Top 14 Đặc sản Nghệ An thu hút khách thập phương
Nghệ An là quê hương của nhiều loại đặc sản đến từ nhiều vùng quê được khách thập phương rất yêu thích. Bạn là người Nghệ An, hay bạn là khách du lịch đang có ... xem thêm...kế hoạch đến tham quan xứ Nghệ. Thật tuyệt vời nếu bạn có cơ hội thưởng thức những đặc sản ở nơi đây. Chúng ta cùng tìm hiểu các đặc sản này xem nhé!
-
Nhắc đến đặc sản của Nghệ An không thể không nhắc đến nhút Thanh Chương. Đây là thức ăn dân dã, truyền thống của mọi gia đình Nghệ An. Nói đến nhút, nhiều bạn không hiểu là món gì nhưng món này rất dễ làm mà ăn lại ngon, đặc biệt vào mùa đông nhé. Từ mít xanh hoặc xơ mít chín và muối trắng người ta đem muối thành nhút.
Làm nhút thường từ loại mít bở, có vỏ xanh mởn thì mới ngon. Mít được chọn làm không được non quá, cũng không được già quá. Bởi non thì không muối được, còn già thì ăn cứng, dai, các cụ già không dùng được. Các bạn có thể ăn sống nhút như ăn dưa muối với vị mặn của muối, vị chua, vị giòn của mít non lên men. Bạn cũng có thể chế biến nhút thành nhiều món ăn như nộm, xào, nấu canh chua... rất ngon. Bảo quản nhút rất dễ, nó còn để được lâu hơn các đồ muối khác. Một lưu ý dành cho bạn đó là mỗi khi lấy Nhút Thanh Chương để chế biến, phải đậy kín, nén chặt vại nhút lại kẻo gió vào làm cho sợi nhút thành màu đen. Hơn nữa, để gió vào nhút dễ phát sinh các loại vi khuẩn, sinh vậy có hại.
-
Nhắc đến Nam Đàn chúng ta tưởng nhớ đến quê hương Bác Hồ, không những thế huyện Nam Đàn còn được khách thập phương biết đến với thương hiệu Tương Nam Đàn. Tương Nam Đàn là món nước chấm gia vị không thể thiếu khi thưởng thức món như thịt dê, thịt me... cho đến các món ăn dân dã khác như rau khoai luộc, muống luộc trong mỗi gia đình vừa ngon, vừa đậm đà hương vị đồng quê.
Các nguyên liệu để làm Tương Nam Đàn gồm: Đậu nành nên chọn loại cổ truyền, nhỏ như hạt tiêu, ăn có vị bùi. Tốt nhất là chọn loại đậu vừa mới được thu hoạch, hạt không quá to hay quá nhỏ. Ngô hoặc nếp để làm mốc: Hai loại cho ra những hương vị khác nhau. Ngô thì có vị ngọt của đường còn dùng nếp thì có vị của đạm. Muối cần chọn loại có màu trắng tinh, hạt to, đều, không quá mặn. Và nước thường được dùng là nước mưa hay nước giếng, không tanh mùi bùn. Càng ngày tương Nam Đàn càng được nhiều người ưa chuộng hơn, đặc biệt là loại nước tương làm thủ công rất thơm và ngon hơn loại tương công nghiệp.
-
Tân Kỳ là một huyện vùng núi của Nghệ An, nơi đây trồng nhiều mía đường. Vùng đất này được nhiều người biết đến với đặc sản là mật mía. Khác với mật của các vùng miền khác, Mật Mía Tân Kỳ rất đặc và thơm ngon. Vào những ngày cuối năm nếu đi qua huyện Tân Kỳ đâu đâu cũng thấy người dân đốt lò nấu mật thơm phức.
Để từ cây mía ra thành những giọt mật thơm lừng, đặc quánh màu mật ong phải qua nhiều công đoạn. Người ta tập trung mía nguyên liệu ép lấy nước rồi cho vào chảo đun sôi trên lò. Khi nước mía sôi, người ta dùng những chiếc vợt có lưới bằng vải màn để vớt bọt và tạp chất cho đến hết. Tiếp đó, qua hai, ba giờ nấu liên tục là có thể thu được mật mía thành phẩm đạt tiêu chuẩn. Để bảo quản mật , bạn nên chứa đựng vào chum hoặc chai nắp kín tránh làm chua mật. Mật được dùng để chế biến ra các loại kẹo, như kẹo lạc hoặc để nấu chè thay cho đường. Do vậy, từng chai Mật Mía Tân Kỳ đưa đến tay khách hàng đảm bảo nguyên chất, sóng sánh màu hổ phách, không chút cặn dư và đảm bảo an toàn, dinh dưỡng cho sức khỏe người sử dụng.
-
Bánh gai xứ Dừa là đặc sản nổi tiếng từ lâu đời ở xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn. Một vùng đất nghèo đang đổi thay từng ngày, cũng nhờ một phần đóng góp của món ăn đặc sản quê hương này. Nếu đã 1 lần thưởng thức món đặc sản này chắc bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị của nó. Từ những lá gai sau khi giã nhuyễn được trộn đều với bột nếp, mật mía rồi cho nhân đậu vào gói kín rồi đem hông chín, người ta làm ra những chiếc bánh vô cùng thơm ngon.
Nhìn chung cách làm Bánh gai xứ Dừa cũng không mấy phức tạp. Chủ yếu quan trọng ở khâu chọn nguyên liệu. Người có kinh nghiệm sẽ biết chọn được loại nào ngon và tốt nhất. Nguyên liệu tốt thì thành phẩm bánh mới ngon và đẹp mắt. Các thành phần của bánh sẽ bao gồm nếp, đỗ xanh, lá gai, dừa khô và đường, dầu ăn. Món bánh gai xứ Dừa đã đi sâu vào con tim của hàng trăm ngàn người dân vùng đất này. Thích cái cảm giác được ăn một miếng bánh dẻo mịn. Bên trong là nhân đậu xanh ngọt kết hợp với dừa giòn sật sật. Vậy nên nếu có cơ hội đến với vùng đất xứ Nghệ, đừng dại dột mà bỏ qua món ăn này. Bánh gai cũng rất hợp để làm thức quà đặc sản để biếu bạn bè, người thân sau một chuyến du lịch trở về đấy!
-
Cam là loại hoa quả rất tốt cho sức khỏe chúng ta, nhắc đến hoa quả Nghệ An người ta nhớ ngay đến Cam Xã Đoài. Giống cam này được trồng nhiều ở xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc - Nghệ An. Cứ đến tháng 11,12 hàng năm là cam vào vụ chính. Mặc dù có 1 số quả vỏ hơi xù xì nhưng ăn rất ngọt và thơm, không lẫn được với các loại cam khác trên thị trường. Không chỉ bán quả tươi, người dân ở Nghi Diên còn dùng những quả bé cuối mùa để ngâm thành đặc sản rượu cam. Mỗi vườn cam của gia đình có ít nhất cũng trăm gốc, vườn cam nào cũng thoáng đẹp mát mắt. Đẹp không chỉ vì cây cam đúng ngay thẳng hàng thẳng lối, cành cam trĩu quả.
Đến mùa quả, vào vườn cam ai trông cũng thích. Quả đu đưa đầy cành. Có chùm chí chít hàng vài ba chục quả trĩu nặng la đà trên mặt đất. Cành nào nhỏ nhất cũng trên chục quả. Đến ngày quả chín, cây cam như thấp hẳn xuống vì không mang nổi quả quá nặng trên cành. Cam Xã Đoài không to nhưng đều quả mọng nước, ít hạt ngọt đậm. Bổ cam phải dùng dao mỏng thật sắc và bổ nhanh mới không dập tép đấy nước múi cam vàng óng. Ngày Tết chẳng có thứ nọ thì thứ kia nhưng chẳng ai bày lên mâm ngũ quả những thứ cam sẩn cam chua bao giờ bởi nó không sang trọng, chẳng có dáng kiêu sa.
-
Nhắc đến Nghệ An, người ta không chỉ nhớ đến bởi món lươn cay nồng béo ngậy, món bánh mướt mà còn nhớ mãi hương vị của chiếc Bánh Đa Đô Lương. Làm bánh đa cũng rất công phu. Khác với bánh đa làm từ sắn, ngô thì bánh đa Đô Lương được làm từ gạo mới. Gạo ngâm một đêm được nghiền nhỏ bằng những chiếc cối đá xay bằng tay. Bột pha nước vừa đủ sền sệt rồi tráng lên chiếc vỉ bằng vải đặt trên nồi nước đun sôi. Vừng đen sau khi rửa thật sạch được rắc đều đặn phủ một lớp màu đen cả hai mặt bánh rất bắt mắt. Việc rắc tỏi thái nhỏ, tiêu, bột ngọt thế nào là bí quyết của từng lò bánh. Sau đó đưa bánh đi phơi khô là xong. Bạn có thể nướng bánh bằng than, lò vi sóng hoặc rán ăn cùng các món gỏi, ốc rất ngon.
Khi ăn Bánh Đa Đô Lương bạn có thể kết hợp thêm nhiều món ăn khác như: Bánh đa vừng đen xúc hến sông Lam, chấm tương ớt, ăn kèm cá cơm chiên tỏi, kẹp thịt ba chỉ thêm rau thơm và nước chấm và có thể chấm nước sốt hải sản, nước kho thịt…
-
Huyện Anh Sơn được biết đến như là đảo chè thơm ngon của Nghệ An. Những lá chè tươi ngon được người dân nơi đây và khách thập phương vô cùng yêu thích. Có lẽ đất đồi núi phù hợp với cây chè nên Chè Anh Sơn thơm ngon và giòn hơn chè của các địa phương khác.
Để có được lá chè ngon, người dân thường để cho lá chè già rồi mới cắt đi bán. Vào mỗi buổi sáng, trưa và tối hầu như nhà nào cũng có 1 ấm chè xanh pha sẵn. Nếu không uống chè tươi, đến mùa thu hoạch người ta thu hái ngọn chè làm chè khô (hay còn gọi là trà). Nước Chè Anh Sơn luôn có màu xanh vàng, không sẫm màu và có mùi thơm phức.
Các cụ lớn tuổi thường tụ nhau lại vừa đánh cờ vừa uống nước chè rất vui. Chè tươi không bảo quản được lâu vì để lâu lá chè sẽ bị héo, nấu nước sẽ chuyển màu và không thơm nữa. Uống nước chè tươi rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống lúc đói bụng nhé bởi nó có thể khiến bạn bị say đấy nhé.
-
Đến Nghệ An nếu không thử món cháo lươn thì bạn đã bỏ qua một đặc sản nổi tiếng của xứ Nghệ rồi đấy nhé. Cháo lươn của Nghệ An được nấu từ lươn đồng, loại lươn roi nhỏ nhưng thịt thơm ngon hơn nhiều so với loại lươn nuôi. Để có 1 bát cháo lươn ngon, đúng vị trước khi nấu cháo người ta làm sạch lươn rồi đem luộc nguyên con. Sau đó gỡ thịt đem xào với 1 ít hành cho thơm rồi mới trộn vào cháo.
Nước dùng thì quán ninh bằng xương heo suốt cả đêm. Cháo được nấu từ gạo thơm nên rất sánh. Khi múc cháo ra tô, cho lươn xào và nước sốt lên mặt cháo, thêm chút rau ăn kèm đã cắt nhuyễn, món cháo lươn hấp dẫn đã sẵn sàng. Nước lươn thì ngon ngọt, kết hợp với miếng thịt lươn có độ dai vừa phải, tạo nên tô cháo không thể lẫn vào đâu được. Cháo lươn phải trộn đều, ăn khi còn nóng, vừa ăn vừa hít hà vì vị cay nồng và vì quá ngon, chắc chắn sẽ làm bạn ấm lòng đấy. Ngoài cháo, nhiều thực khách còn thích ăn kèm với bánh mì, bánh mướt...
-
Thoạt nhìn món bánh mướt của Nghệ An trông giống như bánh của người miền Bắc. Nhưng nếu đã thưởng thức rồi bạn sẽ cảm nhận được mùi vị hấp dẫn của nó không lẫn vào đâu được. Bánh mướt là 1 phần ẩm thực không thể thiếu trong mỗi gia đình ở Nghệ An. Nó vừa dễ ăn lại thơm ngon đặc biệt được mọi người lựa chọn làm bữa sáng rất nhiều. Để làm được món bánh mướt ngon thì khâu chọn gạo rất quan trọng, Người ta phải chọn loại gạo cứng, đem ngâm cho nở rồi đi xay nhuyễn rồi về mới tráng bánh. Tráng càng mỏng thì bánh càng ngon.
Bánh mướt rắc ít hành khô có thể để như vậy chấm với nước mắm ngon, hoặc bạn ăn với xáo gà, xáo lòng,... thêm ít rau thơm thì tuyệt vời. Sẽ ngon hơn nếu bạn ăn bánh mướt nóng đấy nhé. Và bạn có thể thưởng thức trọn vẹn món bánh này chỉ với một chén nước mắm cốt chanh kèm thêm vài lát ớt hoặc ăn kèm với nhiều đặc sản xứ Nghệ khác như súp lươn, chả cuốn, xáo gà,... Một số nơi làm bánh mướt ngon ở Nghệ An như: huyện Đô Lương, Diễn Châu...
-
Nếu như Huế nổi tiếng với bánh bèo thì Nghệ An có đặc sản là món bánh ngào. Bánh ngào được làm từ bột nếp với nhân đậu xanh hoăc đậu đỏ. Để có bánh ngào thơm ngon đầu tiên người ta xay bột nếp rồi "vắt" thành từng chiếc nhỏ tương tự như bánh nếp rán. Sau đó nấu 1 nồi nước sôi và cho bánh vào luộc khi nào bánh nổi lên là chín. Khi bánh chín vớt bánh ra cho ráo nước.
Nấu bánh ngào không thể thiếu mật mía vì nếu nấu bằng đường bánh sẽ không thơm ngon và đúng vị. Người ta đun sôi mật và cho bánh vào đến lúc mật quánh bám đều vào bánh là có thể thưởng thức. Nếu muốn có vị thơm hơn bạn có thể thêm ít gừng khi nấu và sẽ ngon hơn khi ăn nguội. Nhìn chung, bánh ngào Nghệ An khá giống với bánh trôi miền Bắc. Nhưng khác bánh trôi, món bánh đặc sản Nghệ An này lại được làm từ bột nếp và mật mía. Bánh có hình cái kén hoặc hình bầu dục, không có nhân, được nấu với mật mía thay đường. Bánh ngào Nghệ An có vị ngọt đậm, dai, thơm mùi nếp xen lẫn mùi gừng hấp dẫn.
-
Mực nháy nướng là một trong những món ăn tạo nên thương hiệu của vùng đất Cửa Lò, Nghệ An. Thông thường mực nháy còn gọi là mực nhảy tên gọi được dùng chỉ những con mực vừa bắt lên khỏi nước. Những con mực đang bơi, khi đánh bắt lên để chế biến vẫn còn tươi sống, bật tanh tách, mắt và những đốm trên thân ánh lên những mảng màu lấp lánh. Mực được chế biến sau khi bắt lên bờ để giữ độ tươi và vị ngọt tự nhiên của hải sản.
Khi thưởng thức món ăn này khiến thực khách cảm nhận được độ tươi ngọt vừa dai, vừa béo của con mực. Hương vị đậm đà sẽ khiến bạn kích thích vị giác, tăng độ sảng khoái khi nếm thử. Chính vì vậy, mà món đặc sản nổi tiếng này đã dần khẳng định thương hiệu tại nơi đây. Có thể nói, mực nháy nướng Cửa Lò không đơn thuần là một món ăn mà đó còn là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của vùng đất này. Nếu có cơ hội đến với Nghệ An, hãy thử cảm giác lênh đênh giữa biển trên con thuyền của ngư dân để trải nghiệm một buổi đêm câu mực thật thú vị nhé!
-
Bánh bèo là món ngon nổi tiếng của người dân xứ Nghệ. Đây là một đặc sản ở Nghệ An mà du khách phương xa thường hay mua về làm quà. Không giống với bánh bèo ở xứ Huế được làm từ bột gạo, bánh bèo Nghệ An được làm từ bột lọc. Người làm bánh phải nhào bột thật kĩ, phải nhồi nhân tôm thật nhanh khi nước còn nóng để được mẻ bánh ngon. Để bánh trông đẹp hơn, người bán hàng thường nặn bánh cho giống cánh bèo. Tôm được xào kĩ thì càng ngấm gia vị, hương thơm ngon ngọt và có vị bùi.
Đĩa bánh bèo đúng vị Nghệ An khi ăn phải có chút hành khô, ít rau mùi mới thực sự ngon. Hương vị của đĩa bánh bèo nơi đây rất đặc biệt. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị dai, bùi, giòn từ món ăn dân giã này. Vị bánh bèo ngọt trộn lẫn với vị bùi của tôm thịt, xen chút cay cay nồng nồng của nước chấm sẽ tạo nên một món ăn tuyệt vời. Đến với Nghệ An, bạn sẽ được tha hồ thử món bánh bèo này bởi chỗ nào cũng bán món này.
-
Giò bê Nam Đàn là cái tên không thể không nhắc đến khi nói về đặc sản Nghệ An. Đặc sản giò me (giò bê) với nguyên liệu chính là thịt me ( thịt bê) của vùng quê núi rừng Nam Đàn Nghệ An. Loại giò này được làm theo kiểu dăm bông, có vị thơm, ngọt rất đặc trưng của thịt bê không lẫn đi đâu được. Vài năm trở lại đây, giò bê Nam Đàn trở thành món quà biếu, món ăn trong ngày Tết phổ biến ở khắp các tỉnh thành Việt Nam. Giò bê Nam Đàn đem đến cảm giác lạ miệng, khi ăn chấm cùng tương ớt rồi nhâm nhi bên ly rượu, cốc bia vừa khoái khẩu vừa hợp lạ lùng.
Nguyên liệu toàn cây nhà lá vườn cùng với cách chế biến cũng rất đặc biệt và tinh tế. Thịt me được trộn với bì bê xay nhuyễn nêm nếm thêm nước mắm và hạt tiêu... để được món ăn được nhiều người yêu thích và ưu chuộng nhất. Giò làm từ 100% thịt bê tươi ngon ở nghệ an người ta gọi là thịt me. Thịt bê chọn lựa kĩ càng, kết hợp gia vị gia truyền đặc trưng. Từng miếng giò me cắt ra đều hồng hào, bắt mắt, quyện thêm mùi thơm của thịt bê, mùi hương của các gia vị hòa quyện cùng nhau, liệu ai có thể cưỡng lại được đây. Để có được những miếng giò me hồng hào, thơm ngon, người chế biến phải làm rất nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo, kinh nghiệm.
-
Món ăn thú vị của Cửa Lò về đêm dành cho du khách là món cháo Nghêu nóng hổi thơm ngon. Cháo nghêu Cửa Lò được làm như sau nghêu được luộc lên, lấy nước nấu cháo, ruột nghêu được rán lên với các loại gia vị. Khi cháo chín trộn nghêu với cháo rồi đổ vào bát đã bỏ sẵn rau thơm. Mùi thơm của gạo, quyện với mùi vị của nghêu, của rau thơm tạo nên một món ăn thanh nhã. Ăn vào đến đâu cảm giác ngọt mát lan đến đó. Cháo nghêu cung cấp nhiều chất đạm, tăng thêm sinh lực cho cơ thể. Đặc biệt là người dân ở đây không dùng hành lá nấu canh mà thay vào đó là lá lốt, lá dấp cá.
Điều thú vị nhất khi thưởng thức món cháo nghêu Cửa Lò đó chính là việc vừa xì xụp húp canh vừa đưa tay nhặt ngao, nhấm nháp tận hưởng phần thịt ngao tươi, ngọt, dai dai còn nguyên vị biển. Điểm đặc biệt của cháo nghêu Cửa Lò đó chính là sử dụng quả chay phơi khô. Người dân Nghệ An sẽ sử dụng lá lốt, lá diếp cá thay vì hành lá. Chính vì vậy, hương vị của cháu kêu Cửa Lò không giống so với những nơi khác.
Trung Thành Nguyễn 2019-02-08 23:20:24
Bài viết được chọn làm video cho kênh youtube của Toplist. Thanks tác giả!