nhà thăm hỏi. Một lần Khang Hi cùng thị vệ Hòa Thác tới thăm, thấy Ngao Bái không hề ốm yếu. Hòa Thác tới giường Ngao Bái xem, phát hiện ra dưới đệm có con dao. Ngao Bái rất lo lắng nhưng Khang Hi lại không tỏ thái độ gì, cho rằng việc mang dao bên người là tập quán bình thường của người Mãn. Do đó Ngao Bái yên tâm không bị Khang Hi nghi ngờ.
Lấy lý do thích đánh cờ, Khang Hi triệu tập con Sách Ni là Sách Ngạch Đồ vào cung để bàn kế trừ Ngao Bái. Ông phong cho Ngao Bái làm Nhất đẳng công để Ngao Bái lơ là mất cảnh giác, mặt khác Khang Hi lấy cớ thích học võ nghệ để tuyển chọn nhiều người trong hàng ngũ con em thân vương làm thị vệ cho Ngao Bái. Sau đó, Khang Hi lấy cớ điều bớt những người vây cánh của Ngao Bái đi làm quan ở nơi xa. Năm 1669, khi Ngao Bái vào cung yết kiến, Khang Hi ra lệnh cho đội thị vệ thân tín bắt giữ. Ông kể tội, cách chức Ngao Bái. Vì nể công lao từng cứu sống Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, Khang Hi tha chết và giam Ngao Bái vào ngục, và lệnh bắt những người trong cùng vây cánh Ngao Bái.Không lâu sau khi bị bắt giữ, Ngao Bái lâm bệnh chết trong ngục.
-
Xuất thân là một công tử Mãn Châu (Trung Quốc), Gia thế nhà Hòa Thân tuy không hiển hách song cũng là gia tộc quân công. Ông tổ 5 đời Ni Nha Cáp Nạp Ba Đồ Lỗ đã lập chiến công khi nhà Thanh tiến vào Trung Nguyên và được phong Tam đẳng Khinh xa đô úy. Năm lên 3 tuổi, mẹ ruột của ông qua đời sau khi sinh hạ em trai Hòa Lâm. 6 năm sau, Hòa Thân lại phải chịu cảnh mồ côi cha. Thuở nhỏ, do quan hệ bất hòa với mẹ kế nên phải chịu nhiều vất vả. May mắn khi đó ông được một người hầu lâu năm trong gia đình nuôi dưỡng. Hòa Thân được theo học tại Hàm An cung. Khi còn đi học, Hòa Thân đã bộc lộ sự vượt trội hơn hẳn so với các bạn học cùng xuất thân Bát kỳ khác. Năm lên 10 tuổi, ông đã bắt đầu học cách bắt chước kiểu chữ của Càn Long để sau này khi viết tấu chương có thể lấy được thiện cảm từ Hoàng đế. Nhờ tinh thông bốn thứ tiếng là Mãn, Hán, Mông Cổ, Tây Tạng, lại nằm lòng Tứ thư, Ngũ kinh, nên ông được hai thầy giáo là Ngô Tỉnh Khâm và Ngô Tỉnh Lang rất mực yêu mến. Vào năm Càn Long thứ 33 (1768), Hòa Thân lấy con gái của Tổng đốc Phùng Anh Liêm làm vợ khi mới 18 tuổi. Năm 1769, ông tham dự kỳ thi khoa cử nhưng không đỗ, sau ông được thế tập thế chức "Khinh xa Đô úy".
Hòa Thân còn có tên khác là Hòa Khôn, thuộc tộc Nữu Hỗ Lộc của Mãn Châu. Ông sinh năm 1750 (năm Càn Long thứ 15), mất ngày 22 tháng 2 năm 1799 và là một vị quan đại thần của triều Mãn Thanh thời vua Càn Long. Hòa Thân, tự Trí Trai, nguyên tên là Thiện Bảo, người của Chính Hồng kì, Mãn Châu. Xuất thân là một công tử Mãn Châu (Trung Quốc), khi 10 tuổi ông được đưa vào cung học. Thuở nhỏ, do quan hệ bất hòa với mẹ kế nên phải chịu nhiều vất vả. Khi mới gia nhập triều đình, Hòa Thân giữ chức vị thị vệ. Tuy còn trẻ nhưng Hòa Thân đã sớm có năng lực làm việc cũng như các đóng góp cho triều đình. Bản lĩnh lớn nhất của Hòa Thân là thu thập tiền tài. Ông ta là vị tham quan nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Sau khi Càn Long chết, Gia Khánh kế vị, Hòa Thân bị giết, gia sản bị tịch thu, kết quả khiến mọi người kinh ngạc. Nhà Thanh lúc đó đưa ra bảng danh sách, có 106 số, trong đó chỉ có 25 mục, đã có giá trị hai trăm hai mươi triệu lạng bạc trắng, gia sản có tất cả một tỷ mốt lạng bạc trắng, tương đương với thu nhập mười lăm năm của triều Thanh.