Top 10 Đặc sản nổi tiếng của vùng núi Tây Bắc

Lee Jue 235 0 Báo lỗi

Vùng núi Tây Bắc của nước ta không chỉ nổi tiếng vì có phòng cảnh đẹp, nên thơ hữu tình, mà còn cuốn hút khách du lịch nhờ những món ăn ngon đặc sắc, đượm chất ... xem thêm...

  1. Ẩm thực vùng cao Tây Bắc từ lâu đã nổi tiếng với những món độc đáo như pa pỉnh tộp, rêu nướng, thắng cố... và trong số đó thì có một cái tên sẽ khiến nhiều người phải giật mình thích thú, đó chính là lợn cắp nách. Lợn cắp nách hay còn gọi là "lợn lửng", là giống lợn đặc sản có ở vùng cao và nhiều nhất ở Lai Châu. Chúng là những con lợn con vừa mới lọt lòng mẹ liền được thả vào trong rừng tự kiếm ăn nên thịt của chúng rất nạc và không hề có mỡ, khi lợn được khoảng 10 - 15kg thì được bắt đem về chết biến. Vì lợn còn rất nhỏ, người dân nơi đây khi bắt có thể cầm tay xách về hay cắp vào nách nên nó có tên là lợn "cắp nách".


    Lợn cắp nách làm sạch rồi có thể chế biến theo nhiều cách như nướng, hấp, kho tùy sở thích. Ngon nhất phải kể đến món lòng dồi và thịt bụng còn lẫn cả xương sườn hấp cách thủy, chấm lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặt hạt dổi, ớt xanh. Vị hơi chua, chát và mùi thơm của hạt dổi, lá chanh gặp món thịt ba chỉ ăn cũng sẽ có hương vị đặc biệt. Trong quán ăn hoặc phiên chợ ở vùng cao, món ăn từ lợn cắp nách được bán cho du khách trải nghiệm, có thể kèm với rượu ngô hoặc rượu táo mèo để thêm trọn vị. Tại những phiên chợ trên vùng cao Tây Bắc, bạn có thể thấy người dân tộc gùi trên lưng những tảng thịt xuống chợ, mua bán, trao đổi hàng hóa. Thịt lợn cắp nách được bán khoảng 130.000 đồng một kg.

    Lợn
    Lợn "cắp nách"
    Lợn
    Lợn "cắp nách"

  2. Người Tày ở nước ta phân bố rộng trên cả nước và sống ở hầu hết tại các vùng núi cao. Họ có truyền thống văn hóa lâu đời, có chữ viết riêng và có điều kiện kinh tế phát triển hơn các dân tộc khác. Những nét đặc sắc về văn hóa của người Tày không những được thể hiện trong các hội làng, những bài ca, tiếng hát dân gian mà còn trong cả những nét văn hoá ẩm thực phong phú. Và xôi ngũ sắc là một trong những sản phẩm nổi bật của họ. Những hạt xôi được làm từ nếp cái hoa vàng, loại nếp trồng trên những ruộng bậc thang của người dân Tây Bắc, sau khi trộn với màu được triết từ các rau củ tự nhiên, được hấp lên tạo thành món xôi ngũ sắc của người dân tộc nơi đây.


    Gọi là xôi ngũ sắc vì món xôi này được tạo thành từ 5 màu sắc khác nhau: trắng, đỏ, xanh, tím, vàng tượng trưng cho ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Người Tày thường làm xôi ngũ sắc vào các ngày cúng giỗ, cưới hỏi, vào nhà mới và các ngày mồng 5 tháng 5, rằm tháng bảy hàng năm… với mong muốn gia đình gặp nhiều may mắn, gia chủ làm ăn phát đạt. Mỗi màu tượng trưng cho một ý nghĩa riêng, tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Bên cạnh đó, xôi ngũ sắc là niềm tự hào của chị em phụ nữ Tày bởi nó thể hiện sự khéo léo, đảm đang của họ. Loại xôi năm màu được chế biến từ những nguyên liệu bắt nguồn từ thiên nhiên nên ăn rất ngon và bổ dưỡng.

    Xôi ngũ sắc
    Xôi ngũ sắc
    Xôi ngũ sắc
    Xôi ngũ sắc
  3. Trâu gác bếp còn gọi là thịt trâu khô hay hun khói, là món ăn đậm chất truyền thống của dân tộc Thái. Không chỉ là đặc sản lạ miệng chiêu đãi người khách phương xa, món ăn còn trở thành quà biếu ý nghĩa tặng người thân, bạn bè dịp lễ tết. Chế biến trâu gác bếp không khó nhưng lắm công phu. Thịt được lọc từ phần nạc như thăn, bắp, lưng, lọc thái dọc thớ thành thải dài.


    Miếng thịt tươi được tẩm nhiều loại gia vị nóng như ớt, tiêu, gừng... và không thể thiếu “linh hồn của gia vị Tây Bắc”: hạt mắc khén. Thứ gia vị bé xíu nhưng tạo cho món trâu hương vị rất đặc biệt khó lẫn. Món thịt trâu gác bếp sau khi để ngấm gia vị rồi phơi trong bóng râm một ngày, sau đó dùng que xiên vào treo lên gác bếp để than củi nóng hun khô dần. Miếng thịt thơm nồng mùi khói, bên trong dẻo dai đậm đà gia vị, nhấm nháp trong một ngày se lạnh cùng ít rượu thật không còn gì thú hơn. Sau khi để vài tháng đến cả năm, thịt trâu héo lại. Bên ngoài nâu đen nhưng phần thịt bên trong vẫn hồng hào, vị đậm đà.


    Cách ăn đơn giản nhất là hấp cách thủy. Khi có hơi nước, thịt trâu mềm lại. Muốn ăn chỉ cần đập dập, xé nhỏ rồi chấm cùng chẳm chéo (món gia vị của người Thái), sẽ càng tăng thêm hương vị hấp dẫn của món trâu gác. Trong những ngày mưa rét hay se lạnh, ngồi lai rai vài sợi trâu cùng chút rượu ngô cay nồng để cảm nhận hương vị đậm lan nhanh trên lưỡi. Món ăn nổi rõ mùi khói, cay của ớt, nồng của mắc khén, đậm đà như chính vị núi rừng. Có dịp đến thăm những tỉnh Tây Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái... đừng quên thưởng thức món ăn linh hồn của người Thái. Giá thịt trâu gác bếp hiện nay khoảng 770.000 một kg.

    Thịt trâu gác bếp
    Thịt trâu gác bếp
    Thịt trâu gác bếp
    Thịt trâu gác bếp
  4. Cơm Lam Bắc Mê là một trong những đặc sản của Hà Giang. Món ăn này từ lâu đã được du khách đặc biệt yêu thích và mua làm quà khi tới vùng đất này. Đây là đặc sản của dân tộc Tày vùng Bắc Mê được nhiều người biết đến. Có điều kiện tới Hà Giang, vào thăm khu văn hoá du lịch Bắc Mê, du khách sẽ được chiêu đãi món cơm lam Bắc Mê ngon tuyệt luôn. Đây là món ăn nổi tiếng ở vùng đất này, cứ dịp nào có du khách tới đây, người dân lại giới thiệu với du khách bốn phương về nguồn gốc, cách làm cũng như hương vị thơm ngon của cơm này. Những ai tới Hà Giang mà không được thưởng thức món ăn này thì quả thật rất đáng tiếc.


    Cơm Lam là cơm được nấu bằng ống nứa, ống tre và nướng chín trên than, lửa. Đồng bào dân tộc thường làm món cơm này để mang theo khi đi làm nương làm rẫy, vừa thuận tiện, lại vừa được bảo quản tốt, không bị ôi thiu. Để làm món cơm lam Bắc Mê không hề khó, công đoạn đơn giản và cũng không hề tốn kém. Người dân thường chọn nguyên liệu là loại gạo nếp ngon nhất được trồng trên nương, rồi ngâm kỹ trong nước. Việc lựa chọn gạo là yếu tố quan trọng nhất vì chúng quyết định phần lớn độ ngon và mùi thơm của cơm lam. Gạo nếp ngâm, vo sạch rồi trộn đều cùng với một chút muối. Khi đã đổ đầy gạo nếp vào từng ống tre, người ta sẽ để những ống tre đó đốt trên bếp than hồng, vừa đốt vừa xoay tròn từ từ cho nhiệt tác dụng đều lên xung quanh vỏ ống. Nướng cơm lam Bắc Mê chỉ mất khoảng một giờ, khi mà mùi thơm của cơm toả ra thơm lừng là cơm đã chín và ngon rồi.


    Cơm lam Bắc Mê khi đã chín, dùng dao chẻ bỏ phần vỏ đã cháy đen bên ngoài và chỉ để lại lớp vỏ mong bên trong vừa trông sạch sẽ, đẹp mắt vừa rất tiện lợi khi ăn. Cơm lam ngon sẽ ăn dẻo dẻo, vị thơm quyện cùng mùi lá dong, lá chuối nướng hấp dẫn. Ai thích thì có thể ăn cơm lam chay, không thì thông thường người ta hay ăn cùng muối lạc, muối vừng và thức ăn hấp dẫn khác như cá suối nướng, làm món ăn thơm và bùi hơn. Khi thưởng thức, cơm lam có mùi thơm phức quyện cùng lá chuối và ống nướng. Hương vị đậm đà của món cơm lam Bắc Mê mang đặc trưng của vùng núi Tây Bắc. Là đặc sản mà ai ăn một lần cũng nhớ mãi và không quên mua về làm quà.

    Cơm Lam Bắc Mê
    Cơm Lam Bắc Mê
    Cơm Lam Bắc Mê
    Cơm Lam Bắc Mê
  5. Lạp xưởng gác bếp hay còn gọi là lạp xưởng hun khói vốn là món ăn truyền thống của người Thái đen, người Nùng và một số dân tộc khác vùng Tây Bắc. Ở mỗi vùng, mỗi dân tộc cách làm lạp xưởng lại có chút khác biệt nhưng nhìn chung vẫn là loại lạp xưởng làm từ ruột non và thịt lợn. Nhân lạp xưởng được dùng loại thịt nửa nạc nửa mỡ rửa sạch rồi lọc bỏ lớp bì, thái thành miếng nhỏ sau mang ướp muối, đường, bột ngọt, rượu, nước gừng, và một số gia vị đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc.


    Lạp xưởng Tây Bắc có vị thơm ngon béo ngậy. Khi ăn chỉ cần cho lên hơ qua lửa hay đảo qua dầu cho dậy mùi là có thể ăn được. Mùi vị của lạp xưởng gác bếp cũng rất khác mùi của các loại lạp xưởng khác, không chỉ có độ thơm ngậy của thịt mà còn có mùi khói bếp rất đặc trưng. Tất cả cùng hòa quyện trong miếng lạp xưởng đem lại cảm giác ngon miệng cho người thưởng thức. Tất cả cùng hòa quyện trong miếng lạp xưởng đem lại cảm giác ngon miệng cho người thưởng thức.


    Lạp xưởng gác bếp là đặc sản nổi tiếng vùng Tây Bắc. Vị ngon thơm, béo ngậy của lạp xưởng gác bếp có thể thuyết phục cả những thực khách khó tính nhất. Đã lên Tây Bắc là phải nêm qua món này, không hẳn là mỹ vị nhưng hương vị của lạp xưởng gác bếp có thể làm người ta nhớ mãi không quên. Đặc sản Tây Bắc hân hạnh mang đến cho thực khách thủ đô loại lạp xưởng gác bếp được chế biến theo công thức truyền thống của người Tây Bắc. Lạp xưởng ngon nhất là ở tỉnh Cao Bằng, có giá khoảng 360.000 đồng một kg.

    Lạp xưởng gác bếp
    Lạp xưởng gác bếp
    Lạp xưởng gác bếp
    Lạp xưởng gác bếp
  6. Người Thái có nhiều món ngon hấp dẫn như cơm lam, thịt trâu gác bếp, rau sắng... Nhưng có một đặc sản khá dân dã rất ít người được biết đến là món rêu đá vùng Tây Bắc. Nhắc tới loại rêu mọc trên đá, có lẽ không ai nghĩ rằng đây có thể là món đặc sản quý giá của người dân tộc Thái, thế nhưng rêu đá lại là đặc sản mà chỉ có ở vùng Tây Bắc, thường mọc bám vào các gờ đá nơi lòng suối. Rêu đá mọc theo mùa bắt đầu từ xuân hè, rêu ngon là rêu mọc dài thướt tha, sờ vào thấy mát rượi êm ái, chỉ cần lấy tay vợt nhẹ nhàng là thu hái được.


    Từ những đám rêu bám vào gờ đá nơi lòng suối, người Thái chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn bằng cách xào, hấp, luộc hay nướng. Rêu đá có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, trong đó đơn giản nhất là canh rêu tươi (kinh tau). Rêu sau khi rũ hết cát sạn được cắt thành từng đoạn nhỏ, thả vào nước luộc gà hoặc xương hầm, nêm gia vị vừa khéo, đến khi chín sẽ dậy lên hương thơm hấp dẫn. Vì số lượng rêu đá có hạn, người dân chỉ dùng để ăn mà không đem bán. Vì vậy, nếu muốn thưởng thức rêu đá, bạn phải buộc lòng "vi hành" một chuyến lên Tây Bắc.

    Rêu đá
    Rêu đá
    Rêu đá
    Rêu đá
  7. Pa pỉnh tộp (cá suối nướng) là món ăn cổ truyền của đồng bào dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Nguyên liệu chính là cá suối như cá chép, trôi, trắm thật tươi. Cá được bắt đem về chế biến, tẩm ướp gia vị, sau đó được kẹp vào que tre non nướng trên lửa đỏ. Nguyên liệu sử dụng chế biến món đặc sản này hoàn toàn lấy từ tự nhiên. Qua đôi bàn tay khéo léo của người chế biến đã tạo nên món cá nướng mang đậm chất núi rừng, vô cùng đặc sắc. Ai đã từng được thưởng thức cũng xuýt xoa, gật đầu khen ngon. Yếu tố tạo nên độ hấp dẫn, thơm ngon của món “pa pỉnh tộp” đó là sự phối hợp hài hòa của nhiều loại gia vị gồm: Gừng, sả, rau thơm, ớt, tỏi... đặc biệt một trong những gia vị không thể thiếu là hạt mắc khén rừng.


    Khi nướng chín bên ngoài cá có màu ruộm và tỏa hương thơm ngào ngạt. Khi ăn cá rất ngon, béo ngậy, người thưởng thức dễ dàng cảm nhận được vị ngọt từ thịt cá, vị cay nồng của ớt tỏi, vị thơm của các loại rau thơm, hăng hăng tê tê nơi đầu lưỡi của hạt mắc khén... Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một món ăn độc đáo, thơm ngon, vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể thưởng thức Pa pỉnh tộp ở Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái...Nhưng nổi tiếng nhất và được coi là ngon nhất vẫn là món Pa pỉnh tộp của người Thái ở Điện Biên.

    Pa pỉnh tộp
    Pa pỉnh tộp
    Pa pỉnh tộp
    Pa pỉnh tộp
  8. Nói đến thắng cố, ai cũng biết đó là đặc sản dân tộc của đồng bào dân tộc Mông ở miền núi Tây Bắc. Nhưng bây giờ, thắng cố đã trở thành món ăn ngon và quen thuộc của nhiều tộc người vùng cao. Trời càng lạnh, thắng cố càng ngon, thêm bát rượu ngô ấm nồng với người miền núi thực không có gì sánh bằng. Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của người H'mông, về sau được du nhập sang các dân tộc Kinh, Dao, Tày.


    Thịt nấu thắng cố theo truyền thống là thịt ngựa, về sau có thêm thịt bò, thịt trâu. Các bộ phận như lòng, tim, gan, tiết, thịt được thái vuông quân cờ, cho vào đun nhừ trong một chiếc chảo rất lớn. Nồi Thắng cố sôi lục bục nổi lên những tảng thịt, tảng mỡ màu vàng nhạt trông thật hấp dẫn. Nồi nước dùng được đầu bếp người Mông chăm sóc rất chu đáo, từng muỗng bọt được múc ra để nước xương thêm ngọt, thêm trong. Thêm vào đó là một vài loại thảo quả, quế, hồi và những thứ rau rừng xanh mát, tươi non nữa. Để chế biến được món thắng cố, các đầu bếp bản địa phải sử dụng rất nhiều loại gia vị đặc biệt của vùng cao. Cách chế biến cũng khác nhau tùy từng vùng. Như vùng Bắc Hà sẽ sử dụng nhiều gia vị, còn vùng Si Ma Cai lại dùng ít gia vị hơn. Vì vậy hương vị thắng cố của từng vùng cũng khác nhau.


    Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu, múc ra đến đó. Mỗi suất Thắng cố được để trong một chiếc bát cỡ đại, to tựa bát múc canh cho bốn người ăn của người xuôi. Thắng cố có vị béo, hơi ngậy ngậy, lại bùi bùi, nhưng cũng mang một chút mùi ngai ngái cùa nội tạng gia súc. Thưởng thức Thắng cố là sự thưởng thức của nhiều cung bậc cảm xúc. Bạn sẽ đi từ sự tò mò này đến tò mò khác, từ việc tại sao lại gọi là Thắng cố, nó được làm như thế nào và vị của nó ra sao đến những phân vân, đắn đo khi quyết định thưởng thức món ăn lạ lẫm này. Để rồi khi, bạn bị cuốn vào hương vị mê đắm của núi rừng bạt ngàn, của những người dân tộc chân thật, vô tư.

    Thắng cố
    Thắng cố
    Thắng cố
    Thắng cố
  9. Chẩm chéo là một loại gia vị truyền thống độc đáo và phổ biến trong ẩm thực của người Thái Tây Bắc. Chẩm chéo được làm từ một hỗn hợp các nguyên liệu tự nhiên như muối, mì chính, tỏi, ớt khô, và mắc khén. Cách làm và tỉ lệ các thành phần tạo ra hương vị đặc trưng, có thể làm cho bất kỳ món ăn nào trở nên đặc sắc và thú vị. Chẩm chéo có thể được sử dụng để chấm cơm lam, các món nướng, hoặc rau sống trong các cuốn gỏi. Độ cay, mặn, và hương vị độc đáo của chẩm chéo tạo ra một trải nghiệm ẩm thực đặc biệt và khó quên. Muối giúp làm nổi bật hương vị và làm cho thực phẩm thêm ngon miệng. Mì chính thường được thêm vào để tăng cường hương vị, còn tỏi và ớt khô đưa ra sự cay nồng và hấp dẫn. Mắc khén, một loại gia vị độc đáo, là điểm nhấn quan trọng để tạo nên đặc trưng cho chẩm chéo. Ban đầu, khi thưởng thức chẩm chéo, bạn có thể cảm thấy không quen với hương vị độc đáo này. Tuy nhiên, sau một thời gian, vị cay, mặn, và thơm của chẩm chéo sẽ làm cho bạn không tài nào quên được trải nghiệm độc đáo này.


    Khác với loại chẳm chéo khô đóng hộp dùng thuận tiện trong bảo quản và sử dụng chỉ với các thành phần như mắc khén, rau mùi, hạt mùi, ớt khô. Thì chẳm chéo ướt theo công thức chuẩn của người Thái lại rất cầu kỳ kể cả sản xuất, bảo quản và vận chuyển. Hiện nay, giá bán của món đặc sản này là 120.000 đồng một kg.

    Chẩm chéo
    Chẩm chéo
    Chẩm chéo
    Chẩm chéo
  10. Ở Hà Giang có nhiều món ăn độc đáo khiến du khách đã một lần tới đó đều không thể nào quên được. Cháo đắng, hay cháo ấu tẩu là một loại ẩm thực như thế. Món cháo ấu tẩu là thức ăn bổ dưỡng và thường nhật của người Hà Giang. Món ăn này được người dân gọi vui với cái tên "cháo độc dược". Dân du lịch thường rỉ tai nhau, tới Hà Giang không ăn cháo ấu tẩu coi như chưa biết gì về ẩm thực của mảnh đất thuộc vùng núi phía Bắc. Nhiều người cho rằng, ngoài giúp bồi bổ xương cốt, xoa tan mệt mỏi còn thêm tác dụng đặc biệt là tạo giấc ngủ ngon, điều đó lý giải vì sao cháo ấu tẩu chỉ bán vào ban đêm.


    Để có được bát cháo ấu tẩu sền sệt, thơm lừng, vừa có vị ngai ngái, bùi bùi, lại có chút đăng đắng rồi ngọt lịm nơi cuống họng thì khâu chế biến phải cực kỳ công phu. Theo kinh nghiệm của người dân vùng cao, thời gian chuẩn bị và nấu nướng có thể kéo dài suốt một ngày trời. Gạo nếp cái hoa vàng thơm lừng như mời gọi thực khách, cùng vị bùi của củ ấu được hầm nhừ với nước dùng giò heo béo ngậy. Để có bát cháo ấu tẩu chất lượng thì không thể thiếu chân giò heo, thịt nạc băm cùng gia vị ớt, tiêu, hành và đặc biệt là lá tía tô. Bên cạnh đó, cháo ấu tẩu còn được ăn kèm với trứng gà và một số gia vị giúp món ăn dậy mùi thơm ngọt ngào.

    Cháo ấu tẩu
    Cháo ấu tẩu
    Cháo ấu tẩu
    Cháo ấu tẩu



xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |