Top 5 Cuốn sách viết về tín ngưỡng Đạo Mẫu hay nhất
Tín ngưỡng thờ Mẫu à một nét văn hóa độc đáo, thể hiện vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Vì thế, hãy cùng Toplist điểm qua những cuốn sách viết về tín ... xem thêm...ngưỡng Đạo Mẫu tại Việt Nam hay nhất nhé!
-
Đạo Mẫu Việt Nam là một tài liệu quý giá để nghiên cứu về Đạo Mẫu. Cuốn sách không chỉ trình bày về mặt xã hội và con người, mà còn mang lại những hiểu biết sâu sắc về cộng đồng và cá nhân. GS.TS.Ngô Đức Thịnh đã tạo ra một tác phẩm đặc biệt, giúp độc giả khám phá thêm về nền văn hóa và tín ngưỡng đặc sắc của đạo Mẫu Việt Nam. Cuốn sách đưa đến giá trị, tìm hiểu nghiên cứu những vấn đề chung về Đạo Mẫu, về tín ngưỡng tôn giáo cũng như các giá trị nghệ thuật và văn hóa Việt Nam, các hình thức thờ Mẫu ở ba miền Bắc, Trung, Nam.
Cuốn sách đã hệ thống được tín ngưỡng thờ Mẫu với 3 cấp độ:
- Thờ nữ thần, Mẫu thần và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, sự tác động và chuyển hóa giữa chúng
- Khái quát 3 dạng thức thờ Mẫu tiêu biểu cho Bắc, Trung và Nam với các đặc trưng dịa phương của chúng
- Quan trọng hơn, với mỗi vùng như vậy, cuốn sách lại tập trung nghiên cứu các vị Thánh Mẫu tiêu biểu, như Thành Mẫu Liều Hạnh ở Bắc Bộ, Thiên Ya Na, Pô Inư Nưgar à Trung Bộ và Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Thiên Hậu,... ở Nam Bộ. Hệ thống trình bày này giúp cuốn sách vừa thể hiện được tính thống nhất và đa dạng của Đạo Mẫu Việt Nam
Shopee Mall: https://shp.ee/m8265vg
-
Mẫu Thượng ngàn xuất bản lần đầu năm 2005, là tác phẩm được nhà văn Nguyễn Xuân Khánh phát triển từ truyện Làng nghèo (chưa xuất bản) ông viết từ năm 1959. Cuốn sách viết về cuộc sống và con người của một làng quê vùng núi trung du phía Bắc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Trong bối cảnh Pháp xâm lược Việt Nam, Phật giáo suy tàn, Nho giáo bị gạt bỏ, Thiên Chúa giáo lan rộng, người dân nông thôn quay trở lại với Đạo Mẫu - một tôn giáo đã tồn tại hàng nghìn năm.
“Mẫu Thượng Ngàn” còn là một tiểu thuyết lịch sử xã hội về Hà Nội cuối thế kỷ 19, kể về cuộc tấn công thành Hà Nội lần thứ hai của Pháp, việc xây dựng Nhà thờ lớn, cuộc chiến tranh giữa Pháp và quân Cờ Đen...
Cuốn sách còn là một câu chuyện tình yêu của những người đàn bà Việt trong khung cảnh một làng cổ. Đó là tình yêu vừa bao dung, vừa mãnh liệt của những người phụ nữ với bao nỗi đắng cay, đầy chất phồn thực, bi, hài hoà quyện với mộng mơ và cao thượng.
Tác phẩm này được xem là “nỗ lực tìm kiếm và dựng lại một không gian tinh thần mà từ đó, căn cốt tinh thần của người Việt được định hình. Không gian tinh thần ấy, theo nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, là không gian văn hóa làng mà hạt nhân quan trọng nhất trong đó là tín ngưỡng dân gian.” (PGS.TS. Cao Kim Lan)
Shopee Mall: https://shp.ee/5kaz7sj
-
Cuốn sách “Phong Tục Dân Gian - Nghi Lễ Thờ Mẫu” của tác giả Thuận Phước giới thiệu đến bạn đọc những kiến thức cơ bản về nguồn gốc, đặc điểm của tục thờ Mẫu trong văn hóa dân gian của người Việt.
Cuốn sách trình bày chi tiết về địa vị, vai trò của người phụ nữ trong xã hội xưa và lý giải vì sao việc thờ Mẫu lại trở thành một hình thức tín ngưỡng dân gian phổ biến. Từ đó bạn đọc có thể dễ dàng khai mở tri thức về một loại hình diễn xướng đặc trưng liên quan đến tục thờ Mẫu - Lối hát chầu văn, góp phần tìm hiểu sâu hơn về nghi lễ trình đồng, nghi lễ thờ cũng mẫu trong dân gian cũng như những không gian văn hóa tâm linh của người Việt trên khắp cả nước thông qua hệ thống đình chùa, miếu, phủ. Ngoài ra, những vị thần linh trong tín ngưỡng dân gian bản địa có liên quan đến tục thờ Mẫu cũng được giới thiệu và lý giải đầy đủ trong hệ thống chỉnh thể như Tín ngưỡng thờ cúng Tam phủ, Tứ phủ, thờ Tứ bất tử, Ngọc hoàng thượng đế,...
Sách còn giới thiệu các nghi thức thờ Mẫu, nghi lễ lên đồng và nghệ thuật thờ cúng nhằm giúp người đọc hiểu sâu hơn về tâm linh, nghệ thuật độc đáo trong tín ngưỡng Mẫu. Cuốn sách có nội dung phong phú, dễ hiểu, là nguồn tài liệu quý giá cho những ai quan tâm đến văn hóa dân gian Việt Nam.
Shopee Mall: https://shp.ee/vmkva9d
-
Cuốn sách "Lên đồng - Hành trình của thần linh và thân phận" của GS.TS.Ngô Đức Thịnh đã dày công nghiên cứu, phác họa nghi lễ Lên đồng (Hầu đồng, hầu bóng) một cách hệ thống và bản chất. Tác giả không chỉ nhìn nhận "Lên đông" là một hiện tượng tín ngưỡng - văn hóa đơn thuần mà đi sâu nhận diện bản chất của hiện tượng qua tìm hiểu các khía canh tâm sinh lý, trị liệu của "Lên đồng" và một số vấn đề khác: Ái nam, ái nữ; Quan hệ đồng giới; Khía cạnh kinh tế, xã hội.... và cuối cùng là sự giài phóng khát vong của phụ nữ trong xã hôi cổ truyền và xã hội hiện đại. Nội dung cuốn sách bao gồm 2 phần chính như sau:
- Phần 1: Lên đồng, hành trình của thần linh - mô tả chi tiết đặc trưng và chức năng cơ bản nghi lễ "Lên đồng" bao gồm hệ thống điện thần (Phật bà quan âm, Ngọc Hoàng, Tam vị Thánh mẫu, Ngũ vị Quan lớn, Tứ vị Chầu Bà, Ngũ vị Hoàng tử, Thập nhị Vương cô, Vương Cậu, Ngũ Hổ, Ông Lốt) mang ý nghĩa nhân sinh quan sâu sắc. Tác giả đưa ra những luận điểm so sánh và khẳng định: Lên đồng của người Việt là một dạng thức của Shamman giáo. Ngoài ra hiện tượng Shamman không chỉ thấy ở Lên đồng của người Việt, mà còn ở nhiều dân tộc khác: Then (Tày), Mỡi (Mường), Một (Thái), Dùa Nhung, Sì Rí (Hmông), Pjao (Tây Nguyên)...
- Phần 2: Lên đồng sự sắp đổi của thân phận - Dựa vào những trải nghiệm thực tế, tác giả nhìn nhận vấn đề Lên đồng theo hướng đa chiều:
- Tiếp cận liên ngành văn hóa học - tâm sinh lý cá nhân và tâm lý xã hội
- Nhìn từ góc độ giới qua việc tôn thờ nữ thân
- Tích hợp nhiều văn hóa (văn hoc viết & truyền miệng, sân khấu tâm linh, âm nhạc chầu văn, tranh tượng thờ của Đao Mẫu Tứ phủ, kiến trúc đền phủ...)
- Sự sắp đổi và định đoạt những thân phận (thân phận thần linh hay thân phận đời thường trong mối quan hệ gia đình, cộng đồng) nhằm gửi gắm khát vọng, ước mơ riêng của bản thân thông qua đời sống tâm linh ảo ảnh
- Trong phần kết, tác giả khẳng định Đạo Mẫu và Lên đồng có khuynh hướng biến đổi trong xã hội đương đại theo các khía cạnh: lịch sử hóa, địa phương hóa, tích hợp văn hóa và tín ngưỡng của các dân tộc khác nhau, tạo nên giá trị lịch sử truyền thống, đạo đức và văn hóa sâu sắc, phù hợp với xu thế thời đại hiện nay
Shopee Mall: https://shp.ee/ksyuj5n
-
Cuốn sách "Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam" của TS. Vũ Hồng Vận tập trung làm rõ các vấn đề:
- Nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu
- Các hình thái của tín ngưỡng thờ Mẫu (không gian thờ cúng, hệ thống thánh thần, tổ chức và tín đồ, điểm tương đồng và khác biệt trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ)
- Vai trò của tín ngưỡng thờ Mẫu trong sinh hoạt tinh thần của người Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của tín ngưỡng thờ Mẫu
Cuốn sách còn nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu trong sinh hoạt tâm linh của người Việt để hiểu thêm các hiện tượng, quan niệm xã hội... từ đó hiểu được phần nào nguồn gốc, đặc điểm của tư tưởng, tín ngưỡng dân gian Việt Nam, việc xây dựng những giá trị văn hóa truyền thống mà các bậc tiền nhân đã dày công xây dựng.
Thờ Mẫu là một hiện tượng xã hội tương đối phức tạp, khó nghiên cứu vì nó kết hợp nhiều tín ngưỡng, tôn giáo và thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Các tác giả và ban biên tập đã bỏ ra nhiều công sức trong quá trình viết và biên tập, song nội dung cuốn sách khó tránh khỏi còn hạn chế.
Link mua: https://tusachxua.com/san-pham/tin-nguong-tho-mau-cua-nguoi-viet-nam/