Top 6 Cuốn sách hay nhất của tác giả Nguyễn Việt Hà
Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Nguyễn Việt Hà viết về Hà Nội từ hơn 20 năm nay với một giọng văn riêng, đặc sắc. Tự nhận mình là một "giai phố cổ", chỉ biết về ... xem thêm...Hà Nội, nhà văn Nguyễn Việt Hà muốn kể lại cho độc giả về một Hà Nội của riêng mình. Cùng Toplist tìm hiểu những cuốn sách tiêu biểu nhất của tác giả nhé!
-
Con giai phố cổ, tập tạp văn mới nhất của Nguyễn Việt Hà là một thứ mạng xã hội riêng của anh, đủ thành phần, từ đám đàn ông, những gã khờ và mưu sĩ, rồi những nàng thơ của họ, đến những chuyện tình ái đọc lên sực nức đùa giễu. Tình ở một Hà Nội với những gã trai phố cổ mà như tác giả đã viết, “bọn họ thong thả ăn, tinh tế mặc, chầm chậm sống. Có bọn họ, Hà Nội hôm nay mới có nổi dăm bảy hàng phở ngon, vài ba quán cà phê thị dân sâu lắng. Bọn họ chẳng chịu là gì, sống bạc nhược nghệ sĩ nửa mùa, rồi trả ơn Hà Nội bằng cách quyết liệt tự nuôi cho mình những thói quen của bao đời Hà Nội.” Nguyễn Việt Hà vừa bảo, đó là “linh hồn” của thành phố này, vừa giễu “thăm thẳm mơ màng rêu phong tạo riêng một bản sắc”.
Đó chính là chân dung tự họa của Nguyễn Việt Hà, một gương mặt văn chương nổi bật của Hà Nội lúc giao thời hai thế kỷ và cho đến tận bây giờ, khi hàng ngày truyền thông “nghiện” nói về sự biến mất của cốt cách Hà Nội.Link mua: shopee.vn/Sách-Con-Giai-Phố-Cổ-Nguyễn-Việt-Hà-(NXB-Trẻ)-i.344139646.18940599029?
-
“Nói cho cùng, tạp văn là thứ văn mưu sinh, là thể loại 'tủi thân' nếu miễn cưỡng phải so với tiểu thuyết hay truyện ngắn." - Nguyễn Việt Hà
Ngay ở trong những tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Việt Hà, độc giả cũng đã nhận ra ngay được "chất giọng" đặc trưng của người viết ra nó. Thể loại tạp văn, với tính chất "tung tẩy" của nó, "chất giọng" ấy càng được có cơ hội phát lộ một cách rõ ràng mà không bị gò bó bởi khung khổ thể loại. Thương hiệu tạp văn Nguyễn Việt Hà đã được khẳng định qua một loạt những tập tạp văn tên tuổi: Nhà văn thì chơi với ai, Mặt của đàn ông, Đàn bà uống rượu, Con giai phố cổ.
Đến "Giọng của phố" thì thương hiệu ấy đã hoàn toàn được "ấn chứng" trong lòng độc giả. Vẫn là cấu trúc 62 bài tạp văn trải dài rộng trên các chủ đề, vẫn phố ấy, người ấy... nhưng những câu chuyện tưởng là phiếm, dường như đã có độ lắng cần thiết để trở thành một thứ rượu nhiều tuổi đượm vị nhưng không gắt. Đọc tạp văn Nguyễn Việt Hà, có thể gặp mênh mông những chuyện Đông-Tây, những pha "tân-cổ giao duyên" cực kỳ duyên dáng, nhưng có một cách đọc khác - đó là đọc một "cái giọng" - "giọng của phố".Link mua: shopee.vn/Sách-Giọng-Của-Phố-Nguyễn-Việt-Hà-NXB-Trẻ-i.81869227.22442562091?
-
Sau Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn, Ba ngôi của người, Nguyễn Việt Hà cho ra mắt Thị dân tiểu thuyết.
“Tiểu thuyết là ngôi lời kể lể nhỏ”
Thị dân tiểu thuyết là cuốn tiểu thuyết thứ 4 của Nguyễn Việt Hà. Vẫn là không gian phố - ngõ - phố trở đi trở lại trong các tác phẩm của anh, Nguyễn Việt Hà không chỉ đi dọc phố trong không gian đương thời mà còn đi dọc suốt con lộ lịch sử của nó, để tìm ra nguyên ủy hồn phố.
Và để hiện thực hóa một công việc lớn lao viết sử phố.
Gương mặt văn chương tiêu biểu – cùng tác giả: Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn, Ba ngôi của người.
Link mua: shopee.vn/Sách-NXB-Trẻ-Thị-dân-tiểu-thuyết-i.119038222.13329704958?
-
Cơ hội của Chúa là một tác phẩm đầy ắp các không gian trong một hình thức đa diện nhất: truyện trong truyện, chuyện tình yêu, tình bạn, quan hệ tay ba, chuyện tôn giáo và thế tục, chuyện cuộc đời của các thế hệ sống ở một Hà Nội buổi giao thời khi bước vào giai đoạn kinh tế mở cửa những năm cuối thập niên 1980.
Những nhân vật chính của tiểu thuyết tiêu biểu cho một thế hệ trẻ Hà Nội đã yêu và sống đầy khắc khoải nhưng cũng yếm thế buông xuôi. Nguyễn Việt Hà đã nói được trạng thái tâm lý của một thế hệ “mất mát”, cái trạng thái điển hình gặp ở nhiều nền văn học, nhưng trong Cơ hội của Chúa, nó mang cảm xúc của những góc phố Hà Nội đang biến đổi, cái biến đổi một đi không trở lại.
Link mua: shopee.vn/Sách-Cơ-Hội-Của-Chúa-Nguyễn-Việt-Hà-i.81869227.20649315915?
-
Nguyễn Việt Hà có khả năng nhìn mọi việc ở khía cạnh tréo ngoe và ngược đời của chúng, từ chuyện phụ nữ rắp tâm tranh đoạt lấy quyền cầm cương từ việc uống rượu đến lựa chọn tình yêu cho mình, đến chuyện những người đàn ông vật lộn với việc khẳng định tư cách nam nhi trong một xã hội đô thị đang làm mờ nhòe đi mất những cá tính.
Vẫn sử dụng thế mạnh của lối viết hài hước sâu cay, tung tẩy đi từ Đồng Xuân qua chợ Hôm xuống chợ Đuổi, những địa danh buôn bán nổi tiếng của Hà Nội, Đàn bà uống rượu cũng dành đất ưu ái cho những khoảng lịch lãm của người có học, trân trọng kiến thức và sĩ khí truyền đời. Cái nhìn của Nguyễn Việt Hà về một Hà Nội hư hao nền nếp chứa đựng những tiếc nuối pha khinh bạc. Có thể gọi đó là đanh đá, nhưng cũng có thể gọi đó là nỗi lòng ưu thời mẫn thế mang dáng vẻ đương đại. Dù có lật giở nhiều những dẫn dụ điển cố xưa, tạp văn của Nguyễn Việt Hà trong tập Đàn bà uống rượu vẫn nóng hổi chuyện phố xá, với cái duyên hóm hỉnh không phải ai cũng có được. Ngay cả viết về những câu chuyện tưởng chừng xa xăm mộng mị như nhạc Trịnh Công Sơn qua tiếng hát Khánh Ly, tác giả vẫn rưng rưng niềm xúc cảm pha lẫn sự hóm hỉnh đáng yêu, không sa đà tán tụng du dương.
Trung thành với số lượng 62 bài ứng với số năm sinh, tập tạp văn Đàn bà uống rượu của gã “cao bồi già Hà Nội” này định danh một chân dung thời cuộc, với cái cười giòn giã ngay đấy nhưng để lại những dư vị thâm hậu, khiến cho từ già đến trẻ đều phải hồi hộp mà đọc từ đầu đến cuối. Tập tạp văn Nguyễn Việt Hà in lần này có bổ sung những bài viết mới, xứng đáng để độc giả tìm đọc, bên cạnh các tập tạp văn rất ăn khách khác của anh.
Link mua: shopee.vn/Sách-NXB-Trẻ-Đàn-bà-uống-rượu-(tạp-văn)-i.119038222.13622539681?
-
Khải huyền muộn, cuốn tiểu thuyết thứ hai của Nguyễn Việt Hà, là một tham vọng về cấu trúc tiểu thuyết, nghệ thuật kể, điểm nhìn trần thuật và nhân vật chính là một cuốn tiểu thuyết…
Tác phẩm mở đầu bằng câu chuyện của một nhân vật nữ xưng tôi, là một cựu á hậu và là nguyên mẫu cho nhân vật Cẩm My trong cuốn tiểu thuyết dang dở của nhà văn. Chương đầu của cuốn tiểu thuyết xây dựng nên những mối quan hệ phức tạp trong thế giới người mẫu, thế giới quan chứ qua lời kể của Cẩm My và những chi tiết trong cuộc tình của cô và Vũ. Trên bề mặt những trang viết tưởng chừng chỉ đơn thuần tái tạo hiện thực đời sống hào nhoáng của những con người có nhan sắc, có tài năng và địa vị trong xã hội, Nguyễn Việt Hà hé lộ những khám phá về công việc sáng tạo ca nhà văn thông qua mối quan hệ giữa người sáng tạo với nguyên mẫu.
Nội dung cuốn tiểu thuyết về Cẩm My và câu chuyện đi tìm nhân vật của nhà văn lồng vào nhau, có thể xem như một dấu hiệu của nghệ thuật cấu trúc truyện lồng trong truyện, hư cấu lồng vào hư cấu. Bên cạnh đó, điểm nhìn trần thuật của tác phẩm không cố định ở một nhân vật mà liên tục thay đổi từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ 3. Bên cạnh câu chuyện có tính bề nổi của thế giới người mẫu hào nhoáng, tác giả dẫn dắt người đọc vào thế giới của các nhà văn và công việc sáng tác phức tạp, giữa thực tài và tham vọng hão huyền: "Là nhà văn thì phải viết cho dù nổi tiếng hay không nổi tiếng. Nhưng có tí tẹo danh mọn thì thật khắc nghiệt, cảm thấy khó viết hơn. Hoàn toàn không hẳn là hết vốn sống hay cạn kiến thức. Có nhiều lý do dung tục lắm. Thường thì cả đời một người viết, luôn luôn bị bôi. Người này bôi cho tý son, người kia bôi cho tý mự".
Thực ra, nhân vật nhà văn và công việc sáng tạo xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Việt Hà trong Khải huyền muộn đã có khởi nguồn từ Cơ hội của Chúa và những truyện ngắn trước đó. Mượn câu chuyện sáng tác của nhà văn Bạch, nhân vật này của Nguyễn Việt Hà chính là nơi diễn ra những phát ngôn về thiên chức nhà văn của tác giả. Nó phức tạp và đòi hỏi độc giả tư duy sâu hơn, và cũng hứa hẹn nhiều phiêu lưu hơn vào thế giới tâm hồn nhà văn.
Link mua: shopee.vn/Sách-NXB-Trẻ-Khải-Huyền-Muộn-i.90428978.12993955547?